1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao chất lượng dạy đọc cho HS lớp 2

68 439 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 368 KB

Nội dung

KĨ NĂNG ĐỌC 1. Kỹ năng đọc đúng 1.1. Một số khái niệm - Đọc: là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và hiểu được (hình thức đọc thành tiếng); là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (hình thức đọc thầm). - Đọc đúng: là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm của tiếng Việt. - Chính âm: là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và có hiệu lực về mặt xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ và phương ngữ Nam bộ. Giữa các phương ngữ có sự khác biệt lớn về mặt ngữ âm và có hiện tượng lệch chuẩn so với chính âm. Phươn g ngữ Sự khác biệt Bắc bộ Trung bộ Nam bộ Âm đầu tr/s/r _ + + Âm đầu v/d + + _ Âm cuối t/c/n/ng + + _ Vần ươu/ưu _ + + Thanh điệu + _ _ 1 Như vậy, mỗi vùng phương ngữ có sự lệch chuẩn khác nhau so với chính âm tiếng Việt. Sinh viên phải có ý thức tự tìm hiểu thấy được mặt lệch chuẩn của mình để sửa chữa. 1.2. Các yêu cầu để đọc đúng 1.2.1. Đọc đúng các âm vị tiếng Việt Khái niệm: Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị nghĩa của ngôn từ. a) Phương ngữ Bắc bộ: Thường phát âm sai phụ âm đầu: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n. Cần phân biệt và rèn luyện cách phát âm các âm vị trên dựa vào phương thức phát âm riêng của từng âm vị: - Phân biệt hai phụ âm l/ n: + Phụ âm l: Đây là phụ âm bên. Nên khi phát âm phải uốn lưỡi, đặt đầu lưỡi vào mặt bên trong của hàm trên, để luồng hơi qua kẽ răng hở hai bên lưỡi thoát ra. + Phụ âm n: Khi phát âm, luồng hơi phát ra đằng mũi. Muốn phát âm đúng, cần đặt đầu lưỡi vào hàm trên sát với chân răng rồi mới phát âm. Để phát âm đúng hai phụ âm này, trước hết cần luyện phát âm nhiều lần các từ có phụ âm n và l cho chính xác. Ví dụ: no nê, nao núng, nợ nần, nông nổi, nỗi niềm, nuôi nấng, lo lắng, lăn lộn, long lanh, lơ lửng, lành lặn, … Sau đó, đọc nhiều lần các từ có phụ âm l và n dễ nhầm lẫn. Ví dụ: nên người/lên núi, nỗi buồn/lỗi lầm, lòng mẹ/nòng súng, im lặng/nặng nề, … Khi đã phát âm đúng và phân biệt được cách phát âm của hai phụ âm trên thì cần tiến hành tập phát âm các câu, đoạn văn có chứa nhiều phụ âm “n” và “l”. Ví dụ: “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” 2 “Nam nữ thanh niên nước Nam nô nức nâng cao kĩ năng nói đúng nên không nới tay, nâng niu, nể nang với bạn này. Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta mệt não, nản chí”. - Phân biệt hai phụ âm tr/ch: + Phụ âm tr: Tr là phụ âm tắc, khi phát âm phải uốn lưỡi, đặt đầu lưỡi vào khoảng giữa mặt bên trong của hàm trên. Ví dụ: con trâu, cây tre, trái cam, … + Phụ âm ch: Ch cũng là phụ âm tắc nhưng khi phát âm không uốn lưỡi mà cứ để mặt lưỡi áp vào mặt trong của hàm trên. Ví dụ: cho, chẳng, chung chung, … - Phân biệt hai phụ âm s/x: + Phụ âm s: S là phụ âm xát, đầu lưỡi ngạc cứng, khi phát âm phải uốn cong lưỡi. Ví dụ: sung sướng, sẵn sàng, sa sút, sâu sắc, … + Phụ âm x: X là phụ âm xát, đầu lưỡi răng, khi phát âm không uốn lưỡi. Ví dụ: xa xôi, xấp xỉ, xao xuyến, xuề xoà, … - Phân biệt phụ âm r/d/gi: + Phụ âm r: là phụ âm xát, đầu lưỡi ngạc cứng, hữu thanh, khi phát âm phải uốn cong lưỡi. Ví dụ: Ra vào, rễ cây, rủ rê, … + Phụ âm d/gi: là hai phụ âm xát, đầu lưỡi răng, hữu thanh, khi phát âm đặt đầu lưỡi vào răng hàm trên để âm thanh phát ra. Ví dụ: duyên dáng, dữ dội, gia đình, giữ gìn, … Hai phụ âm này không có sự phân biệt về phương thức phát âm nên cần dựa vào nghĩa của từ để có cách viết cho đúng chính tả. b) Phương ngữ Trung bộ: Không phân biệt được thanh điệu: thanh hỏi/ thanh ngã; thanh ngã/ thanh nặng. + Thanh ngã là thanh điệu có âm vực cao, âm điệu không