Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của n
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định: "Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhândân … Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lốisống"; "Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước … Thực hiện quản lýnhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạtđộng của thị trường và doanh nghiệp … Phát triển mạnh các dịch vụ công cộng:giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao"
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, chínhsách Nhà nước đã thể hiện việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tưnhân tố con người, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sángtạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn Kể từ khi Chính phủban hành Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 và Nghị định 73/1999/NĐ-CPngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa trên lĩnh vực hoạtđộng văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục-thể thao, đã tạo điều kiện cho người dânđầu tư, phát triển các dịch vụ văn hóa
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thời gian quatrên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng phát triển nhiều loại hình hoạtđộng văn hóa: karaokê, vũ trường, Internet, băng-đĩa hình, vidéo games,online games; các câu lạc bộ: hát với nhau, hát với ngôi sao, sân khấu, tài tửcải lương; các dịch vụ quảng cáo, thời trang, siêu thị sách … Chính sự pháttriển khá mạnh các loại hình này đã góp phần làm phong phú đời sống vănhóa- tinh thần trong nhân dân, tạo điều kiện và thu hút đông đảo các tầng lớptrong xã hội tham gia sinh hoạt, tìm hiểu, vui chơi, giải trí
Quá trình xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có phát huy tínhtích cực, kết hợp với các thiết chế văn hóa do Nhà nước đầu tư (nhà văn hóa,
Trang 2thư viện, nhà bảo tàng, công viên, nhà hát, rạp chiếu phim …) đã nâng lênmức hưởng thụ văn hóa-đời sống tinh thần trong xã hội, được sự hưởng ứng,đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Điều nàychứng minh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp Nhà nước
đã ban hành là phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam và thờiđại, nền tảng tinh thần được quan tâm nhiều hơn
Tuy nhiên, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập, tiếp cận với văn hóacác nước, tác động mặt trái của cơ chế thị trường đã nảy sinh không ít cácbiểu hiện tiêu cực trong các loại hình dịch vụ văn hóa (mà tập trung là ở cácloại dịch vụ: karaokê, vũ trường, Internet, kinh doanh băng - đĩa hình), tácđộng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là đối tượng thanh-thiếu niên
Dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ảnh vớinhiều mức độ khác nhau Cơ quan chức năng cũng rất khó khăn, lúng túng,
bị động trong công tác quản lý đối với một số loại hình dịch vụ văn hóa.Bản thân tôi sinh ra và trưởng thành ở tỉnh Đồng Nai, nhiều năm trướcđây công tác trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, hiện nay đang thực hiện nhiệm
vụ công tác Đảng do Thành ủy Biên Hòa phân công Thực trạng còn tiềm ẩnnhững biểu hiện tiêu cực ở một số hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, vànhất là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ du nhập vào nước ta những sảnphẩm văn hóa đồi trụy, phản nhân văn, làm xói mòn những giá trị đạo đức,thuần phong mỹ tục của dân tộc; lối sống, thị hiếu văn hóa, hành vi cư xử củacon người cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: " Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai" Đây cũng chính là đề tài luận
văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế-chính trị, với mong muốn của tôi góp phầntrong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, lành mạnh, văn minh, phục vụ thiết thực cho yêu cầu
Trang 3nâng cao đời sống văn hóa, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xãhội; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở tỉnh Đồng Nai đối với hoạt độngdịch vụ văn hóa.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động vănhóa và dịch vụ văn hóa trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa:
- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc: Nguyễn Khoa Điềm, NXB Chính trị Quốc gia, 2001
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mỹ học: Tiến sĩ Cù Huy Chử,NXB Chính trị Quốc gia, 1998
- Hội nhập kinh tế khu vực và văn hóa kinh doanh: Phó Giáo sư, Tiến sĩLâm Quang Huyên, "Văn hóa và kinh doanh", NXB Lao động, 2001
- Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa: Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị Quốc gia, 2001
- Khoa học xã hội và nhân văn, mười năm đổi mới và phát triển: Giáo sưPhạm Tất Dong, NXB Khoa học xã hội, 1998
- Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa: Giáo sư Viện sĩ Đặng Hữu, NXB Chính trị Quốc gia 2001
- Văn hóa trong cơ chế thị trường: Tiến sĩ Nguyễn Danh Ngà, "Văn hóa
và kinh doanh", NXB Lao động, 2001
Tuy nhiên, các công trình nêu trên mới chỉ phân tích từng mặt, từng khíacạnh của hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa Chưa có công trình nàonghiên cứu một cách toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò quản lýNhà nước về dịch vụ văn hóa; thực tiễn quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa
ở tỉnh Đồng Nai, cũng như đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cườngquản lý Nhà nước về các hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
Trang 43 Mục đích nghiên cứu
Đề tài không đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, sự hình thành, bản chất cáchoạt động dịch vụ văn hóa, mà nghiên cứu về thực tiễn quản lý hoạt độngdịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, từ đó đề ra các giải phápnhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với các loại hình dịch vụ văn hóa, hạnchế những biểu hiện, tác động tiêu cực
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch
vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
- Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước ở tỉnh Đồng Nai về hoạt độngdịch vụ văn hóa
- Đề xuất những giải pháp đồng bộ có tính khả thi nhằm tăng cường quản
lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tác động của nền kinh tế thị trường đã phát triển các loại thị trườngdịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Về lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa rấtrộng, nhưng trong phạm vi đề tài này chỉ giới hạn ở vai trò quản lý Nhà nướcđối với hoạt động dịch vụ văn hóa
- Về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu thực tiễn hoạt động dịch vụ văn hóa
và vai trò quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2000đến nay (kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa trên lĩnh vực hoạt động vănhóa)
6 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên lý luận học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lê nin; phương phápduy vật biện chứng, trừu tượng hóa, khoa học, thống kê, so sánh
- Khảo sát, đối chứng, tổng hợp tư liệu, phân tích
Trang 57 Dự kiến những đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nướcđối với hoạt động dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường
- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụvăn hóa ở tỉnh Đồng Nai
- Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lýNhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 03 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
hoạt động dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ
văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Văn hóa - sản phẩm hàng hóa tinh thần
1.1.1.1 Quan niệm về văn hóa – sản phẩm hàng hóa tinh thần
Con người luôn luôn là yếu tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế, đặcbiệt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Trước đây,con người nhất là những người lao động làm thuê, bị bóc lột, chỉ được xem làphương tiện của sự tăng trưởng kinh tế Ngày nay, với trình độ phát triển vượtbậc, năng suất và kỹ thuật hiện đại đã tạo cho con người nhiều thời gian vàđiều kiện để học tập và phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất nhân tố conngười để xây dựng nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần trong xã hội
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do bản thân conngười chúng ta sáng tạo nên, thể hiện sản phẩm trí tuệ, nhân cách của conngười và của cả cộng đồng, dân tộc Mặt khác, văn hóa phản ảnh nhu cầu tựnhiên, suy nghĩ, tình cảm của con người Chính vì vậy, văn hóa là sản phẩmchung của toàn xã hội, là sự phản ảnh của lịch sử thông qua các tác phẩm vănhọc, nghệ thuật, phong tục, tập quán, nghĩa là phản ảnh trình độ phát triển củacon người qua từng giai đoạn lịch sử Ngay cả khi văn hóa nằm trong tay giaicấp thống trị, do giai cấp thống trị quy định, thì vẫn tồn tại một nền văn hóacủa dân tộc xuyên suốt trong mọi thời gian Các hình thức sinh hoạt văn hóatinh thần luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân, và đó là mộttrong những mặt hoạt động không thể thiếu được
Trang 7Khác với sản phẩm hàng hóa vật chất, văn hóa là một sản phẩm hàng hóatinh thần Trong lĩnh vực văn hóa, giá trị sử dụng của sản phẩm không phải làthuộc tính tự nhiên, mà chính là thuộc tính xã hội – giá trị văn hóa tinh thầncủa nó Ở đây không có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa Nhà nước vàcông dân, càng không thể có sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu giá trị vănhóa Đây là một khác biệt có tính nguyên tắc khi nói đến hàng hóa văn hóa.Chính giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa không phải là thuộc tính vậtchất tự nhiên của nó, mà là nội dung giá trị nghệ thuật Nội dung nầy ở nhữngthời điểm lịch sử có sự khác nhau ở từng địa phương, từng nhóm công chúng.
Sự khác nhau ở đây là về mặt công dụng của nó, nghĩa là về tác động tư tưởngthẩm mỹ
Giá trị sử dụng của một sản phẩm hàng hóa vật chất có thể là đối tượngchiếm hữu và sử dụng của một cá nhân hoặc một tổ chức, nó có thể hao phíhoàn toàn trong quá trình sử dụng Còn giá trị sử dụng của một tác phẩm vănhóa là tài sản chung của cộng đồng và của toàn xã hội Chính vì vậy, giá trị sửdụng của hàng hóa văn hóa phải được quan tâm, và đó là mối quan tâm hàngđầu trong công tác lãnh đạo và quản lý
Con người chúng ta khi còn ở thời kỳ đầu, thời kỳ sơ khai, thì việc thỏamãn nhu cầu tinh thần thường gắn chặt với quá trình làm ra của cải vật chất vàphân phối Các giá trị tinh thần được con người sáng tạo với khuynh hướng đơngiản: bắt chước, mô phỏng trực tiếp từ thiên nhiên, từ các động tác của conngười, do đó nó gắn liền với hoạt động kinh nghiệm là chính Một khi xã hộiphát triển thì quá trình nhận thức và hành động của con người ngày càng trở nênsâu sắc hơn, có nhiều sáng tạo hơn Điều này, cho thấy hàm lượng tri thức trongcác sản phẩm hàng hóa tinh thần do con người chúng ta sáng tạo ra ngày càngnhiều hơn, phong phú hơn, chất lượng hơn Từ những biểu hiện thực tế của cuộcsống, của những hiện tượng, con người quan sát, nghiên cứu nâng lên thành bảnchất, cuối cùng đưa ra quy luật Đây chính là sự sáng tạo của quá trình tư duy nói
Trang 8chung và sáng tạo ra các giá trị tinh thần mang tính định hướng tư tưởng và nghệthuật cao Dưới tác động của các giá trị sản phẩm hàng hóa tinh thần, nhu cầucon người ngày càng lớn, cũng như sự đòi hỏi của công chúng trong toàn xã hộingày càng nhiều, cho nên trong một bộ phận công chúng có tri thức và năng lực
đã tách khỏi lĩnh vực sản xuất vật chất để tập trung vào lĩnh vực sáng tạo ra giátrị tinh thần – sản phẩm hàng hóa tinh thần
Như vậy, sản phẩm văn hóa tinh thần là hình thái quan niệm về văn hóa nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ … do chính con người sáng tạo ra trong thực tiễn Sản phẩm hàng hóa tinh thần tập trung các giá trị tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, hướng con người đi đến những giá trị chân, thiện, mỹ.
