Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về phòng chống HIVAIDS thuộc Bộ Y tế

134 478 3
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về phòng chống HIVAIDS thuộc Bộ Y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống dân tộc. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 12 năm 2005, trên toàn quốc đã có 104.111 trường hợp nhiễm HIV/AIDS trong đó 17.289 bệnh nhân AIDS và 10.071 ca tử vong do AIDS. Ngân sách Nhà nước phân bổ chương trình phòng chống HIV/AIDS liên tục tăng qua các năm (từ 11,1 tỷ đồng cho cả giai đoạn 1990-1993 lên mức bình quân 80 tỷ đồng/năm cho giai đoạn 2003-2006). Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư để có thể triển khai đồng bộ các chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS là rất lớn so với các nguồn hỗ trợ hiện tại của Chính phủ. Vì vậy, sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các chính phủ và tổ chức quốc tế như UNAIDS, UNDP, UNDCP, WHO, UNICEF, WB, KFW, ADB, JICA, USAID, CDC, AusAIDS, DFID là hết sức quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Kinh phí do các nhà tài trợ hỗ trợ cho Việt Nam chủ yếu dưới hình thức ODA chiếm khoảng 80% tổng kinh phí dành cho chương trình HIV/AIDS. Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, tính đến hết năm 2006, tổng vốn ODA cam kết cho chương trình phòng chống HIV/AIDS là 107.007.000 USD cho 05 dự án với một số nhà tài trợ chính là KfW, WB,DFID, Global Fund, CDC- Life gap. Cũng như các dự án ODA khác của Bộ Y tế, tỷ lệ giải ngân các dự án phòng chống HIV/AIDS là rất chậm chạp. Do yêu cầu tập trung triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm, hầu hết các dự án phòng chống HIV/AIDS không bố trí nhiều kinh phí cho việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị. Do đó, công tác kế toán đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giải ngân của dự án. Một số dự án đến nay vẫn chưa được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt định mức chi tiêu gây khó khăn cho việc triển khai và thanh quyết toán các hoạt động. Nhiều cán bộ kế 1 toán dự án còn lúng túng trong việc đáp ứng đồng thời các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ. Thực tế đó đặt ra yêu cầu tổ chức công tác kế toán tại các Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS một cách khoa học, hợp lý. Hệ thống kế toán phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kế toán Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu quản lý của chủ dự án và quy định của nhà tài trợ. Từ đó, giúp các Ban quản lý dự án không những đẩy nhanh tiến độ giải ngân mà còn tăng cường kiểm soát chi tiêu, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm kinh phí. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Khái quát cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác kế toán trong các dự án ODA. - Tổng quan về các dự án ODA và tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA của ngành y tế. Phân tích các khó khăn trong quá trình giải ngân xuất phát từ công tác kế toán dự án. - Khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới viện trợ không hoàn lại - Bộ Y tế. Chú trọng đến mối tương quan giữa công tác kế toán, công tác đấu thầu, hoạt động chuyên môn - kỹ thuật và tiến độ giải ngân. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam" - Bé Y tế nói riêng và trong các dự án ODA trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế khảo sát, nghiên cứu điển hình tại Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ. 2 Việc lựa chọn Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ để nghiên cứu chi tiết là vì những lý do sau: − Đây là một trong sè Ýt các dự án của ngành y tế đặc biệt quan tâm đến công tác kế toán ngay từ giai đoạn thiết kế dự án; − Đây là dự án có tiến độ giải ngân tốt và có cơ cấu bộ máy quản lý kế toán dự án tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương; − Quy trình quản lý tài chính - kế toán của Ngân hàng Thế giới là phức tạp và chặt chẽ nhất trong số các nhà tài trợ quốc tế; − Ngân hàng Thế giới dự kiến xây dựng thành dự án điểm của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, các bài học, kinh nghiệm rót ra từ Dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam" hoàn toàn có khả năng vận dụng cho các dự án ODA khác trong lĩnh vực HIV/AIDS của Bộ Y tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: Phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp phân tích và mô tả; phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh Toàn bộ các phương pháp trên được sử dụng một cách linh hoạt, có lúc kết hợp, có lúc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế. Từ đó góp phần làm căn cứ để xây dựng một cơ chế quản lý tài chính dự án hoàn chỉnh, hệ thống kế toán thống nhất để áp dụng cho các dự án sử dụng vốn ODA. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, các từ viết tắt, danh mục bảng, luận văn được kết cấu như sau: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại tại các dự án ODA về phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế. 4 Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA 1.1. Những vấn đề chung về quản lý tài chính dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.1.1. Khái niệm về vốn ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã có lịch sử dài hơn nữa thế kỷ, phản ánh một trong những mối quan hệ quốc tế giữa một bên là các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế và bên kia là các nước đang phát triển, thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ phát triển. ODA là ba chữ cái đầu tiên của cụm từ: Official Development Assistance, dịch sang tiếng Việt là hỗ trợ hay trợ giúp phát triển chính thức. Cho tới nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cụ thể: Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là vốn bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ không phải hoàn trả sẽ có yếu tố cho không là 100% (khoản viện trợ không hoàn lại). Một khoản vay ưu đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho không không Ýt hơn là 25%. Theo quan điểm