Phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ( sức bật)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 35)

7. Tổ chức nghiên cứu

2.1.4.Phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ( sức bật)

Huấn luyện sức mạnh là huấn luyện bằng các hình thức của lượng vận động phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao sức mạnh tối đa, sức mạnh bền. Ngoài ra các năng lực của sức mạnh này cũng có thể được hoàn thiện khi giải

quyết có trọng điểm các nhiệm vụ khác của huấn luyện thể thao, nếu cường độ vận động của các hình thức vận động đặt ra đủ lớn.

Sự phát triển sức mạnh tối đa đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tốc độ. Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này đối với năng lực sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích của môn thi đấu. Trong các môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu thì phải phối hợp huấn luyện mạnh tối đa với sức mạnh tốc độ với nhau. Đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt. Việc huấn luyện này phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ.

Phương pháp cho huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần phải nâng cao sức mạnh và tốc độ một cách có trọng tâm tùy theo yêu cầu. Ở đây cần quan tâm tới những yêu cầu thi đấu chuyên môn. Nếu tiến hành huấn luyện với các lực cản bên ngoài rất lớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa và tốc độ co cơ.

Huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu sắp xếp tất cả các yếu tố của vận động.

Do đó Gundlach yêu cầu một cách có căn cứ rằng: Tất cả các sức mạnh thể chất và tâm lý phải được sử dụng hoàn toàn từ đầu tới cuối đoạn đường tăng tốc với ý nghĩa của sự co cơ bộc phát. Vì tác dụng của huấn luyện sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương nên không tiến hành nó trong điều kiện mệt mỏi (mệt mỏi làm giảm, chậm động tác) cần phải hạn chế một cách thích hợp toàn bộ khối lượng của lượng vận động sức mạnh tốc độ trong một buổi tập và hạn chế số lần lặp lại trong một đợt. Về phương pháp tổ chức huấn luyện thì tập các bài tập có tác dụng nhất cần phải đặt ở đầu phần tập chính của buổi tập, sắp xếp chính xác các lần nghỉ giữa các đợt.

Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để phát triển sức mạnh: Phương pháp lặp lại bài tập, phương pháp lặp lại một nhóm bài tập và phương

pháp vòng tròn. Mỗi phương pháp thì có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

+ Phương pháp lặp lại bài tập: Đặc điểm là chỉ bắt đầu bài tập tiếp theo khi đã thực hiện hết lượng vận động của bài tập trước.

+ Phương pháp lặp lại một nhóm bài tập: Là sắp xếp các bài tập theo nhóm nhất định từ 4-5 bài tập có sự luân phiên hoạt động giữa các nhóm cơ khác nhau.

+ Phương pháp vòng tròn: Là tạo được một khối lượng vận động lớn, bao gồm 6-10 bài tập khác nhau (luân phiên hoạt động) được sắp xếp khép kín như một vòng tròn, từ bài tập đầu tiên đến bài tập cuối cùng theo thứ tự đã quy định trước đó.

Trong bóng chuyền để huấn luyện sức bật (sức mạnh tốc độ) cần áp dụng các phương pháp lặp lại là chủ yếu. Phương pháp thay đổi trong đó có tốc độ, cự ly độ dài đà trong các lần bật nhảy, độ lớn và hình thái của lực cản, cường độ thực hiện được luân phiên, các phương pháp gắn sức tĩnh và gắn sức động (biểu hiện sức nhanh một cách nhanh chóng) cũng như phương pháp vòng tròn. Khi thực hiện song song các kỹ thuật cũng như các tố chất thì phương pháp tác động kép (khi độ lớn của lực cản không khí làm ảnh hưởng đến kỹ thuật bật nhảy), cũng như phương pháp luân phiên vận động (từ nhỏ đến lớn) trong các buổi tập riêng, trong tập luyện và trong các chu kỳ tập luyện hàng tuần có hiệu quả cao nhất.

Khi chuẩn bị cho kiểm tra, thi đấu có thể áp dụng phương pháp khoảng cách với sự bố trí các khoảng thời gian nhất định giữa các lần bật nhảy, giữa các lần tập.

Việc đánh giá mang tính chất nghiệp vụ quá trình nói trên, giảng dạy theo tiến trình và các giai đoạn chung được đảm bảo cho phương pháp bài tập kiểm tra và bài tập thi đấu, cũng như nhờ phương pháp tính toán và phân tích các mặt của việc chuẩn bị thể lực.

* Quảng nghỉ:Trong tập luyện sức nhanh, sức mạnh áp dụng các bài tập trên cực hạn và thời gian nghỉ nhiều có tác dụng hồi phục mức ban đầu, các nhóm cơ tham gia để chuẩn bị cho lần thực hiện khác. Các bài tập với cường độ tối đa trên cực hạn thì quãng nghỉ kéo dài. Vì vậy thời gian nghỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi của cơ thể. Chính vì thế khi tập luyện phải xem xét thực hiện với cường độ cực đại phải có quảng nghỉ dài hợp lý.

* Tính chất quảng nghỉ: Nghỉ giữa các lần thực hiện có thể thụ động hay tích cực để tránh hiện tượng chuyển đổi đột ngột từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động và ngược lại.

Trên cơ sở đó để phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho các em trong môn bóng chuyền với lượng vận động kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

* Một số điểm cần chú ý khi tập luyện sức bật

Tập luyện sức bật làm cho cơ quan vận động: Cơ, xương, khớp và dây chằng chịu đựng một lượng vận động rất lớn, do vậy không cẩn thận sẽ dẫn tới chấn thương như rách cơ, bong gân, đau khớp, đặc biệt là những tổn thương đối với cột sống do lặp lại nhiều lần các bài tập với tư thế sai tư thế cột sống. Do vậy để tránh chấn thương cần chú ý một số điểm như sau:

1. Phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện như nguyên tắc phù hợp, hệ thống, nguyên tắc về lượng vận động.

2. Cần kiểm tra mức độ an toàn của các phương tiện tập luyện trước khi tập luyện.

3. Phải khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, thận trọng các bài tập có trọng lượng lớn.

4. Chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt chú ý thực hiện đúng động tác cột sống.

5. Chú ý phát triển toàn diện các nhóm cơ. 6. Định kỳ kiểm tra sự phát triển sức mạnh.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc huấn luyện thể lực đặc biệt là sức bật đối với việc nâng cao hiệu quả huấn luyện vận động viên bóng chuyền,

giúp cho việc tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện tập luyện, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT sao cho đạt hiệu quả. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho vận động viên bóng chuyền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao thành tích thi đấu cho đội tuyển bóng chuyền THPT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 35)