3.3.1. Thuận lợi
- Hệ thống tổ chức triển khai công tác KSÔN CTRSH đã được thiết lập dưới sự chỉ đạo tổ chức của UBND huyện bao gồm các phòng chuyên môn và các HTX VSMT thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tương đối đầy đủ: hệ thống giao thông được đầu tư khá tốt và thuận tiện; phương tiện trang thiết bị thu gom CTR và nhân lực vềcơ bản đáp ứng đủ trong phạm vi và tỷ lệ thu gom CTR hiện tại, khu vực xử lý CTR bước đầu đã được đầu tư xây dựng.
- Kinh phí được bố trí nguồn ngân sách nhà nước của huyện hàng năm để duy trì hoạt động thu gom, xử lý CTR.
3.3.2. Tồn tại, khó khăn
Từ thực tế công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Phổ Yên cho thấy một số tồn tại, khó khăn như sau:
3.3.2.1. Vềcơ chế chính sách
- Chưa xây dựng Quy chế chung về công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện, do đó chưa làm rõ thành phần, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống quản lý.
- Thiếu các hướng dẫn tài chính cho công tác quản lý CTR: thu, nộp và quản lý phí dịch vụ thu gom CTR; cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tếtư nhân trong công tác thu gom, xử lý CTR.
- Chưa ban hành các quy định, các thông báo hướng dẫn công tác thu gom, vận chuyển, xử lý trên địa bàn.
3.3.2.2. Về mô hình tổ chức quản lý CTR
- Tổ vệsinh môi trường tại các thị trấn, các xã chưa được thành lập nên việc mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn còn gặp khó khăn.
3.3.2.3. Nguồn lực tài chính
- Chưa bố trí ngân sách nhà nước cấp cho công tác quản lý CTRSH tại các thị trấn, các xã để hỗ trợ một phần cho việc duy trì hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn.
- Kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụcông tác thu gom rác, cơ chế hỗ trợ cho các cán bộ công nhân thu gom còn hạn hẹp.
3.3.2.4. Về nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ
- Nguồn lực về trang thiết bị và con người còn hạn chế dẫn đến việc mở rộng phạm vi mạng lưới thu gom và tăng tỷ lệ thu gom CTR còn gặp nhiều khó khăn;
- Chưa có nhà máy xử lý CTR, bãi chôn lấp Đồng Hầm, xã Minh Đức chưa được đầu tư đúng mức, hạng mục triển khai còn dở dang gây mất vệ sinh môi trường khu vực chôn lấp.
- Các mô hình, kỹ thuật xử lý CTR nông thôn quy mô hộ gia đình chưa được triển khai thực hiện trên địa bàn.
- Còn một số hộdân cư chưa chấp hành tốt việc đăng ký và nộp phí thu gom CTR. Nhìn chung, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng dân cư xả CTR tự do xuống suối, kênh mương, tạo nên các bãi rác tự phát hoặc vứt bừa bãi trên các tuyến phố.
3.3.3. Đánh giá nguyên nhân
Nhìn chung, hệ thống quản lý CTR của huyện Phổ Yên còn tồn tại nhiều vấn đề do các nguyên nhân chính sau:
- Cơ chế chính sách, các quy định, hướng dẫn về công tác quản lý CTR của huyện còn thiếu và chưa đồng bộ.
- Ngân sách hỗ trợ công tác quản lý CTR ở cấp xã chưa có nên việc triển khai công tác quản lý CTR ở cấp xã chưa được thực hiện.
- Chưa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như xử lý CTR.
- Mô hình xã hội hóa quản lý CTR chưa được chú trọng và đẩy mạnh; ý thức cộng đồng về công tác thu gom và xử lý CTR chưa cao, chưa có các hoạt động, các mô hình cụ thểđể triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm.
3.3.4. Thách thức trong công tác KSÔN CTRSH của huyện Phổ Yên
- Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện phát sinh ngày càng cao do tốc độ phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Việc quản lý CTR kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Cùng với việc ban hành các quy định, hướng dẫn, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và thu hút các nguồn lực cho công tác quản lý CTRSH cần phải được thực hiện để mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom, tái chế, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chi phí cho xử lý CTRSH ngày càng lớn do vậy cần huy động các nguồn lực tài chính bền vững đảm bảo triển khai và duy trì các hoạt động quản lý CTR trên địa bàn huyện, tăng cường công tác xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường, huy động sự tham gia của người dân.
- Nhận thức, ý thức và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR sẽtác động đến hiệu quả của các chương trình, kế hoạch và các hoạt động quản lý CTR của huyện.
