1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO-SÁCH KINH TẾ Y TẾ

161 621 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Y tế công cộng là một chuyên ngành, đã được phát triển từ nhiều năm nay trên thế giới. Ở Việt Nam chúng ta cũng đã có nhiều cơ sở đào tạo về Y tế công cộng, cả với đối tượng đại học và sau đại học. Trong các chương trình đào tạo Y tế công cộng, Kinh tế y tế là một trong những môn học quan trọng. Tuy nhiên việc ra đời sách giáo khoa chính thức về Kinh tế y tế lại chưa được thực hiện. Với mục đích cung cấp cho sinh viên Cử nhân y tế công cộng một tài liệu học tập chính thức về Kinh tế y tế, các giảng viên Bộ ôn Kinh tế Y tế, Trường đại học Y Hà Nội đã biên soạn giáo trình Kinh tế y tế. Nội dung giáo trình này được xây dựng dựa trên khung chương trình môn học Kinh tế Y tế dành cho đối tượng Cử nhân y tế công cộng đã được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt, gồm 3 phần chính: Một số khái niệm cơ bản về Kinh tế y tế. Phần này bao gồm các bài Giới thiệu về Kinh tế y tế; Sức khoẻ và phát triển; Phân tích chi phí. Các phương pháp đánh giá Kinh tế y tế. Phần này có các bài: Khái phân tích chi phí - hiệu quả; Phân tích chi phí-Lợi ích; Phân tích chi phí - Thoả dụng; Khái niệm về QALY, DALYs Tài chính y tế : Phần này bao gồm các bài : Các mô hình tài chính y tế, Viện phí và bảo hiểm y tế. Mặc dù các giảng viên của Bộ môn Kinh tế y tế đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn cuốn sách này nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi chân thành cảm ơn các ý kiến phê bình, góp ý của các em học sinh, của các đọc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Hà Nôi, 11/2005 Thay mặt các tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chúc DELL 1 MỤC LỤC DELL 2 TT Tên bài Tác giả Trang 1 Giới thiệu về kinh tế và kinh tế y tế PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 2 Sức khỏe và phát triển PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 3 Phân tích chi phí ThS. Nguyễn Thị Bạch Yến 4 Phơng pháp đánh giá gánh nặng bệnh tật ThS. Hoàng Văn Minh GS.TS. Trơng Việt Dũng 5 Phân tích chi phí hiệu quả ThS. Hoàng Văn Minh PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 6 Phân tích chi phí lợi ích PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 7 Phân tích chi phí thoả dụng PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 8 Tài chính y Từ ThS. Nguyễn Xuân Thành PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chúc 9 Bảo hiểm y tế DELL 3 ThS. NguyÔn Xu©n Thµnh PGS.TS. NguyÔn ThÞ Kim Chóc 10 PhÝ kh¸m ch÷a bÖnh ThS. NguyÔn ThÞ B¹ch YÕn GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ VÀ KINH TẾ Y TẾ MỤC TIÊU Sau khi học bài này, sinh viên có thể: 1. Trình bầy một số khái niệm cơ bản về kinh tế học: Chi phí cơ hội, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế thực chứng, kinh tế chuẩn tắc. 2. Trình bầy khái niệm “cung ”và ”cầu”. Các yếu tố ảnh hưởng đến “Cung”, Cân bằng “cung-cầu”. 