1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam

80 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 484,65 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BẬT CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN – ĐỘI TUYỂN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG NAM Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thị Nghi Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Biển Lớp : 10 STQ Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô trường Đại học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng, quý thầy cô khoa Giáo dục Chính trị, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô hiện đang công tác tại Trung tâm Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám Hiệu trường THPT Nguyễn Văn Cừ, quý thầy cô trong tổ Thể dục cùng các em học sinh thuộc vận động viên của trường. Đây là bước đầu nghiên cứu khoa học, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Văn Biển MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Giả thiết khoa học của đề tài 4 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4 5. Nhiệm vụ 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 6.1. Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu 5 6.2. Phương pháp quan sát sư phạm 5 6.3.Phương pháp phỏng vấn – tọa đàm 5 6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 6 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6 6.6. Phương pháp toán học thống kê 7 7. Tổ chức nghiên cứu 8 7.1. Đối tượng nghiên cứu 8 7.2. Thời gian nghiên cứu 8 7.3. Trang thiết bị nghiên cứu 9 7.4. Địa điểm 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1. Sức bật và những yếu tố chi phối sức bật 10 1.1.1. Khái niệm về sức bật 10 1.1.2. Ý nghĩa của sức bật trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền 10 1.1.3. Vai trò sức bật trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền. 12 1.1.4. Những nhân tố chi phối tới sức bật 14 1.2. Đặc điểm môn bóng chuyền. 16 1.3. Nguyên tắc tập luyện 18 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi từ 16 – 19 19 1.4.1. Về mặt tâm lý 19 1.4.2. Về mặt sinh lý 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 23 2.1.Cơ sở lý luận 23 2.1.1. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề giáo dục thể chất trường học 23 2.1.2. Tổ chức đội tuyển trong học sinh một nhân tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT Nguyễn Văn Cừ 25 2.1.3. Quan điểm về yếu tố sức bật 26 2.1.4. Phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ( sức bật) 27 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sức bật trong bóng chuyền 31 2.2. Cơ sở thực tiễn 32 2.2.1. Sức bật nội dung quan trọng trong huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng chuyền 32 2.2.2. Thực trạng sức bật của các vận động viên nam bóng chuyền - Đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 34 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 36 3.1 Nhiệm vụ 1: Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam. 36 3.1.1 Thực trạng công tác giảng dạy thể dục thể thao nói chung và huấn luyện bóng chuyền nói riêng của trường THPT Nguyễn Văn Cừ. 36 3.1.2 Cơ sở vật chất và số lượng giáo viên phục vụ công tác giảng dạy môn giáo GDTC tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ. 37 3.1.3. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam 39 3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên - Đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam 40 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện cho nam VĐV bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 40 3.2.2 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 41 3. Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả các bài tập 58 3.3.1. Phân tích các chỉ số thực nghiệm 58 3.3.1.1. Sức khỏe và trình độ sức bật VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 58 3.3.1.2. Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với trước thực nghiệm sư phạm của nhóm đối chứng thực hiện các bài tập theo nội dung chương trình huấn luyện hiện hành. 62 3.3.1.3.Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm thực hiện các bài tập đề xuất. 63 3.3.1.4. So sánh để đánh giá sự phát triển của các chỉ tiêu chức năng (mạch, huyết áp), trình độ sức bật của hai nhóm sau 6 tuần thực nghiệm 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1. Kết luận: 68 2. Kiến nghị: 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC………………………………………………………………… 72 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN B ẢNG TRANG B ảng 1 K ết quả tổng hợp các ý kiến đ ã đ ư ợc phỏng vấn 33 Bảng 2 Th ực trạng sức bậ t c ủa nam VĐV - Đ ội tuyển học s inh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 35 Bảng 3 Cơ s ở v ật chất phục vụ công tác giảng d ạy v à hu ấn luyện TDTT của trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 37 Bảng 4 Th ống k ê s ố l ư ợng v à trình đ ộ cán bộ giáo vi ên b ộ môn thể dục của trường. 38 Bảng 5 Phân b ố LVĐ các b ài t ập phát triển sức bật đ ư ợc sử dụng trong huấn luyện VĐV bóng chuyền tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ. 39 Bảng 6 K ết quả phỏng vấn đánh giá mức độ ph ù h ợp của các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ – Tỉnh Quảng Nam. 44 Bảng 7 K ết quả các b ài t ập phát triển sức bật cho nam VĐV – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ được tán thành. 