Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác KSÔN CTRSH trên địa bàn

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng nông nghiệp nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 63)

bàn huyện Phổ Yên

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc tham gia xã hội hoá công tác bảo vệmôi trường. Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tác giả tiến hành đánh giá nhận thức của họ, sự tham gia của họđối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Qua phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra với tổng số phiếu là 60 phiếu, thu được kết quả sau:

- Việc xử lý rác: có 32/90 hộcó xe thu gom đến thu gom, 38/90 hộ tự xử lý bằng cách chôn lấp, hoặc đốt, 20/90 hộ đổ ra khu đất trống, bãi rác tự phát hoặc sông, suối.

- Việc phân loại rác: 57/90 hộ có sự phân loại rác tại nguồn như chai, lọ đồng nhôm, nhựa để bán sắt vụn; cơm, rau, hoa quả thừa làm thức ăn chăn nuôi hoặc bán cho các hộchăn nuôi…; còn lại đểxe đi thu gom hoặc đốt…; 33/90 hộ không phân loại rác tại nguồn do không có thời , hoặc ít rác, hoặc không quan tâm, không có ý kiến do không hiểu về việc phân loại rác.

- Việc ý thức đóng góp để duy trì công tác thu gom: 32/90 hộ đóng góp tiền thu gom rác do được cung cấp dịch vụ. 58/90 hộ không đóng góp tiền thu gom rác do không có dịch vụ thu gom rác.

- Mức độ tham gia của người dân để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom: 62/90 hộ không đồng ý đóng góp thêm; 28/90 hộ đồng ý đóng góp thêm mỗi tháng từ 2000 – 5000 đồng để nâng cao chất lượng thu gom; 0/90 hộđồng ý góp thêm mỗi tháng 5000 – 10.000 đồng.

- Chất lượng dịch vụ thu gom hiện tại: 32/90 hộ cho biết rác trong ngõ thường xuyên được thu gom; 58/90 hộ không có ý kiến.

- Sự phù hợp của các điểm tập kết rác: 77/90 hộ cho biết các điểm tập kết rác không ảnh hưởng đến việc đi lại, sức khoẻ và mĩ quan của khu vực; 13/90 không hài lòng vềcác điểm tập kết rác.

- Công tác truyền thông về môi trường: 67/90 hộ tiếp nhận các thông tin vềmôi trường trên ti vi, đài, báo; 23/90 hộ không quan tâm.

- Ý kiến đề xuất để cải thiện công tác quản lý CTR hiện nay: 70/90 hộ có nhu cầu tăng cường, mở rộng địa bàn thu gom; 17/90 hộ có nhu cầu yêu cầu hỗ trợ về mức thu phí thu gom rác; 13/90 hộ chưa hài lòng vềthái độ làm việc của công nhân thu gom; 57/90 hộ hài lòng với việc thu gom như hiện nay.

Nhìn chung người dân đã có ý thức giữ gìn môi trường sống, đa số đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình/cơ sở xong còn chưa có nhận thức sâu về lợi ích của phân loại rác tại nguồn. Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trên địa bàn đối với việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa có các hoạt động, phong trào huy động mạnh mẽ, đa phần người dân mới chỉ được tiếp nhận thông tin trên ti vi, báo, đài, còn một số bộ phận không quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm đúng mức nhưng còn chưa đồng đều tại các khu vực, phần lớn tập trung tại khu vực thị trấn, khu đông dân cư. Việc quy hoạch các tuyến đường, điểm tập kết CTR đã hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh hoạt của những hộ dân xung quanh. Qua đó cho thấy nếu tăng cường công tác phổ biến các kiến thức về môi trường, huy động sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường thì môi trường sống sẽđược cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng nông nghiệp nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 63)