3. Trình bầy một số khái niệm của kinh tế y tế: Hiệu quả và công bằng. 4. Phân tích sự khác nhau giưã thị trường và thị trường chăm sóc sức khoẻ. 1. KINH TẾ 1.1. Định nghĩa Hàng ngày, chúng ta đều phải đưa ra các quyết định kinh tế. Là người tiêu dùng, chúng ta muốn đạt được sự thoả mãn cao hơn khi chi tiêu mỗi đồng tiền-tức là chúng ta muốn thu được giá trị tối đa từ những đồng tiền của mình. Là nhà sản xuất, chúng ta tìm cách tối đa hoá lợi nhuận thu được. Là Chính phủ, chúng ta muốn đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định cho thế hệ chúng ta và các thế hệ tương lai. Kinh tế học giúp chúng ta thoả mãn những mục tiêu này và lựa chọn được những giải pháp hợp lý. Kinh tế là một bộ môn khoa học nghiên cứu hành vi của con người với tư cách là mối liên hệ giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực có hạn, có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu về hàng hoá, dịch DELL 4 vụ và những điều kiện mà con người muốn có. Nguồn lực là những thứ được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nêu trên. Định nghĩa trên chỉ ra hai vấn đề chính mà kinh tế học quan tâm. Trước hết, nó khẳng định một điều hiển nhiên rằng cái mà chúng ta muốn là vô hạn (không thể thoả mãn hết), nhưng cái mà chúng ta có thể đáp ứng được những nguyện vọng này không chỉ khan hiếm mà còn có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ, tất cả chúng ta đều muốn có một toà nhà lớn nhưng đất đai lại khan hiếm và đất đai này này không những có thể sử dụng để xây dựng nhà, mà còn có thể sử dụng để xây dựng nhà máy. Ngoài không khí là thứ để chúng ta thở ra, có rất ít hàng hoá tự do. Phần lớn những thứ xung quanh ta là hàng hoá kinh tế, tức là hàng hoá có nhiều cách sử dụng. Do vậy sự lựa chọn là cần thiết. Lựa chọn những gì? Thứ nhất, vì không thể có mọi thứ nên chúng ta phải lựa chọn cái gì mình muốn nhất. Thứ hai, vì các nguồn lực mà chúng ta có là hạn chế nên chúng ta phải lựa chọn cách làm thế nào để có cái mà chúng ta muốn. Thứ ba, vì không phải bất cứ ai cũng có thể có được mọi thứ mà xã hội sản xuất ra, nên chúng ta phải lựa chọn ai là người được hưởng những cái mà xã hội sản xuất ra. Khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là khái niệm chi phí cơ hội. Đây là một ý tưởng đơn giản, nhưng được vận dụng hết sức rộng rãi trong cuộc sống, nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này, thì ta có được công cụ để xử lý một loạt vấn đề kinh tế khác nhau, một loạt tình huống khác nhau xảy ra trong hoạt động kinh tế. Nguồn lực là có hạn, nên nếu chúng được phân bố cho một mục đích này thì không thể phân bố cho mục đích khác. Đối với một người nông dân, đất đai có hạn, đã sử dụng để trồng loại cây này rồi thì không thể sử dụng để trồng loại cây khác. Một doanh nghiệp, chỉ có một số vốn nhất định, nếu đã đầu tư cho hoạt động này thì không đầu tư cho hoạt động khác được nữa. Lợi ích mang lại từ hàng hoá không được sản xuất là chi phí cơ hội của hàng đã được sản xuất ra. Đôi khi có một yếu tố sản xuất khan hiếm nhất, khi đó, người ta phải tập trung vào nguồn lực khan hiếm này-nó là giới hạn ràng buộc, hạn chế khả năng lựa chọn. Đối với một nhà triệu phú, tiền có thể không là giới hạn ràng buộc khi tiến hành lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng, thời gian quan trọng hơn. Ngược lại, đối với người thất nghiệp, thời gian có thể là thứ rất sẵn nhưng tiền lại rất kham hiếm. Minh hoạ 1. Chi phí cơ hội 1 phi cơ chiến đấu hiện đại = 40 tỷ Đôla = Chi phí để sủa chữa 240 000 chiếc cầu ở Mỹ. 1 phi cơ ném bom B52 = 532 triệu Đôla = Chi phí để mua 1 toà nhà cho 8000 gia đình. DELL 5 1 xe tăng M-1 = 2,6 triệu Đôla = Chi phí cho 50 sinh viên tu nghiệp trong 4 năm. 1 tên lửa Phượng hoàng không đối không = 1 triệu Đôla = Chi phí 1 trạm an dưỡng 35 người già. Chú ý, khái niệm "chi phí cơ hội" không bao hàm sự chi trả tiền. Nó chỉ đơn giản là sự thể hiện lợi ích (có thể qui ra tiền) của những cơ hội bị bỏ qua. DELL 6 1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng (positive economy) giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan hoặc một cách khoa học. Mục tiêu của kinh tế học thực chứng là giải thích xã hội quyết định như thế nào về tiêu thụ, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sự khảo sát nhằm hai mục đích: (1) để giải thích nguyên nhân vì sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động và (2) để có cơ sở cho việc dự đoán xem nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi của hoàn cảnh. Kinh tế học chuẩn tắc (normative economy) đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của cá nhân. Trong kinh tế học thực chứng, chúng ta hy vọng sẽ hành động như những nhà khoa học không thiên vị. Dù chính kiến của chúng ta có thể thế này hay thế khác, dù quan điểm của chúng ta về những điều mà chúng ta muốn nó xảy ra hoặc những cái chúng ta cho là tốt, có thể khác nhau, thì trước tiên chúng ta phải quan tâm đến là thực tế thế giới này hoạt động như thế nào. Chúng ta quan tâm đến những giả thuyết có dạng: nếu cái này bị thay đổi thì cái gì sẽ xảy ra. Về khía cạnh này kinh tế học thực chứng tương tự như các môn khoa học tự nhiên như vật lý học, địa chất học hoặc thiên văn học. Kinh tế học chuẩn tắc dựa trên có sở những ý kiến đánh giá chủ quan chứ không dựa vào sự tìm tòi thực tế khách quan nào cả. Thí dụ, trong câu "Người già phải chi tiêu cho bệnh tật rất nhiều so với người trẻ, vì thế nhà nước nên trợ cấp tiền thuốc cho người già". Phần đầu của giả thiết-câu khẳng định rằng người già phải chi tiêu cho sức khoẻ nhiều hơn người trẻ, là một phát biểu trong kinh tế học thực chứng. Đó là phát biểu về thế giới này hoạt động như thế nào và chúng ta có thể tưởng tượng một ra nghiên cứu có thể xác định phát biểu này đúng hay sai. Nói chung phát biểu này là đúng. Phần thứ hai của giả thiết khuyến khích nhà nước nên làm gì-không chứng minh được đúng hay sai bằng công trình nghiên cứu khoa học vì đây chỉ là một ý kiến đánh giá chủ quan dựa vào cảm xúc của người phát biểu. Có thể có nhiều người tán thành ý kiến này, một số người không tán thành mà vẫn có lý. Số người không tán thành có thể cho rằng vấn đề quan trọng hơn là nên dành các nguồn lực khan hiếm của xã hội để cải thiện môi trường. Trong kinh tế học, không có cách nào để chứng minh rằng ý kiến chuẩn tắc này là đúng, ý kiến chuẩn tắc kia là sai. Tất cả đều phụ thuộc vào ý thích, mức độ ưu tiên của cá nhân hoặc xã hội khi phải thực hiện sự lựa chọn đó. Nhưng chúng ta có thể sử dụng kinh tế học thực chứng để giải thích chi tiết về sự lựa chọn này hay sự lựa chọn khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể chứng minh rằng nếu không có trợ cấp tiền thuốc cho người già thì những người trung niên có thể sẽ đi khám bệnh nhiều một cách không cần thiết trước khi việc chữa bệnh trở nên quá đắt đỏ. Xã hội có thể sẽ phải tăng nguồn lực để trang bị cho việc khám chữa bệnh và do đó nguồn lực dành DELL 7 cho viêc cải thiện môi trường sẽ bị giảm đi so với dự định. Có thể sử dụng kinh tế học thực chứng làm rõ các phương án mà trong số đó xã hội phải tiến hành sự lựa chọn cuối cùng mang tính chuẩn tắc. 