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ KSÔN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN BÀN HUYỆN PHỔ YÊN
3.4.1. Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý CTRSH cho huyện Phổ Yên
Xây dựng Quy chế quản lý CTR đô thịtrên địa bàn huyện Phổ yên
Một trong những nội dung để đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác quản lý CTR đó việc xây dựng quy chế quản lý CTRSH trên địa bàn huyện, trong đó quy định cụ thể về:
- Trách nhiệm của các thành phần tham gia hệ thống quản lý CTR: trách nhiệm của UBND huyện, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện liên quan, UBND phường, xã; trách nhiệm của đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR cấp huyện và tổ vệsinh môi trường tại các phường, xã.
- Cơ chế phối hợp giữa các thành phần tham gia trong hệ thống quản lý CTR gồm:
+ Phối hợp giữa các đơn vị quản lý cấp huyện (UBND huyện và các phòng liên quan) với UBND các xã, phường;
+ Tổ chức triển khai sự chỉđạo của UBND huyện với Ban Quản lý đô thị, UBND phường, xã với tổ vệsinh môi trường;
+ Phối hợp giữa Ban Quản lý đô thị với tổ vệ sinh môi trường các phường, xã;
+ Phối hợp giữa các đơn vị và chếđộ báo cáo của các đơn vị với cơ quan quản lý và cơ quan cấp trên.
Xây dựng hướng dẫn về việc thành lập tổ vệsinh môi trường tại các xã
phường
- Cơ cấu tổ chức của đội vệsinh môi trường;
- Quy chế hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
Xây dựng một sốvăn bản kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý CTRSH cụ thể - Quy định về phân loại CTR tại nguồn;
Xây dựng hệ thống giám sát, tư vấn và tuyên truyền
- Xây dựng hệ thống giám sát của huyện xã với nòng cốt là các cán bộ của UBND xã, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội… cùng tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống quản lý CTR tư nhân.
- Tổ chức tư vấn về chuyên môn kỹ thuật cũng như tư vấn về các chính sách, quy chế của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội hóa quản lý CTR…để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các tổ chức, đơn vị quan tâm đến lĩnh vực này.
- Tổ chức các lớp tập huấn định kỳ cho các cán bộ, công nhân viên thực hiện quản lý CTRSH.
- Tuyên truyền phổ biến đến người dân các quy định về việc quản lý CTRSH giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia bảo vệ môi trường của người dân.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học bằng việc đưa giáo dục môi trường vào nhà trường nhằm cung cấp đầy đủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường ngay từ lứa tuổi học đường.
3.4.2. Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTR đô thị
Cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước
- Cụ thể hóa các hoạt động quản lý được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Cơ chế hỗ trợ Ban Quản lý thu gom CTR thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR;
- Cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động thu gom CTRSH của tổ vệsinh môi trường được thành lập ở các xã, phường từngân sách nhà nước
- Ban hành định mức xử lý CTR tại nhà máy xử lý CTR; chi phí duy trì cho việc duy tu, bảo dưỡng thiết bị của nhà máy
- Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí dịch vụ thu gom CTR trên địa bàn huyện.
Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế tư
- Chính sách khuyến khích tái sinh, tái chế;
- Chính sách khuyến khích xử lý CTR (chôn lấp, thiêu hủy, làm phân bón…);
- Xây dựng hệ thống khuyến khích trong lĩnh vực tài chính, tín dụng gồm:
+ Hệ thống phí dịch vụ phù hợp dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, tiến đến xây dựng đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý cho từng đối tượng.
+ Hệ thống thuế theo hướng ưu đãi nhất cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân để khuyến khích họ tham gia vào chương trình quản lý CTR.
+ Hỗ trợ lãi Suất khi tiến hành vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, công nghệ;
+ Hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ;
+ Trợ giá cho các sản phẩm tạo thành từ việc xử lý CTR.
- Chính sách về xử lý khen thưởng các tổ chức, đơn vị thực hiện các công đoạn trong hệ thống quản lý CTRSH.
3.4.3. Đề xuất quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phổ Yên theo mô hình bán tập trung và phân vùng tập trung và phân vùng
Hiện nay huyện Phổ Yên đã quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung của huyện tại Đồng Hầm, xã Minh Đức, cách trung tâm huyện 7km. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, hạn chế về người và phương tiện của HTX dịch vụ môi trường chưa thể tổ chức thu gom CTR cho cả 18 xã trên địa bàn huyện. Vì vậy quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phổ Yên có thể áp dụng theo mô hình bán tập trung và phân vùng như sau:
Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Hình 3.4. Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên
Theo sơ đồ trên công tác quản lý CTR tại địa bàn huyện Phổ Yên được chia làm 3 vùng:
- Vùng 1: Quản lý CTR tập trung theo cụm xã/thị trấn. Các xã/thị trấn nằm dọc Quốc lộ 3, tỉnh lộ 261 có địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư sống tập trung, kinh tế xã hội phát triển, tập trung nhiều nhà máy – xí nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở y tế lớn, cơ quan và trường học. Là vùng giao thông thuận lợi cho công tác thu gom, việc vận chuyển CTR.
