Bài học vận dụng cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Phổ Yên

Từ kết quả nghiên cứu trên đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, người làm công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đó là:

- Triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực cho từng địa phương, từng khu vực kinh tế. Công tác khảo sát phải cụ thể, chính xác, tránh "bệnh" hình thức. Cần quan tâm đến các tham số phụ như tập quán, thế mạnh làng nghề truyền thống, hay đặc thù thổ nhưỡng, nông hóa…

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, cung cấp thông tin thị trường lao động... đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

- Xác định được mô hình triển khai đào tạo nghề phải phù hợp với đối tượng từng vùng miền để đưa ra các kế hoạch phù hợp đối với từng đối tượng, từng ngành nghề đào tạo, từng trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

- Dạy nghề cho LĐNT được thực hiện dưới nhiều hình thức như dạy tại các cơ sở dạy nghề; theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, tổng Công ty; dạy nghề lưu động (tại xã, thôn, bản); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề... Phương thức đào tạo cần phải đa dạng hóa, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền.

- Đối với vùng chuyên canh có thể trồng các cây công nghiệp như cây chè, cây na.. Tại đây hầu như đã triển khai hình thức giao đất cho nông dân, do vậy người nông dân cần chính là kỹ năng thâm canh trên diện tích đất được giao.

- Đối với vùng thuần nông, thu nhập của người nông dân rất thấp, chủ yếu dựa vào sản lượng nông nghiệp nhưng hoàn toàn phụ thuộc điều kiện thiên tai. Cần có chính sách hỗ trợ điều kiện cho các cơ sở đào tạo để có thể triển khai các công tác đào tạo nghề thâm canh cây trồng có năng suất, chất lượng cao, hình thành vùng sản xuất hàng hóa như: Trồng hoa, trồng rau an toàn.... Trong quá trình triển khai cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc triển khai các chương trình đào tạo.

- Đối với những địa phương có nghề truyền thống cần chú ý đến việc mở rộng quan hệ sản xuất, mở rộng thị trường. Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích các nghệ nhân trong việc truyền nghề, đào tạo nghề và phát triển nghề. Có chính sách thu hút nhân tài trở về phục vụ quê hương để duy trì và mở rộng quy mô làng nghề.

- Việc đào tạo nghề cho LĐNT phải đảm bảo giải quyết được việc làm sau đào tạo nghề, tránh đào tạo nghề tràn lan, đào tạo không gắn với giải quyết việc làm gây lãng phí ngân sách nhà nước, thời gian, công sức của người học nghề.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w