của WB thì định nghĩa ODA chỉ đứng trên góc độ về bản chất tài chính để xem xét mà chưa chỉ rõ chủ thể quan hệ với vốn ODA và ý nghĩa của vốn ODA. Theo Chương trình Phát triển liên hiệp quốc (UNDP) thì; Vốn ODA hay vốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả các khoản cho không và các khoản vay đối với các nước đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết (nhà tài trợ chính thức), nhằm mục đích cơ bản 5 là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội và được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi (nếu là khoản vay, sẽ có yếu tố cho không không Ýt hơn 25%). Theo nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam thì: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. Nh vậy có nhiều định nghĩa về ODA, mỗi định nghĩa có các góc độ nhấn mạnh khác nhau, trên cơ sở các định nghĩa trên ta có thể hiểu: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế, các nhà nước và các tổ chức phi chính phủ dành các nước đang và chậm phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước này. Như vậy ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Yếu tố không hoàn lại trong ODA luôn phải đạt mức tối thiểu là 25% và tối đa là 100%, việc xác định yếu tố này dựa vào so sánh mức lãi suất tín dụng thương mại (lấy tiêu chuẩn là 10%). Cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi: (i) Lãi suất vay thấp (<3%/năm); (ii)Thời gian ân hạn dài; (iii)Thời gian vay dài. 1.1.2. Các quy định về quản lý tài chính đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vốn ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp nhận trong giai đoạn hiện nay. Nó sẽ là một chất xúc tác quan trọng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của một quốc gia khi nguồn vốn này được Nhà nước quản lý và sử dụng có hiệu quả và nó cũng trở thành gánh nặng nợ nần kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của Quốc gia khi mà buông lỏng quản lý và sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả. 6 ở Việt nam, quản lý nhà nước về ODA được quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ. Theo Nghị định 131 thì mỗi cơ quan chức năng sẽ có một nhiệm vụ cụ thể về quản lý ODA, trong đó quản lý về tài chính được phân công cho Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và điều phối các nguồn vốn ODA; hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. 2. Chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án vốn vay với nhà tài trợ; theo uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. 3. Đại diện chính thức cho "người vay" là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay, kể cả trong trường hợp Thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các điều ước quốc tế nêu trên. 4. Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án: a, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với chương trình, dự án; b, Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều kiện cho vay lại trong nước áp dụng cho các chương trình, dự án; c, Quy định cụ thể về thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn của các chương trình, dự án trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại các điều ước quốc tế về ODA đã ký với Nhà tài trợ; d, Chủ trì hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình, dự án; giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế; đ, Bố trí vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để trả nợ các khoản ODA vốn vay khi đến hạn; 7 e, Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn ODA; tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ODA; tổng hợp số liệu rút vốn, thanh toán và trả nợ đối với chương trình, dự án báo cáo Chính phủ và thông báo cho các cơ quan liên quan; g, Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong dự toán Ngân sách hàng năm; cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ vốn đối ứng cho chương trình, dự án thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng và nhu cầu về vốn ứng trước cho chương trình, dự án. 1.1.3 Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên Thế giới (a) Trung Quốc Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD với 263 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, và ở khắp các địa phương. Vốn ODA đóng vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cảI các và phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: Có chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ. Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính và Uỷ ban cảI cách phát triển quốc gia. Bộ Tài chính làm nhiệm vụ “đI kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. Bộ Tài chính yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án. Các Bộ nghành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính giám sát việc sử dụng vốn. (b) Ba Lan 8 Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phảI tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng, việc thực hiện dự án ODA mà giao cho các bộ phận hành chính không phảI là thích hợp. Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ. Tại Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là “quỹ tài chính công”, việc mua sắm tài sản công phảI tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giảI ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo. Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Uỷ ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan. Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường. (c) Malaysia Vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là Cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. 9 Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo. Mặc dù chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực, song Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai. Tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hoà hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao tính minh bạch và đặc biệt là giảm lãng phí. 1.2. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA 1.2.1. Khái niệm kế toán. (a) Khái niệm Kế toán là một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung, quản lý hoạt động kinh tế của đơn vị nói riêng. Có nhiều nhận thức, quan niệm về kế toán ở những phạm vi, góc độ khác nhau nhưng đều gắn kế toán với việc phục vụ cho công tác quản lý. Do vậy, kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý, kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế, tài chính ngân sách trong đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của đơn vị. - Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phản ánh, tổng hợp theo một cách riêng có bằng chứng về những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó. 10 [...]... Đơn vị kế toán cấp 1; + Đơn vị kế toán cấp 2; + Đơn vị kế toán cấp 3 Trường hợp đơn vị kế toán cấp 3 cần tổ chức bộ phận kế toán trực thuộc thì việc tổ chức bộ m y kế toán trực thuộc do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán cấp trên đơn vị kế toán cấp 3 quyết định (d) Hình thức tổ chức bộ m y kế toán Tổ chức bộ m y kế toán của đơn vị phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán (tập... hình tổ chức bộ m y kế toán vừa tập trung vừa phân tán Theo hình thức tổ chức công tác kế toán n y, ở đơn vị kế toán cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tuỳ thuộc vào quy mô, y u cầu quản lý và trình độ cán bộ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức kế toán riêng Đơn vị nào được tổ chức kế toán riêng thì thành lập phòng kế toán để thực. .. làm kế toán, gồm: kiểm tra biên chế, tổ chức bộ m y kế toán, việc phân công phân nhiệm trong bộ m y xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán có đảm bảo tiêu chuẩn quy định và y u công công tác của chức trách, nhiệm vụ bộ m y kế toán Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán có... dễ tìm kiếm * Các loại sổ kế toán Sổ kế toán bao gồm 2 loại sổ là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán tổng hợp gồm sổ Nhật ký, Sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác Đối với sổ kế toán tổng hợp, Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội... cầu của việc tổ chức bộ m y kế toán Tổ chức bộ m y kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ m y kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và y u cầu quản lý của đơn vị Tổ chức bộ m y kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kinh tế của đơn vị Bộ m y kế toán phải gọn... tổ chức bộ m y kế toán có thể thực hiện theo các hình thức sau: * Mô hình tổ chức bộ m y kế toán tập trung Theo hình thức n y, đơn vị chỉ thành lập phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cấp trên), còn ở các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán. .. hoặc tự x y dựng phần mềm kế toán phù hợp Hình thức kế toán trên m y vi tính áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các y u cầu sau: - Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng y u cầu kế toán quy định Các sổ kế toán tổng hợp phải có đ y đủ các y u tố theo quy định của chế độ kế toán - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của... kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán 1.2.2 Khái niệm tổ chức công tác kế toán Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán; Nội dung tổ chức. .. bảo những y u cầu sau: - Mở sổ kế toán: Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở và giữ một bộ sổ kế toán duy nhất gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm Đối với đơn vị mới thành lập phải mở sổ kế toán từ ng y thành lập Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán n y trước khi sử dụng - Ghi sổ kế toán + Việc ghi sổ kế toán phải căn... công tác kế toán và kiểm tra kế toán (a) Tổ chức nội dung công tác kế toán trong các đơn vị HCSN Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán ở đơn vị là tạo ra mối liên hệ giữa các công việc trong từng phần hành kế toán cụ thể Mức độ cụ thể hoá công tác kế toán ở mỗi đơn vị tuỳ thuộc vào quy mô và số lượng các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Như v y, ở mỗi đơn vị HCSN khác nhau, công tác kế toán được . công tác kế toán trong các dự án ODA. 1.3.1. Tổ chức bộ m y kế toán trong các dự án ODA. (a )Y u cầu của việc tổ chức bộ m y kế toán Tổ chức bộ m y kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công công. thiện tổ chức công tác kế toán tại tại các dự án ODA về phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế. 4 Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA 1.1. Những vấn đề chung về. công tác kế toán trong các dự án ODA. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các dự án ODA về phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ y u nhằm

Ngày đăng: 28/05/2015, 21:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ghi hµng ngµy

  • lời mở đầu

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Đóng góp của luận văn

    • 6. Bố cục của luận văn

    • Chương 1

    • Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA

      • 1.1. Những vấn đề chung về quản lý tài chính dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

        • 1.1.1. Khái niệm về vốn ODA

        • 1.1.2. Các quy định về quản lý tài chính đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

        • 1.2. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA

          • 1.2.1. Khái niệm kế toán.

          • 1.2.2. Khái niệm tổ chức công tác kế toán.

          • 1.2.3. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA.

          • 1.2.4. Vai trò của thông tin kế toán trong hệ thống quản lý tài sản của các dự án ODA

          • 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các dự án ODA.

            • 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các dự án ODA.

            • 1.3.2. Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.

            • 1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

            • 1.3.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán và hình thức kế toán.

            • 1.3.5. Tổ chức lập, nộp báo cáo tài chính.

            • 1.3.6 Tổ chức nội dung công tác kế toán và kiểm tra kế toán.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan