Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
309 KB
Nội dung
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỆT Á 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIỆT Á 1.1.1. Thông tin sơ lược về Tập đoàn Việt Á: Tên công ty: “CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á” Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt: “Tập đoàn Việt Á” Tên giao dịch tiếng Anh: “VIET A INVESTMENT COMMERCIAL INDUSTRAL GROUP HOLDINGS COMPANY” Tên giao dịch viết tắt Tiếng Anh: “Viet A Group Holdings Co.” Brand name: “VAPOWER” Trụ sở chính: Nhà 18/2, ngõ 370 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Điện thoại: 84. 4. 7919999; Fax: 84. 4. 7931555 Email: vieta@vieta.com.vn Website: www.vieta.com.vn Ngày thành lập: 20/10/1995 Nơi thành lập: Hà Nội Vốn điều lệ: 189 tỷ đồng Người sáng lập: Bà Phạm Thị Loan Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Số lượng CBCNV: gần 2.000 người Số lượng công ty, đơn vị thành viên: 13 Số lượng VPĐD: 2 Số lượng nhà máy: 6 Tổng diện tích các nhà máy: 273.500m2 SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 1 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán 1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển: Năm 1995, với số tài sản trị giá 100 triệu đồng và 1 quyết tâm làm giàu, bà Phạm Thị Loan đã khởi nghiệp và thành lập công ty TNHH thương mại Việt Á. Ban đầu, công ty chỉ là 1 doanh nghiệp nhỏ với văn phòng đi thuê vẻn vẹn 25 m2 và nhân sự gồm 5 người. Sau 1 thời gian ngắn, với ý chí mạnh mẽ và nỗ lực đột phá, sáng tạo, công ty đã trở thành hình mẫu doanh nghiệp khởi đầu từ “nhỏ và vừa” mà vươn tới tầm người khổng lồ. Việt Á đã trở thành 1 thương hiệu uy tín và có tên tuổi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và sản xuất thiết bị điện. 1.1.3. Các mốc lịch sử cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển: Năm 1995: Ngày 20/10/1995, Công ty TNHH thương mại Việt Á được thành lập. Văn phòng thuê tại 37 Láng Hạ (số 11B cũ) với diện tích nhỏ hẹp và nhân sự chỉ gồm vài người. Ngay từ đầu, công ty đã có sự tin tưởng của các đối tác nước ngoài và trở thành nhà phân phối độc quyền cho Công ty 3M, Seoul Cable và ABB SACE Italy. Năm 1997: Mốc đánh dấu hợp đồng thứ 100 được xác lập. Thị trường được mở rộng tại khu vực miền Trung và miền Nam. Công ty đồng thời tiếp tục thiết lập mối quan hệ với các hãng sản xuất thiệt bị điện danh tiếng trên thế giới và phát triển thêm các sản phẩm kinh doanh (thiết bị đóng cắt trung và hạ thế, thiết bị phụ kiện đường dây…). Năm 1998: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất. Công ty thuê nhà xưởng, bắt đầu lắp ráp tủ bảng điện hạ thế, công tơ… Năm 1999: Trụ sở chính của công ty được xây dựng tại Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà nội. Công ty con đầu tiên của Việt Á được thành lập. Đó là công ty TNHH Lê Pha chuyên về xây lắp điện và công trình công nghiệp. SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 2 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán Năm 2002: Nhà máy Thiết bị điện Việt Á đi vào hoạt động sau hơn 1 năm xây dựng. Công ty đẩy mạnh đầu từ vào: sản phẩm cơ khí điện- công nghiệp, sản phẩm composite, xưởng sơn tĩnh điện, dây chuyển sản xuất cơ khí CNC. Đây cũng là thời gian mà Việt Á được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền. Năm 2003: Nhà máy sản xuất được tách thành 3 nhà máy: Nhà máy Thiết bị điện, Nhà máy cơ khí công nghiệp, Nhà máy Composite. Công ty con thứ 2 chuyên về sản xuất các sản phẩm nhựa và Composite mang tên Công ty TNHH Composite Việt Á được thành lập. Công ty bắt đầu mở rộng thị trường sang lĩnh vực thủy điện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2005: Công ty kỷ niệm 10 năm thành lập và đạt doanh thu trên 500 tỷ. Thêm 3 công ty con được thành lập và 2 nhà máy khởi công xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 14001:1994 được áp dụng. Năm 2006: Các công ty con và trung tâm tiếp tục được thành lập. Công ty mở rộng thị trường kinh doanh, tham gia vao các lĩnh vực mới: nhiệt điện, xây dựng trọn gói. Bên cạnh đó, các sản phẩm điện tử được phát triển đa dạng hóa. Năm 2009: Tập đoàn định hướng lại chiến lược phát triển chung và giải thể một số đơn vị. Mặt khác, những dựa án có tính khả thi tiếp tục được đầu tư: Trung tâm tài chính Việt Á, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Việt Á. 1.1.4. Các thành tựu cơ bản: Sau 15 năm hoạt động và phát triển, Tập đoàn Việt Á với những nỗ lực không mệt mỏi đã gặt hái được những thành tựu rất đáng tự hào. Những thành tựu đó thể hiện ở nhiều mặt như: SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 3 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán Tăng trưởng về doanh số: Hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt được kết quả tốt. Sự tăng trưởng không những ổn định mà còn liên tục tăng qua các năm. Ngay cả trong đợt suy thoái kinh tế vừa qua thì, doanh số của công ty vẫn có được mức tăng đáng khích lệ. Ta có thể theo dõi qua biểu đồ dưới đây: Xây dựng được thương hiệu uy tín: Thương hiệu Việt Á – VAPOWER đã tạo được một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn quốc năm 2007 của Công ty Acorn của Singapore - một công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì thương hiệu Việt Á – VAPOWER đứng thứ tư trong thị trường ngành điện công nghiệp, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước. Biểu đồ 1: Tăng trưởng về doanh số (Nguồn: Phòng Kinh doanh Tập đoàn Việt Á) SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 4 Tỷ đồng Năm Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán Biểu đồ 2: Đánh giá thương hiệu (Nguồn: Vietagroup.com) Đạt được các chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: Tập đoàn Việt Á ra đời khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế châu Á có nguy cơ khủng hoảng, sự cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế vô cùng khốc liệt. Việt Á đã chọn cho mình con đường đi lên - lấy chất lượng và uy tín làm đầu. Với quan điểm như vậy, công ty đã sớm quan tâm tới việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và đã được chứng nhận ISO 9001:2000; ISO 14001:2004 bởi 3 tổ chức BVQI, Quacert và DNV cấp. Đạt được nhiều danh hiệu cao quý: Với những gì đã làm được, Việt Á đã được xã hội và các tổ chức ghi nhận và đánh giá cao. Rất nhiều giải thưởng và danh hiệu nhận được liên tục trong những năm vừa qua là minh chứng cho điều đó. Cụ thể như: - Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003, 2004 - Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, của thủ tướng chính phủ liên tục trong các năm SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 5 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán - Giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương năm 2005 - Giải thưởng cúp vàng ISO 2007 - Cúp vàng Doanh nhân, Doanh nghiệp Vì Cộng đồng năm 2009 … 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỆT Á 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Việt Á Ban đầu, công ty TNHH hữu hạn thương mại Việt Á được thành lập chỉ với chức năng thương mại trong lĩnh vực thiết bị điện. Sau 1 thời gian học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, Việt Á đã tiến hành hoạt động sản xuất kết hợp với hoạt động thương mại truyền thống. Cho tới nay, công ty đã phát triển thành tập đoàn đa ngành cung cấp sản phẩm trong những lĩnh vực như: năng lượng và thiết bị điện, nhựa và composite, cơ khí và công nghiệp nặng…Chức năng, nhiệm vụ hiệc tại được xác định rõ ràng là: “Việt Á là Tập đoàn kinh tế đa ngành cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo gia tăng lợi ích cho Cổ đông và cộng đồng, mang lại cuộc sống phong phú về tinh thần, đầy đủ về vật chất cho cán bộ công nhân viên, đóng góp cho sự phát triển của đất nước”. Thị trường của Việt Á được mở rộng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Việt Á Vốn là một công ty cổ phần sản xuất - kinh doanh đa dạng nhưng sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện. Việt Á đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất, an toàn nhất, siêu bền nhất, kinh tế nhất, ngang hàng với các sản phẩm của công ty hàng đầu thế giới. Chính từ yêu cầu đó, trong quá trình sản xuất các nguyên liệu, thiết bị chính được chọn lọc từ các hãng uy tín trên thế giới, được lắp ráp theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và được thực hiện bởi những con người Việt Á giầu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Mặt khác, những sản phẩm mới, SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 6 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán công nghệ cao mà chưa sản xuất được thì công ty sẽ đóng vai trò nhà phân phối liên hệ với các đối tác nước ngoài uy tín để cung cấp. Với đặc điểm trên hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại nên công ty có 2 hoạt động chính: hoạt động sản xuất và hoạt động thương mại. - Hoạt động sản xuất: Để thực hiện tốt hoạt động này, công ty có đầu tư thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng 6 nhà máy sản xuất được trang bị dây chuyền, máy móc hiện đại đặt tại Hưng Yên, Đà Nẵng, Nghệ An. Ngoài ra, với quan điểm: “Con người là nguồn