Việc tiến hành thử nghiệm sư phạm các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường Nguyễn Văn Cừ - Quảng nam (bài tập thử nghiệm) được tiến hành ở đối tượng học sinh khối 10,11,12 thuộc đội tuyển của trường.
Thời gian thử nghiệm là 6 tuần từ ngày 10 tháng 2 đến 17 tháng 3 với tổng số tiết là 36 tiết (tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiết). Các bài tập được thực hiện cùng với nội dung chương trình của học kỳ II.
Tổng số VĐV tham gia là 30 VĐV nam được lựa chọn đồng đều về chiều cao, sức khỏe, trình độ thể lực có kỹ thuật tốt làm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, tuổi đời từ 16 đến 19. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng tập luyện thời gian như nhau, cùng một người huấn luyện, nhưng khác nhau là nhóm thực nghiệm tập các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, còn nhóm đối chứng tập theo các bài tập trong chương trình hiện hành.
3.3.1. Phân tích các chỉ số thực nghiệm
3.3.1.1. Sức khỏe và trình độ sức bật VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm. chứng trước thực nghiệm.
Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sức khỏe (mạch, huyết áp) và sức mạnh tốc độ (bật với tại chỗ không đà, bật với có đà, bật xa tại chỗ, bật xa ba bước), kết quả thu được trình bày ở bảng (9 và 10). Xem xét số liệu ở bảng (9 và 10) cho chúng ta thấy, ở thời điểm trước thực nghiệm của hai nhóm, các chỉ số về chức năng và sức mạnh tốc độ (sức bật) có số trung bình ở từng chỉ số của hai nhóm tương đối đồng đều, không có sự khác biệt lớn với ngưỡng xác xuất P>5%. Có sự đồng đều trên là vì đối tượng nghiên cứu đều là học sinh ở vừng nông thôn, cùng tập luyện theo một chương trình chung, không có sự khác biệt mấy về ăn ở sinh hoạt.
Sau thực nghiệm sư phạm, chúng tôi lại tiến hành kiểm tra các chỉ số trên, kết quả thu được trình bày tại bảng (9 và 10). Những biến đổi ở các chỉ số kiểm tra kết thúc sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm chứng tỏ việc
đưa các bài tập phát triển sức bật vào huấn luyện cho đội tuyển nam bóng chuyền học sinh trường Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe và sức mạnh tốc độ (sức bật). Chứng tỏ việc đưa các bài tập phát triển sức bật khác nhau vào huấn luyện ở các nhóm sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.
Bảng 9: KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ TIM MẠCH CỦA VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG NAM (NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG)
Các chỉ tiêu Nhóm n Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Độ tin cậy
t P Mạch TN 15 74,35 0,86 71,6 0,7 2,95 P > 95% ĐC 15 75,01 0,82 74,3 0,83 1,92 P > 5% t ; P t = 1,25 ; P > 5% t = 5,56 ; P > 99% Huyết áp tối đa TN 15 115 1,07 115,97 0,8 1,02 P > 5% ĐC 15 114,2 1,02 115,26 1 1,86 P > 5% t ; P t = 1,21 ; P > 5% t = 1,24 ; P > 5% Huyết áp tối thiểu TN 15 75,6 1,06 71,04 0,93 4,63 P > 99,9% ĐC 15 74,53 1,42 73,67 1,12 1,97 P > 95% t ; P t = 1,35 ; P > 5% t = 4 ; P > 99% Hiệu số huyết áp TN 15 39,4 44,93 4,12 P > 99% ĐC 15 39,67 41,59 2,73 P > 95%
Bảng 10: TRÌNH ĐỘ SỨC BẬT CỦA VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG NAM (NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG)
Các chỉ tiêu Nhóm n Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Độ tin cậy
t P Bật với không đà TN 15 3,01 0,87 3,102 0,4 2,95 P > 95% ĐC 15 3,015 0,94 3,026 0,87 1,92 P > 5% t ; P t = 1,25 ; P > 5% t = 5,56 ; P > 99% Bật với có đà TN 15 3,20 0,3 3,53 0,23 1,02 P > 95% ĐC 15 3,23 0,98 3,25 0,85 1,86 P > 5% t ; P t = 1,21 ; P > 5% t = 1,98 ; P >95% Bật xa tại chỗ TN 15 2,48 0,75 2,86 0,3 4,63 P > 99,9% ĐC 15 2,55 0,75 2,68 0,87 1,97 P > 5% t ; P t = 1,35 ; P > 5% t = 4 ; P > 99% Bật xa ba bước TN 15 8,07 0,32 8,45 0,3 4,12 P > 99% ĐC 15 8,07 0,32 8,15 0,38 2,73 P > 5% t ; P t = 0,38 ; P > 5% t = 1,97 ; P > 95%
3.3.1.2. Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với trước thực nghiệm sư phạm của nhóm đối chứng thực hiện các bài tập theo trước thực nghiệm sư phạm của nhóm đối chứng thực hiện các bài tập theo nội dung chương trình huấn luyện hiện hành.