Vùng 1 bao gồm 11 xã/thị trấn: Thị trấn Bắc Sơn, thị trấn Ba Hàng, thị trấn Bãi Bông, xã Đắc Sơn, xã Hồng Tiến, xã Đồng Tiến, xã Nam Tiến, xã Trung Thành, xã Minh Đức. Rác thải được thu gom và đưa về khu xử lý tập trung.
- Vùng 2: Quản lý CTR quy mô cụm dân cư (thôn/xóm). Các xã Tiên Phong, Đông Cao, Tân Phú thuộc vùng đồng bằng có mật độ dân số tương đối cao và tập trung, khối lượng rác thải phát sinh tương đối nhiều nhưng nằm cách xa đường Quốc lộ, không thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển rác thải về khu xử lý tập trung của huyện. Tổ chức thu gom rác thải theo kiểu cụm dân cư. Bố trí khu xử lý rác thải tập trung cho cả xã hoặc theo từng thôn hoặc 1-2 thôn/xóm một khu xử lý rác thải.
- Vùng 3: Thu gom, xử lý CTR theo hộ gia đình. Các xã thuộc vùng núi gồm: Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái có đặc điểm chung là giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, dân cư thưa và nhu cầu thu gom rác chưa cao, không thích hợp với hình thức thu gom tập trung, mặt khác các gia đình đều có vườn đất rộng có thể tổ chức thu gom theo từng hộgia đình, xử lý rác thải ngay tại nguồn phát sinh.
C ụ m xã 1 . TT Ba Hàng 2 . TT Bãi Bông . TT B 3 ắ c Sơn 4 . Xã Minh Đ ứ c 5 . Xã Đ ắ c Sơn . Xã H 6 ồ ng Ti ế n 7 . Xã Đ ồ ng Ti ế n . Xã Nam Ti 8 ế n 9 . Xã Tân H ương 10 . Xã Trung Thành . Xã Thu 11 ậ n Thành X ử lý t ậ p trung t ạ i xã 1 . Xã Tiên Phong 2 . Xã Đông Cao . Xã Tân Phú 3 X ử lý t ạ i h ộ gia đ ình . Xã Phúc Tân 1 2. Xã Phúc Thu ậ n 3 . Xã Thành Công 4 . Xã V ạ n Phái
Hình 3.5. Phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên theo vị trí
3.4.3.1. Quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn
Rác thải từ nguồn phát sinh tại 11 xã/thị trấn được các tổ chức, hộ gia đình phân loại tại nguồn và phân thành 2 loại là rác hữu cơ và vô cơ. Tổ chức dịch vụ cấp xã/thị trấn sẽ thu gom riêng từng loại về nơi tập kết. HTX dịch vụ môi trường cấp huyện có nhiệm vụ vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết về khu xử lý tập trung và xử lý riêng từng loại.
vì vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng.
3.4.3.2. Quản lý CTRSH tập trung theo cụm dân cư thôn/xóm
Phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên gồm 3 xã Tiên Phong, Đông Cao và Tân Phú, nằm ở phía Đông của huyện, không tiện đường giao thông để vận chuyển rác thải về khu xử lý tập trung của huyện. Các xã tự tổ chức thu gom, xử lý rác thải theo hình thức tập trung cả xã hoặc tập trung theo cụm dân cư thôn/xóm, có thể 1 xóm hoặc 2 - 3 thôn/xóm chung một khu xử lý. Với phương án này giúp quy hoạch các bãi xử lý rác thải hợp vệ sinh quy mô nhỏ đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, dễ quản lý vận hành để phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng quản lý cấp xã.
Sơ đồ quản lý CTRSH theo địa bàn, phân bố dân cư
Căn cứvào địa bàn, phân bốdân cư có thể tổ chức quản lý CTR theo quy mô cấp xã gồm có 2 hình thức quản lý:
- Xử lý tập trung trong toàn xã: CTR được thu gom theo từng thôn sau đó vận chuyển và xử lý tại khu xử lý tập trung của cả xã. Mô hình này áp dụng đối
Hình 3. 6 . Sơ đồ qu ản lý CTR SH t ập trung theo c ụm xã/th ị tr ấn
Rác h ữ u cơ Rác vô cơ
Tr ạ m trung chuy ể n xã/th ị tr ấ n
Bãi rác Đ ồ ng H ầ m
Rác h ữ u cơ Rác vô cơ Rác có th ể tái ch ế
Thu h ồ i phân bón
Chôn l ấ p h ợ p v ệ sinh
Cung c ấ p cho cơ s ở tái ch ế Ngu ồ n phát sinh
với các xã dân cư tập trung, khoảng cách từcác thôn đến bãi rác tập trung không quá 5km (hình 3.7). CTR Bãi tập kết ở các thôn
Bãi chôn lấp tập trung của xã
Hình 3.7. Sơ đồ thu gom, xử lý CTRSH tập trung theo xã