Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay)

163 1.6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 01/06/2015, 08:27

TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 1 TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 17 QUANG TRUNG Thầy Lê Phước Nghiệp Cần Thơ 2014 Địa chỉ: 17 Quang Trung – Xn Khánh – Ninh Kiều – Cần Thơ Điện thoại: 0939.922.727 – 0915.684.278 – (07103)751.929 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 2 PHẦN I : VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945. HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM I. CẢM THỤ TÁC PHẨM “Hai đứa trẻ” là một bức tranh chân thực và cảm động, về cuộc sống của con người nghèo khổ ở một phố huyện xa xơi, hẻo lánh, hàng đêm có một chuyến tàu lửa đi qua. Câu chuyện còn bộc lộ tâm sự và ước vọng mơ hồ thật tội nghiệp và thật đáng thương của hai đứa trẻ. Qua câu chuyện “Hai đứa trẻ” nhà văn Thạch Lam đã bộc lộ niềm cảm thơng và thương xót của mình đối với cuộc sống của những con người lao động nghèo khổ, nhất là đối với hiện thực cuộc sống tăm tối và ước vọng mơ hồ của tuổi thơ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn. 1. Cảnh chiều tối ở phố huyện và tâm trạng của Liên: a) Cảnh chiều tàn: Nhà văn Thạch Lam đã chọn những âm thanh, màu sắc và hình ảnh khá tiêu biểu, độc đáo để vẽ nên cảnh chiều tàn nơi một phố huyện xa xơi, hẻo lánh” “Tiếng trống thu khơng trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. “Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. “Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”. “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. b) Cảnh sống ở phố huyện lúc chiều tối: – “Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hố, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi…” – Cửa hàng tạp hố của chị em Liên vắng khác. – Mẹ con chị Tý “dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mộc gạch”. Chị Tý bán rất ế ẩm “chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm”. TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 3 – Cụ Thi, một bà già hơi điên vào qn chị Liên mưa rượu với tiếng cười khanh khách. Uống xong rượu cụ lảo đảo bước ra ngồi rồi “đi lẫn vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Những chi tiết này cho chúng ta thấy cuộc sống của người dân nghèo nơi phố huyện này thật vất vả, khốn khó như kéo lê cuộc đời mình trong bóng tối, khơng có được chút ánh sáng của ngày mai. c) Tâm trạng của Liên: Cảnh chiều tàn và cuộc sống tối tăm của người dân nghèo ở đây đã gợi lên một nỗi buồn thấm thía trong lòng Liên: “Liên ngồi n lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều q thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên khơng hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Phải chăng cái nghèo khổ của chính gia đình Liên và cái nghèo khổ của những người chung quanh đã làm cho Liên buồn? Có lẽ là thế, bởi chính cái nghèo khổ đã cướp đi một phần tuổi thơ của Liên, bao niềm vui và mơ ước của Liên đã tàn lụi và héo hắt như cảnh chiều tà. Cái chi tiết: “Liên trơng thấy động lòng thương” mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ “nhưng chính chị cũng khơng có tiền để cho chúng” đã cho ta thấy nỗi xót xa của Liên trong cái cảnh nghèo. “Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ Thi đi lần vào bóng tối” càng làm tăng thêm nỗi xót xa, đau đớn đến tái tê trong lòng Liên. 2. Cảnh phố huyện về đêm và tâm tình của hai đứa trẻ: a) Khung cảnh phố huyện về đêm : – Đêm thật im vắng và mát mẻ “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. – Đêm ngập tràn bóng tối: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, từ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng”, “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sơng, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. – Ánh sáng mờ nhạt, leo lét: “Vòm trời hàng ngàn ngơi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với những vết sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”. Ánh sáng của phố huyện như chỉ còn thu nhỏ lại