Thực trạng sức bật của các vận động viên nam bóng chuyền Độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 42)

7. Tổ chức nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng sức bật của các vận động viên nam bóng chuyền Độ

tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

Qua quá trình quan sát hoạt động tập luyện và thi đấu của nam vận động viên bóng chuyền - đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam năm 2013, chúng tôi thấy thể lực nhất là sức mạnh tốc độ - sức bật của các vận động viên tấn công, chuyền hai, phòng thủ trên lưới... còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà các vận động viên chưa thể hoàn thiện được ý đồ chiến thuật, hiệu quả tấn công chưa cao, phát bóng không uy lực... Ngoài ra, do điều kiện thời gian tập luyện của các vận động viên còn ít nên việc huấn luyện kỹ

chiến thuật và chuẩn bị thể lực cho vận động viên chưa thật kỹ càng dẫn đến trình độ tập luyện chưa đạt được mong muốn. Cục diện các trận đấu cũng như các buổi tập diễn ra tẻ nhạt. Điều này cũng làm giảm hứng thú đối với vận động viên. Nguyên nhân chủ yếu là nội dung, hình thức tập luyện thể lực nhất là khâu sức bật còn kém nên không thể thực hiện kỹ thuật một cách hoàn chỉnh, hiệu quả kỹ thuật chưa cao. Thực trạng sức bật của nam vận động viên bóng chuyền - Đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam được chúng tôi tổng kết như sau:

Bảng 2:Thực trạng sức bật của nam VĐV - đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam

TT NỘI DUNG X ĐIỂM 1 Bật với không đà 3.015 45 2 Bật với có đà 3.21 46 3 Bật xa tại chỗ 2.54 46 4 Bật xa ba bước 8.06 47.5

Nhìn vào bảng 2, các chỉ số cho ta thấy thực trạng sức bật của các vận động viên nam bóng chuyền - Đội tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam chỉ ở mức dưới trung bình. Chính vì vậy mà việc thực hiện các động tác kỹ thuật còn ít hiệu quả dẫn đến thành tích thi đấu thấp.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nhiệm vụ 1: Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam.

3.1.1 Thực trạng công tác giảng dạy thể dục thể thao nói chung và huấn luyện bóng chuyền nói riêng của trường THPT Nguyễn Văn Cừ. luyện bóng chuyền nói riêng của trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ nằm cạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Phú Trung, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, một địa phương có truyền thống cách mạng với hàng chục anh hùng lực lượng vũ trang, hàng trăm Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và hàng nghìn liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với tổng diện tích diện tích: 18.997m2. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng trường học, sân bãi, phục vụ tích cực cho công tác dạy học và huấn luyện thể thao. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập trường chỉ đáp ứng được ở mức trung bình. Đó là những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy nói chung cũng như trong huấn luyện thể thao nói riêng.

Qua quá trình tìm hiểu về trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Chúng tôi tìm hiểu về công tác giảng dạy, huấn luyện thể thao tại đây, đặc biệt là tìm hiểu việc huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường. Chúng tôi nhận thấy rằng trình độ của các em còn rất hạn chế. Vì, các em là học sinh cấp III nên chương trình học của các em rất nặng nên thời gian các em tập trung cho việc học phải nhiều hơn. Phần khác, các em đa số là con nhà nông nên ngoài thời gian học tập trên trường các em còn phải phụ giúp bố mẹ công việc nhà vì vậy thời gian cho việc tập luyện của các em cũng bị hạn chế. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng của các em cũng không đảm bảo cho các em có được thể lực tốt nhất. Do vậy thành tích của trường THPT Nguyễn Văn Cừ về bộ môn bóng chuyền chưa ngang tầm với các trường bạn trong tỉnh. Trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng vị trí của trường còn khá thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

kết quả chưa đạt như mong muốn như: Cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, thời gian luyện tập ít (tuần chỉ có 1 buổi với thời gian là 2 tiết), phương tiện, phương pháp huấn luyện chưa khoa học, trình độ giáo viên, năng lực VĐV…

3.1.2 Cơ sở vật chất và số lượng giáo viên phục vụ công tác giảng dạy môn giáo GDTC tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ. môn giáo GDTC tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Bảng 3: Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và huấn luyện TDTT của trường trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

STT Cơ sở vật chất

Số lượng Chất lượng Sân bãi Dụng cụ Tốt Trung

bình Xấu

1 Sân tập điền kinh 1 1

2 Nhà tập 3 Hố nhảy xa 1 1 4 Nệm nhảy cao 1 1 5 Tạ 5 bộ 2 2 1 6 Đồng hồ bấm giờ 2 cái 1 1 7 Bàn đạp 2 cái 1 1 8 Sân bóng rổ 0 9 Bóng rổ 0

10 Thước dây 2 cái 1 1 11 Sân tập bóng chuyền 1 1

12 Sân bóng đá 1 1

13 Bóng đá 6 trái 2 3 1

14 Bóng chuyền 10 trái 4 6

Qua kết quả điều tra ở bảng 3, chúng tôi thấy rằng: Trang thiết bị, cơ sở vật chất mới chỉ tạm thời đáp ứng được cho việc học tập và tập luyện cho các em học sinh. Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu và chất lượng chưa

đảm bảo đặc biệt là bóng chuyền. Mặt khác còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập và thành tích bóng chuyền như nhiều lớp cùng học thể dục trên một sân với nhiều nội dung khác nhau nên cũng ảnh hưởng tới việc tập trung chú ý của các em.