* Phân loại sản phẩm văn hóa tinh thần:
Sản phẩm văn hóa tinh thần có thể phân làm hai loại: loại tri thức và loạivăn nghệ
- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại tri thức được thể hiện trong ca dao,tục ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ …
- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại văn nghệ được thể hiện trong dân ca,văn học, sân khấu, hội họa, âm nhạc, vũ đạo, truyền hình, điện ảnh …
Sản phẩm văn hóa tinh thần có mặt giống như sản phẩm hàng hóa vậtchất, đó là kết quả hoạt động thực tiễn của con người Quá trình tác động vào
tự nhiên để tồn tại và phát triển, phục vụ nhu cầu vật chất của mình, conngười đồng thời xuất hiện những nhu cầu tinh thần và các giá trị tinh thần Đểthỏa mãn các nhu cầu đó, các sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo ra.Tuy nhiên, sản phẩm văn hóa tinh thần là sản phẩm văn hóa đặc biệt chỉ cóđược ở con người và tồn tại trong xã hội loài người
1.1.1.2 Đặc trưng của sản phẩm văn hóa tinh thần
Một là, sản phẩm văn hóa tinh thần thời gian đầu thường gắn với kinh
nghiệm và mang tính cộng đồng, phi hàng hóa:
Khi xã hội loài người mới hình thành, lúc bấy giờ trình độ nhận thức,
Trang 9hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ … nói chung chưa phát triển, conngười gần như phụ thuộc vào thiên nhiên Chính quá trình này có tác độngảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động vật chất của con người, mà chủyếu là đối phó, chống chọi lại sự tàn phá của thiên nhiên Về sau, thông qualao động sản xuất, con người đã rút ra những kinh nghiệm, đặt thành nhữngcâu ca dao, tục ngữ, bài vè cho dễ nhớ:
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
Sản phẩm văn hóa tinh thần, ban đầu mang tính cộng đồng, phi hàng hóa:Việc sản xuất và sử dụng sản phẩm văn hóa tinh thần thời gian đầu mangtính công cụ, thường phục vụ cho số đông, cộng đồng hoặc toàn xã hội Chođến khi nền sản xuất hàng hóa xuất hiện và phát triển thành nền kinh tế thịtrường thì nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần đã tham gia vào quá trình traođổi, mua bán, trở thành hàng hóa Chính sự biến đổi này đã làm cho sản phẩmvăn hóa tinh thần chuyển dần từ tính công cụ sang tính tư hữu
Tuy nhiên, sản phẩm văn hóa tinh thần có sự mâu thuẫn giữa tính hàng hóa
và phi hàng hóa Tính phi hàng hóa đòi hỏi sản phẩm văn hóa tinh thần phục vụcho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; còn tính hàng hóa thì đòihỏi sản phẩm văn hóa tinh thần cũng phải được sản xuất, kinh doanh, trao đổi,lưu thông theo các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quyluật của thị trường và chịu sự tác động, sự điều tiết của các quy luật này Mâu
Trang 10thuẫn này mang tính biện chứng của sản phẩm văn hóa tinh thần.
Một số sản phẩm văn hóa tinh thần lúc đầu được sản xuất ra không nhằmmục tiêu mua bán, trao đổi và như vậy nó không phải là hàng hóa Nhưng donhu cầu của người tiêu dùng, nó có thể được chủ sở hữu trao đổi, chuyểnnhượng hoặc bán cho người khác theo giá thỏa thuận, tức là đã chuyển sangquá trình mua bán - trao đổi, lúc này sản phẩm văn hóa tinh thần đã trở thànhhàng hóa
Hai là, sản phẩm văn hóa tinh thần không có giới hạn về thời gian và
không gian với số lượng không hạn chế
Sản phẩm văn hóa tinh thần gắn liền với khả năng sáng tạo, có tính lưutruyền lâu đời, được bảo tồn, giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ Chẳng hạn,những bức ảnh hội họa, những tác phẩm điện ảnh, những bài ca, điệu múa …thời gian sử dụng của sản phẩm văn hóa tinh thần thường kéo dài, có khi chúngtồn tại rất lâu và được cải biên, phát triển cho phù hợp với xã hội hiện đại (áo dàicủa phụ nữ Việt Nam chẳng hạn) Như vậy, sản phẩm văn hóa tinh thần bao hàm
cả yếu tố kế thừa truyền thống và yếu tố sáng tạo, hiện đại
Những sản phẩm văn hóa tinh thần tồn tại ở dạng phi vật thể thường cókhả năng được phổ biến rộng, được nhân bản nhiều, lại không hao mòn trong
sử dụng Trên thực tế có những sản phẩm văn hóa tinh thần đặc trưng của dântộc Việt Nam, luôn được sử dụng và phát triển ở nhiều thời kỳ khác nhautrong lịch sử: "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du; "Hịch Tướng sĩ" củaTrần Hưng Đạo; "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi …
Sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo trên nguyên tắc tuân thủ mộtkết cấu thẩm mỹ Cho nên, để thưởng thức sản phẩm văn hóa tinh thần, conngười cần có thời gian và với một trình độ nhất định mới có thể kiểm nghiệmđược ý hay, nét đẹp, tư tưởng của sản phẩm văn hóa tinh thần đó Hiện nay,trong số các sản phẩm văn hóa tinh thần, có một số loại đòi hỏi một trình độ
am hiểu và cảm nhận rất cao, chẳng hạn các tác phẩm hội họa, nhạc giao
Trang 11hưởng, thính phòng, những điệu múa, vũ đạo …
Ba là, hàng hóa văn hóa tinh thần là một loại hàng hóa đặc biệt.
Hàng hóa này được tạo nên từ sự kết hợp giữa hai yếu tố: yếu tố sảnphẩm tinh thần, yếu tố hàng hóa Với tư cách là sản phẩm văn hóa tinh thần,
nó thỏa mãn các yêu cầu: là sản phẩm của lao động trí tuệ; có khả năng thỏamãn nhu cầu tinh thần của một cá nhân hay một cộng đồng người Với tưcách là hàng hóa, nó cũng thể hiện được giá trị và giá trị sử dụng của hànghóa, được trao đổi và mua bán trên thị trường
Giá trị sử dụng của hàng hóa văn hóa tinh thần là tính hữu dụng có thể thỏamãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người Giá trị của hàng hóa vănhóa tinh thần là lao động trí tuệ trừu tượng của con người kết tinh trong đó
Hàng hóa văn hóa tinh thần là sản phẩm của lao động, khi sản xuất ra nó,người ta phải tiêu hao một lượng lao động, chính lượng lao động tiêu hao nầytạo thành nguồn gốc của giá trị Việc xác định được giá trị thường căn cứ vàothời gian lao động cá biệt, chứ không thể tính theo thời gian lao động trungbình như các loại hàng hóa thông thường khác, bởi vì hàng hóa văn hóa tinhthần bao gồm rất nhiều thời gian để cho ra đời một sản phẩm: thời gian thainghén, thời gian tư duy, thời gian thể hiện … Bên cạnh đó, cũng còn phải xétđến định hướng tư tưởng, nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, giáo dục, giải trícủa sản phẩm văn hóa tinh thần
Việc sản xuất sản phẩm hàng hóa tinh thần cũng cần đến các yếu tố như:nguyên vật liệu, công nghệ, lao động Thế nhưng vì chúng là những sản phẩmhàng hóa tinh thần nên có tính chất đặc biệt và cách hiểu, cách nhận thức – tưduy cũng phải linh hoạt (không như sản phẩm hàng hóa bình thường):
- Nguyên vật liệu để sáng tạo ra sản phẩm văn hóa tinh thần không chỉtồn tại ở dạng vật chất mà còn cả ở dạng phi vật chất như trình độ hiểu biết,vốn sống, kiến thức, tình cảm, quan niệm, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ … vàcác giá trị tinh thần của nhân loại mà chính tác giả có thể kế thừa được Ở
Trang 12dạng thông thường, con người chúng ta nếu hội tụ được các yếu tố như tầmkiến thức rộng, có quan điểm đúng đắn, trình độ thẩm mỹ cao thì sẽ có nhiềukhả năng sáng tạo được những sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị Thếnhưng trong thực tế cuộc sống, cũng có lúc, có nơi, có đối tượng trong trạngthái xuất thần, cảm hứng, đã sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm văn hóatinh thần có giá trị, được xã hội thừa nhận.
