Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc
Trang 110 KPCĐ: Kinh phí công đoàn11 NCC: nhà cung cấp
12.NG: nguyên giá13.NH: ngân hàng
14.NPS: Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc15.NVL: nguyên vật liệu
16.N- X- T: nhập- xuất- tồn17.QLDN: quản lý doanh nghiệp18.SCL: sửa chữa lớn
Trang 2Sơ đồ 09: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm tiền gửi ngân hàngSơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán TGNH
Sơ đồ 11: Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐSơ đồ 12: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐSơ đồ 13: Sơ đồ minh hoạ hạch toán tăng, giảm TSCĐSơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ
Sơ đồ 15: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐSơ đồ 16: Sơ đồ minh hoạ hạch toán hao mòn TSCĐSơ đồ 17: Trình tự ghi sổ kế toán hao mòn TSCĐSơ đồ 18: Quy trình luân chuyển phiếu nhập khoSơ đồ 19: Quy trình luân chuyển phiếu xuất khoSơ đồ 20: Trình tự hạch toán chi tiết NVL
Sơ đồ 21: Trình tự ghi sổ kế toán NVL
Sơ đồ 22: Trình tự ghi sổ kế toán thanh toán với nhà cung cấpSơ đồ 23: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tiền lươngSơ đồ 24: Trình tự ghi sổ kế toán thanh toán tiền lươngSơ đồ 25: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí NVL trực tiếp
Trang 3Sơ đồ 26: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếpSơ đồ 27: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí SXC
Sơ đồ 28:Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí SXKDSơ đồ 29: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ doanh thuSơ đồ 30: Trình tự ghi sổ kế toán doanh thu
DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 01: Bảng cân đối kế toán năm 2008
Bảng 02: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008Bảng 03: Tình hình tổng hợp TSCĐ hữu hình quý 4/2008Bảng 04: Sổ cái TK 211 quý 4/2008
Bảng05: Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12 năm 2008Bảng 06: Sổ cái TK 214 Quý 4/2008
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới từ năm 1986, nền kinhtế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duykinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sangkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đốingoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế Con đường đổi mới đó đã giúpViệt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nềnkinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bềnvững đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũngđã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng cũng như sự đa dạng về lĩnh vựchoạt động, về quy mô và mô hình tổ chức, về phương thức huy động và sởhữu vốn, Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nayđòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự năng động và linh hoạt trong kinhdoanh Để đạt được điều đó thì một trong các yếu tố không thể thiếu đối vớicác doanh nghiệp là phải có một bộ phận kế toán được tổ chức phù hợp,khoa học và hoạt động hiệu quả Hạch toán kế toán là một trong những côngcụ để quản lý kinh tế, tài chính, phản ánh và kiểm tra toàn diện tình hình sảnxuất và thực hiện kế hoạch của Nhà nước đối với doanh nghiệp Những sốliệu do bộ phận kế toán mang lại phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịpthời và có hệ thống là phương tiện để quản lý kinh tế, là nhân tố để thực hiệnkế hoạch kinh doanh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hạch toán kế toán, là một sinhviên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, nhằm củng cố kiến thức và có một
Trang 5cái nhìn thực tế, sâu sắc hơn, em đã tham gia chương trình kiến tập - tìmhiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệtđiện miền Bắc Trong thời gian hơn một tháng kiến tập, với sự giúp đỡ tậntình của Công ty nói chung và Phòng Tài chính - kế toán nói riêng cùng vớinỗ lực của bản thân, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế bổ íchvà đã hoàn thành báo cáo kiến tập này dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của côgiáo - Ths Đoàn Thanh Nga.
Về mặt kết cấu, báo cáo kiến tập của em trình bày 3 nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệtđiện miền Bắc
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổphần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc
Chương 3: Đánh giá thực trạng kế toán tại Công ty Cổ phần dịchvụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc
Do thời gian tiếp cận thực tế không nhiều cũng như hạn chế về trìnhđộ năng lực của bản thân nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những saisót nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo đểbáo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hải Dương, tháng 7 năm 2009Sinh viên thực hiên:Trần Thị Phương
Trang 6NỘI DUNG
SỬA CHỮA NHIỆT ĐIỆN MIỀN BẮC1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Công ty: Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền BắcTên giao dịch quốc tế: NORTH POWER SERVICE JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt: NPS
Địa chỉ tru sở chính: thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải DươngĐiện thoại: 0320.3582909 Fax: 03203.582905
Đăng ký thay đổi lần thứ 2: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0403000636 ngày 05 tháng 02 năm 2008 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh HảiDương cấp.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000VNĐ (50 tỷ đồng)
Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc tiền thân làPhân xưởng sửa chữa điện - kiểm nhiệt thuộc Công ty Cổ phần nhiệt điệnPhả Lại với chức năng chính là sửa chữa thường xuyên, đại tu các thiết bị vềđiện và kiểm nhiệt cho Công ty.
Trang 7Trước đây, Công ty CP nhiệt điện Phả Lại nói riêng và hầu hết cácnhà máy điện của Việt Nam nói chung đều phát triển theo hướng đơn chiếc,mỗi nhà máy sử dụng một loại công nghệ và có lực lượng sửa chữa riêng.Việc quản lý hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng nhà máy điện vẫn theo kiểu“hỏng đâu thay đấy” Nhiều nhà đầu tư sau khi đưa nhà máy vào vận hànhdường như quá coi trọng tới sản lượng điện sản xuất mà xem nhẹ khâu bảotrì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị máy móc Điều này ảnh hưởng không nhỏ tớihiệu quả, hiệu suất hoạt động của nhà máy Những năm gần đây, hàng loạtvấn đề liên quan đến hiệu suất, tuổi thọ, lợi nhuận của các nhà máy điện đãđược đặt ra Nhằm tăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảodưỡng chuyên nghiệp, với quy mô lớn cho các nhà máy nhiệt điện khu vựcphía Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phê duyệt đề án và quyết địnhtách Phân xưởng sửa chữa điện - kiểm nhiệt ra khỏi Công ty Cổ phần nhiệtđiện Phả Lại để thành lập công ty riêng là Công ty CP Dịch vụ sửa chữanhiệt điện miền Bắc.