ở “quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý ” và “cái bếp lửa của Bác Siêu”. b) Cuộc sống của phố huyện về đêm: Cuộc sống ở phố huyện về đêm thật buồn tẻ, hiu hắt, với những cuộc đời lam lũ bế tắc, quẩn quanh trong cái nghèo túng, khơng hề có ánh sáng của ngày mai: “đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”; đêm nào chị Tý cũng ngồi bên ngọn đèn con bên hàng nước của TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 4 chị, bác Siêu ngồi bên bếp lửa gánh phở của bác, đêm nào vợ chồng bác Xẩm cũng “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong n lặng. Thằng con bò ra đất, ngồi manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”. Cuộc sống đen tối của chừng ấy con người đã để lại trong lòng nhà văn một nỗi niềm đau đớn, xót xa: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. c) Tâm tình của chị em Liên: Cuộc sống cơ cực, nghèo khổ đã cướp đi sự hồn nhiên của tuổi thơ chị em Liên: “Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh” điều đó cũng nghĩa là đêm nào chị em Liên cũng phải nhìn thấy những cuộc đời với những số phận đen tối diễn ra trước mắt mình như cuộc đời của chị Tý, bác Siêu, gia đình bác Xẩm Chán ngán trước cái hiện thực ấy nên “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sơng Ngân Hà và con vịt theo sau ơng Thần Nơng” nhưng “Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý ”. Từ việc “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao ” đến việc “hai chị em lại cuối nhìn về mặt đất ” đó chính là tâm trạng của chị em Liên muốn trốn tránh, muốn qn đi hiện thực nhưng cũng chỉ được trong chốc lát để rồi phải trở về cái hiện thực đầy xót xa. Thật đáng thương cho An và Liên khi “An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm” từ gánh phở của bác Siêu và phở “là một thứ q xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em khơng bao giờ mua được”. Một món ăn bình thường đã trở thành q xa vời với chị em Liên và gợi lại trong tâm hồn Liên những hồi niệm về ngày xưa ở Hà Nội, với những kỷ niệm xa xơi, mơ hồ. Dù “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng “hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa đến khi tàu xuống để bán hàng, may ra có một vài người mua”. Nhưng đó khơng phải là mục đích chính, mà đó chính là An và Liên “muốn được nhìn chuyến tàu, đó là hoạt động cuối cùng của đêm”. Với chi tiết này nhà văn Thạch Lam khơng những mơ tả chân dung cuộc sống thật đáng thương của chị em Liên mà còn cho ta thấy niềm khát khao về cuộc sống của chị em Liên, niềm khát khao ấy vẫn chưa bị hồn tồn dập tắt, mà vẫn tồn tại dù có nhỏ nhoi. 3. Cảnh phố huyện khi tàu đêm đi qua và ước vọng mơ hồ của hai đứa trẻ: Chuyến tàu đêm đi qua đã phá tan cái khơng gian tĩnh mịch đêm khuya của phố huyện, đem lại cho phố huyện một chút gì đó của sự sống. TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 5 – “Hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài : mấy người làm cơng ở hiệu sách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga ” – “Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại”. – “Liên đánh thức em: – dậy đi, An. Tàu đến rồi”. – “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. – “Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”. Đêm nào chị em Liên cũng thức để đón chuyến tàu đi qua. Q buồn ngủ, mi mắt An sắp sửa rơi xuống còn dặn theo chị: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Sống giữa cái phố huyện xa xơi hẻo lánh này An và Liên rất buồn, hầu như khơng có chút niềm vui nào. Niềm vui duy nhất của hai chị em là được nhìn thấy chuyến tàu đêm đi qua với “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thống trơng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”. Chuyến tàu qua rồi mà “hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi khuất sau rặng tre”. Chuyến tàu từ Hà Nội về làm cho “Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và hun náo”. Con tàu đã gợi lại trong tâm hồn Liên với những hồi niệm xa xơi trong ký ức về Hà Nội, nơi Liên đã từng sống với bao kỷ niệm