Để đánh giá thực trạng giáo viên bộ môn thể dục của trường THPT Nguyễn Văn Cừ chúng tôi tiến hành điều tra số lượng giáo viên giảng dạy tại trường được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Thống kê số lượng và trình độ cán bộ giáo viên bộ môn thể dục của trường.

STT Họ và tên Nam Nữ Chuyên sâu Thâm

niên CT Môn

1 Lương Văn Du x Bóng đá 26 năm QP 2 Hồ Quốc Huy x Điền kinh 4 năm TD 3 Phạm Thị Thu Cẩm x Cầu lông 29 năm QP 4 Nguyễn Xuân Minh x Bóng đá 2năm TD 5 Huỳnh Tấn Viện x Thể dục 3 năm TD 6 Nguyễn Đức Khánh x Bóng chuyền 2 năm TD Số lượng giáo viên ở tổ thể dục – Quốc phòng của trường chỉ có 6 người nhưng do không có giáo viên phụ trách chuyên môn quốc phòng nên đã chuyển 2 giáo viên sang phụ trách giảng dạy quốc phòng, giáo viên thể dục còn 4 giáo viên phụ trách tới 30 lớp, trong đó lại chỉ có một giáo viên chuyên sâu bóng chuyền. Vì số lượng lớp mà mỗi giáo viên phải đảm nhiệm cao nên chiếm hầu như hết thời gian của giáo viên. Vì vậy thời gian dành cho công tác huấn luyện đội tuyển bị hạn chế. Do đó việc phân công giảng dạy và huấn luyện cũng là điều khó khăn cho các giáo viên vì số tiết quá nhiều, hơn nữa giáo viên phụ trách thể dục mới ra trường thâm niên công tác còn ít do đó kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện cũng còn nhiều hạn chế.

3.1.3. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

Để hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật chúng tôi tiến hành nghiên cứu chương trình huấn luyện, nội dung huấn luyện thể lực, quan sát các buổi tập của vận động viên và thu được kết quả: Các bài tập được sử dụng để phát triển sức bật trong bóng chuyền cho VĐV trường THPT Nguyễn Văn Cừ được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5: Phân bố LVĐ các bài tập phát triển sức bật được sử dụng trong huấn luyện VĐV bóng chuyền tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Qua bảng 5 chúng ta có thể nhận xét như sau: + Về lượng vận động chưa đảm bảo.

+ Số lần lặp lại các bài tập quá ít.

+ Hình thức tập luyện còn tẻ nhạt, chưa phong phú, không tạo được hứng thú và phát huy tinh thần tự giác tập luyện của học sinh.

+ Cường độ bài tập chỉ với 60 – 70% sức. + Số lượng bài tập sử dụng quá ít.

TT TÊN BÀI TẬP LƯỢNG VẬN ĐỘNG Khối lượng (số lần) Quãng nghỉ(phút) 1 Bật cao tại chỗ. 3 lần 30s – 1p 2 Đứng lên ngồi xuống 20 lần

3 Bật cóc 2 lần x 20m 2p 4 Nhảy lò cò, đổi chân 2 lần x 20 cái 2p

+ Các bài tập phát triển sức bật chưa tận dụng hết điều kiện sân bãi sẵn có, khối lượng các bài tập được sử dụng để phát triển sức bật trong mỗi buổi tập quá ít. Tổng thời gian dành cho các bài tập thể lực chỉ được 5 - 7 phút trong 1 tiết học, mà trong 12 tiết chỉ có 1 – 2 tiết sử dụng bài tập bổ trợ thể lực trong đó bài tập sức bật cũng chiếm tỷ lệ rất ít.

+ Về đối tượng tập luyện sau khi thực hiện xong các bài tập thể trạng các VĐV vẫn bình thường, mồ hôi ra ít, nét mặt thoải mái.

Từ đó chúng tôi đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong bóng chuyền cho vam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ còn có những vấn đề bất cập như: Số bài tập phát triển sức bật cho VĐV còn hạn chế, mật độ vận động của VĐV trong một buổi tập thấp, dẫn đến ít có tác dụng trong việc hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển thể lực cho học sinh.

Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn tìm ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (sức bật) phù hợp với chương trình huấn luyện cho VĐV, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng tấn công cho nam VĐV bóng chuyền để đưa đội tuyển tiến sâu hơn trong các giải sắp tới.