47 Bảng 8 Phân b ố l ư ợng vận động cho các b ài t ập phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 49 Bảng 9 K ết quả các chỉ số tim mạch của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). 60 B ảng 10 Trình đ ộ sức bật của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ -Tỉnh Quảng Nam (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). 61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TDTT : Thể dục thể thao GDTC : Giáo dục thể chất GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo CT : Chỉ thị GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông VĐV : Vận động viên TW : Trung ương BGH : Ban giám hiệu TTN : Trước thực nghiệm STN : Sau thực nghiệm Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bóng chuyền là một trong những môn thể thao quần chúng đang được phát triển rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào những năm 1922. Tuy gặp nhiều khó khăn và trải qua những bước thăng trầm của lịch sử đất nước, môn bóng chuyền vẫn không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Hình ảnh Bác Hồ tập luyện bóng chuyền ở Chiến khu trong những lúc thư giãn cũng làm gia tăng sự am hiểu và lòng hâm mộ của người dân về môn thể thao này. Chính vì thế mà bóng chuyền ở Việt Nam đã phát triển khá rộng khắp trong nhân dân, bởi lẽ đơn giản là vì tập môn bóng chuyền ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, thì nó còn rèn luyện và phát triển các kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng phối hợp, hợp tác, làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng làm chủ và hoàn thiện bản thân, vươn lên, tự chủ, tự tin, tích cực, sáng tạo, kiên trì, bền bỉ trong quá trình tập luyện và thi đấu. Luyện tập và thi đấu bóng chuyền là hoạt động toàn thân, trong đó chủ yếu là bàn tay và cẳng tay tiếp xúc bóng. Khi thi đấu kỹ chiến thuật luôn thay đổi, biến hóa đa dạng, nhưng vẫn mang tính liên hoàn và nhịp điệu. Chính vì vậy, mà thi đấu bóng chuyền thường diễn ra sôi nổi và có tính hấp dẫn cao, tính đối kháng, đặc biệt là sự tranh chấp trên lưới diễn ra liên tục. Hoạt động bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, trong thi đấu thường xuyên có các tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu của các cầu thủ trên sân luân phiên thay đổi sau mỗi lần giành quyền phát bóng. Do vậy, mỗi cầu thủ bóng chuyền phải có thể lực, trình độ kỹ thuật toàn diện, biết vận dụng nhiều tư thế và kỹ thật đánh bóng khác nhau, có như vậy mới hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trên sân. Ngày nay, xu thế bóng chuyền hiện đại là tấn công chiếm ưu thế hơn phòng thủ. Hoàn thiện tấn công trong bóng chuyền hiện đại là nhờ khả năng Trang 2 phối hợp tấn công nhanh với tín hiệu, tấn công từ tuyến hai và ba càng được sử dụng rộng rãi. Lối đánh tốc độ bất ngờ chạy lên đập giả, nhảy giả thường là đập nhảy một chân. Phản công liên tục, tối đa có hiệu quả và tạo áp lực lâu dài cho đối phương. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một pha bóng đó là động tác tấn công trên lưới, nhờ có những cú tấn công quyết định, hiệu quả của các kỹ thuật tấn công mà trận đấu được kết thúc nhanh hay chậm, thắng lợi hay thất bại. Như vậy, ngoài trình độ điêu luyện về kỹ chiến thuật thì người tập phải có trình độ thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ tốt mới hoàn thành được nhiệm vụ đề ra. Sức mạnh tốc độ được hiểu là năng lực nhanh - mạnh hay nói cách khác chính là sức bật. Sức bật là năng lực thực hiện bật để nâng trọng tâm cơ thể lên cao hoặc ra xa một cách nhanh nhất. Trong thi đấu bóng chuyền thì sức bật của VĐV rất có ý nghĩa trong các tình huống đối kháng với đấu thủ. Nó rất cần thiết khi thực hiện các thao tác kỹ thuật như phát, chuyền và nhất là khâu đập bóng. Sức bật tốt sẽ mở rộng được tầm quan sát trên không và tăng uy lực tấn công. Trong những năm gần đây, môn thể thao bóng chuyền ở nước ta phát triển đồng đều cả về mở rộng và nâng cao. Đặc biệt kỹ chiến thuật mới cũng đã được đưa vào sử dụng. Phương thức tổ chức thi đấu phù hợp đã tạo điều kiện cho môn bóng chuyền phát triển mạnh trong cả nước, được người dân ủng hộ, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa xã hội. Tại trường học các cấp thì môn bóng chuyền được đưa vào giảng dạy làm môn thể thao tự chọn, ngoài mục đích tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất thì nó phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, từ đó phát huy được năng lực sở trường của các em. Đây cũng là cái nôi phát hiện tài năng bóng chuyền, đóng góp cho phong trào thể thao của nhà trường và địa phương. Những năm gần đây, phong trào tập luyện môn bóng chuyền của học sinh trong các trường trung học phổ thông tại tỉnh Quảng Nam, trong đó có trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ đã có bước phát triển, số học [...]... sức bật với thực hiện các kỹ chiến thuật của nam vận động viên - Đội tuyển bóng chuyền học sinh trường Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam - Tiến hành xây dựng và phỏng vấn đợt 2 - Tiến hành thử nghiệm các bài tập phát triển sức bật mới lựa chọn cho nam vận động viên - Đội tuyển bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam - Kiểm tra sức khỏe, sức bật và hiệu quả đập bóng của nhóm thực nghiệm... quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực môn bóng chuyền cũng như lĩnh vực giáo dục thể chất trường học, đặc biệt đối với các huấn luyện viên, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện ở các đội tuyển bóng chuyền Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên - Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ. .. Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam, có thể vận dụng biên soạn nội dung huấn luyện thể lực cho đội tuyển bóng chuyền học sinh THPT tỉnh Quảng Nam 5 Nhiệm vụ Để giải quyết mục đích của đề tài, chúng tôi tiến hành đặt ra những nhiệm vụ sau Nhiệm vụ 1: Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam Nhiệm... đấu Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BẬT CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN - ĐỘI TUYỂN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG NAM 2 Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ mục đích lâu dài của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường là góp phần nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và phát triển các tố chất... viên bóng chuyền đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm cơ sở để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường nói chung và thành tích thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nói riêng Trang 3 3 Giả thiết khoa học của đề tài Việc tiến hành nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền - đội tuyển học sinh trong các trường THPT... lực, phát huy tài năng thể thao trong học sinh Dựa trên khảo sát thực trạng phong trào thể dục thể thao của nhà trường, đặc biệt là chất lượng tập luyện và thi đấu của đội tuyển nam bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ và qua giải bóng chuyền của học sinh THPT - Tỉnh Quảng Nam trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng Đề tài tiến hành nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng. .. THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm và đánh giá các bài tập phát triển sức bật Trang 4 6 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau 6.1 Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu... Chỉ số trung bình của lần kiểm tra thứ nhất (trước thực nghiệm) xB : Chỉ số trung bình của lần kiểm tra thứ hai (sau thực nghiệm) 0.5 và 100%: Hằng số 7 Tổ chức nghiên cứu 7.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên - Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam - Đối tượng phỏng vấn của đề tài là: Các giáo viên. .. là: Các giáo viên chuyên về môn bóng chuyền trong các trường đại học, trung học phổ thông, huấn luyện viên, vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp, các chuyên gia có kinh nghiệm về huấn luyện thể lực và nhóm học sinh được thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm của đề tài: 30 VĐV nam trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam trong đó 15 học sinh là nhóm đối chứng, 15 học sinh tham gia nhóm thực nghiệm,... này đã được đặt ra nhưng chưa được nghiên cứu một cách có khoa học Nếu biết lựa chọn các bài tập và có phương pháp tập luyện hợp lý thì không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho vận động viên trong đội tuyển mà nó còn phát huy được tài năng của học sinh và nâng cao chất lượng của giải, góp phần đưa đội tuyển nam bóng chuyền THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam đạt thành tích cao hơn nữa 4 Ý . các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam. sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam 39 3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên. bóng chuyền. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên - Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam, có thể vận dụng

Ngày đăng: 26/05/2015, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bùi Trọng Toại (1996), Bước đầu xác định hệ thống test kiểm tra thể lực VĐV bóng chuyền, Luận án thạc sĩ, trường ĐH TDTT II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu xác định hệ thống test kiểm tra thể lực VĐV bóng chuyền
Tác giả: Bùi Trọng Toại
Năm: 1996
9. Daxuoroxki (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực của VĐV
Tác giả: Daxuoroxki
Nhà XB: NXB TDTT – Hà Nội
Năm: 1978
1. Asmarin. B - Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTT, NXBTDTT 1978 Khác
3. Bộ GD và ĐT. Quy hoạch phát triển TDTT ngành GD và ĐT 1996 - 2000 và định hướng đến 2025. 12/1996 Khác
4. Bóng chuyền NXB - TDTT - 1997, Sách giáo khoa ĐH - TDTT Liên Xô cũ Khác
6. Chỉ thị 106/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT. 02/10/1958 Khác
7. Chỉ thị số 180/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới. 28/08/1970 Khác
8. Chỉ thị số 227/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng nhấn mạnh vai trò của TDTT. 18/11/1975 Khác
10. Lý luận và phương pháp GDTC. Sách dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng, THCN-DN, NXB giáo dục 1995 Khác
11. Huấn luyện bóng chuyền - Đinh Lẫm - Nguyễn Bình, NXB-TDTT. 12/1997 Khác
12. Khoa học công nghệ TDTT - Chuyên đề số 1 - 1999 Khác
13. Khoa học công nghệ TDTT - Chuyên đề số 2 - 2002 Khác
14. Khoa học công nghệ TDTT - Chuyên đề số 4 - 2002 Khác
15. Nguyễn Đức Văn - Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB TDTT Hà Nội 1987 Khác
16. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội 1995 Khác
17. Phạm Ngọc Viễn - Tâm lý học TDTT, NXB TDTT - Hà Nội 1991 Khác
18. Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT (kỷ niệm 30 năm Bác Hồ thăm trường - 1991) Khác
19. Tuyển tập NCKH TDTT (Hội nghị khoa học lần 1), NXB TDTT năm 1993 Khác
20. Tuyển tập NCKH TDTT, NXB TDTT năm 1996 Khác
21. Tuyển tập NCKH GDTC, sức khỏe trong trường học các cấp, NXB TDTT, 1998 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w