- Công nghệ trong sản xuất sản phẩm văn hóa tinh thần không chỉ đơnthuần là máy móc, kỹ thuật theo nghĩa thông thường, mà phần quan trọngđược cấu thành chính là từ trí tuệ, tài năng, phương pháp sáng tạo của ngườilao động văn hóa, lao động trí óc, tư duy
- Sức lao động trong sản xuất sản phẩm hàng hóa tinh thần đó là nhữngyếu tố về mặt tinh thần, sự nhạy cảm về tư tưởng, tâm lý, tình cảm, cảm xúc củacon người Đồng thời, sức lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóatinh thần còn phải chịu tác động trước những đòi hỏi bức xúc của xã hội trướchiện thực khách quan Vì vậy, đối với con người lao động trí óc, văn hóa nghệthuật đòi hỏi phải bù đắp cả hao mòn hữu hình lẫn hao mòn vô hình
Sản phẩm hàng hóa tinh thần có tính chất hàng hóa bao gồm các loại hình:xuất bản, báo chí, phim ảnh, tranh truyện v.v… Chúng đều là sản phẩm của laođộng được sản xuất và sáng tạo có mục đích, tính định hướng, có thể trao đổihoặc mua bán Những loại hàng hóa nầy khi đi vào thị trường đã thể hiện giá trịcủa mình, được người tiêu dùng mua về để phục vụ cho nhu cầu tinh thần, mộtyêu cầu không thể thiếu và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong một xã hộiphát triển mà chúng ta thường gọi đó là nền tảng tinh thần trong xã hội
Hàng hóa tinh thần có giá trị sử dụng kép
Đối với hàng hóa thông thường, khi tiêu dùng biểu hiện ở tính cá nhân,
nó chủ yếu thỏa mãn nhu cầu chủ yếu của người tiêu dùng và ít có ảnh hưởngđến cộng đồng, xã hội Con người chúng ta sử dụng các loại sản phẩm hànghóa bình thường trong gia đình: giường, ghế, tủ, ti vi, … thì chỉ thỏa mãn nhu
Trang 13cầu của cá nhân mình và không tác động đến xã hội Có thể gọi những hànghóa loại này là những vật phẩm có giá trị sử dụng đơn, tức là chỉ thỏa mãn vàđáp ứng cho chính nhu cầu của cá nhân con người nào đó Thế nhưng, khichúng ta thưởng thức một sản phẩm hàng hóa tinh thần (một bộ phim, một tácphẩm văn hóa, kịch nói, cải lương …) thì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu cánhân, chúng còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu chung của xã hội, và nhưthế hàng hóa tinh thần có giá trị sử dụng kép (cá nhân và xã hội).
Hàng hóa tinh thần vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội
Hàng hóa tinh thần chủ yếu do cá nhân con người sáng tạo ra, và thườngghi đậm dấu ấn cá nhân, vì vậy nó có tính tư nhân Thế nhưng trong thực tếthì cá nhân – chủ thể sáng tạo – chỉ là người trực tiếp thực hiện, tức là cho rađời sản phẩm văn hóa tinh thần của mình, còn chất liệu để làm ra sản phẩm ấythì chủ thể sáng tạo phải kế thừa, tiếp thu từ trong các giá trị văn hóa tinhthần, từ truyền thống của cộng đồng, dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại.Cho nên khi sản phẩm văn hóa tinh thần trở thành hàng hóa thì nó đồng thờimang tính xã hội
1.1.2 Dịch vụ văn hóa và vai trò của dịch vụ văn hóa trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1.2.1 Dịch vụ văn hóa và các loại hình dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hìnhcòn có những loại hình dịch vụ mà người ta mua và bán trên thị trường Đó làhàng hóa phi vật thể, hay còn gọi là hàng hóa – dịch vụ
Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức
và được trả công, nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định củacông chúng
Hàng hóa dịch vụ cần thỏa mãn các điều kiện:
Trang 14- Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữuhình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật thể.
- Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếpngười tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắttóc, may đo …); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời
- Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thờicũng là quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập,không thể tích lũy hay dự trữ
Hiện nay, trong xã hội nước ta đã xuất hiện rất nhiều các hoạt động dịch
vụ Chính quá trình này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần được quan tâm:
- Rất nhiều hộ gia đình, sáng thức dậy đã nhận được các mẫu giấy quảngcáo của các tổ chức kinh tế được nhét qua khe cửa hoặc quăng vào sân nhàmình Nào là quảng cáo bán gạo, bán tivi, đầu đĩa, máy giặt, máy điều hòanhiệt độ …; nào là thiết kế, lắp đặt ăng ten, thiết bị báo động, camera quan sát
… Thậm chí, có những ngôi nhà mới xây xong, quét vôi, sơn trắng toát, đẹpmột cách mỹ miều như vậy, thế nhưng sáng mở mắt ra đã thấy trên tường nhàmình xuất hiện những dòng chữ đỏ lạnh lùng: "Nhận khoan, cắt, đập, phá bêtông" hoặc "Thuốc gia truyền, đặc trị trĩ - mạch lươn, yếu sinh lý", kèm theo
đó là số điện thoại để liên hệ
- Nếp sống và những phong tục truyền thống ở một bộ phận dân cư ítnhiều cũng đã có những thay đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế thịtrường và sự đa dạng các loại hình dịch vụ Xã hội ngày nay, khi mà nhân tốcon người được coi trọng và phát huy thì đó cũng chính là nhân tố kích thíchcon người lao vào công việc với sự nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn, hiệu quảhơn Chính vì thế, nếp sống văn hóa trong gia đình cũng có nhiều thay đổi.Ngày nay, rất ít có những bữa cơm gia đình mà hội tụ đầy đủ các thành viêncủa gia đình mình, từ ông bà, cha mẹ, cho đến con cái Hầu như ai cũng chịu
sự tác động của cơ chế thị trường và bị cơ chế này cuốn hút Cho nên, tâm lý
Trang 15của một số bậc cha mẹ, cứ mỗi sáng phát tiền ngày ba bữa trong ngày cho concái để khỏi chộn rộn, bận bịu với việc bếp núc Còn bên ngoài xã hội đã xuấthiện rất nhiều các loại dịch vụ phục vụ bữa ăn cho "thượng đế": Cơm trưa vănphòng, cơm phần, cơm hộp, cơm đĩa, cơm niêu … Còn nghỉ trưa, đã có nhữngphòng nghỉ trưa có máy lạnh Cao hơn, có thêm người ngồi kế bên để kểchuyện như là kể chuyện đêm khuya Cao hơn nữa, vừa có máy lạnh, vừanghe kể chuyện, lại vừa được thở ô xy tinh khiết … thị trường dịch vụ là nhưthế với giá cả tùy theo hình thức và mức độ phục vụ.
Ngoài ra, dưới tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu vàgiao lưu văn hóa thế giới, đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ văn hóa ở nướcta: karaokê, vũ trường, băng đĩa nhạc, băng đĩa hình, cà phê vi déo … Cácloại hình này ngày càng phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinhthần của người dân
1.1.2.2 Vai trò của dịch vụ văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Có thể nói rằng các loại dịch vụ trong xã hội ngày càng phát triển đadạng, vừa tạo cơ hội cho người kinh doanh, lại vừa đáp ứng nhu cầu tinh thầncủa chính bản thân con người
Hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa gắn liền với quá trình phát triểncủa nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường phát triển sẽ tác động làm chocác hoạt động dịch vụ văn hóa phát triển ngày càng phong phú, đa dạng Cáchoạt động này tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người dân.Hoạt động dịch vụ văn hóa trong xã hội càng phát triển thì nhu cầuhưởng thụ của con người càng được đáp ứng Xã hội phát triển càng cao, nhucầu hưởng thụ văn hóa của con người càng lớn Văn hóa nói chung và dịch vụvăn hóa nói riêng có tác động lớn trong sự phát triển và trong chiến lược xâydựng con người Thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: trong sựtăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, nếu như không đồng bộ, không cân
Trang 16bằng thì sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đời sống văn hóa – tinh thầncủa toàn xã hội Vì vậy, phát triển đa dạng và phong phú các hoạt động dịch
vụ văn hóa cũng là một trong số những biện pháp tích cực để nâng cao đờisống tinh thần, làm cho văn hóa thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy văn hóa phát triển
Thật ra, hoạt động dịch vụ văn hóa ở nước ta không phải chỉ xuất hiệntrong thời đại ngày nay Trong các thời kỳ trước đây, ở một số địa phương vớinhững tập quán, phong tục, đã tổ chức các hình thức hoạt động văn hóa trongcác ngày hội làng, đám tế, cúng đình … bà con thường đóng góp để mời cácđoàn hát xướng, phường tuồng, phường chèo … về phục vụ Có những đoàn
ca diễn ở làng đã được nhân dân nuôi dưỡng; những trường hợp hát hay, đàngiỏi, diễn tốt thì được nhân dân hưởng ứng, thưởng tiền hoặc hiện vật Nhưvậy, thông qua các hình thức sinh hoạt như thế, quần chúng vừa được hưởngthụ lại vừa tham gia sáng tạo văn hóa, dù rằng các hoạt động này ở mức sơkhai, chưa có sự hướng dẫn, sự quản lý chặt chẽ
Giai đoạn nước ta thực hiện cơ chế quản lý tập trung – bao cấp, các hoạtđộng dịch vụ văn hóa chưa có điều kiện để phát triển, một số loại hình hoạtđộng chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ, phân tán, manh múm Một số do nhà nướcquản lý và tổ chức thực hiện, có thu tiền (ca nhạc, cải lương, kịch, chiếuphim, …), một số do tư nhân thực hiện ở mức độ vừa phải (cho thuê sách –truyện, chụp hình đám tiệc – lễ hội, các nhóm đờn – ca …) Cơ chế quản lýnày đã làm cho con người quen với phong cách chịu đựng, vừa mang tính ỷlại – phụ thuộc, vừa thiếu năng động – sáng tạo Trên thực tế, nền kinh tế tậptrung bao cấp đã kềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, không thể giảiphóng được mọi tiềm năng, mọi lực lượng trong xã hội Ở lĩnh vực văn hóa,với cơ chế này, Nhà nước là nơi cung cấp và phân phối chủ yếu các sản phẩmvăn hóa cho toàn xã hội Quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân ở hoạt động vănhóa chủ yếu là quan hệ trao và nhận Chính sự bao cấp về văn hóa như thế,
Trang 17không chỉ tạo tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước của người dân, màcòn dẫn đến một thực tế là Nhà nước không đủ khả năng bao cấp về văn hóa,làm cho nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo, vùngnông thôn, người dân vẫn bị thiếu thốn về đời sống sinh hoạt văn hóa – tinhthần Một số nơi tuy có đề ra phương châm "Nhà nước và nhân dân cùnglàm", song do ỷ lại và bao cấp nên chưa phát huy được Nội dung cung cấpsản phẩm văn hóa ở một số nơi lại không căn cứ vào nhu cầu thực tế củangười dân; hình thức tuyên truyền, phổ biến các sản phẩm văn hóa cũng cònbiểu hiện minh họa giản đơn cho chính trị, làm hạn chế tính xã hội và đặctrưng của văn hóa và không khơi dậy được tiềm năng văn hóa trong nhân dân.