3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vậnđộng viên - Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng động viên - Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện cho nam VĐV bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

Để lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật đưa vào trong quá trình huấn luyện cho nam VĐV trường THPT Nguyễn Văn Cừ, qua tìm hiểu thực tế và khảo sát các tài liệu, giáo trình bóng chuyền, sách huấn luyện bóng chuyền, học thuyết huấn luyện, lý luận và phương pháp TDTT, các phương pháp phát triển sức bật... Từ đó hiểu sâu sắc hơn về các nguyên tắc, phương

pháp cũng như đặc điểm của đối tượng huấn luyện, đồng thời kết hợp với quan sát trực tiếp các buổi tập của các giáo viên, quan sát các quá trình huấn luyện sức bật…Từ đó lựa chọn được các bài tập phát triển sức bật để phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Để lựa chọn được các bài tập có hiệu quả chúng tôi căn cứ vào cơ sở sau:

* Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc kỹ thuật. * Căn cứ vào đặc điểm đối tượng.

* Căn cứ vào phương pháp huấn luyện.

* Căn cứ vào điều kiện giảng dạy, huấn luyện và tập luyện. * Căn cứ vào nguyên tắc giảng dạy, GDTC trong trường THPT.

* Căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật và quy luật hình thành kỹ năng kỹ xão vận động.

Các bài tập lựa chọn nhằm phát triển sức bật cho VĐV phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc phát triển các tố chất sức mạnh tốc độ.

+ Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý đối tượng cũng như trình độ phát triển thể chất của các VĐV.

+ Các bài tập phải đảm bảo tính logic, tính hệ thống.

+ Các bài tập phải có hình thức phong phú và đa dạng, tăng cường nội dung, phương pháp tập luyện.

+ Các bài tập phải phù hợp với điều kiện huấn luyện.

+ Các bài tập phải hợp lý vừa sức và nâng cao độ khó, khối lượng tập luyện, đặc biệt chú ý khâu an toàn tập luyện để tránh bị chấn thương.

3.2.2 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

Căn cứ vào cơ sở lý luận chúng tôi đã phân tích ở trên kết hợp với quá trình học hỏi và tìm hiểu các tài liệu, bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được 36

dụng cụ). Để có cơ sở thực tiễn chúng tôi phỏng vấn các thầy(cô), các huấn luyện viên chuyên nghiệp và các chuyên gia về các bài tập nhằm phát triển sức bật nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

*Các bài tập đó là:

A. Nhóm bài tập cá nhân

1. Bật gập người nâng gối về trước ngực, bật gập người đánh gót chân chạm mông.

2. Bật cao nhiều lần bằng một chân. 3. Bật cao co gối sang hai bên. 4. Đứng lên ngồi xuống

5. Bật cao tay chạm bàn chân.

6. Chạy bật cao nhiều lần tiếp đất về phía trái phải.

7. Gập người đưa tay xuống dưới - ra sau - bật nhảy lên, tay vung mạnh lên cao.

8. Nhảy bật bục 15 cái sau đó chạy tăng tốc 30m 9. Bật tại chỗ đưa chân sang ngang.

10. Bật 1 chân nhiều lần về một phía. 11. Tại chỗ nâng cao đùi.

12. Bật nhiều lần về trước trong tư thế nửa ngồi. 13. Bật 1 chân trên cự ly 10 - 15 m, sau đó đổi chân.

B. Bài tập nhóm

14. Hai người A & B nắm tay nhau nửa ngồi, bật bằng 2 chân.

15. Hai người A & B nắm tay nhau trong tư thế nửa ngồi bật vung tay lên cao.

16.A & B bật cao tại chỗ.

17. Hai người A & B đứng trên 1 chân, chân kia móc gài bàn chân với nhau, bật tại chỗ bằng 1 chân.

18. A ngồi trên gót chân, tay giang ngang, B bật bằng 2 chân qua tay thẳng của A.

19. A ở tư thế bò trên gối, B bật bằng 2 chân qua lưng của A.

20. Hai người đứng đối diện, luồn tay dưới gối nắm tay nhau nâng chân lên và nhảy theo đường tròn.

21. A bật nhảy qua tay kết nối của B & C.

22. Ba người A, B & C nắm tay nhau bật nhảy trong tư thế nửa ngồi. 23. Bật nhiều lần bằng 2 chân qua đồng đội nằm ngửa.

24. Bật nhiều lần bằng 2 chân qua đồng đội quỳ trên gót chân. 25. A ngồi tay giang ngang, B & C bật nhảy qua tay A.

26. Cả nhóm cùng bật đồng thời nhiều lần về trước. Người đứng sau nắm 1 chân người đứng trước và 1 tay tỳ lên vai đồng đội đứng trước.

27. Cả nhóm bật đồng thời nhiều lần bằng 2 chân ở tư thế nửa ngồi và tay tỳ vào đồng đội đứng trước.

C. Bài tập với dụng cụ

28. Bật nhảy nhiều lần bằng 2 chân qua ghế thể dục.

29. Tay cầm bóng trước ngực, bật nhảy bằng 2 chân qua ghế thể dục. 30. Gánh tạ bật nhảy.

31. Hai tay cầm tạ đôi, chân đứng dạng ở hai bên ghế, bật nhảy co ở khớp gối sau đó tiếp đất như lúc ban đầu.

32. Bật xa nhiều lần bằng 1 chân trên đất tay cầm bóng.

33. Tay cầm bóng, sau nhiều lần bật nhảy ném bóng từ sau ra trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)