Công ty CP dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc với tên viết tắt làNPS được thành lập theo quyết định số 18/ĐL/TCCB ngày 25/10/2006 củaBộ Điện lực, là đơn vị hạch toán độc lập và là thành viên của Tập đoàn Điệnlực Việt Nam (EVN) Công ty có nguồn vốn góp từ các cổ đông sáng lập là:EVN 35% vốn, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại 15%, Công ty Nhiệt điệnUông Bí 10%, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng 10%, Công ty CP Nhiệtđiện Quảng Ninh 10%, Công ty CP Nhịêt điện Ninh Bình 5%, Công ty chếtạo thiết bị điện Đông Anh 5%, Công ty Cơ khí điện lực 5%, Công ty CPLILAMA 69-9 góp 5%.
Đến nay, với đội ngũ 631 CBCNV từ Công ty CP Nhiệt điện Phả Lạichuyển sang, trong đó có trên 200 thợ lành nghề bậc cao và gần 100 kỹ sưvới các chuyên ngành kỹ thuật khác nhau như thiết bị điện, hệ thống thiết bị
Trang 8tự động - điều khiển công nghệ cao, tua bin, máy phát, thiết bị nhiệt của lòhơi, chuẩn đoán, cảnh báo, khắc phục sự cố, gia công nhiều chi tiết phứctạp… NPS đã đảm nhận công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm hiệuchỉnh các tổ máy nhiệt điện than có công suất lớn đến 110 MW, 300 MW.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển, NPS đã và đang tiến hànhxây dựng nhà xưởng, nhà điều hành của Công ty tại trụ sở chính ở thị trấnPhả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để đáp ứng việc mở rộng quy môhoạt động; xây dựng xí nghiệp thành viên tại Uông Bí để phục vụ cho tổmáy 300 MW của Nhà máy Uông Bí mở rộng NPS đã từng bước tạo thếchủ động trong việc tiếp cận thị trường sửa chữa bảo dưỡng các nhà máynhiệt điện phía Bắc, mở rộng thị trường dịch vụ sửa chữa sang các nhà máyđiện của các công ty thuộc ngành Than và các đơn vị khác; không ngừng đẩymạnh phát triển các ngành nghề kinh doanh như: Chế tạo phụ tùng thay thế,vận hành bảo dưỡng dây chuyền sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay… Mụctiêu lớn nhất của NPS là trở thành đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ bảodưỡng, sửa chữa các công trình nhiệt điện phía Bắc, đảm bảo có thể cạnhtranh được với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảodưỡng nhà máy điện.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc có chứcnăng đảm nhận sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa lớn các thiết bịcủa các nhà máy nhiệt điện phía Bắc; chế tạo, phục hồi các thiết bị cơ, nhiệt,điện, cung cấp vật tư thiết bị, phụ tùng phục vụ các nhà máy điện; liên doanhliên kết với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh
trên các lĩnh vực có lợi thế khác.
Trang 91.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhữngnăm gần đây
Bảng 01: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2008 (Đơn vị: 1000đ)
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 820.966 1.056.426
Bảng 02: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
Trang 104 Giá vốn hàng bán28.822.61964.455.51235.632.893123,63
8 Chi phí bán hàng
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy tuy mới thành lập nhưng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty khá hiệu quả và kết quả tăng trưởngqua từng năm Năm 2008, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tếtrong nước và thế giới, nhưng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịchvụ của Công ty vẫn đạt mức 80.423.250.000đ, tăng so với năm 2007 là40.903.868.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 103,5% Cùng với sự tănglên của doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là35.632.893.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 123,63% Cả doanh thu vàgiá vốn đều tăng trưởng cao là do năm2008, Công ty đã mở rộng quy môhoạt động Tỷ lệ tăng của giá vốn cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu.Điều này chỉ ra rằng công tác quản lý chi phí của Công ty chưa thật tốt,cầnphải tổ chức công tác quản lý chi phí hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí, tănglợi nhuận cho Công ty Tuy nhiên, nếu đánh giá chung, cả doanh thu và lợinhuận đều tăng nhanh Có thể khẳng định rằng: Công ty CP dịch vụ sửachữa nhiệt điện miền Bắc đang mở rộng quy mô sản xuất và đang trên đàphát triển.
Trang 111.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm các lĩnh vực sau:
- Sữa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị nhàmáyđiện, thiết bị điện
- Lắp đặt, chuyển giao công nghệ thiết bị nhiệt, thiết bị điện
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án, giám sát thi côngxây lắp các công trình của nhà máy điện
- Mua bán vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, phụ gia bê tông từ tro bay- Chế tạo phục hồi chi tiết, thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế thuộc thiếtbị nhà máy điện và thiết bị công nghiệp khác
- Xây lắp công trình nguồn, lưới điện và các công trình công nghiệpkhác
- Cung ứng nhân lực và dịch vụ đào tạo, vận hành, sửa chữa, bảodưỡng, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị các nhà máy điện
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, tour du lịch
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, nhiên liệu cho các nhà máy điện
- Đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện và các công trình côngnghiệp khác.