Hệ quả này dẫn đến sự thụt lùi trong tăng trưởng kinh tế, và do đó đời sốngvăn hóa – tinh thần của người dân chậm nâng lên, các hoạt động dịch vụ vănhóa thiếu phát triển, không thể hiện được chức năng phản ánh nhịp sống củamột xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của quy luật giá trị, cáchàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, trong đó có cảdịch vụ văn hóa – sản phẩm hàng hóa tinh thần Trên thị trường, hàng hóađều phải được trao đổi theo giá trị xã hội, người sản xuất nếu có giá trị cábiệt lớn hơn giá trị xã hội thì sẽ rất bất lợi trong cạnh tranh Hoạt động dịch
vụ văn hóa, dưới giác độ là sản phẩm hàng hóa tinh thần, cũng chịu sự tácđộng của quy luật cạnh tranh, đây là động lực, là một trong những nguyêntắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được trong nền kinh tế thịtrường
Trên thực tế, cạnh tranh có vai trò to lớn, nó buộc người sản xuất – kinhdoanh – dịch vụ phải thường xuyên áp dụng phương pháp công nghệ mới,phải nhạy bén, năng động và tổ chức quản lý có hiệu quả Ở bất cứ nơi đâu
và bất cứ lúc nào, nếu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì lạixuất hiện tình trạng bảo thủ, trì trệ, kém hiệu quả, cái cũ không được thay
Trang 18thế, cái mới không đi vào cuộc sống và do vậy cũng không thể phát triểnđược.
Tuy nhiên, cạnh tranh cũng để lại những tác hại, làm xuất hiện nhữnghình thức lừa đảo, chộp giựt, câu khách, trốn lậu thuế, xâm phạm bản quyền,mua chuộc, hối lộ, làm đồi bại các quan hệ xã hội Nếu đơn thuần chạy theolợi ích riêng, sẽ dẫn đến những hậu quả về tài nguyên, môi trường, thấtnghiệp, gia tăng sự phân hóa giàu – nghèo và những bất công trong xã hội.Hoạt động dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường cũng không đứngngoài sự tác động này của quy luật cạnh tranh trong xã hội
Hoạt động dịch vụ văn hóa cũng phản ảnh tính hai mặt, vừa có mặt tíchcực, lại vừa có mặt tiêu cực Mặt tích cực là đòi hỏi các hoạt động phải đápứng được mọi nhu cầu của đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân, thúcđẩy sự cạnh tranh lẫn nhau, và do vậy phải luôn năng động, sáng tạo, tiếp cậnnhanh và sớm tiếp thu cái mới Tuy nhiên, mặt tiêu cực là dễ đẩy các hoạtđộng dịch vụ văn hóa đi vào con đường thương mại hóa, xuất phát từ lợi íchriêng, với mục tiêu là lợi nhuận, dẫn đến những hành vi bất chấp các quy địnhcủa pháp luật, làm băng hoại đạo đức, lối sống của một bộ phận thành viêntrong xã hội, nhất là thanh – thiếu niên
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường cũng chính là quá trình làmphong phú hơn đời sống tinh thần trong xã hội, đòi hỏi phải có sự đổi mới vànâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ văn hóa Đây cũng là yêu cầu nội tạicủa loại hình này Bởi vì, để hoạt động văn hóa trở thành của toàn xã hội, cóvai trò thực sự trong các lĩnh vực của đời sống, mang tính định hướng, hướngdẫn nhận thức và hành động của con người chỉ khi nó có chất lượng cao vàđáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội Điều này cũng thể hiện rõ nét quy luậtcung – cầu trong cơ chế thị trường
Với quan niệm văn hóa như một hoạt động sản xuất, là một thực thể tồn
Trang 19tại khách quan, là một lĩnh vực do con người sáng tạo nên, cho nên đối vớicác hoạt động dịch vụ văn hóa cũng chính là phát huy quyền tổ chức và điềuhành các hoạt động sản xuất văn hóa, lưu giữ, phổ biến, tổ chức hưởng thụtheo xu hướng đa dạng hóa chủ thể quản lý nhằm để thu hút các lực lượngtrong xã hội, tập thể và tư nhân tổ chức các hoạt động văn hóa, điều hành quátrình sản xuất văn hóa theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
và pháp luật Nhà nước
Hoạt động dịch vụ văn hóa là sự vận động và tổ chức nhằm thu hút toàn
xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa Chínhquá trình này sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp,nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân Quá trình này không thểtách rời sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước
Với ý nghĩa này, hoạt động dịch vụ văn hóa nếu tổ chức và quản lý tốt,thì đó chính là động lực của sự phát triển văn hóa, thể hiện vai trò là làm chovăn hóa phát triển mạnh mẽ, phong phú, đẹp đẽ, đa dạng về hình thức nhằmphục vụ tốt nhất nhu cầu chính đáng của nhân dân về đời sống văn hóa tinhthần; đồng thời cũng thể hiện yêu cầu và đòi hỏi khách quan về tăng cườngvai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong toàn bộ hoạt độngdịch vụ văn hóa
Việc tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, thực chất là thựchiện quy luật vận động và phát triển của bản thân văn hóa, cũng là phươngchâm thực hiện đường lối, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Chính sựphát triển của văn hóa bản sắc dân tộc trong lịch sử hàng ngàn năm dựngnước và giữ nước đã thể hiện rất sinh động nội dung này, mà trước hết là sựtham gia chủ động, tích cực của nhân dân vào toàn bộ quá trình sản xuất, sángtạo, truyền bá, phổ biến, bảo tồn văn hóa, kể cả văn hóa vật thể và văn hóa phivật thể
Quá trình tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa cũng sẽ tác động
Trang 20việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực
và tài lực trong toàn xã hội Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựctrong nhân dân hướng vào sự nghiệp xây dựng, giữ gìn, phát triển sáng tạonền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Ở đây, việc mở rộngcác nguồn đầu tư cho văn hóa là yêu cầu khách quan của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập nền kinh tế toàn cầu Điều này thể hiện vaitrò của hoạt động dịch vụ văn hóa đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và xây dựng con người
Một thời gian dài trước đây, với cơ chế tập trung bao cấp và cũng do nhậnthức chưa đúng mối quan hệ giữa vai trò quản lý của Nhà nước với việc phát huynguồn lực trong nhân dân, đã dẫn đến sự nghèo nàn về tiềm năng của văn hóa,hạn chế tính chất phát triển rộng rãi của văn hóa trong toàn xã hội
Việc khai thác tiềm năng toàn diện trong toàn xã hội bao gồm cả trí tuệ,năng lực sáng tạo, lực lượng tham gia văn hóa không thể chỉ dừng lại ở việckhai thác tiền của, vật chất, mà đó phải là sự sáng tạo, tính toàn diện và manggiá trị tinh thần tự nguyện của người dân Nhận thức về điều này cũng chính
là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội để tạo lập và cải thiện môitrường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự nghiệp phát triển văn hóa Từ đó, vừanâng cao quyền tổ chức hoạt động, vừa nâng cao năng lực điều hành các hoạtđộng văn hóa theo hướng đa dạng chủ thể hoạt động, tổ chức và quản lý hoạtđộng dịch vụ văn hóa Chính ở vai trò này sẽ góp phần tạo ra một diện mạomới cho sự phát triển văn hóa, nhất là tính đa dạng, phong phú, sự năng động
và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa Sự xuất hiện nhữnggương mặt chủ thể mới với những nỗ lực tìm tòi trong tổ chức và quản lý vănhóa sẽ tạo cho sự phát triển đa dạng của văn hóa đáp ứng các nhu cầu tinhthần ngày càng phong phú, muôn phần, muôn vẻ của các tầng lớp nhân dân.Việc phát huy cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các tổchức xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức hoạt động
Trang 21dịch vụ văn hóa Chính vì vậy, nhận thức về yêu cầu của sự phối hợp, liên kếtgiữa các ngành, các đơn vị, các tổ chức xã hội, tập thể và cá nhân có vị trí hếtsức quan trọng Những thành tựu mới về văn hóa, những sắc thái mới của cáchoạt động dịch vụ văn hóa, tính đa dạng của các loại hình … xuất hiện trongnhiều năm gần đây cũng là kết quả của sự phối hợp, liên kết có hiệu quả củacác tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội Đây cũng là một trong những đặcđiểm mới đang phát triển trong thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa, nhu cầutinh thần của nhân dân ta trong những năm qua.