bằng phảng mà có sự đổi hướng. Khi phát âm, độ cao của thanh ngã sau khi xuống thấp rồi lại chuyển lên cao đột ngột và có gãy khúc. 3 + Thanh hỏi: là thanh điệu có âm vực thấp, âm điệu cũng không bằng phẳng mà có sự đổi hướng. Độ cao của thanh hỏi xuống thấp rồi lại đều đều chuyển lên cao. + Thanh nặng: là thanh điệu có âm vực thấp, âm điệu không bằng phẳng và cũng không có sự đổi hướng. Khi phát âm, độ cao của thanh nặng chuyển xuống thấp dần. Ví dụ: nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, củ, cũ, … c) Phương ngữ Nam bộ: không phân biệt được phụ âm đầu v/d và các nguyên âm đôi: -iêm/- im, -iếp/-ip, -iêu/-iu; phụ âm cuối t/c, n/ng. Ví dụ: chất lượng/ chấc lượng, hạt tiêu/hạt tiu, tiêm phòng/tim phòng, vợ con/dợ con, con ngan/con ngang, … 1.2.2. Đọc đúng ngữ điệu và trọng âm a) Đọc đúng ngữ điệu Khái niệm: Ngữ điệu là cách lên hay xuống giọng và cách ngắt câu phù hợp với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu thể hiện ở các bình diện như: cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc. Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói và nó tham gia vào việc tạo nên lời nói. Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng. Ngữ điệu tiếng Việt chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng (cao độ), sự nhấn giọng (cường độ), sự ngừng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng (phối hợp cả cường độ và trường độ). b) Đọc đúng trọng âm Khái niệm: Trọng âm là âm cần đọc mạnh trong một từ của một tiếng đa âm. - Đọc đúng trọng âm từ, trọng âm cú pháp. - Đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi. 2. Kỹ thuật đọc 2.1. Đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm 4 Yêu cầu đầu tiên của việc luyện kỹ thuật đọc là đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm tiếng Việt. Cần đọc rõ, tức là phát âm rõ từng âm tiết bằng cách nhấn mạnh các phụ âm đặc biệt là đối với các phụ âm khó phát âm (r, tr, s, l). Để thực hiện được điều này, mỗi người cần có ý thức tự giác, kiên nhẫn và nghiêm khắc tập luyện, điều chỉnh, khắc phục lỗi sai về chính âm do phương ngữ. 2.2. Ngắt giọng đúng chỗ Dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ để ngắt hơi cho đúng. Nhờ hiểu nghĩa và các quan hệ ngữ pháp, ta đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại, chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài học. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hoặc đọc mà không chú ý đến nghĩa. Vì vậy kĩ thuật ngắt giọng vừa giúp học sinh luyện đọc lại vừa là phương tiện giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. Chú ý: - Không được ngắt từ, cụm từ ra làm hai. VD: Không ngắt hơi như sau: +Ca lô đội lệch, mồm huýt / sáo vang +Rắn là loài bò / sát không chân +Với em bé gái, phải người / lớn cơ. +Ông già bẻ gãy từng chiếc một / cách dễ dàng - Không tách danh từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm. VD: Không ngắt hơi như sau: +Như con/ chim chích Nhảy trên đường vàng + Những ngôi/ sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 5 + Đến cả chiếc / thước kẻ, chiếc / bút chì sao cũng đáng yêu đến thế. - Không tách giới từ với danh từ đi sau nó. VD: Không ngắt hơi như sau: + Như con chim chích Nhảy trên / đường vàng + Trăm cô gái tựa tiên sa Múa chày đôi với/ chày ba nhịp nhàng + Trong / rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau - Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó. VD: Không ngắt hơi như sau: + Mẹ là / ngọn gió của con suốt đời. + Hay chạy lon xon Là / gà mới nở. + Món quà ông thích nhất hôm nay là / chùm điểm mười của cháu đấy. 2.3. Ngắt hơi đúng với dấu câu Khi đọc cần ngắt hơi ở các dấu câu đúng với các qui định trong tiếng Việt. Điều này giúp người đọc có thời gian nghỉ lấy hơi đồng thời thể hiện được đúng quan hệ và ý nghĩa ngữ pháp của các câu trong tiếng Việt. - Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, nghỉ nhiều hơn dấu phẩy và ít hơn dấu chấm ở dấu chấm phẩy. - Đọc đúng ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt ở câu cảm, nhấn giọng ở câu cầu khiến, hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. 