1.2.2 Quy trình kinh doanh của Công ty
Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình kinh doanh
Ký hợp đồng sửa chữa với bên A
Lập phương án thi công và dự toán
Trang 12Lập phương án kỹ thuật
Dự trù vật tư và thiết bị thay thế
Thi công sửa chữa thiết bị
Nghiệm thu, chạy thử
Bàn giao thiết bị cho bên A
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trang 13PHÓ TÔNG GIÁM ĐỐCPHỤ TRÁCH SẢN XUẤT
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PX SỬA CHỮA CƠ NHIÊT.PX SỬA CHỮA ĐIỆN&ĐIỀU KHIỂN
P.TỔNG HỢP
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PX.CHẾ TẠO CƠ ĐIỆN
PHÓ TÔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHIỆT ĐIỆN MIỀN BẮC
Trang 141.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
1.3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, làcơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướngphát triển của Công ty, quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần, quyếtđịnh mức cổ tức hàng năm; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồngquản trị; quyết định sủa đổi Điều lệ Công ty; thông qua báo cáo tài chínhhàng năm và các quyền khác theo quy định.
1.3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định chiến lượcvà kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty,quyết định phươngán đầu tư và dự án đầu tư của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty đểquyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông.
1.3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát Công ty
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát,đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban TổngGiám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết,Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tínhtrung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinhdoanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Bankiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện cácnhiệm vụ được giao.
1.3.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc Công ty
Trang 15Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đạidiện theo pháp luật của Công ty Tổng giám đốc là người điều hành côngviệc kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết địnhcủa Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phươngán đầu tư của Công ty và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ được giao.
1.3.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của các Phó Tổng giám đốc
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất giúp việc Tổng Giám đốcđiều hành việc tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ sửa chữa theo hợp đồngCông ty ký với khách hàng.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh giúp việc Tổng Giám đốctrong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, nghiên cứu vàmở rộng thị trường cung cấp dịch vụ
1.3.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp là đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong Côngty, có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty và có nhiệm vụtổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực công tác như:
- Công tác hành chính, quản trị, đối ngoại, y tế doanh nghiệp, quản lýxe ô tô hành chính và công tác phục vụ tổng hợp khác như: phục vụ bữa ănca công nghiệp, bồi dưỡng độc hại, vệ sinh khu nhà hành chính, chăm sócvườn hoa cây cảnh, trông giữ xe đạp xe máy, quản lý và khai thác nhà kháchcùng các công trình phúc lợi công cộng tại khu tập thể Đồi cao của Công ty,phục vụ công tác tuyên truyền, văn hoá văn nghệ, thể thao trong Công ty.
Trang 16- Công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động - tiền lương, tuyển dụngvà đào tạo, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong Côngty, thi đua - khen thưởng - kỷ luật.
- Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong Côngty và bảo vệ an toàn toàn vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty,thực hiện công tác quân sự địa phương, thanh tra - pháp chế của Công ty.
1.3.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoach vật tư
Phòng Kế hoạch vật tư (KHVT) là phòng nghiệp vụ, có chức nănggiúp Ban Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kếhoạch sản xuất – kinh doanh; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lývật tư, thiết bị, nhiên liệu…;công tác lập dự toán công trình; tổ chức thựchiện công tác đấu thầu; lập và trình duyệt các dự án đầu tư; thực hiện chế độbáo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh vàcác công tác khác của Công ty.
1.3.2.8 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật là phòng kỹ thuật và nghiệp vụ, có chức năng giúpBan Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong vậnhành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, công trình của Công ty và của cáckhách hàng theo hợp đồng đã được ký; thực hiện công tác nghiên cứu và ứngdụng khoa học kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật; quản lý, thực hiện công tác kỹthuật an toàn - Bảo hộ lao động và môi trường công nghiệp đảm bảo sảnxuất an toàn hiệu quả; tham gia công tác khác của Công ty.
1.3.2.9 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế toán
- Phòng Tài chính - kế toán Công ty là phòng nghiệp vụ có chức nănggiúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của
Trang 17doanh nghiệp nhằm quản lý các nguồn vốn của Công ty bao gồm phần vốngóp Nhà nước của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, vốn góp của các cổđông cũng như các nguồn vốn khác, để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu sảnxuất - kinh doanh của Công ty trên cơ sở bảo toàn, phát triển vốn và có hiệuquả, đúng các quy định của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, Tài chính theo đúng các quyđịnh về kế toán – tài chính do Nhà nước ban hành.
1.3.2.10 Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt
Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt là một đơn vị thuộc khối sản xuất củaCông ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc Chức năng của phânxưởng là sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị cơ nhiệt và các thiết bị phụ trợtrong dây chuyền sản xuất điện năng của các nhà máy nhiệt điện Phả Lại vớicác nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục sự cố của các thiếtbị cơ nhiệt và các thiết bị phụ trợ trong Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (tuabin, lò và các thiết bị phụ trợ) theo hợp đồng.
- Thực hiện công việc đại tu, trung tu các thiết bị tuabin, lò hơi và cácthiết bị phụ trợ khác trong dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyền sản xuất 2của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại theo theo các quyết định giao nhiệm vụcủa Công ty
- Các công tác khác.
1.3.2.11 Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Sửa chữa điện và điều khiển
Phân xưởng Sửa chữa điện và điều khiển là một đơn vị thuộc khối sảnxuất của Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc Chức năngcủa phân xưởng là sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện và tự động điều
Trang 18khiển trong dây chuyền sản xuất điện năng của Công ty cổ phần Nhiệt điệnPhả Lại với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục sự cố của các thiếtbị điện và điều khiển trong của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo hợpđồng.
