3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55km về phí Bắc. Là cửa ngõ của Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc. Huyện Phổ Yên giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang về phía nam, giáp thành phố Thái Nguyên về phía Bắc, giáp huyện Phú Bình về phía Đông và giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây.
Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn với chiều dài 15 km.
Năm 2013 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành, hành lang kinh tế quốc lộ 18, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ yên với các tỉnh lân cận. Đây là thuận lợi lớn trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa giữa Phổ Yên với các tỉnh lân cận.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 -300m, có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi.
3.1.1.3. Tài nguyên đất đai
Huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó có các loại đất phù xa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày >100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù xa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc >250.
Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình đất đai của huyện đã có sự biến động đối với cả 3 loại đất là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh
- Năm 2009 so với năm 2008 chỉ đạt 98,172% tức là giảm 371,6 ha - Năm 2010 so với năm 2008 giảm 449,1 ha.
- Sự giảm đáng kể nhất là diện tích trồng cây lâu năm (năm 2009 so với 2008 giảm 269,2 ha), tiếp đến là diện tích trồng cây hàng năm (năm 2009 so với 2008 giảm 56,44 ha và 2009 so với 2008 giảm 39,64 ha). Nhưng bên cạnh sự giảm sút này thì diện tích đất phi nông nghiệp lại có sự gia tăng đang kể. Năm 2009 so với 2008 tăng 7,47% tức là tăng 375,97ha và năm 2009 so với 2008 tăng 45,03 ha.
Là huyện trung du của tỉnh nằm trên quốc lộ 3 Thái Nguyên đi Hà Nội nên trong thời gian tới nơi đây còn là điểm thu hút các dự án của nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Điều này có nghĩa diện tích đất công nghiệp, dịch vu, phát triển hạ tầng đô thị (đất phi nông nghiệp) sẽ không ngừng tăng lên - hay quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tác động trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm trong nông thôn ở huyện Phổ Yên.