Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)

Theo báo cáo sơ kết 3 năm (2010 - 2012) về thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, toàn tỉnh Thái Nguyên đã đào tạo nghề cho 12.315 LĐNT. Trong đó:

+ Đào tạo nghề nông nghiệp là 5.463 LĐNT, ngành nghề chủ yếu là trồng hoa, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm, thú y, trồng, chăm sóc và chế biến chè, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, trồng cây có múi...

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp là 6.852 LĐNT, ngành nghề đào tạo chủ yếu là May công nghiệp, điện công nghiệp, sản xuất, gia công đồ mộc mỹ nghệ, kỹ thuật xây dựng dân dụng, hàn điện...

Sau khi học nghề, trên 80% LĐNT tìm được việc làm, nâng cao thu nhập so với trước khi học nghề. Các lao động học nghề nông nghiệp đã tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăm nuôi, sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập cao, đảm bảo ổn định đời sống. Các LĐNT học nghề phi nông nghiệp có trên 85% tìm được việc làm ổn định, nâng cao được thu nhập.

Để đạt được kết quả nêu trên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khia thực hiện tốt các hoạt động như: Tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, điều kiện, khả năng

khi người lao động học nghề sẽ tìm kiếm được việc làm, mức thu nhập dự kiến ... qua đó giúp cho LĐNT tham gia học nghề một cách chủ động và gắn bó với nghề mình theo học. Công tác phát triển, đầu tư mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho LĐNT theo nhu cầu. Đội ngũ giáo viên ngày càng được kiện toàn, nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)