Vai trò của các chủ thể hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển,điều này dẫn đến mối quan hệ giữa nó với vị trí lãnh đạo của Đảng và cơquan quản lý Nhà nước về văn hóa Nếu không lý giải và xử lý đúng mốiquan hệ này sẽ không thúc đẩy được quá trình phát triển các loại hình hoạtđộng dịch vụ văn hóa Quá trình này cũng sẽ tác động để nâng cao vai trò lãnhđạo của Đảng, tăng cường quản lý Nhà nước Bên cạnh việc củng cố và xâydựng các cơ sở văn hóa Nhà nước đủ mạnh để giữ vai trò định hướng và chủđạo, còn cần phải xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, điều hànhcác hoạt động dịch vụ văn hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhântham gia hoạt động này, kiểm tra và chống mọi biểu hiện thương mại hóa vănhóa Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước cũng chính là hướng đếnmục tiêu phát huy cao nhất sự tham gia của toàn xã hội, của mọi lực lượngvào hoạt động tổ chức, phát triển và quản lý văn hóa
1.1.3 Sự cần thiết khách quan về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nướcphải quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa, đó là tất yếu khách quan Bởi vì:
1.1.3.1 Do yêu cầu đòi hỏi phải phát triển nền văn hóa theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 22Vấn đề quan trọng là định hướng hoạt động dịch vụ văn hóa trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nếu không có địnhhướng tốt, nếu buông lỏng sự hướng dẫn của cơ quan chức năng và vai tròquản lý của Nhà nước, thì sẽ dẫn đến hoạt động dịch vụ văn hóa tràn lan,thiếu nghiêm túc, tác động tiêu cực trong xã hội
Hoạt động nghệ thuật chẳng hạn, khi mà một số người có tiền đứng ralàm "đầu nậu", sẽ đưa các sản phẩm sân khấu, điện ảnh, ca nhạc chạy theo thịhiếu tầm thường, hạ thấp giá trị nghệ thuật; những cá nhân kinh doanh dịch
vụ văn hóa karaokê, internet, khiêu vũ, băng, đĩa hình v.v… nếu chạy theođồng tiền sẽ tác động làm ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống của một bộ phậnngười dân trong xã hội; hoặc một số các trường hợp kinh doanh dịch vụ, lợidụng các di tích lịch sử, di tích văn hóa, thắng cảnh … thành nơi buôn bán,trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích của cộng đồng, sẽ dẫn đến hạ thấp tầm giá trịcủa di tích đó, thắng cảnh đó
Văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam và sự du nhập văn hóa của nướcngoài cũng có tính hai mặt Việc định hướng chính là phát huy mặt tích cực,ngăn chặn và đẩy lùi mặt tiêu cực Những nơi thiếu định hướng, thiếu quản lýchặt chẽ đã làm cho các yếu tố tiêu cực, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội có
cơ hội để phát triển Vì vậy, khi mà nền kinh tế thị trường với sự hội nhậpcàng phát triển, giao lưu văn hóa càng rộng, thì việc định hướng và quản lýcác hoạt động dịch vụ văn hóa càng phải nghiêm ngặt hơn, cụ thể hơn nhằm
để các hoạt động này đều hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển hoạt động dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường, nhândân sẽ là người được hưởng những gì họ đóng góp và xây dựng, đồng thời sẽkhẳng định được vai trò chủ thể của mình, có quyền đánh giá, thẩm định cácgiá trị nghệ thuật, dịch vụ văn hóa mà trước đây hầu như chỉ dành cho nhữngnhà chuyên môn và cơ quan chức năng Nhờ đó, mặt bằng dân trí được nâng
Trang 23lên, tính dân chủ được củng cố, tính phong phú và đa dạng của hoạt động dịch
vụ văn hóa được khuyến khích phát triển
Cơ chế thị trường với tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh
và cung – cầu đã kích thích tối đa tính năng động và sáng tạo của con người –chủ thể của quản lý, đồng thời hướng các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâmđến tính hiệu quả Do vậy, phải đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nângcao năng suất lao động, đổi mới phương thức quản lý, phát triển kinh tế Nhân
tố con người ngày nay lại càng có vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống
xã hội Mặt trái tác động của cơ chế thị trường sẽ bộc lộ nhiều khuyết tật,không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tác động đến thị hiếu, nhân cách,thẩm mỹ, hành vi ứng xử của con người … Chính vì thế, đòi hỏi phải tăngcường vai trò quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnhvực văn hóa, hoạt động dịch vụ văn hóa
Văn hóa là một hệ thống những giá trị và chuẩn mực xã hội Nhưng giátrị không tồn tại siêu hình, mà giá trị chính là nội dung, là bản chất của vănhóa, bao giờ cũng được khách quan hóa, đối tượng hóa dưới dạng những hìnhthức, những hiện tượng, những quan hệ và quá trình xã hội
Quản lý văn hóa không đơn giản chỉ là công tác tuyên truyền, huấn thị,
mà chính là quản lý những quá trình xã hội nầy Khoa học quản lý đòi hỏiphải nhìn nhận những đối tượng quản lý trong sự vận động của nó, phải nắmbắt được những quy luật của đối tượng vận động và vận động của đối tượng.Văn hóa ngày nay có ý nghĩa to lớn trong đời sống con người và sự pháttriển của xã hội Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaVIII) đã ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Nghị quyết đã khẳng định: "Văn hóa
là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội"
Về mặt lý luận, nếu nhận thức đúng đắn và đầy đủ về văn hóa là cả mộtquá trình, thì về mặt thực tiễn đời sống xã hội, việc tổ chức quản lý hoạt động
Trang 24văn hóa thực hiện những tư tưởng sâu sắc, những định hướng, quan điểmtrong các nghị quyết của Đảng là cả một vấn đề khó khăn, đó là một cuộc đấutranh to lớn và rất phức tạp.
Trong một quá trình về lâu dài, dân tộc ta đã phải tiến hành, trải qua cáccuộc kháng chiến với tính chất quy mô và khốc liệt, vì độc lập dân tộc, vì chủnghĩa xã hội Trong cuộc đấu tranh ấy, văn hóa cũng là một mặt trận Mặt trậnvăn hóa hay lĩnh vực văn hóa tư tưởng đều có ta và địch, có cả bạn và thù Giànhchiến thắng trên mặt trận ấy cũng chính là thắng lợi của những giá trị tinh thần,nền tảng văn hóa Việt Nam Trong hoàn cảnh ấy, nội dung cốt lõi của việc nângcao dân trí và phát triển văn hóa chính là bồi dưỡng tình yêu nước và giác ngộ lýtưởng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, văn hóa trước hết là văn hóa chính trị tư tưởng
1.1.3.2 Do yêu cầu đòi hỏi trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước
Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mớitoàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủđộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Quá trình nầy thay đổi một cách căn bản, toàn diện từ cơ chế tậptrung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa; một bộ máy hành chính quan liêu, nhiều tầngnấc, chuyển sang thành bộ máy của một nhà nước pháp quyền Và từ đónhững khái niệm "hàng hóa", "sản xuất hàng hóa", "cơ chế thị trường", "cácloại thị trường" … đã được phổ biến trong toàn xã hội
Thế nhưng một vấn đề đặt ra, nếu trong lĩnh vực kinh tế thì xóa bao cấp,còn trong lĩnh vực văn hóa thì phải như thế nào? Phát triển kinh tế cũng là đểxây dựng nền tảng vật chất cho xã hội, vậy thì phát triển văn hóa để xây dựngnền tảng tinh thần cho xã hội cần được tiến hành ra sao? Từ trong thực tếcuộc sống cho thấy, với quy luật sinh tồn, văn hóa là giao lưu, tiếp diễn, kếthừa và sáng tạo, không thể có một chế độ nào, một bộ máy công quyền nào
có thể bao cấp toàn bộ về nền tảng văn hóa nói chung, về văn hóa chính trị
Trang 25nói riêng Bởi lẻ, nền tảng tinh thần của bất kỳ cộng đồng dân tộc nào cũngđược sản sinh và xây dựng trong chính cuộc sống thường ngày của mỗi ngườidân, chứ không thể chỉ bằng món ăn ngoại nhập, văn hóa từ nước ngoài vàohay từ trên xuống Nền tảng tinh thần ấy chính là bản sắc dân tộc, là diện mạođích thực của mỗi dân tộc trên những chặng đường thăng trầm của lịch sử.Mặt khác, không một giai cấp thống trị nào, một bộ máy nhà nước nàolại buông lỏng quản lý văn hóa, xa rời văn hóa Tình trạng buông lỏng, thậmchí bất lực trong quản lý văn hóa bao giờ cũng là dấu hiệu sự suy yếu của hệthống chính trị hoặc của bộ máy quyền lực quốc gia đó.