- Thực hiện công việc đại tu, trung tu các thiết bị điện và tự động điềukhiển trong dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyền sản xuất 2 của Công ty CPnhiệt điện Phả Lại theo theo các quyết định giao nhiệm vụ của Công ty.
- Các công tác khác.
1.3.2.12 Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Chế tạo cơ điện
Phân xưởng Chế tạo cơ điện là một đơn vị thuộc khối sản xuất củaCông ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc, nhiệm vụ của phânxưởng là:
- Gia công, phục hồi và chế tạo các chi tiết, thiết bị cơ khí phục vụviệc sửa chữa thường xuyên các thiết bị của Công ty cổ phần Nhiệt điện PhảLại theo hợp đồng
- Gia công, chế tạo thiết bị , phụ tùng thay thế …trong việc trung tu,đại tu thiết bị của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo quyết định giaonhiệm vụ của Công ty hay các hợp đồng gia công chế tạo với khách hàng.
- Các công tác khác.
1.3.2.13 Chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng Xây dựng
Phân xưởng Xây dựng là một đơn vị thuộc khối sản xuất của Công tycổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc Nhiệm vụ của phân xưởnglà: xây dựng và sửa chữa các công trình dân dụng và công trình công nghiệp,
Trang 19xây lò, bảo ôn thiết bị lò máy, thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Côngty trong việc sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên và đại tu, trung tu cácthiết bị của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại, các công trình dân dụng và côngnghiệp.
1.3.2.14 Chức năng, nhiệm vụ của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộcCông ty
Chức năng của các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc NPS là bảo dưỡng,sửa chữa thường xuyên (24 giờ/ 24 giờ trong ngày) các thiết bị của dâychuyền sản xuất điện theo hợp đồng đã được NPS ký với các Công ty Nhiệtđiện bao gồm các nhiệm vụ chính như sau:
- Quản lý, tổ chức, sắp xếp nhân lực và sử dụng cơ sở vật chất kỹthuật, trang thiết bị, công cụ dụng cụ được Công ty giao để phục vụ sản xuấtkinh doanh.
- Lập phương án thi công, các biện pháp an toàn trình Ban Tổng Giámđốc và chủ quản phê duyệt
- Hàng tháng tổng hợp và báo cáo việc sử dụng và tiêu hao vật tư,nhiên liệu…, thực hiện việc thanh toán với Công ty với khách hàng, Lập kếhoạch nhu cầu sử dụng vật tư,thiết bị trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệthoặc thông báo cho khách hàng chuẩn bị cấp vật tư, thiết bị…
- Thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao thiết bị sau khi bảo dưỡngvới chủ sở hữu, phối hợp với Công ty thanh quyết toán hợp đồng.
Trang 20Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠICÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHIỆT ĐIỆN MIỀN BẮC
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Đặc điểm chung
Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tậptrung để phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty Theo mô hình này thìmọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ chứng từ gốc ban đầu đều được thu thậptại các phòng ban và tập trung xử lý tại phòng Tài chính - kế toán của Côngty Để phù hợp với yêu cầu của đặc điểm Công ty, các phòng ban và phânxưởng có bố trí cán bộ thống kê- kế toán phụ trách thu thập và báo cáo thanhquyết toán hàng tháng, quý vừa đảm bảo được hạch toán kinh tế nội bộ vừakiểm soát được các công việc của cấp dưới.
Phòng Tài chính - kế toán Công ty là phòng nghiệp vụ có chức nănggiúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán củadoanh nghiệp nhằm quản lý các nguồn vốn của Công ty bao gồm phần vốngóp Nhà nước của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, vốn góp của các cổđông cũng như các nguồn vốn khác, để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu sảnxuất - kinh doanh của Công ty trên cơ sở bảo toàn, phát triển vốn và có hiệuquả, đúng các quy định của Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kế toán,Tài chính theo đúng các quy định về kế toán – tài chính do Nhà nước banhành.
Trang 212.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức nhân sự Phòng Tài chính - kế toán
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các chức danh công tác trong Phòng Tàichính -kế toán
2.1.3.1 Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng
KẾ TOÁN TRƯỞNG HOẶCTRƯỞNG PHÒNG
Trang 22Là viên chức lãnh đạo quản lý cao nhất trong đơn vị, do Hội đồngquản trị Công ty bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Công ty, cótrách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thực hiện công tác kế toán trongCông ty, đảm bảo cho đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác tàichính kế toán của Công ty đúng các quy định của pháp luật, chịu tráchnhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về việc điều hành nhiệm vụ của đơn vịvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nghiệp vụ kế toán của Công ty.
Thực hiện các quy định của pháp lụât về kế toán, tài chính trong Côngty; tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán; chịutrách nhiệm về lập các báo cáo tài chính.
2.1.3.2 Phó Phòng Tài chính - kế toán
Là viên chức quản lý, do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm trên cơsở đề nghị của Tổng giám đốc Công ty, có nhiệm vụ giúp kế toán trưởnghoặc trưởng phòng, được trưởng phòng phân công điều hành một số lĩnh vựccông việc của đơn vị, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, trước Tổng giámđốc và trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công điều hành.
Thực hiện các công việc do Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng phâncông, thay mặt Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng quản lý hoạt động củaPhòng Tài chính - kế toán.
Trang 23- Phân tích thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch giáthành, đề xuất các biện pháp hạ giá thành sản suất.
Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác Tài chính kế toán để tham gia thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Đầu mỗi quý thực hiện tổng hợp và lập báo cáo tài chính quý theoquy định (xong trước 20 tháng đầu quý sau), sau đó gửi các cơ quan nhànước và EVN và lập các báo cáo khác khi có yêu cầu.
2.1.3.4 Kế toán tiền mặt
- Phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có, tình hình biếnđộng và sử dụng tiền mặt, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi vàquản lý tiền mặt.
- Hàng ngày tiếp nhận chứng từ gốc gồm chứng từ thu tiền mặt vàchứng từ chi tiền mặt và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
- Xử lý chứng từ (nếu cần): Tính toán số tiền phải thu chi.
- Lập phiếu thu, phiếu chi trên máy tính trình ký Kế toán trưởng hoặctrưởng phòng (hoặc phó trưởng phòng); Chuyển phiếu thu, phiếu chi tới thủquỹ.
- Cuối mỗi ngày đối chiếu sổ sách kế toán chi tiết với thủ quỹ.
- Ngày cuối cùng của mỗi tháng kiểm kê quỹ tiền mặt, lưu trữ chứngtừ thu chi.
2.1.3.5 Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời tình hình tiền gửi ngân hàng,chấp hành nghiêm chế độ quy định về quản lý tiền tệ và chế độ thanh toán.
- Phản ánh chính xác tình hình biến động từng nguồn vốn (chủ sở hữu,vay, huy động khác), đề suất việc huy động và giám sát tình hình huy độngsử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Trang 24- Hàng ngày tiếp nhận chứng từ chuyển tiền và kiểm tra tính đầy đủ,hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
- Lập uỷ nhiệm chi trình ký Kế toán trưởng và Chủ tài khoản; Chuyểnuỷ nhiệm chi ra Ngân hàng thanh toán cho khách hàng.
- Nhận giấy Báo nợ, Báo có từ ngân hàng; Nhập dữ liệu vào máy tính.- Tiếp nhận hợp đồng, hồ sơ đấu thầu, hồ sơ quyết toán công trình đểlàm thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh côngtrình.
- Cuối mỗi tháng đối chiếu với từng Ngân hàng; in sổ chi tiết; lưu trữchứng từ.
2.1.3.6 Kế toán Tài sản cố định (TSCĐ)
- Tổ chức việc phân loại Tài sản cố định (TSCĐ) theo chuẩn mực kếtoán, phù hợp cho công tác quản lý; theo dõi ghi chép, phản ánh tổng hợpchính xác đầy đủ, kịp thời số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiệncó Tình hình tăng giảm, di chuyển tài sản cố định trong nội bộ Công ty, việc
hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn (chi phí và quyết toán vốnđầu tư XDCB).
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn (khấu hao theo quy định) trong
quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảmgiá đầu tư dài hạn Tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu haovà các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất - kinh doanh theo đúng các quyđịnh của Nhà nước
- Hàng ngày tiếp nhận hồ sơ tăng giảm, hồ sơ di chuyển TSCĐ, kiểmtra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ và xử lý hồ sơ, nhập dữ liệu vàomáy tính.
- Cuối mỗi tháng, quý đối chiếu TSCĐ tăng giảm với các bộ phận liênquan và lập báo cáo tăng giảm TSCĐ; thực hiện tính khấu hao TSCĐ.
Trang 25- Cuối năm tham gia kiểm kê TSCĐ tại các bộ phận sử dụng và tạikho.
2.1.3.7 Kế toán nguyên nhiên vật liệu
- Tổ chức phân loại đánh giá nguyên, nhiên - vật liệu chính và phụphù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và của Công ty.
- Quản lý khối lượng, quy cách, tiêu chuẩn, chi phí mua sắm theo kếhoạch phù hợp với kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biếnđộng tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
- Thực hiện phân tích để đánh giá tình hình kế hoạch mua sắm, tình hìnhsử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất, trích lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho theo quy định.
- Vào mỗi ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần xuống kho tiếp nhận và phânloại phiếu nhập, xuất kho; kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ; kiểm tra thẻkho; ký nhận; nhập dữ liệu và hạch toán vào máy tính;
- Cuối mỗi tháng thực hiện kiểm tra đối chiếu các chứng từ đã nhập vàomáy tính; In sổ chi tiết tài khoản liên quan để lưu trữ; tham gia kiểm kê kho.
2.1.3.8 Kế toán công cụ dụng cụ
- Tổ chức phân loại đánh giá công cụ, dụng cụ và quản lý khối lượng,quy cách, tiêu chuẩn, chi phí mua sắm phù hợp với kế hoạch sản xuất - kinhdoanh của Công ty.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biếnđộng tăng giảm của công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.
Trang 26- Vào ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần xuống kho tiếp nhận và phân loạiphiếu nhập, xuất kho; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của chứng từ;kiểm tra thẻ kho; ký nhận;
- Vào sổ theo dõi phân bổ công cụ dụng cụ (đối với công công cụdụng cụ phải phân bổ);
- Nhập dữ liệu và hạch toán chứng từ vào máy tính;
- Cuối mỗi tháng thực hiện kiểm tra đối chiếu các chứng từ đã nhậpvào máy tính; In sổ chi tiết tài khoản liên quan để lưu trữ; tham gia kiểm kêkho và kiểm kê công cụ, dụng cụ tại các bộ phận sử dụng.