êm đềm. Con tàu chỉ đến và đi trong chốc lát nhưng “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của Bác Siêu”. Chính đó là niềm vui là nguồn an ủi chị em Liên giữa cái phố huyện tối tăm, buồn tẻ này, nên khi con tàu đi qua rồi, trả lại cho phố huyện cái đêm tối mênh mang và n lặng thì chị em Liên và An mới đi ngủ. Khi “gối đầu lên tay nhắm mắt lại” trong lòng Liên vẫn còn đọng lại một cảm giác mơn man, xa xơi nào đó: “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới chung quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xơi khơng biết như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Với chi tiết này nhà văn Thạch Lam càng làm nổi bật niềm khát khao cuộc sống thật mãnh liệt, nhưng cũng thật đáng thương của Liên trước cái thực tại đầy đen tối. Liên ước mơ được sống trong một cảnh đời khác tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn nhưng ước mơ ấy thật mong manh. Và nhà văn đã đi đến kết luận thật chua chát: “Nhưng Liên khơng nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ n tĩnh, cũng n tĩnh như đêm đêm trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Cái kết luận này cho ta thấy cả tấm lòng thương u, thơng cảm đầy đau đớn xót xa của nhà văn đối với cuộc sống của tuổi thơ trước cái xã hội ngột ngạt, đen tối lúc bấy giờ. TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 6 – Bằng những chi tiết đời thường nhưng với những cảm xúc tinh tế, lời văn nhẹ nhàng, có sức gợi tà tác giả đã đi sâu vào thế giới nội tâm của hai chị em Liên và An, khơi dậy trong lòng người đọc cảm giác vừa buồn thương vừa xót xa đau đớn cho cuộc sống của tuổi thơ trong xã hội đen tối lúc bấy giờ. – Tác giả rất khéo léo khi dựng cảnh chiều tàn và đêm của một phố huyện xa xơi hẻo lánh và lấy đó làm nền để thể hiện nổi bật hai hình tượng nhân vật trung tâm Liên và An. – Những hình ảnh trong truyện có sức gợi tả lớn, gợi cho người đọc những mối liên tưởng sâu xa như cảnh chiều tàn mênh mơng, “êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, cảnh bóng đêm phủ ngập đầy phố huyện, hình ảnh hai chị em Liên “ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sơng Ngân Hà và con vịt theo sao ơng Thần Nơng ”: hình ảnh ngọn đèn leo lắt của chị Tý, ngọn lửa từ gánh phở của bác Siêu; hình ảnh vợ chồng bác Xẩm và mấy đứa con ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ, hình ảnh hai chị em Liên và An nhìn theo con tàu: hình ảnh Hà Nội trong ký ức mơ hồ của Liên tất cả những hình ảnh đó đều gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống đen tối bế tắc của những con người ở một vùng q nghèo đói. Điều đó chứng tỏ nhà văn Thạch Lam khơng những chỉ thành cơng trong nghệ thuật tả cảnh mà nhà văn còn rất thành cơng trong nghệ thuật tả hình. “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn khá thành cơng của nhà văn Thạch Lam. Với lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế, ngơn ngữ giàu hình ảnh gợi tả, tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá chân thực và sinh động về cuộc sống của người dân ở một phố huyện xa xơi hẻo lánh. Đặc biệt đó là cuộc sống thật tội nghiệp và đáng thương của hai chị em Liên, An và đó cũng chính là hình ảnh của cuộc sống tuổi thơ Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ. Truyện “Hai đứa trẻ” đã thể hiện nổi bật tính nhân văn sâu sắc của nhà văn Thạch Lam. II. TẬP LÀM VĂN Đề 1 : Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Từ đó rút ra ý nghĩa tư tưởng gì của tác phẩm ? BÀI LÀM 1Giới thiệu chung Giống như phần lớn truyện ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ là một truyện khơng có cốt truyện. “Hai đứa trẻ ”, ngồi trên chiếc chõng nát trước cửa hàng của một phố huyện, ngắm cảnh phố xá lúc chiều muộn đi vào đêm ; tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố sức để đợi xem chuyến tàu đêm đi qua, rồi mới khép cửa hàng đi ngủ… TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 7 Truyện chỉ có thế nhưng khơng nhạt nhẽo, vơ vị, mà trái lại, rất thấm thía, nhiều dư vị, dư vang. Đó là do sức gợi cảm đặc biệt của “loại