Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
629,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng với việc đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước đồng thời khẳng định vị thế và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên cũng không ít những thách thức đang chờ đón. Việt Nam phải chấp nhận cuộc chơi theo luật của WTO và điều này sẽ dẫn đến những thay đổi rõ rệt, sâu sắc trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Trong đó có lĩnh vực kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước và của doanh nghiệp cũng phải hoà nhập từng bước với các thông lệ quốc tế về kế toán. Gần đây với sự ra đời của Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán mới đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá lĩnh vực kế toán và là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc tổ chức đưa chính sách, chế độ kế toán vào thực tế công tác kế toán tại các doanh nghiệp vẫn còn một số bất cập nên cần thiết phải tổng kết, đánh giá nhằm đưa ra phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp. Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn, trong đó có quặng sắt, chính vì vậy năm 1959 khu Công nghiệp luyện thép đầu tiên trong cả nước đã được ra đời. Từ đó đến nay các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn ngày càng mở rộng và phát triển góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước cũng như của tỉnh Thỏi Nguyờn. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn nói riêng đã chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh 1 nghiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau để có thể tồn tại và phát triển, trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý thông qua công cụ kế toán giữ một vai trò quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy, tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn cũn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò và chức năng của kế toán. Do đó, việc nghiên cứu để lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đề cập nói trên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn” để nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề tài góp phần làm rõ về mặt lý luận tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. - Vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyên, từ đó đánh giá những ưu điểm, những mặt còn tồn tại. - Đề ra một số phương hướng khắc phục những mặt còn tồn tại, góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn việc nghiên cứu vào mô hình tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, cụ thể là Công ty Gang thép Thỏi Nguyờn, Công ty cổ phần Cơ điện Luyện kim Thỏi Nguyên và Công ty TNHH NatSteel Vina. 2 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của phép duy vật biện chứng để nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp. Bằng việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với nguồn văn bản sẵn có để nghiên cứu lý luận, khảo sát, thống kê, so sánh, suy luận lụ gớch để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng cần hoàn thiện phù hợp cho đối tượng nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã góp phần đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. Trờn cơ sở đó nêu ra các mặt mạnh, mặt yếu về tổ chức công tác kế toán và đề ra một số phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các công ty thép trên địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp Để tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế trong đơn vị mang lại hiệu quả kinh tế cao, các nhà quản lý kinh tế cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thông tin về tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính đã được thực hiện làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế thích hợp. Muốn vậy, phải sử dụng một hệ thống các phương pháp khoa học đặc thù - kế toán. Trong các tài liệu viết về kế toán, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán: - Theo tác giả cuốn Kế toán tài chính, Kermit P.Larson: “Kế toán là hoạt động phục vụ với chức năng là cung cấp các thông tin định lượng về các tổ chức. Thông tin đó trước hết có bản chất tài chính và có mục đích sử dụng trong quá trình đề ra các quyết định kinh tế” [23, tr. 7] - Theo các tác giả Neddles, Anderson, Caldwell thì cho rằng: “Kế toán là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin về tài chính của một đơn vị kinh tế” [1, tr. 2] - Theo các nhà khoa học Đại học kinh tế quốc dân thì: Kế toán là khoa học phản ánh và giám đốc các quá trình hoạt động kinh tế - tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội. - Theo các nhà khoa học Học viện tài chính, cho rằng: Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong 4 các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị đó. Nhìn chung những khái niệm trờn đã nhấn mạnh vào từng khía cạnh nhất định của kế toán: - Xột trên khía cạnh khoa học thì kế toán được xác định là khoa học về thông tin thực hiện việc phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chớnh thông qua việc sử dụng một hệ thống phương pháp riêng biệt. - Xột trên khía cạnh nghề nghiệp thì kế toán được xác định là công việc tính toán và ghi chép bằng con số mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực và hợp lý về tài sản và sự vận động của tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị phục vụ cho những người ra quyết định. Trong số đó, khái niệm theo Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 đã thể hiện rõ nhất đối tượng, chức năng và đặc điểm của kế toán: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” [29 - Điều 4] Theo khái niệm này thì: Kế toán là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trình tự nhất định. Để