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.3.1. Kinh tế học vĩ mô Định nghĩa: Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học kinh tế tổng quát, nghiên cứu các qui luật hoạt động kinh tế và khoa học hành vi-ứng xử trong quản lý kinh tế ở phạm vi quốc gia, quốc tế. Các quyết định ở tầm kinh tế vĩ mô xử lý các vấn đề liên quan đến nền kinh tế quốc dân, các biến động kinh tế tổng quát như chính sách quốc gia về định hướng đầu tư và sản xuất, cung ứng tiền tệ, chi tiêu của chính phủ, chính sách thuế, lạm phát, thất nghiệp Trên phạm vi toàn xã hội, hàng loạt quyết định liên quan tới việc lựa chọn các nguồn lực hiếm hoi được tạo ra từ sự quan sát nền kinh tế trên phạm vi tổng thể. Những nhóm người như các thành viên chính phủ, đại biểu quốc hội là những người xây dựng chính sách (policy-maker). Họ chịu trách nhiệm ra quyết định về các chính sách điều hành một bộ phận của nền kinh tế quốc gia và chính sách sử dụng các nguồn lực quốc gia. Thông thường họ hy vọng phân phối các nguồn lực nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Sự lựa chọn vĩ mô này đại loại như sau: - Lựa chọn giữa việc tăng thuế để cung cấp tiền cho những công trình công cộng như xây dựng đường sá, nhà máy thuỷ điện; hoặc giảm thuế để khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng như ô tô, TV - Lựa chọn giữa việc sử dụng nguồn lực để sản xuất tên lửa, máy bay hoặc xây dựng nhà ở rẻ tiền cho dân chúng. - Lựa chọn giữa việc giảm biên chế hành chính và quân lực để cắt giảm chi tiêu ngân sách hoặc tiếp tục lạm phát để bù đắp thâm thủng ngân sách. Những câu hỏi về phương pháp ra quyết định lựa chọn không phải chỉ dành riêng cho các "policy-maker". Kiến thức về kinh tế vĩ mô giúp các nhà hoạch định chính sách ra các quyết định lựa chọn. Còn những người dân thì biểu thị sự lựa chọn của họ thông qua lá phiếu bầu, để chọn người sẽ ủng hộ quan điểm của cử tri về phúc lợi xã hội, thuế thu nhập, chi phí quốc phòng và trợ giúp cho giáo dục. Kiến thức về kinh tế vĩ mô càng phổ cập trong các tầng lớp xã hội thì các quyết định lựa chọn nêu trên càng chính xác. DELL 8 Trong kinh tế học vĩ mô, có 2 khái niệm thường được sử dụng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross Domestic Products) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP- Gross National Products). Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ số đo lường kết quả hoạt động của nền kinh tế, đó là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuôí cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của 1 nước trong một thời kỳ (thường là trong 1 năm). Tổng sản phẩm quốc dân cũng là một chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế. Sự khác nhau của GDP và GNP là : GNP = GDP + Thu nhập yếu tố từ nước ngoài chuyển vào trong nước - Thu nhập yếu tố từ trong nước chuyển ra nước ngoài Tuỳ từng nơi, từng lúc, người ta sử dụng khái niệm GDP hay GNP. Nhưng cả hai chỉ số này này đều mang tính vĩ mô của một nền kinh tế, chúng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong bất kể một xã hội nào. Thí dụ, để so sánh nền y tế hay hệ thống y tế giữa các nước, người ta không chỉ đưa ra các chỉ số về tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, hay tỷ lệ chết mẹ, mà các con số này thường được so sánh kèm với GDP hay GNP/đầu người. Đơn vị tiền tệ của GDP và GNP thường là đô-la Mỹ (USD). Tuy nhiên, giá trị của mỗi đô la Mỹ rất khác nhau giữa các quốc gia nên người ta đã sử dụng một đơn vị tiền tệ khác để tính GDP, GNP đó là đô la Quốc tế. Đơn vị tiền tệ này có sức mua tương đương đối với các quốc gia khác nhau (Purchasing Power Parity-PPP). 