cội” công ty cũng chú trọng tuyển chọn, đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề. - Hoạt động kinh doanh thương mại: Đây là hoạt động truyền thống gắn liền với doanh nghiệp từ khi mới thành lập. Việt Á luôn duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp nước ngoài như: Areva, Toshiba, General Electric, Schneider, Siemen…và trở thành nhà phân phối độc quyền của một số hãng. Sau thời gian đầu còn bỡ ngỡ, công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và xây dựng được hệ thống đại lý và kênh phân phối của chính mình trên cả nước. Công ty cũng tích tham gia đấu thầu ở các công trình trọng điểm quốc gia như: “Đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam”, “Công trình điện 220 KV mua điện từ Trung Quốc”, Cải tạo Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nâng cấp lưới điện thành phố Hà Nội, Hải Phòng…Thực tế, hoạt động kinh doanh thương mại cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất khi giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm do chính Việt Á sản xuất ra. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Tập đoàn Việt Á Từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, Việt Á đã phát triển và trở thành 1 tập đoàn đa nghành. Cho tới nay, lĩnh vực hoạt động kinh SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 7 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán doanh chính của công ty vẫn không thay đổi đó là sản xuất và thương mại thiết bị điện. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á được phát triển từ công ty tư nhân với mô hình công ty mẹ - con. Hiện nay có 13 công ty thành viên và 6 nhà máy. Mô hình tổ chức bộ máy được tổ chức theo cấu trúc chức năng. Để phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức, Internet và mạng nội bộ được áp dụng để liên kết và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong phạm vi, giới hạn nhất định. Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 ủy viên hội đồng quản trị (họ còn kiêm là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và giám đốc các công ty thành viên). Đây là bộ phận cao nhất trong công ty, có toàn SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 8 Kim loại Polyme Nguyên liệu khác Dây chuyền công nghệ sản xuất Thành phẩm (Thiết bị điện) Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được ghi rõ trong điều lệ của công ty. Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, thông qua các phương án đầu tư, phát triển thị trường, quản lý nội bộ công ty và trình hóa các quyết định, quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tùy theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Ban kiểm soát: Các chức danh của Ban kiểm soát cũng có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Chu trình thực hiện là Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường, trong ban, dù ít người cũng có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hoạt động chủ yếu của Ban là: kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty, kiểm tra bất thường và can thiệt vào hoạt động của công ty khi cần. Các hoạt động trên được thực hiện thường niên hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng quản trị và cổ đông. Phó tổng giám đốc tổ chức hành chính phụ trách quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính, tổ chức, nhân lực và đặc biệt cả hoạt động marketing. Chức danh này có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp liên tục thông SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 9 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán tin quản lý cho tổng giám đốc. Để hỗ trợ cho Phó tổng giám đốc tổ chức hành chính là Giám đốc tổ chức hành chính và Giám đốc Marketing. 2 giám đốc này sẽ quản trị ở cấp cơ sở các phòng chức năng và định kỳ báo cáo thông tin lên cấp trên. Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa,tiêu thụ các sản phẩm cho tới duy trì và tạo lập các mối quan hệ với đối tác: các nhà cung cấp hàng hóa, đầu vào sản xuất và khách hàng. Hàng tháng, tình hình doanh số sẽ được cập nhật vào báo cáo lên cấp trên để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu và ra các quyết định cần thiệt. Phó tổng giám đốc kinh doanh trực tiếp quản lý Ban dự án viễn thông còn các phòng ban có liên quan còn lại được quản lý qua Giám đốc thương mại. Phó tổng giám đốc kỹ thuật là người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về đặc tính kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm do công ty cũng cấp. Thông tin về công nghệ, kỹ thuật sản phẩm sẽ được Phó tổng giám đốc cập nhật và báo cáo thường xuyên cho Hội đồng quản trị. Đảm nhiệm vị trí quan trọng này là người có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng. Với cương vị, trọng trách như vậy nên phụ tá gồm 2 giám đốc và 1 phòng trực thuộc. Về cơ bản cơ cấu tổ chức quản lý tập đoàn được bố trí như sau: SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 10 [...]... Dân Toán Khoa Kế PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN VIỆT Á 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Mô hình tổ chức: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN PHÓ (kiêm Kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Kế toán tiền mặt và ngân hàng Kế toán thanh toán kiêm TSCĐ Kế toán tổng hợp thuế Kế toán công nợ Thủ quỹ Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức lao động kế toán Tổ chức lao động kế toán tại công ty được tổ chức. .. phần hành và quan hệ tương tác: Kế toán trưởng là người được Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, có chức năng tham mưu, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Công ty và cơ quan có thẩm quyền của Nhà Nước về công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán, thống kê tại Công ty Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Tổ chứ công tác hạch toán kế toán, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo... lao động kế toán, thông tin kế toán trong quan hệ tương tác dễ dàng hơn 2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.2.1 Các chính sách kế toán chung Theo Thuyết minh báo cáo tài chính 2007: Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: VNĐ (Việt Nam đồng) Niên độ kế toán: 1 năm... nghiệp tư nhân, tập đoàn Việt Á nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ khi kết thúc kì kế toán năm tại chi cục thuế quận Cầu Giấy Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính, mà người trực tiếp lập đó là kế toán trưởng Cáo báo cáo mà công ty có trách nhiệm và đang lập là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính... Lớp: Kế Toán 2 – K9 29 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán 2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và. .. phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm những bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 24 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Toán Khoa Kế - Kế. .. Quốc Dân Toán Khoa Kế Kế toán phó với cương vị kế toán tổng hợp, sẽ phụ trách nghiệp vụ kế toán, tổng hợp số liệu, cuối kỳ lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định cũng như báo cáo nội bộ Thường xuyên cập nhật thông tin với kế toán trưởng Nhiệm vụ: •Tổng hợp toàn bộ số phát sinh thực tế trong quy trình sản xuất, kinh doanh để phản ánh hiệu quả đạt được của Công ty •Tổng hợp,... Quốc Dân Toán Khoa Kế • Báo cáo hàng ngày các khoản thanh toán và số dư tài khoản tiền mặt và các tài khoản tiền gửi • Tập hợp, quản lý và luân chuyển chứng từ thanh toán tiền mặt và qua ngân hàng cho Kế toán trưởng • Báo cáo công việc cho Trưởng phòng, PTGĐ, TGĐ • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo Kế toán vật tư, hàng hóa có chức năng theo dõi, giám sát và quản lý toàn bộ vật tư,... trị nội bộ, công ty còn sử dụng hệ thống thống các báo cáo quản trị như: - Báo cáo chi phí sản xuất để phản ánh tình hình phát sinh chi phí tại phân xưởng và kết quả kinh doanh hoàn thành SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 30 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán - Báo cáo bộ phận cung cấp thông tin về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ở từng bộ phận - Các dự toán về tiêu... Phương pháp kế toán ngoại tệ: Theo tỷ giá thực tế phát sinh nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Chế độ chứng từ áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Doanh nghiệp sử dụng toàn bộ các chứng từ bắt buộc theo mẫu của chứng từ trong quyển “ Chế độ kế toán doanh nghiệp – Hướng dẫn lập chứng từ kế toán – Hướng dẫn ghi sổ kế toán Bên . đồng. SVTT: Chu Bách Khoa Lớp: Kế Toán 2 – K9 15 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kế Toán PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN VIỆT Á 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG. Khoa Kế Toán Kế toán phó với cương vị kế toán tổng hợp, sẽ phụ trách nghiệp vụ kế toán, tổng hợp số liệu, cuối kỳ lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định cũng như báo cáo. hạch toán kế toán, thống kê tại Công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Tổ chứ công tác hạch toán kế toán, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định của Công ty và của Nhà nước. •Phân