6 2.4. Tốc độ, âm lượng đọc phù hợp - Người đọc cần làm chủ được tốc độ đọc (nhanh, chậm, ngân, dãn nhịp đọc cho phù hợp). Không nên đọc chậm quá hoặc nhanh quá làm cho người nghe khó tiếp nhận văn bản đọc. - Người đọc cần làm chủ được cường độ giọng (to, nhỏ, nhấn giọng hay không nhấn giọng). Không nên đọc gào to nhưng cũng không nên quá nhỏ. Như vậy người đọc mới không phí sức và người nghe cũng không khó chịu vì phải tiếp nhận những âm thanh không đúng âm lượng thích hợp. Đối với các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng cần có cách đọc khác nhau. Chẳng hạn, khi đọc hiểu một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì cần phải nắm đựơc những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Từ đó, người đọc có thể tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, phát hiện được các tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu hiện nội dung. Đọc văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học thì yêu cầu quan trọng nhất là phải nắm được nội dung thông tin của văn bản đó. 2.5. Qui trình luyện đọc - Đọc thầm trước toàn bộ văn bản. - Xác định thể loại, phong cách của văn bản. - Xác định mục đích đọc (đọc để nhận biết thông tin, để thông báo tin tức, để cổ động, để kêu gọi, để tuyên bố…). - Xác định đối tượng nghe. - Xác định cách thức trình bày cho phù hợp (ngữ điệu, giọng điệu, cách ngắt nhịp, âm lượng ). - Xử lí thông tin chứa trong văn bản (nội dung chính, từ khó, dàn ý…). - Chuẩn bị những chú ý, đánh giá, nhận xét, bổ sung của cá nhân. Đọc văn bản theo 3 mức độ sau: - Chỉ đọc nội dung văn bản, không có ý kiến diễn giải cá nhân. 7 - Đọc trọn vẹn nội dung văn bản rồi góp ý kiến giải thích, bàn luận. - Vừa đọc vừa xem lời chú dẫn, bàn luận về nội dung của văn bản. 3. Kĩ năng đọc sách Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người, những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học từ trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời. 3.1. Các điều kiện để đọc sách có hiệu quả Để đọc sách đạt được hiệu quả cao, người đọc cần xác định và thực hiện tốt các công việc sau đây: - Xác định rõ mục đích đọc sách. Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Có nhiều mục đích đọc sách khác nhau: tìm hiểu toàn bộ nội dung của cuốn sách, tìm hiểu một vấn đề, một khía cạnh nào đó của cuốn sách, đọc để sưu tầm tài liệu, đọc để lấy ý kiến trích dẫn, đọc để giải trí thư giãn, … Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp người đọc tránh được việc đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp người đọc có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian dành cho đọc sách của bản thân. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: Đọc để làm gì? Từ đó mới xác định được các yêu cầu: Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào? Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. 