1.3.2. Kinh tế học vi mô Định nghĩa: Kinh tế học vi mô nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về các hàng hoá cụ thể. Ví dụ chúng ta có thể nghiên cứu tại sao các gia đình lại thích xe máy hơn xe đạp và người sản xuất quyết định như thế nào trong việc lựa chọn sản xuất xe máy hay xe đạp. Sau đó chúng ta tổng hợp quyết định của tất cả các gia đình và của tất cả các công ty để biết được tổng sức mua và tổng sản lượng xe máy. Trong nền kinh tế thị trường chúng ta có thể bàn về thị trường xe máy và thị trường xe đạp. bằng cách so sánh thị trường xe máy với thị trưòng xe đạp, chúng ta có thể giải thích được giá tương đối của xe máy và xe đạp và sản lượng tương đối của hai mặt hàng này. DELL 9 0 10 20 30 40 50 Số lượng 5 1 0 1 5 2 0 2 5 G i á Hình 1: Đường cầu : Đ ư ờ n g c ầ u 1.4. Thị trường 1.4.1.Khái niệm Thị trường là sự biểu hiện phân công lao động xã hội, ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó có trị trường. Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán. Theo nghĩa hẹp nhất, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hoá/dịch vụ. Thị trường có thể được tổ chức dưới các dạng : - Chợ: Người mua-người bán trực tiếp đàm phán về giá cả - Siêu thị: Số lượng người bán ít, không có sự đàm phán về giá cả giữa người mua và người bán. - Đấu giá: Người mua tự định giá, người bán đóng vai trò thụ động. - Thị trường chứng khoán: Người mua người bán giao tiếp gián tiếp qua Fax, điện thoại,. . . Tóm lại, thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá/dịch vụ nào đó, tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá/dịch vụ. Điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách tối ưu sự lựa chọn của mình: Bán hàng hoá/dịch vụ Người sản xuất : Tối đa lợi nhuận (Profit) Mua hàng hoá/dịch vụ Người tiêu dùng: Tối đa hoá lợi ích (Utility) Trong hệ thống thị trường, cái gì cũng có giá, biểu hiện bằng những dạng (từ ngữ) khác nhau: Hàng hoá/dịch vụ : Giá cả Lao động : Tiền lương Vốn : Lãi suất Đất đai : Thuế 1.4.2. Cơ chế thị trường: Giá cả thị trường được định ra giữa người mua và người bán là do qui luật cung cầu. "Cung" và "cầu" là những phạm trù kinh tế lớn nhất bao trùm lên thị trường. Khi thị trường có "cầu" thì sẽ có "cung". DELL 10 [...]... thuyt Cũn v thc t, nhng nh kinh t y t quan tõm n vn phõn b kinh phớ trong lnh vc y t mt cỏch tng th v cỏch thc lý gii s thnh cụng ca cỏc chớnh sỏch lm c iu ú thỡ h li phi tr li nhng cõu hi trờn Nhng nh kinh t y t cũn phi quan tõm n nhng hot ng nm ngoi lnh vc y t nhng li cú nh hng n tỡnh trng sc kho - H thng y t tng th ca chỳng ta th no? - Chỳng ta dnh bao nhiờu kinh phớ cho y t? - Kinh phớ nh vy... qua li gii quyt cỏc vn ca kinh t Vớ d, chớnh ph quyt nh hỡnh thc u t nc ngoi khuyn khớch, nhng khụng can thip vo cỏc chc nng ca khu vc t nhõn Hin nay, cú rt ớt vớ d v mt nn kinh t k hoch hoc l tp trung hoc l th trng mt cỏch thun tuý Hu ht cỏc nc u cú mt h thng kinh t hn hp, cho dự cú mt s nc gn vi h thng k hoch hoỏ tp trung hn v mt s nc khỏc gn vi h thng kinh t th trng hn 2 KINH T Y T 2.1 nh ngha... cựng c gi l cu "Need" l cỏi cn, cỏi do nh chuyờn mụn quyt nh, thng l do thy thuc nhng thy thuc ch cú th lm vic ny tt khi c o to tt v cú o c chuyờn mụn Hnh vi ca cỏc thy thuc li cú th b chi phi bi nhiu yu t khỏc hn l "cn", vớ nh h thng giỏ hay nhng mong mun, ũi hi ca bnh nhõn "Want" l cỏi m m ngi bnh cho rng s tt nht vi h, l cỏi m h mun (trong trng hp ny l mt loi thuc cú tỏc dng nhanh) "Mun" cú th... sao? iu gỡ s xy ra nu bỏc s Hựng gim giỏ khi bỏn thuc