*Chỉ số chức năng tim mạch
+ Chỉ số mạch
Chỉ số trung bình trước thực nghiệm là = 75,01 0,82, sau thực nghiệm là = 74,4 0,83, mạch giảm 0,69; sự khác biệt không lớn với ngưỡng xác suất P > 0,05.
+ Huyết áp tối đa
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là = 114,2 1,02, sau thực nghiệm = 115,26 1. Huyết áp tối đa tăng 1,06 mmhg, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
+ Huyết áp tối thiểu
Chỉ số trung bình trước thực nghiệm là = 74,53 1,42, sau thực nghiệm là = 73,67 1,12. Huyết áp tối thiểu giảm 0,86 mmhg; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 95%.
+ Hiệu số huyết áp
Chỉ số trung bình trước thực nghiệm là = 39,67, sau thực nghiệm tăng lên 0,82 mmhg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 95%.
Sau thực nghiệm sư phạm, chỉ số mạch và huyết áp tối đa có sự tăng trưởng song ở mức thấp chưa có đủ độ tin cậy P > 5%, còn huyết áp tối thiểu giảm, hiệu số huyết áp tăng 1,82. Điều này chứng tỏ nội dung huấn luyện cho đội tuyển nam bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn văn Cừ - Quảng Nam rất có ý nghĩa trong việc nâng cao sức khỏe cho VĐV.
*Trình độ sức bật
Quan sát số liệu ở bảng 10, chúng tôi thấy : +Bật với không đà
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 3,015 0,94, sau thực nghiệm = 3,026 0,87, tăng 0,011 m, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
+ Bật với có đà
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 3,23 0,98, sau thực nghiệm = 3,25 0,87, tăng 0,02 m, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
+ Bật xa tại chỗ
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 2,55 0,75, sau thực nghiệm = 2,68 0,87, tăng 0,13 m, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
+ Bật xa ba bước
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 8,07 0,32, sau thực nghiệm = 8,15 0,38, tăng 0,08 m, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
3.3.1.3.Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm thực hiện các bài tập đề xuất
*Chỉ số chức năng tim mạch
+ Chỉ số mạch
Sau thực nghiệm là = 71,6 0,7, mạch giảm đi so với trước thực nghiệm là 3,75 nhịp, sự tăng trưởng là 4,72 % và t = 2,95, với ngưỡng xác xuất P > 95 %.
+ Huyết áp tối đa
Sau thực nghiệm chỉ số trung bình là = 115,96 0,8. Huyết áp tối đa tăng 0,97 mmhg, t = 1,02 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 0,05.
Chỉ số trung bình sau thực nghiệm là = 71,04 0,93. Huyết áp tối thiểu giảm đi so với trước thực nghiệm là 4,56 mmhg; t = 4,63 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 99%.
+ Hiệu số huyết áp
Hiệu số huyết áp tăng đáng kể, trước thực nghiệm là = 39,4, sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm, hiệu số trung bình là = 44,93, nghĩa là sau thực nghiệm hiệu số huyết áp tăng lên 2,85 mmhg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 95%.
Từ phân tích các chỉ số chức năng : mạch, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, chúng tôi nhận thấy nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập do chúng tôi lựa chọn trong cùng thời gian tập luyện có những biến đổi đáng kể về các chỉ số chức năng với độ tin cậy rất cao, mạch giảm đáng kể với ngưỡng xác suất P > 95 %. Mặt khác hiệu số huyết áp tăng đáng kể điều này rất có ý nghĩa đối với sức khỏe.
Kết quả thu được ở trên cho ta thấy, những sự biến đổi các chỉ số kiểm tra kết thúc sau thực nghiệm sư phạm so với trước thực nghiệm, chứng tỏ việc tập luyện các bài tập thể lực khác nhau ở các nhóm sẽ mang lại kết quả khác nhau.
Sự biến đổi các chỉ số chức năng có lợi cho sức khỏe, chứng tỏ tính hiệu quả của các bài tập mới đề xuất.
*Trình độ sức bật
Quan sát số liệu ở bảng 10, chúng tôi thấy : + Bật với không đà
Sau thực nghiệm kết quả thu được = 3,102 0,4, tăng 0,092 m, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 95 %.
+ Bật với có đà
Kết quả thu được sau thực nghiệm = 3,53 0,23, tăng 0,33 m, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 95. Điều này nói lên tính hiệu
quả các bài tập chúng tôi đề xuất rất hợp lý trong việc nâng cao sức bật cho VĐV đội tuyển nam bóng chuyền.
+ Bật xa tại chỗ
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 2,48 0,75, sau thực nghiệm = 2,86 0,4, tăng 0,33 m, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 95.
+ Bật xa ba bước
Trước thực nghiệm chỉ số trung bình là : = 8,07 0,32, sau thực nghiệm = 8,45 0,3, tăng 0,38 m, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với xác suất P > 99 %.
Các số trung bình của tất cả các chỉ tiêu sức bật sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có sự tăng triển tốt với ngưỡng xác suất P > 95 %. Điều đó nói lên tính hiệu quả của các bài tập mà chúng tôi mới lựa chọn. Những bài tập chúng tôi lựa chọn không những không gây ảnh hưởng sấu tới sức khỏe và thể lực của VĐV đội tuyển nam bóng chuyền mà nó còn có tác dụng nâng cao sức khỏe và phát triển tốt sức bật một cách hiệu quả.
3.3.1.4. So sánh để đánh giá sự phát triển của các chỉ tiêu chức năng (mạch, huyết áp), trình độ sức bật của hai nhóm sau 6 tuần thực nghiệm
* Chức năng (mạch, huyết áp)
+ Mạch
Mạch trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chênh lệch 2,7 lần nghiêng về nhóm đối chứng, t = 5,56, chỉ số trung bình có sự khác biệt rất có ý nghĩa với ngưỡng xác suất P > 99 %.
Như vậy, chỉ số mạch trung bình của nhóm thực nghiệm thấp hơn so với nhóm đối chứng. Sự chênh lệch rất có ý nghĩa với ngưỡng xác suất P > 99 %. Chứng tỏ các bài tập chúng tôi lựa chọn rất phù hợp với VĐV nam bóng chuyền học sinh.
Huyết áp trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chênh lệch 0,71 mmHg nghiêng về nhóm thực nghiệm. Sự chênh lệch không lớn với ngưỡng xác suất P > 5 %, t = 1,24.
Với kết quả trên cho ta thấy sự chênh lệch huyết áp tối đa của hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, mặc dù hai nhóm tập hai bài tập khác nhau.
+ Huyết áp tối thiểu
Huyết áp tối thiểu trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chênh lệch 2,66 mmHg nghiêng về nhóm đối chứng t = 4 ; chỉ số trung bình của hai nhóm rất có ý nghĩa với ngưỡng xác suất P > 99 %.
* Kết luận
Mạch sau thời gian thực nghiệm, ở nhóm thực nghiệm giảm đi 3,75 lần/phút. Trong khi đó ở nhóm đối chứng, mạch giảm 0,69 lần/phút. Theo tài liệu nghiên cứu của Lêtunop trong 1 phút giảm đi 10 - 15 lần/phút. Giảm mạch ở lứa tuổi nay 16 - 21 là phù hợp.
Hiệu số huyết áp: Qua nghiên cứu sau 6 tuần tập luyện, hiệu số huyết áp của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều tăng, ở nhóm thực nghiệm tăng 2,85 mmHg; nhóm đối chứng tăng 1,82 mmHg.
Huyết áp là một trong những chỉ tiêu quan trọng thúc đẩy quá trình vận chuyển máu trong mạch máu. Sự chênh lệch huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu (gọi là kẹt huyết áp) thì tốc độ di chuyển máu trong mạch bị cản trở.
Sự giảm mạch và tăng hiệu sô huyết áp biểu thị sự hoàn thiện và tính tiết kiệm của bộ máy tuần hoàn.
Nhóm thực nghiệm tập những bài tập chúng tôi lựa chọn, sau 6 tuần mạch giảm, hiệu số huyết áp tăng đáng kể, còn nhóm đối chứng mạch cũng giảm nhưng không đáng kể, hiệu số huyết áp tăng ít hơn nhóm thực nghiệm. Điều này chứng tỏ việc chúng tôi áp dụng các bài tập phát triển sức bật với hình thức đa dạng phong phú có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của người tập.
* Trình độ sức bật
Sự chênh lệch chỉ số trung bình về thành tích bật với không đà của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 0.076 nghiêng về nhóm thực nghiệm, t = 5,56. Sự khác biệt của các chỉ số trung bình có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 99,9 %.
+ Chạy đà bật với
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy, thành tích bật với có đà trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chênh lệch là 0.28 m nghiêng về nhóm thực nghiệm, t =1,98, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất P > 95 %.
+ Bật xa tại chỗ
Thành tích của hai nhóm đều có sự tăng trưởng, sự chênh lệch các chỉ số trung bình nghiêng về nhóm thực nghiệm là 0,18 m, t = 4, ngưỡng xác suất P > 99,9 %.
+ Bật xa ba bước
Sau thực nghiệm, chỉ số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều được nâng lên rõ rệt, sự chênh lệch nghiêng về nhóm thực nghiệm vớ t = 1,97, với ngưỡng xác suất P > 95 %.
Từ kết quả trên cho thấy: Qua thời gian tập luyện 6 tuần với 36 tiết tập luyện về sức bật cả hai nhóm đều tăng trưởng. Nhưng ở nhóm thực nghiệm sự tăng trưởng có ý nghĩa thống kê. Điều này càng chứng minh tính hiệu quả của các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài « Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng chuyền – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam» có thể đưa đến kết luận chính sau:
1.1.Bóng chuyền hiện đại yêu cầu phải có thể lực chung và chuyên môn vững vàng theo hướng nhanh mạnh, trong đó sức mạnh và sức mạnh tốc độ là đặc trưng phải được coi trọng trong huấn luyện thể lực cả về nguyên tắc, phương pháp. Sức mạnh của Bóng chuyền nội hàm gồm sức mạnh max và sức mạnh nhanh được kết hợp với năng lực kỹ thuật, với sự điều khiển của thần kinh và các thành phần phản xạ.
1.2. Thực trạng công tác huấn luyện sức bật tại Trường THPT Nguyễn Văn Cừ còn nhiều thiếu sót trong việc hiểu và nắm vững các cơ sở khoa học. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sức bật của HLV chưa toàn diện dẫn đến lựa chọn, sử dụng các bài tập đạt hiểu quả chưa cao.
1.3. Căn cứ vào mục đích huấn luyện, nội dung chương trình, trình độ thể lực, năng khiếu của VĐV, kết quả phỏng vấn, thực trạng sức bật của đội tuyển nam VĐV bóng chuyền học sinh trường TTHPT Nguyễn Văn Cừ. Chúng tôi đưa ra một số các hình thức luyện tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ - sức bật.
+ Các bài tập cá nhân