Đối với nước ta, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, còn rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải làm Xây dựng vàbảo vệ ở đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, màcòn là quá trình bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân;, bảo vệ công cuộc đổimới định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc Quan điểm của Đảng ta là xây dựng một nền văn hóa Việt Namhội đủ các yếu tố yêu nước, tiến bộ, giữ gìn và phát huy những giá trị vănhóa của dân tộc trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Một trongnhững tư tưởng chủ đạo của Đảng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cao cả đólà: "Văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội Phát triển các hoạt độngvăn hóa văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước, khắc phục tình trạng "hành chính hóa" các tổchức văn hóa nghệ thuật, và xu hướng "thương mại hóa" trong lĩnh vực nầy"(Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Khóa VII)
1.1.3.3 Do dịch vụ văn hóa cũng mang tính kinh doanh, vì lợi nhuận nên dễ cạnh tranh không lành mạnh
Nếu trên lĩnh vực kinh tế – nền tảng vật chất –vai trò quản lý của Nhànước vận hành điều tiết theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,thì trên lĩnh vực văn hóa – nền tảng tinh thần – có sự khác biệt Ở đây không
Trang 26có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa Nhà nước và công dân, lại không có
sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu các giá trị văn hóa Nhưng việc sản xuất,bảo quản, lưu thông và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa lại không nhất thiết
và không thể bao cấp Nhà nước hoàn toàn tuyệt đối Do vậy, Đảng ta chủtrương phát triển các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ của Nhà nước,tập thể và cá nhân
Nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức sản xuất tinhthần, đòi hỏi và cho phép vận dụng khoa học quản lý vào trong lĩnh vựcnầy nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước không chỉ trong việc khắc phụctình trạng hành chính hóa các tổ chức văn hóa, mà còn khắc phục hữu hiệutình trạng thương mại hóa các hoạt động văn hóa Không thể biến toàn bộhoạt động văn hóa thành chuyện kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lời lỗ;điều đó không đồng nghĩa với việc triệt tiêu hoàn toàn tính chất thương mạitrong lĩnh vực hoạt động văn hóa, nơi tồn tại đa thành phần (Nhà nước, tậpthể, cá nhân), nơi tồn tại quy luật cung – cầu, sự thống nhất định hướng giátrị văn hóa không phải là sự đồng nhất để mọi người cùng ở chung mộtphòng, ngồi chung một bàn với những sản phẩm vật chất, tinh thần nhưnhau Đã nói đến cung – cầu là nói đến cạnh tranh thị trường và tác độngcủa quy luật giá trị, nói đến sản xuất là nói đến hoạch định kinh tế Đây lànhững vấn đề kinh tế học trong văn hóa, không chỉ có ý nghĩa to lớn trongnghiên cứu lý luận, mà còn có giá trị thiết thực cấp bách trong tổ chức hoạtđộng thực tiễn
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về văn hóa bằng các biện phápchuyên môn và kinh tế là điều kiện cần thiết để phát triển văn hóa lành mạnh,phong phú, đa dạng, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần củanhân dân, nhu cầu phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnhphúc của mỗi thành viên trong xã hội, mỗi gia đình và cả cộng đồng
Trang 27Đảng lãnh đạo thông qua chủ trương, đường lối, nghị quyết Vai trò củaNhà nước là quản lý và điều hành xã hội theo Hiến pháp, pháp luật Hoạtđộng văn hóa và dịch vụ văn hóa phải đi đôi với việc nâng cao năng lực vàhiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước Quá trình này, phải tạo điều kiện vàphát huy cho được các lực lượng xã hội, các thành phần kinh tế tham gia hoạtđộng văn hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể văn hóa sáng tạo, đồngthời vấn đề quan trọng là phải tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động dịch
vụ văn hóa
Ngoài ra, vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở việc củng cố, xây dựng vàphát triển các cơ sở thiết chế văn hóa Nhà nước rộng khắp và đủ mạnh nhằm đểgiữ vị trí chủ đạo và định hướng Ngân sách Nhà nước cần phân bổ một tỷ lệthích hợp ở lĩnh vực văn hóa để đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa tăngtrưởng kinh tế với đời sống văn hóa – tinh thần của xã hội Nhà nước cần mởrộng các nguồn thu để gia tăng ngân sách, tăng chi cho các hoạt động văn hóa;xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, quản lý các hoạt động dịch vụvăn hóa, vừa phát huy quyền lợi, vừa tăng cường nhận thức về nghĩa vụ củacác tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ văn hóa
Nắm vững và vận dụng sáng tạo khoa học quản lý là điều kiện để thựchiện thắng lợi đường lối của Đảng, xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹthuật cao cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, đổi mới côngnghệ, nâng cao chất lượng, từng bước phát triển, sánh bước cùng với trình độcủa khu vực và thế giới
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Quy hoạch hoạt động dịch vụ văn hóa
Công tác quy hoạch dịch vụ văn hóa trên phạm vi cả nước nói chung vàtừng địa phương nói riêng địa bàn là yêu cầu cần thiết, thể hiện vai trò quản lý
Trang 28của Nhà nước đối với loại hình này
Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, địa phương và cơ sở, trong đó chú trọng đến các yêu cầu giữ gìn vàphát huy các bản sắc văn hóa truyền thống, nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu
và điều kiện sinh hoạt văn hóa của nhân dân ở từng khu vực khác nhau, đảmbảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn dân cư
Quy hoạch hoạt động dịch vụ văn hóa phải đi đôi với việc tăng cườngquản lý Nhà nước, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa
để đảm bảo cho văn hóa phát triển đúng định hướng của Đảng và chính sáchcủa Nhà nước
Trên thực tế cho thấy bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động dịch
vụ văn hóa về karaokê, vũ trường, trò chơi điện tử, băng, đĩa – hình, in ternettrong thời gian qua có phát sinh những tiêu cực, nhất là đối với hoạt độngkaraokê và vũ trường Tuy nhiên, Chính phủ xác định karaokê và vũ trường lànhững hoạt động không khuyến khích kinh doanh Do vậy, cần tăng cườngcông tác quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình khác
1.2.2 Ban hành pháp luật đối với hoạt động dịch vụ văn hóa, bao gồm chính sách phát triển, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện, chính sách quản lý
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đốivới xã hội nói chung và trên lĩnh vực văn hóa nói riêng, chủ yếu bằng phápluật và theo pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắtbuộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhànước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm bảo toàn và phát triển xã hội theo cácđặc trưng đã định
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan Nhà nước đều có chức năngquản lý Nhà nước Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý Nhà nước ở lĩnh
Trang 29vực dịch vụ văn hóa, không chỉ là những văn bản pháp luật do các cơ quanquản lý Nhà nước về văn hóa ban hành, mà còn bao gồm những văn bản phápluật do cơ quan quyền lực và các cơ quan Nhà nước khác ban hành Chínhsách ở lĩnh vực dịch vụ văn hóa là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhànước sử dụng để quản lý, nó có chức năng chung là tạo ra những kích thíchcần thiết để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực, góp phầnthống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội
Các quyết định quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa chủyếu được thể hiện dưới hình thức văn bản Trong hoạt động quản lý, văn bảnvừa là sản phẩm, vừa là phương tiện Vì vậy, không một cơ quan Nhà nướcnào không dùng đến văn bản Các văn bản quản lý Nhà nước với các chứcnăng thông tin, chức năng pháp lý, chức năng quản lý, chức năng thống kê,nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý và là phương tiện truyền đạtcác quyết định quản lý đến các đối tượng quản lý Mặt khác nội dung của vănbản còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt độngcủa tổ chức và cá nhân
1.2.3 Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ văn hóa
Việc tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa không có nghĩa là khoántrắng cho toàn xã hội Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chỉ đạo, định hướng chocác hoạt động văn hóa phát triển Các hoạt động này càng mạnh, thì càng cầnphải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước Ở một số quốc gia (Nhật Bản,Thái Lan), người ta đặt các hoạt động văn hóa theo khuôn khổ pháp lý, quyđịnh rõ trách nhiệm của chủ sở hữu các tài sản văn hóa trong việc giữ gìn bảoquản và phổ biến trong toàn xã hội cũng như việc phối hợp với các cơ quanNhà nước và các tổ chức phi chính phủ để làm công tác này
Với việc mở rộng các thành phần trong xã hội trực tiếp tham gia sángtạo, cung cấp, phổ biến văn hóa, thì nhân dân là lực lượng đông đảo nhất,ngoài ra, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cá nhân có nhiệt
Trang 30tình đầu tư góp sức, góp công vào xây dựng và tổ chức các hoạt động dịch vụvăn hóa Chính sự đa dạng này đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp trong xã hộicùng tham gia, và vì vậy cũng tạo nên sự đa dạng của các loại hình dịch vụvăn hóa, các thiết chế, các phương tiện và nội dung hoạt động
Với yêu cầu đó, cần có sự góp sức chung của cả hệ thống chính trị đểtham gia tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa: cơ quan của Đảng vàNhà nước các cấp, cơ quan chủ quản ngành văn hóa các cấp, các chính quyềnđịa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vịsản xuất, lực lượng vũ trang cùng toàn thể nhân dân Trong đó, nội dung rấtquan trọng là phải tổ chức cơ cấu bộ máy hợp lý của ngành văn hóa để đápứng yêu cầu và tính đặc thù của lĩnh vực này, kể cả phải tính đến yêu cầu vềcông tác cán bộ, nhân viên chuyên trách văn hóa ở cơ sở xã, phường, thị trấn,
tổ chức lực lượng cộng tác viên, tự quản, tự nguyện tham gia quản lý dịch vụvăn hóa
1.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải thayđổi các cách thức quản lý để có tác động thúc đẩy các hoạt động dịch vụ văn hóaphát triển năng động hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi của xã hội
Vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộlàm công tác văn hóa