cho bnh nhõn n khỏm ti phũng mch ca ụng? ng cu s khụng ch thay i khi thu nhp thay i, m cũn ph thuc vo cỏc yu t khỏc na Yu t u tiờn l hng hoỏ thay th Nu cú dch v no ú thay th c cho dch v m bỏc s Hựng cung ng m giỏ li thp hn, thỡ ng cu i vi dch v ca bỏc s Hựng s chuyn dch v phớa trỏi Hng hoỏ thay th l hng hoỏ m ngũi ta cú th dựng nú thay vỡ dựng loi... Cu trỳc: Vic phõn b dch v y t gia cỏc vựng l ngu nhiờn hay theo mc cn? Cht lng dch v y t gia cỏc vựng cú khỏc nhau hay khụng? cỏc vựng khỏc nhau: thuc, nhõn lc, trang thit b y t cú y nh nhau khụng? - Tỡnh trng sc kho: Cỏc ch s sc kho gia cỏc nhúm thu nhp, gii, dõn tc cú khỏc nhau ỏng k khụng? 3 KINH T V TH TRNG CHM SểC SC KHE Mt trong nhng vai trũ quan trng ca kinh t y t l phõn tớch s hot ng ca... huyn Y trung tõm huyn cú bnh viờn Nh nc, bnh vin ny cỏch nh ch 20km Tr em khỏm cha bnh ti bnh vin ny khụng mt tin, nhng nhõn viờn bnh vin khụng phi bao gỡ cng cú mt ti bnh vin v bnh nhõn n khỏm thỡ li rt ụng vỡ th thi gian ch i khỏ lõu Khi con m, ch Lan ụi khi mua thuc ca nhng ngi bỏn thuc ngay trong lng Mi y, cú mt bỏc s quõn i v hu, m mt phũng mch t Giỏ khỏm cha bnh y cao, nhng ụng bỏc s ny... vỡ vy m ngi ta phi la chn, tng cỏ nhõn la chn, tng nhúm ngi la chn: Nhu cu no l quan trng nht v s dng ngun lc th no cho hp lý Kinh t y t l mụn hc gii thớch s la chn ny Vỡ vy, kinh t y t s tr li cỏc cõu hi sau: - Sc kho l gỡ? Nờn u t vo sc kho nh th no v u t bao nhiờu? - Bng cỏch no o lng sc kho? - Giỏ tr ca sc kho nh th no? - Cỏch thc tng cng sc kho, k c trong v ngoi ngnh y t? - Lm th no phõn b kinh. .. Nu t l s dng kinh phớ cho tuyn tnh, trung ng cỏc thnh ph cao thỡ chng cú hiu qu (v mt phõn b ngun lc) v cng chng cú tớnh cụng bng Nh vy khụng cú s loi tr ln nhau gia "cụng bng" v "hiu qu" v chỳng ta phi quan tõm c hai Minh ho 2 Vớ d v s bt cụng bng Mt cỏn b V k hoch B Y t c y u cu x y dng k hoch v bo him y t cho viờn chc nh nc Bo him y t s nh mt hỡnh thc thự lao thờm, cho cỏc viờn chc y n tõm vi cụng... vo kinh phớ cho CSSK, trỏnh c bnh tt trong tng lai, v nh vy l tit kim kinh phớ cụng, xem minh ho 3) Minh ho 3 Tỏc ng ca vic hỳt thuc lỏ Khi bn hỳt thuc, thỡ bn s cú 50% nguy c cht non (Jha v Abedian, 1998) Hn na, bn s g y nguy hi cho nhng ngi khỏc quanh bn, khi h phi th chung ngun khụng khớ vi bn Vỡ th ngi ta khuyn cỏo rt mnh khụng nờn hỳt thuc, khụng truyn ti tỏc dng õm tớnh cho nhng ngi khỏc iu ny... hnh bo him y t cho viờn chc nh nc s chuyn ngun lc t ngi nghốo sang ngi giu, hay l lm tng thờm s bt cụng bng Cng cũn cú mt cõu hi rt quan trng v tỏc ng ca c ch trờn lờn dch v y t cụng nh th no Nu nh cú mt nhúm ngi cú nh hng m li khụng s dng h thng cụng ny thỡ dng nh l bnh vin s mt bn sc chớnh tr v cui cựng l b gim u t iu ny s dn n vic s ụng dõn chỳng s s dng dch v khụng c cung cp kinh phớ y v cht lng . nhân y tế công cộng một tài liệu học tập chính thức về Kinh tế y tế, các giảng viên Bộ ôn Kinh tế Y tế, Trường đại học Y Hà Nội đã biên soạn giáo trình Kinh tế y tế. Nội dung giáo trình n y được. niệm cơ bản về Kinh tế y tế. Phần n y bao gồm các bài Giới thiệu về Kinh tế y tế; Sức khoẻ và phát triển; Phân tích chi phí. Các phương pháp đánh giá Kinh tế y tế. Phần n y có các bài: Khái phân. dụng; Khái niệm về QALY, DALYs Tài chính y tế : Phần n y bao gồm các bài : Các mô hình tài chính y tế, Viện phí và bảo hiểm y tế. Mặc dù các giảng viên của Bộ môn Kinh tế y tế đã có nhiều cố gắng

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w