truyện tâm tình” Thạch Lam ; được viết ra từ một ngòi bút nhân hậu và một giọng điệu nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, lắng sâu. 2. Phân tích. * Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối Như tên tác phẩm, đó là truyện của “hai đứa trẻ”, nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối. Đêm tối đã trở thành “cái nền thiên nhiên” cho bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có sức lay động và ám ảnh mạnh mẽ. a) Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại… như một ám ảnh khơng dứt như trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam : tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một “đêm tịch mịch đầy bóng tối”, ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả : đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sơng, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khơ khan, khơng vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối… Cả đồn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”… Người đọc cảm nhận đây khơng chỉ là đêm tối của thiên nhiên, của khơng gian và thời gian, mà còn là bóng tối của cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện. Một bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng, được vẻ lên bằng những nét bút tinh tế, lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. b) Trong cái phơng của khung cảnh bóng tối dày đặc này, là những mảnh đời của những con người sống trong tăm tối. Họ là những con người bình thường, chỉ xuất hiện thống qua, hầu như chỉ như một cái bóng, từ hình ảnh mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn đến một gia đình nhà xẩm sống lê la trên mặt đấ, cho đến cả những con người khơng tên : một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh tìm tòi… Tất cả họ khơng được Thạch Lam miêu tả chi tiết : nguồn gốc, xuất thân, số phận… nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giống như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện. Bóng tối ấy bủa vây kín mít khiến cho ngọn đèn leo lét của hàng nước chị Tí “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” và ánh lửa từ thùng phở bác Siêu cũng chỉ hắt ra một vầng sáng con con. Khơng phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn chị Tí cứ trở đi trở lại đến bảy lần trong mấy trang truyện ngắn như một biểu tượng đầy ám ảnh về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lét, vơ nghĩa giữa đêm tối mênh mơng của cuộc đời. “Ngọn đèn và ánh lửa cuộc đời” ấy thật yếu ớt và tội nghiệp gợi lên niềm xót xa thương cảm trong lòng người đọc trước một cảnh sống mỏi mòn và ngưng đọng. Cảnh phố huyện chiều tối hơm nay cũng giống như hơm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai : mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn hàng, bác phở Siêu lại gánh hàng ra và thổi TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 8 lửa, bác xẩm lại rải chiếu và bày cái thau sắt… Nhịp sống ấy cứ lặp đi lặp lại ngày này sang tháng khác, đơn điệu uể oải, buồn tẻ. Nhưng biết làm sao được! Khơng phải những con người khốn khổ ấy khơng hi vọng – khơng hi vọng thì làm sao sống được? “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Có điều, sự mong đợi ấy thật tội nghiệp: “một cái gì tươi sáng” ấy là “một cái gì” thật mơ hồ; và biết đến bao giờ nó mới đến? Dẫu sao thì những dòng chữ ấy cũng là một sự sẻ chia, thơng cảm, một tấm lòng thương u được viết ra bằng một ngòi bút nhân hậu với một giọng điện nhỏ nhẹ mà thấm thía lắng sâu. Văn Thạch Lam là như thế và trong truyện ngắn này ta gặp được nhiều câu văn, giọng văn tâm tình như thế. *. Tâm trạng buồn chán và ước mơ khao khát của Liên Giữa bấy nhiêu con người, nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới tâm hồn của “hai đứa” trẻ đặc biệt là Liên. Chúng chưa phải là loại cùng đinh nhất của xã hội nhưng là tiêu biểu cho những con nhà lành, đang rơi vào cảnh nghèo đói, bế tắc vì sa sút, thất nghiệp. a. Tâm trạng buồn chán trước cảnh sống hiện tại ở phố huyện Hình ảnh tăm tối của phố huyện và những con ngừơi tăm tối khơng kém, sống “ở nơi đây hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của Liên. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Liên ngồi n lặng bên mấy quả thuốc sơn đen “đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn man mác của buổi chiều xun thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị ” và “chị thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Thạch Lam khơng miêu tả tỉ mỉ đời sống vật chất của Liên, nhà văn chủ yếu đi sâu thể hiện thế giới tinh thần của nhân vật với nỗi buồn man mác, mơ hồ của một cơ bé khơng còn hồn tồn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Tác giả gọi “chị” vì quả Liên là một người chị biết quan tâm săn sóc em, biết đảm đang tảo tần thay mẹ, nhưng tâm hồn Liên thì vẫn còn là tâm hồn trẻ dại với những khao khát hồn nhiên, thơ ngây, bình dị. Một tâm hồn như thế mà “buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” thì thật thấm thía biết bao, đáng cho ta suy nghĩ biết bao về cảnh sống lúc bấy giờ nơi phố huyện. Tâm hồn trẻ vốn ưa quan sát, sợ bóng tối và khát khao ánh sáng. Bức tranh phố huyện hiện ra chính là qua tâm trạng này : “Hai chị em gượng nhẹ (trên chiếc chõng sắp gãy) ngồi n nhìn ra phố… Liên trơng thấy “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi” nhưng “chính chị cũng khơng có tiền để mà cho chúng nó…” “Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng cái ghế trên lựng ở trong ngõ đi ra…” “Hai chị em đứng sững nhìn theo bà cụ Thi đi lẫn vào bóng tối…” Nhìn những con người âm thầm đi vào đêm tối, những cái bóng lặng lẽ trong bóng đêm dày đặc, nỗi buồn chán dâng lên trong lòng Liên, bởi vì “từ khi nhà Liên dọn về đây… đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố xung quanh”… Cuộc đời Liên cũng đã âm thầm đi vào bóng tối từ lúc nào, cơ đã sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện từ bao lâu… mà đến nay, “đêm tối đối với Liên quen lắm, TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 9 chị khơng sợ nó nữa”. “Khơng sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ. Chỉ mấy từ “khơng sợ nó nữa” mà gợi ra bao liên tưởng. Hẳn là Liêng đã từng sợ cái bóng tối dày đặc đã từng bao vây những ngày đầu mới dọn về đây. Còn bây giờ Liên đã “quen lắm”. Sống mãi trong bóng tối rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta cũng quen dần với nỗi khổ. Có một cái gì tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” mà nhà văn dùng ở đây. Và người đọc cũng cảm thấy xót xa khi một tâm hồn thơ ngây non trẻ đã bị vùi sâu trong bóng tối của cuộc đời đến mức thanh chai sạn. Một câu văn ngắn mà hàm chứa bao ý nghĩa, để lại nhiều dư vị, dư vang. b. Ước mơ khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn Liên “quen lắm” với bóng tối khơng có nghĩa là cơ hồn tồn cam chịu sống trong cái bóng tối ấy suốt cả cuộc đời. Những người sống trong bóng tối bao giờ cũng thèm khát ánh sáng và muốn được sống trong ánh sáng. Thạch Lam đã đi sâu vào cái nỗi thèm khát ánh s1ng trong chỗ sâu nhất của những tâm hồn trẻ dại. Ơng dõi theo hai chị em Liên ngước mắt lên nhìn vòm trời sao lấp lánh để tìm sơng Ngân Hà và con vịt theo sau ơng Thần Nơng như trẻ thơ vẫn khao khát những điều kì diệu trong truyện cổ tích, những vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, lại q xa lạ làm mõi trí nghĩ, nên chỉ một lát, hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động của chị Tí… Sống mãi trong bóng tối “quen lắm” với bóng tối, Liên càng khát khao hướng về ánh sáng, cơ theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía : từ “ngàn sao lấp lánh trên trời” đến từng hột sáng lọt qua phên nứa, rồi Liên mơ tưởng tới ánh sáng của q khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và hun náo” đã lùi xa tít tắp ; tất cả, cuối cùng, đã bùng lên thành một khát khao mãnh liệt như là một nhu cầu bức thiết về tinh thần khơng thể thiếu được : đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện, để được trong chốc lát, thốt ra khỏi cuộc sống buồn chán nơi phố huyện, sống một cuộc sống nhộn nhịp hun náo và đầy ánh sáng. Liên đã mải mê đón chờ đồn tàu từ Hà Nội về với “các toa đèn sáng trưng” và nhìn hút theo chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi… Đó là thế giới của ao ước, dùng chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Nhưng như thế cũng đã là những phút giây bừng sáng hạnh phúc trong cả một ngày dài buồn chán, tẻ nhạt của hai đứa trẻ. Khơng thấm đượm một tấm lòng nhân ái sâu xa, khơng hiểu lòng con trẻ khơng có một tâm hồn nhạy cảm giàu chất thơ thì khơng thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người sống trong bóng tối. 3. Nhận xét chung, Qua bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên, tác phẩm thể hiện một niềm xót thương vơ hạn đối với những kiếp người nhỏ bé, vơ danh, khơng bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chơn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện, và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nơ lệ và đói nghèo. Đồng thời tác phẩm cũng muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 10 lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thốt khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chơn vùi họ. Đó là ý nghĩa nhân văn và nhân đạo sâu sắc của Hai đứa trẻ. (Giới thiệu đềthi TS ĐH&CĐ –NXB ĐHQG –HN ) Đề 2 : Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. (Đề tuyển sinh ĐH khối C năm 2009 ) GỢI Ý BÀI LÀM - Giới thiệu Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đồn với những sáng tác mang đậm tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có truyện Hai đứa trẻ. - Tình cảm nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ được thể hiện trong: + Sự cảm thơng của nhà văn với những rung động nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn con người: tâm hồn Liên man mác buồn trong thời khắc của một ngày tàn; Liên xúc động khi nhìn thấy những đứa trẻ nghèo đi lại nhặt nhạnh những vật thừa nơi chợ chiều nhưng chính chị cũng khơng có tiền cho chúng. + Sự cảm thơng cho những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo. Đó là những kiếp người nghèo khổ, đơn điệu, mòn mỏi, tẻ nhạt. * Hình ảnh mẹ con chị Tí bán nước trà và q vặt hằng đêm. * Hình ảnh bác phở Siêu bán phở gánh. * Hình ảnh vợ chồng bác xẩm hát dạo, xin ăn. * Và cả hình ảnh chị em Liên, An – những đứa trẻ sớm phải phụ giúp sinh kế gia đình. + Sự thấu hiểu và trân trọng của nhà văn với khát vọng thầm lặng, sâu sắc trong tâm hồn những người nghèo khổ. Họ ln khao khát về một thế giới, một tương lai tươi sáng khác với hiện tại nghèo khổ đen tối của họ: ngần ấy con người ngồi trong bóng tối hướng vọng về đồn tàu Hà Nội rực rỡ, sang trọng – hình ảnh tươi sáng của tương lai. - Bút pháp nghệ thuật đặc sắc biểu hiện qua: + Cốt truyện giản dị hầu như khơng có chuyện mà vẫn chứa đựng nội dung giàu tính nhân văn, gợi được những rung động sâu lắng, hấp dẫn nơi người đọc và có sức lay tỉnh tâm hồn người. + Bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với trữ tình tạo dựng sinh động, chân thật bức tranh nhân thế cảm động của phố huyện nghèo nhưng đầy ấp tình người. + Lời văn trong sáng và gợi hình, gợi cảm; giọng văn trữ tình, giàu chất thơ tạo được âm hưởng ngân vang và ấn tượng sâu sắc nơi người đọc. - Thạch Lam với Hai đứa trẻ đã để lại cho văn học Việt Nam một sáng tác đặc sắc giàu tính nhân văn. ( Theo đáp án của Bộ GD&ĐT ) [...]... một truyện ngắn trang nghiêm, cổ kính Hình tượng ấy, khơng chỉ biểu lộ cái tài, mà còn biểu lộ sâu sắc cái tâm hướng thi n – hướng mỹ của nhà văn lớn Nguyễn Tn ( Giới thi u đề thi TS ĐH&CĐ –NXB ĐHQG –HN ) TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 16 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích Số đỏ) VŨ TRỌNG PHỤNG I CẢM THỤ TÁC PHẨM Thơng qua việc miêu tả... cơ Tuyết, cơ con gái hư hỏng  Văn minh (con trai cụ cố Hồng, cháu nội cụ Tổ): Vă n Minh đã từng du học bên Tây, nhưng khơng hề đậu được mảnh bằng nào, về mở tiệm may và trở thành chủ tiệm may Âu hố Văn Minh chỉ trơng mong cụ Tổ chết để TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 17 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp được chia gia tài Khi cụ Tổ chết Văn Minh hớn hở ra mặt, lo “đi... chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tơn vinh như một hiện tượng văn học khơng thể thay thế (Giới thi u đề thi TS ĐH&CĐ –NXB ĐHQG) TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 31 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tơ) NGUYỄN HUY TƯỞNG I CẢM THỤ TÁC... 929 Trang 35 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp Nhưng chính lòng say mê nghệ thuật thuần túy đến qn mình cũng đã dẫn Đan Thi m đến cái chết Qn nổi loạn cho rằng do Đan Thi m tác động nên Vũ Như Tơ mới nhận xây Cửu Trùng Đài và mới xây Cửu Trùng Đài hăng hái thế Họ căm thù cả Vũ Như Tơ lẫn Đan Thi m, còn bọn cung nữ vì ghen ghét và vì muốn khỏi bị trừng phạt đã dồn hết tội cho Đan Thi m Bọn họ... trọng kẻ có tài, biết u cái đẹp, trân trọng với cái đẹp, biết nghe theo lời khun bảo của Huấn Cao để trở về với cái thi n và giữ lấy cái đẹp 3 Cảnh cho chữ : Cảnh cho chữ diễn ra ở cái thời điểm đêm đã về khuya và trong một cái khơng gian chật hẹp, tối tăm của nhà ngục với “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 13 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy... bị cuộc hành trình để thực hiện ước mơ làm người lương thi n của Chí thì con đường ấy bỗng đóng chặt lại Bà cơ Thị Nở khơng cho Thị Nở lấy Chí vì cho rằng Chí là kẻ “chun nghề ăn vạ, rạch mặt” Cái xã hội ấy khơng thừa nhận Chí, khơng cho Chí làm người lương thi n, thi u rụi TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 25 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp những ước mơ niềm vui và hạnh... rực rỡ chói lồ: vẻ đẹp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 14 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp của tài hoa; của khí phách hiên ngang bất khuất, của thi n lương” trong sáng Ba vẻ đẹp này khơng tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau để làm nên vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tn Và nhà văn, với nghệ thuật già dặn, khi miêu tả trực tiếp, lúc miêu tả gián tiếp, lúc... tác phẩm đầy chất thống thi t Đó là một thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt, nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, phơi bày những xung độ sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hồ, căng thẳng đến cực hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật (theo Lại Ngun Ân, 10 thuật ngữ văn học – Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002) TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 34 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp...TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TN I CẢM THỤ TÁC PHẨM Thơng qua câu chuyện “Chữ người tử tù” nhà văn Nguyễn Tn đã ca ngợi những con người tài đức đó là những con người dù có rơi vào hồn cảnh nghiệt ngã khốn cùng nào vẫn giữ được cái thi n lương” cao đẹp, sống hiên ngang, bất khuất, khơng hề bị khuất... Trang 12 TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp bây giờ đã biến mất Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xn, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” của viên quản ngục chính là bản chất lương thi n vốn có của ơng, cái bản chất mà bấy lâu nay sống trong cái cảnh tối tăm của đề lao với việc coi ngục của ơng đã bị che lấp đi Huấn Cao xuất hiện như một nguồn ánh sáng, khơi dậy lại trong ơng cái bản chất lương thi n . khơng chỉ biểu lộ cái tài, mà còn biểu lộ sâu sắc cái tâm hướng thi n – hướng mỹ của nhà văn lớn Nguyễn Tn. ( Giới thi u đề thi TS ĐH&CĐ –NXB ĐHQG –HN ) TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước. chỉ trơng mong cụ Tổ chết để TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 18 được chia gia tài. Khi cụ Tổ chết Văn Minh hớn hở ra mặt, lo “đi. chói lồ: vẻ đẹp TÀI LIỆU LTĐH MÔN VĂN Thầy Lê Phước Nghiệp TRUNG TÂM LTĐH 17 QUANG TRUNG ĐT: 07103 751 929 Trang 15 của tài hoa; của khí phách hiên ngang bất khuất, của thi n lương” trong

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

    Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan