Vị trí địa lý
Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ của tỉnh nối liền với Hà Nội bằng đường Quốc lộ 3, ranh giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công Phía Đông giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.
Trung tâm huyện Phổ Yên cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55km về phía Bắc theo Quốc lộ 3. Nhìn chung, huyện Phổ Yên có vị trí thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển các cụm công nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt các thị trấn và xã nằm dọc theo Quốc lộ
3.
Địa hình
Phổ Yên có địa hình xen kẽ phức tạp giữa địa hình của vùng đồng bằng và các đồi, núi thoải lượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển toàn huyện là 13,8m nơi có địa hình cao nhất là 596m. Địa hình Phổ Yên vừa mang tính chất miền núi, vừa mang tính chất miền trung du, được phân thành hai vùng chủ yếu:
- Dạng địa hình vùng đồng bằng: Gồm các xã/thị trấn nằm ở phía Đông của huyện như: Bãi Bông, Ba Hàng, Nam Tiến, Tân Hương, Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Hồng Tiến, Đắc Sơn, Vạn Phái. Ở vùng này địa hình còn một số nét mang dáng dấp của vùng trung du do các đồi sót xen kẽ, nhưng nhìn chung bằng phẳng. Điều kiện địa hình thuận lợi cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã càng về phía Nam thì độ cao giảm dần và địa hình càng dốc thoải.
triển của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Địa hình phức tạp dẫn đến phát triển kinh tế và phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng và tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom, xử lý rác thải của huyện Phổ Yên.
Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất huyện năm 2010
(Đơn vị: Ha)
Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích tự nhiên 25.667,63 100,00
1. Đất nông nghiệp 20.191,97 78,67
Đất trồng cây hàng năm 8.221,61 32,03 Trong đó đất lúa 6.333,88 24,68 Đất trồng cây lâu năm 1.418,26 5,53
Đất lâm nghiệp 7.367,75 28,70
Đất nuôi trồng thủy sản 325,62 1,27
Đất nông nghiệp khác 2.858,73 11,14
2. Đất phi nông nghiệp 5.166,57 20,13
Đất ở 933,95 3,64
Đất ở tại nông thôn 873,89 3,40 Đất ở tại đô thị 60,06 0,23
Đất chuyên dùng 2.623,62 10,22
Đất phi nông nghiệp khác 1609 6,33
3. Đất chưa sử dụng 309,09 1,20
Diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 20.191,97 ha, chiếm 78,67% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp là 5.166,57 ha, chiếm 20,13%; Đất chưa sử dụng là 309,09 ha, chiếm 1,20%. Diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm 89,8% tổng diện tích tự nhiên, diện tích chưa sử dụng chỉ chiếm 1,20%.
Quỹ đất sản xuất nông nghiệp có 8.221,61 ha đất cây hàng năm, đất trồng lúa chiếm 24,68% trong số đó (đất trồng lúa 2 vụ là 2.390 ha, 1 vụ là 2.943,88 ha), đất trồng cây lâu năm là 1.418,26 ha. Đất lâm nghiệp là 7.367,75 ha. Đất nông nghiệp khác là 2.858,73 chiếm 11,14% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Huyện vẫn còn quỹđất khá lớn để mở rộng đô thị.
Khí hậu, thủy văn
Huyện Phổ Yên nằm phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng trung du Bắc Bộ nên khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm nắng nóng, mưa nhiều. Thời tiết trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông nam, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió chủ đạo là hướng Đông bắc.
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực là 23,70C. Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất 28,80C (tháng 6), nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất là 15,70C (tháng 1).
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí trong khu vực là 82%, độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4) là 96%, độẩm tương đối trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 1) là 78%. [23]
Lượng mưa trung bình năm của huyện là 2.185,2 mm, phân bốkhông đều theo các tháng trong năm, trung bình tháng cao nhất 439,5 mm (tháng 7), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 19,6 mm (tháng 12). Do lượng mưa trung bình năm cao, mưa tập trung vì vậy có thể gây ngập úng cục bộ trong vùng, nhất là vùng thấp trũng phía Nam của huyện.
Về thủy văn, nguồn nước mặt cung cấp chính cho huyện Phổ Yên là từ sông Công và sông Cầu.
- Sông Công: dài 95 km, bắt nguồn từ núi Ba Lá, Định Hóa, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua Đại Từ, xuống phía Đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, PhổYên, Đông Đỗ rồi nhập vào sông Cầu tại Đa Phúc, đổ vào hệ thống sông Thái Bình. Diện tích lưu vực sông tính đến Đa Phúc là 951 km2.
Sông Công có lưu lượng bình quân mùa lũ là 3,32 m3/s, về mùa cạn là 0,32 m3/s. Do địa hình dốc nên nước dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa mưa lũ và là nhánh cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm. Cao độ nước lũ tại sông Công theo tính toán là 17m. Trên sông Công đã xây dựng Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2, dung tích 175 triệu m3 nước. Nước sông được điều tiết một cách có hiệu quả và trở thành một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng của khu vực.
- Sông Cầu là sông chính của hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, lưu lượng nước mùa mưa là 620 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s. Với 25 km chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên, sông Cầu tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho huyện.
Hệ thống sông Công và sông Cầu là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương dẫn nước tới đồng ruộng trong huyện được bê tông hóa góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hệ thống kênh mương cũng là nơi người dân vứt rác bừa bãi do vậy một số xã ở cuối kênh như xã Thuận Thành, Tân Phú là nơi rác tập trung gây ô nhiễm môi trường và tắc dòng chảy. Điển hình xã Tân Phú, rác từ kênh Hồ Núi Cốc dồn vềđây tạo nên bãi rác với diện tích khoảng 0,1ha ở thôn Vân Trai [22].