Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

- Mây tre đan 1000S

3.6.Những bài học kinh nghiệm

Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và LĐNT thực sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần có sự vào cuộc "mạnh mẽ" của cả hệ thống chính trị ở địa

phương. Nhận thức đúng về vị trí và vai trò của công tác đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, năng suất lao động và chất lượng lao động; góp phần vào việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Thứ hai: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT phải sát với tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực.

Tránh trường hợp đào tạo nghề không theo sát nhu cầu như: Đang có nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp lại tiến hành đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT hoặc ngược lại, các địa phương vùng núi thì cần tập trung vào đào tạo nghề nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tránh ưu tiên đào tạo những ngành nghề phi nông nghiệp khi công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển.

Tình trạng đúng chuyên môn đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba: Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân

và LĐNT, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Thứ tư: Đào tạo nghề ở nông thôn chú trọng việc phát triển các ngành

nghề thủ công, nhất là việc thực hiện "mỗi làng, một nghề" đang được triển khai. Cụ thể như: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm, đồ đồng; nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm…

Thứ năm: Song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra, còn phải đào tạo về tác phong làm việc cho người lao động.

Thứ sáu: Sau khi đào tạo nghề cho người nông dân thì chính quyền địa

phương cũng cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất bởi nếu không giải quyết được đầu ra của sản xuất thì hiệu quả đào tạo bằng không (ví dụ như: đào tạo cách trồng nấm, nuôi thỏ… song sản xuất ra không tiêu thụ được nên những người được đào tạo lại bỏ nghề).

Chương 4

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)