2.1.3.9 Kế toán thanh toán với nhà cung cấp
- Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ chứng từthanh toán;
- Nhập dữ liệu và hạch toán chứng từ vào máy tính;
- Cuối mỗi tháng đối chiếu sổ sách với hồ sơ chứng từ đã nhận trongtháng; In sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng, theo dõi những khoảncông nợ tồn đọng đề xuất hướng xử lý với lãnh đạo;
- Cuối mỗi năm thực hiện đối chiếu với người cung cấp, lập biên bảnxác nhận công nợ.
2.1.3.10 Kế toán thanh toán tiền lương
- Phối hợp với phòng Tổng hợp trong việc xây dựng kế hoạch Lao
động - tiền lương hàng năm, xây dựng quy chế phân phối tiền lương và cáckhoản thu nhập khác.
- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của Ngườilao động; Tính toán đúng đủ và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoảnthu nhập khác có liên quan theo quy định Quản lý chặt chẽ việc chi quỹlương theo quy chế.
- Lập bảng phân bổ tiền lương; nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính;
Trang 27- Cuối mỗi quý đối chiếu sổ sách với các bộ phận liên quan;
- Cuối năm kiểm tra đối chiếu việc phân bổ tiền lương; lập và tổnghợp bảng tính toán thuế thu nhập cá nhân toàn Công ty; lưu trữ hồ sơ.
2.1.3.11 Kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
- Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác về tiền lương, trích nộp bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng cóliên quan theo quy định.
- Tiếp nhận chứng từ ốm đau, thai sản đã được duyệt của cơ quan Bảohiểm (từ phòng Tổng hợp chuyển sang); lập bảng thanh toán BHXH chongười lao động;
- Nhập dữ liệu vào máy tính;
- Cuối quý tổng hợp lập bảng đối chiếu tiền BHXH, BHYT với phòngTổng hợp; lập bảng đối chiếu KPCĐ với Công đoàn cấp trên;
- Cuối năm đối chiếu số liệu đã phân bổ với các bộ phận liên quan.
2.1.3.12 Kế toán doanh thu
- Tổ chức quản lý, theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời từngloại giá trị các dịch vụ sửa chữa đã được quyết toán với bên A Phản ánh kịpthời doanh thu và kết quả, lợi nhuận của từng hoạt động sản xuất - kinhdoanh.
- Thực hiện việc phân phối lợi nhuận và trích lập các Quỹ DN theoQuy chế Tài chính của Nhà nước; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Công ty vàngười lao động trong công ty có liên quan đến tài chính với Nhà nước.
- Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các đơn vị có liên quan;định kỳ phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phốikết quả của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận hồ sơ chứng từ thanh quyết toán các công trình, dịch vụđã được duyệt; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ
Trang 28- Lập hoá đơn bán hàng; kê khai thuế GTGT đầu ra.- Nhập dữ liệu vào máy tính.
- Cuối mỗi tháng, quý lập bảng đối chiếu công nợ với khách hàng(tiền dịch vụ sửa chữa, cung cấp thiết bị ) và đối chiếu các hồ sơ, chứng từ.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh; chuyển báo cáo cho Kế toán tổnghợp.
- Nhập dữ liệu vào máy tính.
- Cuối mỗi quý lập tờ khai thuế tài nguyên (nếu có), các bản quyếttoán thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và báocáo về tình hình sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách gửi Cục Thuế HảiDương.
- Lập báo cáo thu nộp ngân sách, chuyển báo cáo cho Kế toán tổnghợp.
2.1.3.14 Kế toán sửa chữa lớn
- Tiếp nhận hồ sơ sửa chữa lớn (hợp đồng kinh tế,bản thanh quyếttoán sửa chữa lớn); kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ;
- Lập bản thanh quyết toán giá trị sửa chữa lớn; trình ký và phát hành;chuyển 1 bản thanh quyết toán giá trị SCL, phiếu giá và bản copy hoá đơncho Kế toán tiền gửi ngân hàng;
- Vào sổ theo dõi hợp đồng và nhập dữ liệu vào máy tính;
Trang 29- Cuối mỗi tháng đối chiếu sổ sách với hồ sơ sửa chữa lớn trongtháng;
- Cuối mỗi quý lập báo cáo sửa chữa lớn;
- Mỗi quý một lần tổ chức hội nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán sửachữa lớn.
2.1.3.15 Thủ quỹ
- Hàng ngày tiếp nhận chứng từ thu, chi tiền mặt từ Kế toán tiền mặt;Kiểm tra phiếu thu, phiếu chi; thực hiện việc thu tiền, chi tiền; cập nhậtchứng từ thu, chi vào báo cáo tình hình quỹ trong ngày;
- Cuối mỗi ngày đối chiếu số phiếu thu, phiếu chi, kiểm tra số dư tồnquỹ tiền mặt với Kế toán tiền mặt;
- Cuối mỗi tháng kiểm kê quỹ tiền mặt, phân loại chứng từ thu chichuyển cho Kế toán tiền mặt lưu trữ.
2.1.3.16 Nhân viên làm đại lý nhận lệnh chứng khoán
- Nhận kết quả giao dịch của phiên giao dịch hôm trước, vào sổ giaonhận kết quả giao dịch, nhập kết quả giao dịch (tiền mua, bán chứng khoán)cho từng khách hàng vào máy tính, trả kết quả giao dịch cho khách hàng;
- Nhận lệnh giao dịch của khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệcủa lệnh, lập bảng kê lệnh, chuyển bảng kê lệnh về Công ty chứng khoán
- Lập bảng thanh toán tiền mua bán chứng khoán và tiền hoa hồng.- Cuối năm thực hiện đối chiếu công nợ với Công ty chứng khoán; lưutrữ chứng từ.