8 Ví dụ, khi đọc "Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có người tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ; có người tìm hiểu cuộc đời cô Kiều và cốt truyện; có ngừơi lại qua đó mà hiểu biết đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có ngừơi lại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức ngừơi phụ nữ , Vì vậy xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta. Mục đích đọc sách cần rõ ràng, cụ thể. Có mục đích lâu dài và mục đích trước mắt. Thực tiễn dạy học ở đại học cho thấy, mục đích đó rất đa dạng. Chẳng hạn như tìm kiếm luận cứ hay sự khẳng định cho một kết luận hay một tư tuởng; tìm kiếm khả năng để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó; giải một bài tập, viết một bài báo, giải quyêt một vấn đề lí luận hay thực tiễn ; mở rộng hiểu biết; học tập cách suy nghĩ, cách phân tích, phê phán, cách đánh giá Cần căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể mà xác định mục đích đọc cho rõ ràng và hợp lí. - Chọn sách phù hợp. Sách có vai trò quan trọng. Song, không phải gặp gì đọc nấy. Ngày nay, số lượng sách và tài liệu về mọi lĩnh vực là rất lớn và không ngừng tăng lên. Mỗi người không thể có đủ thời gian để đọc tất cả thậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mặt khác, trong số sách báo hiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, rất có ích. Nhưng cũng không ít những cuốn sách làm tốn công sức của người đọc, đôi khi còn gây ảnh hưởng xấu. Vì vậy, phải chọn sách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình. Việc chọn sách phải dựa trên những căn cứ nhất định: mục đích đọc, phạm vi nghiên cứu tìm hiểu, sở thích hứng thú, … Nên người đọc không chỉ chọn ra những cuốn sách có thể đọc mà phải chọn ra cả phần cần đọc trong một cuốn sách. - Có phương pháp đọc hiệu quả. Quỹ thời gian làm việc của mỗi người trong ngày có hạn, trong khi đó khối lượng công việc cũng như khối lượng sách cần đọc của chúng ta lại rất nhiều. Vì vậy, mỗi người cần phải có phương pháp đọc sách khoa học để tiết kiệm thời gian đạt hiệu quả cao khi đọc sách - Tích cực tư duy trong khi đọc. Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm tốn thời gian vô ích. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu 9 biết đã có. Từ đó mà phát hiện cho được cái chủ yếu, cái không chủ yếu, cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, người đọc sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới góc độ mới và chất lượng mới. Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biểt gì, kinh nghiệm gì cho bản thân. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. - Có sự tập trung, chú ý cao độ. Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi người đọc phải say mê và có mục đích đọc rõ ràng. Cần cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu thì hãy cố gắng suy nghĩ hoặc ghi lại để tìm hiểu sau. Làm được như vậy thì việc đọc mới có hiệu quả. 3.2. Qui trình đọc sách Để đọc sách hiệu quả và tiết kiệm thời gian người đọc nên áp dụng đọc ở các mức độ sau: 3.2.1. Đọc nhanh (đọc lướt) Mục đích của việc đọc lướt nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung chung của cuốn sách. Người đọc cần tìm hiểu những thông tin: - Tên sách - Tác giả - Nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xuất bản - Mục lục: Mục lục sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý lôgic của nó. Đọc phần mục lục là để xác định rõ cấu trúc của sách và phần nội dung cần đọc của bản thân. - Lời giới thiệu (lời tựa hoặc lời nói đầu). Lời mở đầu thường do tác giả cuốn sách hoặc người biên soạn viết. Qua lời mở đầu, người đọc dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng, mục đích của cuốn 10 [...]... đạo của bài tập đọc - Soạn các bài tập luyện đọc hiểu cho bài tập đọc đó 6 Soạn 3 giáo án dạy tập đọc (một giáo án lớp 1, một giáo án cho lớp 2, 3; một giáo án cho lớp 4 hoặc lớp 5) 20 7 Phân tích các bước lên lớp của một giờ tập đọc (Nêu tên gọi, chỉ ra mục đích, các cách thức thực hiện, những điểm cần lưu ý) 8 Thực hành dạy giờ tập đọc của một trong 3 giáo án ở mục 6 9 Dự giờ dạy tập đọc của đồng nghiệp,... trình đọc sau này Vì vậy đọc lướt là một khâu rất quan trọng, cần thiết cho người đọc, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo thuận lợi cho việc đọc và nghiên cứu kỹ chủ đề của sách 3 .2. 2 Đọc kỹ Đối với mỗi cuốn sách người đọc có thể đọc một lần, hoặc đọc nhiều lần, đọc nhanh hay đọc chậm, tất cả đều phụ thuộc vào mục đích và khả năng của người đọc Nếu chỉ với mục đích lấy tư liệu trích dẫn thì có thể đọc. .. làm chủ tốc độ để đọc diễn cảm thì cần nhắc lại rằng một trong những kĩ năng cần luyện cho HS là đọc nhanh Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là một phẩm chất của đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng 31 Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (nhiệm vụ này phần dạy đọc của phân môn Học vần phải đảm nhiệm), đọc không ê a, ngắc... trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và... khác Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được Nhiều khi khó nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng Vì vậy trong dạy đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào 2. 2 Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo... giọng cần phải được đọc kéo dài Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm mà phải kéo dài giọng đọc từng tiếng (còn gọi là đọc ngân) để cho câu văn, câu thơ ngân lên gây sự chú ý * Cường độ: Trước khi nói đến việc sử dụng cường độ trong đọc diễn cảm phải nói đến việc dạy đọc to Khi đọc trước nhiều người, HS phải tính đến người nghe Các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và... Như vậy, phải đọc sao cho cả tập thể này nghe rõ Nghĩa là phải đọc to đến độ làm cho bạn ở xa nhất trong lớp có thể nghe thấy Nhưng như thế lại không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc để gây sự chú ý của một số HS Cường độ đọc có giá trị diễn cảm Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang (cường độ lớn: đọc to hoặc nhấn giọng, cao độ cao) hay giọng lắng (cường độ yếu, cao độ thấp)... tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 1 Phân tích bình diện âm thanh của ngôn ngữ và ứng dụng để luyện đọc thành tiếng cho học sinh Tiểu học Đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu, mục đích mà dạy đọc hướng tới, đó chính là nội dung của việc luyện đọc thành tiếng Đọc đúng trước hết là đọc đúng chính âm Vì vậy để dạy đọc chúng ta cần có hiểu biết về chính âm... luyện đọc đúng trong giáo án Có điều cần lưu ý là trong các tài liệu dạy học hiện nay chỉ ghi các từ cần luyện đọc mà không nói rõ khi HS đọc như thế nào mới xem là lỗi để luyện đọc các từ đó, tức là không nói rõ chuyển từ cách đọc nào về cách đọc nào Ví dụ sách ghi Đọc đúng, rõ ràng”, … thì GV cần biết rằng chỉ có vùng nào đọc /r/ rung lưỡi hoặc đọc thành “gõ gàng” mới phải luyện, còn ba 28 cách đọc. .. đích đọc để nghiên cứu, học tập thì phải đọc nhiều lần Khi đọc nên tập đọc nhanh, đọc nhanh sẽ tập trung được sự chú ý, dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa đoạn này với đoạn khác Điều này, giúp cho người đọc nắm vững những tư liệu, tài liệu tốt hơn, để đọc được nhanh thì người đọc cần phải rèn luyện, kinh nghiệm thực tế cho thấy ai cũng có thể đọc nhanh được nếu biết rèn luyện kỹ năng đọc Nên đọc . bài tập đọc. - Tìm đại ý, cảm xúc chủ đạo của bài tập đọc. - Soạn các bài tập luyện đọc hiểu cho bài tập đọc đó. 6. Soạn 3 giáo án dạy tập đọc (một giáo án lớp 1, một giáo án cho lớp 2, 3; một. trưng của dạy học Tập đọc. 3. Giải thích thế nào là đọc đúng”, đọc nhanh”, đọc có ý thức” (đọc hiểu), đọc diễn cảm” và yêu cầu đặt ra cho mỗi kĩ năng này theo từng khối lớp. Hoạt động 2. Tìm. cần thiết cho người đọc, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo thuận lợi cho việc đọc và nghiên cứu kỹ chủ đề của sách. 3 .2. 2. Đọc kỹ Đối với mỗi cuốn sách người đọc có thể đọc một lần, hoặc đọc nhiều

Ngày đăng: 29/05/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w