Trước đây, khi còn trong thời kỳ bao cấp, người cán bộ làm công tác vănhóa thường giữ vai trò quyết định các hoạt động văn hóa ở cơ sở có hiệu quảhay không hiệu quả Do được bao cấp gần như nhau, có nơi phong trào pháttriển khá, có nơi phong trào chững lại, thậm chí yếu kém Trong nền kinh tếthị trường, cùng với việc đổi mới, xây dựng và ban hành các cơ chế, chínhsách về văn hóa cho phù hợp, đồng thời lại đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vănhóa giỏi, năng động, luôn bám sát thực tiễn cuộc sống để giải quyết những
Trang 31vấn đề đặt ra vì sự nghiệp phát triển văn hóa
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phương tiện phục
vụ cho công tác quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa là yêu cầu cần thiết Muônviệc thành công hay thất bại, trước hết đều xuất phát từ năng lực nhận thức vàhành động của người cán bộ quản lý Nếu tốt, sẽ làm cho sự vật phát triển, vàngược lại sẽ ngăn cản, thậm chí làm thụt lùi sự vận động của toàn xã hội ởlĩnh vực văn hóa Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cần phải làm thườngxuyên và liên tục, bởi vì xã hội luôn vận động và phát triển, hoạt động dịch vụvăn hóa ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cũng không kém phần tinh
vi hơn để lẫn tránh những quy định của pháp luật Phương tiện, trang thiết bịphục vụ cho công tác này cũng phải được quan tâm, trang bị đầy đủ và đồng
bộ cho ngành, cho cơ sở để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nướcđúng theo pháp luật hiện hành
1.2.5 Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dịch vụ văn hóa
Công tác kiểm tra, giám sát các loại hình hoạt động dịch vụ văn hóatrong đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ởnước ta là yêu cầu quan trọng, cần được tiến hành thường xuyên, liên tụcnhằm đảm bảo thể hiện vai trò quản lý Nhà nước, đưa các hoạt động dịch vụvăn hóa theo đúng quy định, định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Thực hiện yêu cầu này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị814/TTg Trên cơ sở này, từ cấp tỉnh đến huyện và phường, xã cũng đã thànhlập Ban Chỉ đạo liên ngành 814 ở mỗi cấp Tham gia Ban Chỉ đạo liên ngành
814 bao gồm đại diện của nhiều cơ quan, trưởng ban là đồng chí phó chủ tịchUBND, phó trưởng ban thường trực là đồng chí phụ trách văn hóa thông tin,ngoài ra còn cơ cấu các thành viên khác bao gồm Công an, Nội vụ Lao động,Thương binh – Xã hội, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 814 là xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và
Trang 32thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, huyện đến các phường, xã
và từng địa bàn dân cư Đồng thời, quyết định thành lập Đội kiểm tra liênngành 814 cấp tỉnh và huyện do cán bộ ngành văn hóa làm đội trưởng; ở cấpphường, xã, thành lập tổ kiểm tra liên ngành do UBND phường, xã quyết địnhthành lập và tổ chức kiểm tra theo chức năng được giao
Ngoài ra, các đội thanh tra, kiểm tra chuyên ngành do Công an quản lýnhư: Đội An ninh văn hóa, Đội Cảnh sát phòng, chống tệ nạn xã hội và mạidâm ma túy, Đội Cảnh sát hình sự cũng có chức năng kiểm tra về lĩnh vựchoạt động văn hóa
Đối với cấp tỉnh, cũng hình thành lực lượng thanh tra, kiểm tra liênngành và chuyên ngành như: Thanh tra ngành văn hóa thông tin Đồng Nai,Phòng PA25, Đội Quản lý trật tự xã hội, Phòng chống tệ nạn xã hội và mạidâm ma túy, hình sự … do Công an tỉnh quản lý, có nhiệm vụ hướng dẫnnghiệp vụ, phối hợp và hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra cho các địa phương
và cơ sở khi có yêu cầu
1.3 NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1.3.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước và khu vực, thời gian quathành phố đã tăng cường công tác quản lý các loại hình dịch vụ văn hóa.Trong giai đoạn đầu, diễn ra theo hướng tự phát lẫn hướng có sự chỉ đạo,quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước Hoạt động của các thiết chếvăn hóa tại thành phố đã phủ kín địa bàn (07 nhà văn hóa cấp thành phố, 22trung tâm văn hóa quận, huyện, 25 nhà văn hóa khu vực, 18 trung tâm sinhhoạt thanh thiếu niên, hàng trăm tụ điểm văn hóa ở phường, xã, 113 côngviên, trong đó có những công viên văn hóa lớn …), không dựa hẳn vào nguồnkinh phí từ ngân sách nhà nước, mà chủ yếu là sự năng động, huy động cácnguồn lực xã hội cùng tham gia hoạt động Với những hình thức như liêndoanh, liên kết, hợp tác, vận động tài trợ, có nhiều công trình được xây dựng
Trang 33với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng như Đầm Sen, Suối Tiên, Sài GònWater Park, Việt Nam Water World, Sài Gòn Wonder Land … Thành phốcũng đã mạnh dạn tiến hành sắp xếp, chuyển đổi công năng, tổ chức hợp táckhai thác, đã phát huy được hiệu quả hoạt động các rạp hát, rạp chiếu phim Ởlĩnh vực điện ảnh, băng từ, có 08 hãng phim hợp tác với 12 nhóm làm phim tưnhân, 11 trung tâm băng nhạc có vốn góp của tư nhân, 2.745 cửa hàng đại lýcho thuê băng hình do tư nhân tự bỏ vốn kinh doanh Về vũ trường, hoạt độnglại càng diễn ra sôi động với 22 vũ trường, phần lớn do ngành du lịch liêndoanh, liên kết với nước ngoài khai thác, 25 câu lạc bộ khiêu vũ ở các trungtâm văn hóa, nhà văn hóa, trên 500 dịch vụ karaôkê có số vốn đầu tư trang bị
kỹ thuật không dưới vài trăm triệu đồng Ở lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật,ngoài các đoàn nghệ thuật của nhà nước, còn có 10 đoàn nghệ thuật dân lập
do các nghệ nhân, nghệ sĩ đứng ra tổ chức hoạt động (Phù Sa, Trống Đồng,Phù Đổng, Sân khấu 5B, Sân khấu hài, Sân khấu Idecaf, Nhóm múa HòaBình, Rex, Vũ đoàn Kim Quy …)
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Ở tỉnh Nghệ An, những năm gần đây phát triển phong trào sinh hoạt câu
lạc bộ trong các cơ quan, đơn vị, xã phường, làng – bản Công tác quản lý củachính quyền và các cơ quan chuyên môn được thực hiện chủ yếu ở việc banhành quy định – nội dung hoạt động, hướng dẫn nội dung sinh hoạt, cung cấpthông tin, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động.Nhiều câu lạc bộ được đặt tên và hoạt động rất hiệu quả như Câu lạc bộ KimNhan, Câu lạc bộ Tùng Lĩnh, Câu lạc bộ Hồng Lam, Câu lạc bộ Hương Khuê
… Những câu lạc bộ này, phần lớn do cá nhân, hội viên tự đóng góp và tổchức hoạt động Có nhiều câu lạc bộ sinh hoạt theo từng chuyên đề nhưng
"Dâu hiền, rể thảo", "Bà nội, bà ngoại", "Tình quân dân", "Tiền hôn nhân",
"Dưỡng sinh" … Ngoài ra, ở Thành phố Vinh còn tổ chức các câu lạc bộ:
"Sinh vật cảnh", "Thời trang trẻ", "Yêu thích bóng đá" …
1.3.3 Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ
Trang 34Ở thành phố Cần Thơ, không chỉ có loại hình hoạt động văn hóa nhà
nước quản lý, mà còn có mô hình văn hóa dân lập với trên 300 khu văn hóagia đình; hàng trăm điểm bán văn hóa phẩm, chiếu vidéo, karaokê tư nhân ởvùng sâu, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí ở nông thôn, câu lạc bộ đờn ca tài tử,câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ ca nhạc truyền thống
… Rất nhiều mô hình được hình thành từ chủ trương, chính sách của Nhà nướcđối với việc phát triển và quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa, góp phần đáng kểvào việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân Thành phố cũng đã phân cấpcông tác quản lý cho ngành và cơ sở, đồng thời chú ý định hướng hoạt động.Hàng năm đều tổ chức các hội xuân, liên hoan, ngày hội văn hóa, vườn hoakiểng, hàng rào cây xinh đẹp, nhà thông tin hoạt động giỏi … đã tạo thành nếpsinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, đậm đà sắc thái địa phương
1.3.4 Kinh nghiệm của khu phố cổ Hội An
Ở khu phố cổ Hội An, việc xã hội hóa công tác bảo tồn di tích được quan
tâm, nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệpnày, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Quá trình này, chính quyền sở tại
đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý và độngviên các nguồn lực trong xã hội chủ động tham gia vào công tác bảo tồn di tích.Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý và xem xét các dự án đầu tư, hỗ trợ kinh phícho công tác bảo tồn Người dân ở khu phố cổ này ngày càng có ý thức để giữgìn và phát huy bản sắc riêng có ở địa phương Mọi người có quyền trực tiếphoặc gián tiếp tham gia dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch Do xác định quyền lợicủa mình gắn với sự tồn tại của khu du lịch nên đa số người dân đã chấp hànhnhững quy định của các cấp chính quyền trong việc tổ chức cuộc sống, sinh hoạt,làm dịch vụ, bảo vệ và sửa chữa nhà cửa, di tích, bảo vệ môi trường Chính vìvậy, không chỉ người dân trong nước mà khách du lịch nước ngoài đến Hội Anngày càng đông hơn Bây giờ Hội An đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp với sự đadạng các loại hình dịch vụ văn hóa, không lúc nào vắng bóng khách đến thamquan, thực sự là điểm du lịch nổi tiếng của đất nước
Trang 351.3.5 Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
dựng thành công các tụ điểm sinh hoạt thiếu nhi có chất lượng cao Cả tỉnhhiện có trên 50 tụ điểm sinh hoạt, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt cháu tới vuichơi, sinh hoạt với nhiều loại hình, trong đó có sự tham gia của tư nhân tổchức các hoạt động dịch vụ văn hóa: phòng đọc sách, báo, phòng chiếu phim,phòng hát karaokê, các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, … Để có kinh phí xâydựng trong điều kiện còn khó khăn về ngân sách chính quyền và cơ quan quản
lý đã xác định: không thể trông chờ vào nguồn kinh phí của Nhà nước mà cầnphải thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựngcác điểm vui chơi cho trẻ em Theo hướng này, kinh phí được huy động từnhiều nguồn, trong đó chủ động tranh thủ sự tài trợ của những doanh nghiệp
và sự đóng góp của nhân dân Chẳng hạn tụ điểm văn hóa thiếu nhi xã XuyênMộc, các nhà doanh nghiệp đóng góp số ghế đá, người dân đóng góp sách,báo, dụng cụ thể thao Có thể nói ở những tự điểm sinh hoạt này, các loạihình hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa được duy trì thường xuyên, đó là:đọc sách, hát karaokê, xem phim, sinh hoạt ngoài trời, sinh hoạt câu lạc bộ,tuyên truyền lưu động và dã ngoại Những hoạt động này, đã tăng mức hưởngthụ các giá trị văn hóa tinh thần cho người dân nói chung và đối tượng thanhniên, thiếu nhi nói riêng, hạn chế các loại văn hóa phẩm, phim ảnh, sách báođồi trụy, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội
1.3.6 Kinh nghiệm của Công ty Giấy Bãi Bằng
Công ty giấy Bãi Bằng là một mô hình của văn hóa và phát triển.
Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư kinh phí để xây dựng một cơ ngơisinh hoạt văn hóa – thể thao tầm cỡ, phục vụ có hiệu quả cho mọi ngườitrong Công ty, cho cả gia đình, con cháu của họ và người dân ở thị trấnPhong Châu Khu văn hóa thể thao của Công ty giấy Bãi Bằng còn là nơi tổchức rất tốt các cuộc liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao ở cấp độ quốc gia
Trang 36và quốc tế Rất nhiều các loại hình được tổ chức: rạp hát, hồ bơi, sân chơi,nhà thi đấu, vũ trường, karaokê, câu lạc bộ giao lưu văn hóa … đều đượcxây dựng hiện đại Các hoạt động sinh hoạt văn hóa ở đây đã đáp ứng đượcnhu cầu giải trí, nhu cầu tinh thần cho người lao động, làm cho người laođộng càng yên tâm, càng gắn bó với doanh nghiệp của mình Sự thành côngcủa Công ty giấy Bãi Bằng là biết vận động quần chúng đóng góp tiền của
và tài năng cho việc xây dựng và tổ chức những hoạt động văn hóa thểthao, kể cả tự biên, tự diễn, tự tổ chức cho mình những cuộc hội thi, hộidiễn, … tất cả đều có sự chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý của cán bộ chuyêntrách và lãnh đạo doanh nghiệp
Như vậy, thông qua việc tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động dịch
vụ văn hóa ở các địa phương, các ngành và doanh nghiệp, trước hết nhận thứccủa người dân được nâng lên Trong phương châm "Nhà nước và nhân dâncùng làm", vừa có kinh phí của Nhà nước, vừa có sự đóng góp của dân, ngườidân tham gia làm, vì đó là làm cho mình, và không ai nghĩ rằng thời nay Nhànước làm tất cả mọi việc về văn hóa, và cũng ít ai nghĩ rằng việc tổ chức cáchoạt động dịch vụ văn hóa là Nhà nước giao khoán cho dân Ở vấn đề này,Nhà nước "cầm lái" chứ không "bơi chèo", nhưng một bộ phận người dâncũng cho rằng ở một số hoạt động văn hóa, Nhà nước cần có chính sách ưutiên và cũng không thể thiếu được sự đầu tư của Nhà nước Xác định rõ hoạtđộng dịch vụ văn hóa – sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần thuộc lĩnh vực
tư tưởng, có liên quan đến thuần phong, mỹ tục, bản sắc của dân tộc nên cầnthiết phải có vai trò định hướng, hướng dẫn và quản lý hoạt động dịch vụ vănhóa của Nhà nước
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 372.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai tác động đến quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa
2.1.1.1 Địa giới hành chính và đặc điểm dân cư
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâmThành phố Hồ Chí Minh 30 km về hướng Đông Bắc Diện tích tự nhiên củatỉnh là 5.894,7km2 (bằng 1,76% diện tích của cả nước và bằng 19,4% diệntích cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) Tỉnh có địa hình trung du,chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, có
độ cao trung bình dưới 100m so với mặt nước biển, giảm dần từ Đông Bắcsang Tây Nam
Địa giới hành chính tiếp giáp với 05 tỉnh, thành phố là:
- Phía Tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, vănhóa, khoa học, kỹ thuật lớn của cả nước
- Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là nơi có khu công nghiệpdầu khí lớn nhất cả nước và có khu du lịch biển khá lý tưởng
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh LâmĐồng là những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và đặc biệt
có những khu du lịch nổi tiếng như: Đà Lạt, Mũi Né …
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế phát triểnmạnh và khá năng động với nhiều khu công nghiệp tập trung lớn
Đơn vị hành chính: từ ngày giải phóng đến nay, sau nhiều lần chia tách
và điều chỉnh, hiện nay Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phốBiên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, thị xã LongKhánh và 09 huyện là: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, TrảngBom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch
Trang 38Dân số: đến năm 2006, dân số toàn tỉnh có 2.300.000 người, trong đó
dân số thành thị chiếm 30,8% Hiện có trên 40 dân tộc đang sinh sống, trong
đó dân tộc Kinh chiếm 91,4% Thiên Chúa giáo và Phật giáo là 02 tôn giáochính ở Đồng Nai chiếm gần 60% dân số
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế và cơ sở hạ tầng
Địa hình, địa chất thuận lợi cho việc phát triển nhiều khu công nghiệp,cụm công nghiệp tập trung và công trình xây dựng Hiện nay Đồng Nai là địaphương có nhiều khu công nghiệp tập trung lớn, trong đó có một số khu côngnghiệp khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng; năng lực sản xuất công nghiệp khálớn với ngành nghề đa dạng; có các làng nghề truyền thống như: sản xuất gốm
mỹ nghệ, gạch ngói, đồ gỗ, mây tre …
Đầu tư nước ngoài: trong những năm gần đây, Đồng Nai là một trong
những địa phương dẫn đầu trong cả nước về thu hút đầu tư vốn nước ngoài.Hiện nay với 23 khu công nghiệp đã quy hoạch, có 17 khu công nghiệp đãđược Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 684 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệulực với số vốn đầu tư gần 08 tỷ USD
Đầu tư trong nước: cùng với việc thực hiện chủ trương thu hút mạnh
đầu tư nước ngoài, tỉnh Đồng Nai rất chú trọng phát huy nội lực trong đầu tưphát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Các doanh nghiệpNhà nước ngành công nghiệp đã đầu tư gần 4.000 tỷ đồng cho công tác đổimới công nghệ Khuyến khích và tạo điều kiện cho công nghiệp ngoài quốcdoanh phát triển, toàn tỉnh có gần 600 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngànhcông nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và có trên 8.000 cơ sở sảnxuất cá thể
Sau hơn 20 năm đổi mới, sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có bước pháttriển vượt bậc, đến năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnhgấp 39 lần năm 1985 Đồng Nai trở thành địa phương có giá trị sản xuất công
Trang 39nghiệp xếp thứ ba của cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) Sựphát triển nhanh của ngành công nghiệp đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế trênđịa bàn phát triển nhanh, đồng thời góp phần làm tăng nhanh cơ cấu côngnghiệp trong GDP từ 18,2% (năm 1985) lên 57,6% (năm 2006) Kết quả này
có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa
Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh đã có tác động tích cực, thúc đẩy sảnxuất nông nghiệp phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệpnông thôn Toàn tỉnh phát triển 3.882 cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, thựcphẩm Ngành công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đượcchú trọng phát triển trong những năm qua, đã phục vụ tích cực cho sản xuất nôngnghiệp Các đơn vị chủ lực như: Cty Vinappro, Cty Vikyno, Cty cơ khí thựcphẩm, Cty Cơ khí Đồng Nai đã cung ứng hàng ngàn máy móc các loại và hàngchục ngàn thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Sản xuất công nghiệp phát triển đã tăng nhanh khối lượng sản phẩmphục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ngoài ra, còn góp phầnquan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, làm thay đổinhanh cơ cấu lao động xã hội và lao động nông thôn theo hướng tăng nhanh
cơ cấu lao động công nghiệp, giảm cơ cấu lao động nông nghiệp, phù hợp vớiquá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn
Về giao thông: đã xây dựng mới và nâng cấp 3.111km đường nhựa và
bê tông nhựa; trên 4.360km đường cấp phối và trên 4.200km đường đất; xâydựng mới 1.327 chiếc cầu với chiều dài trên 20.000m
Về thông tin liên lạc: đầu tư xây dựng mới 05 bưu cục và 52 tổng đài
điện thoại, lắp đặt mới trên 200.000 máy điện thoại, xây dựng và đưa vào sửdụng 2.300 kênh thông tin vi ba, lắp đặt mới 7.400km cáp nội hạt, trang bị
Trang 40máy điện thoại đến 100% xã phường trong toàn tỉnh.
Công trình điện khí hóa: xây dựng mới gần 1.000km đường dây, 100%
xã phường và ấp, khu phố đã có điện lưới quốc gia, nâng tỷ lệ hộ sử dụngđiện toàn tỉnh lên 95%
Về hệ thống cấp nước: đã đạt công suất 282.000m3/ngày đêm Đầu tưhàng ngàn tỷ đồng cho công tác xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân
cư tập trung, điển hình như: hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng vĩa hè,chợ, bến bãi … góp phần làm tăng vẻ mỹ quan đô thị và hạn chế ô nhiễm môitrường
Lĩnh vực dịch vụ: các hoạt động dịch vụ về vận tải, thông tin liên lạc
được khôi phục, củng cố, phát triển để phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.Hoạt động dịch vụ phát triển theo hướng tăng nhanh cơ cấu các loại dịch vụ
có nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội như: dịch vụ vận tải, thông tinliên lạc, tài chính tín dụng, dịch vụ tư vấn, phục vụ cá nhân và cộng đồng vàcác hoạt động dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ
Hoạt động thương mại: đã chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt theo
địa giới hành chính sang lưu thông hàng hóa theo quy luật của kinh tế thịtrường; với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, huy động được tiềmnăng về vốn, kỹ thuật, làm cho thị trường phát triển phong phú, đa dạng hơn,đáp ứng nhu cầu vật tư, hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng Từng bước gắnsản xuất với nhu cầu tiêu dùng và phát huy lợi thế so sánh của từng vùngtrong tỉnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa thành thị, nông thôn,vùng sâu, vùng xa
2.1.1.3 Giáo dục, y tế, lao động và việc làm
Giáo dục – Đào tạo: hệ thống giáo dục ở tỉnh tương đối hoàn chỉnh với
trên 600 trường, lớp từ giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, Bổ túc vănhóa, các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Cao đẳng