thực hiện việc thu thập, tính toán, kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động, trong đó thước đo giá trị là chủ yếu. Đây là khái niệm đã nói rõ và đầy đủ nhất về kế toán. Kế toán là một khoa học về quản lý kinh tế và là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thì vai trò của kế toán ngày càng được thể hiện rõ. Cụ thể như sau: Thứ nhất, kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính đơn vị, nhằm giúp chủ doanh nghiệp điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao; 5 Thứ hai, kế toán phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của tài sản ở đơn vị, qua đó giúp cho các chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản và bảo vệ được tài sản của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tài sản đó; Thứ ba, kế toán phản ánh được đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả của quá trình đó đem lại, nhằm kiểm tra được việc thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh; Thứ tư, kế toán phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh; Thứ năm, kế toán phản ánh được kết quả lao động của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động; Thứ sáu, kế toán đã trở thành một loại dịch vụ nghề nghiệp. Điều đó làm tăng tính nhạy bén, tiện lợi trong hoạt động nghề nghiệp và thúc đẩy một ngành dịch vụ phát triển. Đối với các cấp quản lý vĩ mô và vi mô của nền kinh tế, kế toán có những vai trò cụ thể khác nhau như sau: Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán cung cấp các thông tin cần thiết để ra các quyết định quản lý tối ưu, có hiệu quả cao. Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, các khách hàng, các nhà cung cấp,… kế toán sẽ giúp họ lựa chọn các mối quan hệ phù hợp nhất để quá trình đầu tư, góp vốn, mua hàng hay bán hàng đem lại hiệu quả cao. 6 Nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các loại hình và đơn vị kinh tế không những ngày càng nhiều về số lượng mà còn không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Trên lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong điều kiện đó, để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực và trình độ của mình, chủ động trong sản xuất, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài sản, tiền vốn nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Muốn vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thu thập đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh tế để từ đó đề ra các quyết định kinh tế phù hợp, kịp thời và hữu hiệu. Trong cơ chế đó, vai trò của kế toán ngày càng được phát huy tác dụng và là công cụ không thể thiếu trong quản lý từng đơn vị kinh tế nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. 1.1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp Để phát huy được vai trò của mình, công tác kế toán trong doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên phải đồng thời với việc đáp ứng các yêu cầu: - Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính; - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán; 7 - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán; - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính; - Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước. - Phân loại, sắp xếp các thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. 1.1.2. Tổ chức công tác kế toán và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 1.1.2.1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Kế toán là một khoa học nhưng kế toán cũng là một nghệ thuật. Điều đó thể hiện kế toán vừa sử dụng một số phương pháp khoa học để tính toán, ghi chép và xử lý số liệu, vừa phụ thuộc rất nhiều vào người thực hiện để có kết quả đầu ra của hệ thống kế toán. Do đó, vai trò của kế toán chỉ có thể phát huy khi biết kết nối giữa những nguyên lý chung về kế toán với việc áp dụng những nguyên lý đó vào thực tiễn công tác kế toán. Chất lượng thông tin kế toán phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng tổ chức. Vậy tổ chức công tác kế toán là gì? Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức công tác kế toán như: - Quan điểm thứ nhất: tổ chức công tác kế toán là vận dụng các phương pháp kế toán trong mối liên hệ ràng buộc giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất kế toán: chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tớnh giá, tổng hợp và cân đối kế toán. - Quan điểm thứ hai: tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và các chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán. Hai quan điểm này có ưu điểm là đề cao vai trò các phương pháp kế toán trong mối quan hệ chặt chẽ từ khâu phát sinh nghiệp vụ kinh tế đến khi lập các báo 8 cáo tài chính và thể hiện được sự vận dụng một cách khoa học các phương pháp kế toán vào thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ tổ chức việc vận dụng chế độ kế toán vào thực tế tại một đơn vị cụ thể mà không tính đến nghệ thuật tổ chức thì hiệu quả của kế toán sẽ không như mong muốn và có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hiện nay. - Quan điểm thứ ba: Xuất phát từ vai trò và nội dung của kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, từ đó cho rằng, tổ chức công tác kế toán là tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và tính chất hoạt động của đơn vị. Quan điểm này có ưu điểm là đã kết hợp được việc thực hiện các phương pháp kế toán thông qua việc phân công phân nhiệm cho các nhân viên kế toán thực hiện theo từng phần hành kế toán cụ thể. Điều này vừa tạo ra nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ nhân viên kế toán, vừa tạo điều kiện cho việc vận dụng các phương pháp kế toán được thực hiện tốt hơn ở đơn vị. Từ những quan điểm trên, cho thấy tổ chức công tác kế toán ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học tổ chức, còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán. Bởi vậy, tổ chức công tác kế toán không chỉ là việc thực hiện các văn bản pháp lý riêng cho kế toán đến từng đơn vị kế toán cơ sở mà còn bao hàm cả nghệ thuật tổ chức các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của đơn vị đó. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là tổ chức việc sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện việc ghi chép, phân loại, tổng hợp các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh phù hợp với các chính sách chế độ hiện hành, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán. Do vậy, theo tác giả quan điểm thứ ba thể hiện đầy đủ nhất nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán là công tác tổ chức nhân sự theo từng phần hành kế toán cụ thể của một đơn vị, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, phương pháp của kế toán nói riêng và các nguyên tắc tổ 9 chức kế toán nói chung trong đơn vị nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách nhanh nhất, đầy đủ và trung thực. 1.1.2.2. í nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính trong doanh nghiệp nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý ở một doanh nghiệp. Bên cạnh đú, nú cũn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau của những người sử dụng thông tin kế toán ngoài doanh nghiệp. Cụ thể như sau: - Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý sẽ bảo đảm cho kế toán cung cấp được những thông tin hữu ích, chính xác về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông và các khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhất. - Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý sẽ giỳp cho doanh nghiệp có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, góp phần làm tinh giản bộ máy quản lý trong đơn vị, tăng hiệu suất lao động kế toán và hiệu lực của bộ máy quản lý. Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò của kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp. 1.1.2.3. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Để tổ chức công tác kế toán khoa học và hiệu quả việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: - Phải tuân thủ Luật kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; chuẩn mực kế toán, các chính sách chế độ, văn bản hướng dẫn về tài chính kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. 10 [...]... khon, mt s quan h i ng ch yu gia cỏc ti khon cú liờn quan Cu trỳc h thng ti khon k toỏn doanh nghip nh sau: Hệ thống ti khoản kế toán phân thành 9 loại tài khoản Mỗi loại tài khoản bao gồm một số các tài khoản Các tài khoản này có thể bao gồm một số tiểu khoản gọi là cấp 1, cấp 2 Các doanh nghiệp đợc phép thiết lập tài khoản cấp 3 trở lên S 1.2 Cấu trỳc h thng ti khon k toỏn doanh nghip T chc vn dng... trung tõm (Vn phũng cụng ty) m cũn c thc hin cỏc n v thnh viờn (Nh mỏy, xớ nghip thnh viờn) Phũng k toỏn trung tõm thc hin cỏc phn hnh k toỏn phỏt sinh Vn phũng cụng ty v cụng tỏc ti chớnh ca doanh nghip, hng dn v kim tra cụng tỏc k toỏn cỏc n v n v thnh viờn, ng thi thu nhn, kim tra bỏo cỏo k toỏn ca cỏc n v thnh viờn gi lờn tng hp v lp ra cỏc bỏo cỏo chung cho ton cụng ty cỏc n v thnh viờn thc... hiu cho ti khon ca doanh nghip H thng ti khon thụng dng trong k toỏn M bao gm: Cỏc ti khon phn ỏnh ti sn (Ti sn cú - Assets Accounts); Cỏc ti khon cụng n phi tr (Ti sn n Liability Accounts); Cỏc ti khon vn ch s hu (Owners Equity Accounts) - H thng s k toỏn theo tng phn hnh cụng vic va x lý thụng tin k toỏn ti chớnh va x lý thụng tin k toỏn qun tr Theo ch k toỏn M hỡnh thc s k toỏn l hỡnh thc Nht ký... nhõn viờn k toỏn lm nhim v hng dn hch toỏn ban u, thu nhn v kim tra chng t ban u nh k chuyn chng t v phũng k toỏn trung tõm Phũng k toỏn trung tõm thc hin cỏc phn hnh k toỏn phỏt sinh Vn phũng cụng ty v cỏc n v n v thnh viờn khụng cú t chc k toỏn riờng, ng thi thu nhn, kim tra bỏo cỏo k toỏn ca cỏc n v thnh viờn gi lờn lp bỏo cỏo k toỏn chung cho ton doanh nghip Hỡnh thc t chc cụng tỏc k toỏn va... ba hỡnh thc t chc k toỏn tp trung, phõn tỏn hoc va tp trung va phõn tỏn tu theo vn phõn cp qun lý ti chớnh, quy mụ v a bn hot ng ca tng doanh nghip sn xut V c bn vic t chc b mỏy k toỏn trong cỏc cụng ty thp trn a bn tnh Thi Nguyn cú th ỏp dng mt trong ba hỡnh thc sau: 1.2.1.1 Hỡnh thc t chc b mỏy k toỏn tp trung Theo hỡnh thc ny, ton doanh nghip ch t chc mt phũng k toỏn trung tõm, cũn cỏc n v ph thuc... thng l nhng doanh nghip ó phõn cp qun lý kinh t, ti chớnh cho cỏc n v thnh viờn mc cao (Ph lc 1.2) 1.2.1.3 Hỡnh thc t chc cụng tỏc k toỏn va tp trung va phõn tỏn 15 Theo hỡnh thc ny, ti Vn phũng cụng ty vn lp phũng k toỏn trung tõm, cũn cỏc n v thnh viờn tu thuc vo quy mụ, yờu cu qun lý v trỡnh cỏn b qun lý m cú th t chc cụng tỏc k toỏn riờng hoc khụng t chc k toỏn riờng n v no c t chc k toỏn ring... sinh li t hot ng kinh doanh ca doanh nghip qua mt k hot ng bng cỏch lit kờ tng doanh thu phỏt sinh v tng chi phớ phỏt sinh tng ng trong k to ra doanh thu; Bỏo cỏo vn ch s hu (Statement of Owner's Equity) th hin s liu v tỡnh hỡnh hin cú v bin ng vn ch s hu; Bỏo cỏo lu chuyn tin t (Statement of cash flows) phn nh cc khon thu, chi 34 tin trong k kinh doanh theo tng loi hot ng: hot ng kinh doanh, hot . Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn. 3 CHƯƠNG. cứu vào mô hình tổ chức công tác kế toán tại các công ty thộp trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, cụ thể là Công ty Gang thép Thỏi Nguyờn, Công ty cổ phần Cơ điện. ra các mặt mạnh, mặt yếu về tổ chức công tác kế toán và đề ra một số phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các công ty