2.1.3.17 Nhân viên theo dõi sổ cổ đông
- Tổ chức hồ sơ, chứng từ quản lý và thực hiện trả cổ tức cho cổ đông.- Thực hiện các quyền khác của cổ đông và các công việc khác theoyêu cầu của Công ty và của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trang 302.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán ở Công ty
2.2.1 Nguyên tắc kế toán chung áp dụng tại Công ty
Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theoQuyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo trị giá hàng tồn khothực tế.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theophương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kêkhai thường xuyên.
Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định: phương pháp khấu haođường thẳng.
Trang 31 Chỉ tiêu lao động tiền lương (Bảng chấm công, Bảng thanh toántiền lương và bảo hiểm xã hội…)
Chỉ tiêu hàng tồn kho (Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biênbản kiểm kê vật tư…)
Chỉ tiêu bán hàng (Hóa đơn bán hàng…)
Chỉ tiêu tiền tệ (Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng kiểm kê quỹ…) Chỉ tiêu TSCĐ (Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tốghi chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đãghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác cóliên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Trang 322.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản
Hệ thống tài khoản hiện nay Công ty đang sử dụng về cơ bản là hệthống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ban hành kèmtheo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên nên không sử dụng các TK của phương pháp kiểm kê định kỳ(TK 611, TK 631).
Tài khoản của Công ty được chi tiết cho từng đối tượng, mỗi đốitượng lại được chi tiết theo từng trường hợp cụ thể.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hình thức sổ sách
Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, quy mô và trình độ quản lý,trình độ kế toán, trang thiết bị vật chất, Công ty đã áp dụng hình thức sổ kếtoán theo hình thức Nhật ký chung
Hiện nay công ty đang sử dụng các loại sổ sau:
Sổ Nhật ký chung: Sổ này được ghi hàng ngày, dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và phục vụ cho việc ghiSổ cái.
Sổ cái: Được mở cho từng quý dùng để ghi các nghiệp vụ phát sinhtrong niên độ kế toán theo tài khoản Mỗi tài khoản dược mở trên một tranghoặc một số trang liên tiếp.
Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệpvụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán càn thiếtphải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ chi tiết phải khớpđúng với Sổ cái.
Trang 33Với một số lượng thông tin lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrong kỳ, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính Hiện nayCông ty đang áp dụng phần mểm kế toán FASTACCOUNTING 2006 Phầnmềm được thiết kế trên nguyên tắc hình thức Nhật ký chung, phần mềmđược cung cấp bởi Công ty cổ phần phát triển phần mềm FAST Kế toánviên sau khi tập hợp và phân loại chứng từ sẽ tiến hành nhập dữ liệu vàomáy, phần mềm sẽ tự động chạy vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kếtoán chi tiết liên quan Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ bằng máynhư sau:
Sơ đồ 04: Quy trình hạch toán trên máy vi tính:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:In sổ, báo cáo cuối kỳ:Đối chiếu, kiểm tra:
- Sổ chi tiết- Sổ tổng hợp
Phần mềm kế toán
- Báo cáo tài chính- Báo cáo kế toán
quản trịBảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Trang 34Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpkế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác địnhtài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảngbiểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy định của phần mềm kế toán Sau khi nhập dữ liệu xong máysẽ tự động ghi vào sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và sổ Nhật kýchung, máy sẽ tự tổng hợp và ghi vào các Sổ cái tài khoản có mặt trong địnhkhoản liên quan.
Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện thao tác cộng sổ (khoá sổ) và lậpbáo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiếtđược thực hiên tự động và đảm bảo độ chính xác, trung thực theo thông tinđươc nhập trong kỳ.
Phần mềm cũng cho phép xuất số liệu ra bảng tính Exel do đó rấtthuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu Định kỳ kế toán tiến hành in các mẫusổ ra giấy và thực hiện các thủ tục pháp lý quy định như đối với sổ ghi bằngtay, việc đính kèm các chứng từ vẫn được thực hiện theo luật định.
Việc áp dụmg phần mềm kế toán giúp giảm nhẹ công việc kế toán, độchính xác cao đáp ứng kịp thời yêu cầu quản trị Mẫu sổ được thiết kế theođúng quy định và tương đối đầy đủ các khoản mục để theo dõi theo yêu cầucủa Công ty.
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Hiện nay, công ty áp dụng chế độ về báo cáo kế toán được ban hànhkèm theo Quyết định 15 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày20/03/2006
Trang 35Cuối niên độ kế toán kế toán tiến hành khoá sổ và lập báo cáo kếtoán.
Công ty lập các báo cáo tài chính theo mẫu quy định của Bộ tàichính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doamh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, bất kỳ thời diểm nào theo yêu cầu của các cơ quan Nhànước (ví dụ như: Cục Thống Kê,….) công ty có thể cung cấp các báo cáokhác nhằm phục vụ các công tác khác (ví dụ như công tác thống kê, dựbáo….) như:
- Báo cáo về tình hình doanh thu trong một số năm- Báo cáo về tổng số nộp ngân sách
- Báo cáo về tốc độ thanh quyết toán các công trình- Báo cáo vế mức tăng trưởng cổ tức
2.3 Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1 Kế toán tiền mặt
2.3.1.1 Đặc điểm kế toán tiền mặt tại Công ty
Tại Công ty CP dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc, tiền mặt đượcgiữ tại quỹ theo một hạn mức nhất định chủ yếu chi dùng cho những nhu cầuthường xuyên của Công ty Phòng Tài chính - kế toán có một kế toán tiền
Trang 36mặt theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt và một thủ quỹ trực tiếp quản lýquỹ tiền mặt.
Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt, kế toántiền mặt sẽ hạch toán vào Sổ chi tiết TK 111- tiền mặt, sổ này được tự độngghi bằng phần mềm kế toán và thủ quỹ vào Sổ quỹ tiền mặt bằng tay.Cuốingày, kế toán tiền mặt và thủ quỹ tiến hành đối chiếu Sổ chi tiết tiền mặt vàSổ quỹ tiền mặt nhằm tránh sai sót và nhầm lẫn.
Công ty tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối năm tài chính.Thành phần Ban kiểm kê bao gồm : Kế toán trưởng, Kế toán tiền mặt, Thủquỹ Nếu có chênh lệch xảy ra Ban kiểm kê tiến hành làm rõ nguyên nhân,chênh lệch quỹ tiền mặt phát hiện được sau kiểm kê sẽ được sửa chữa bằngbút toán đỏ hoặc bút toán bổ sung, nếu chưa tìm ra nguyên nhân thì sẽ đượcghi vào các tài khoản chờ xử lý (TK 1381, TK 3381).
2.3.1.2 Nội dung kế toán tiền mặt
Tổ chức chứng từ:
- Phiếu thu (MS 01 – TT)- Phiếu chi (MS02 - TT)
Sơ đồ 05: Quy trình luân chuyển phiếu thu:
Người nộp tiền:
Người nộp tiền:
Thủ quỹ:Thu tiền
Kế toán trưởng:Ký phiếu thuKT tiền mặt: Lưu
Trang 37
Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển phiếu chi:
Ngoài hai chứng từ chính ở trên, Công ty còn sử dụng một số chứngtừ khác như: Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ…
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản chính được sử dụng là TK 111 “Tiền mặt”: Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt nhập quỹ
- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê Bên Có:
- Các khoản tiền mặt xuất quỹ
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt hiện còn tồn quỹ.Ngoài ra, công ty sử dụng các tài khoản liên quan khác như:
- TK 1121 “Tiền gửi ngân hàng VNĐ”.- TK 1388 “Phải thu khác”.
- TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Đề nghị chi tiền
KT trưởng: Duyệt chi
KT trưởng: Ký phiếu chiKT tiền mặt: Viết phiếu chi
KT tiền mặt: Ghi sổKT tiền mặt:
Trang 38- TK 331 “Phải thu khách hàng”- TK 334 “Phải trả ngưòi lao động”- …
Hạch toán quỹ tiền mặt:
Hạch toán tăng quỹ tiền mặt:
Do thực tế khối lượng thanh quyết toán tại Công ty là lớn nên mọigiao dịch thanh toán chủ yếu là qua các tài khoản ở ngân hàng, các nhgiệpvụ làm tăng quỹ tiền mặt chủ yếu là:
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặtNợ TK 111
Có TK 112(1)- Thu hồi tạm ứng:
Nợ TK 111 Có TK 141
Hạch toán giảm quỹ tiền mặt:
Quỹ tiền mặt dùng để chi những nhu cầu thường xuyên của Công ty.- Khi chi mua văn phòng phẩm, tiếp khách, hội họp, trả tiền điện,điện thoại…và các khoản chi khác phục vụ nhu cầu các phòng ban công ty:
Nợ TK 642Nợ TK133 Có TK 111
- Khi chi tạm ứng cho CBCNV đi công tác, mua vật tư:Nợ TK 141
Có TK 111
- Chi trả lương và các khoản trích theo lương cho CBCNV công ty:
Trang 39Nợ TK 334Nợ TK 338 Có TK 111
- Chi thanh toán bồi dưỡng, khen thưởng CBCNV công ty:Nợ TK 431
Có TK 111- Trả lãi ngân hàng:
Nợ Tk 635 Có TK 111
2.3.1.3 Trình tự ghi sổ
Sơ đồ 07: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán quỹ tiền mặt:
2.3.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.3.2.1 Đặc điểm kế toán tiền gửi ngân hàng
Các giao dịch của Công ty chủ yếu là với đối tác trong nước nênTGNH của Công ty chỉ bao gồm Việt Nam Đồng.
Chứng từ tiền mặt
Nhập dữ liệu vào máy
Sổ chi tiết TK 111
Sổ chi tiết các TK liên
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 111
Sổ cái các TK liên
quan
Trang 40Tài khoản TGNH của Công ty được mở ở nhiều ngân hàng khác nhauđể thuận lợi cho việc giao dịch thanh toán giữa công ty và khách hàng Kếtoán tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm trađối chiếu.
Khi nhận được các chứng từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm trađối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có chênh lệch thì Công ty thôngbáo cho ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời Nếu xácđịnh được nguyên nhân kế toán thực hiện bút toán bổ sung hoặc bút toán đỏNếu cuối kỳ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì số chênhlệch sẽ ghi vào các tài khoản chờ xử lý (TK 1381, TK 3381).
2.3.2.2 Nội dung kế toán tiền gửi ngân hàng
- Giấy báo có của ngân hàng: là chứng từ do ngân hàng lập và gửi vềbáo cho Công ty biết có khoản tiền được nhập vào tài khoản của Công ty.
- Giấy báo nợ của ngân hàng: là chứng từ do ngân hàng lập và gửi vềbáo cho Công ty biết có khoản tiền được rút khỏi tài khoản của Công ty.
- Bảng sao kê của ngân hàng: Vào cuối mỗi ngày, ngân hàng gửi Bảngsao kê ngân hàng trrên đó ghi rõ số tồn đầu kỳ, những nghiệp vụ tăng giảmtrong ngày, và số tồn cuối ngày Đây là căn cứ để kế toán đối chiếu giữa sốliệu trên sổ sách kế toán với số liệu của ngân hàng.