7. Tổ chức nghiên cứu
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sức bật trong bóng chuyền
Sức bật của VĐV bóng chuyền là khả năng bật nhảy cao tối đa để thực hiện đập bóng, chắn bóng và chuyền hai. Sức bật phụ thuộc vào sức mạnh cơ và tốc độ co của các sợi cơ.
Để đạt được sức bật cần phải phát triển sức mạnh bột phát. Tuy nhiên, để phát triển toàn diện sức bật cần phải quan tâm đến sự kết hợp với khả năng phối hợp của các VĐV, vì muốn thực hiện được các động tác kỹ thuật đánh bóng trên không, trước hết VĐV phải biết phán đoán di chuyển nhanh trên sân, mục đích chính là để chiếm lĩnh vị trí thích hợp để thực hiện kỹ thuật đánh bóng có hiệu quả.
Trong hoạt động thi đấu và tập luyện của VĐV bóng chuyền có bật nhảy có một số đặc điểm sau:
+ Khả năng phát huy sức mạnh trong thời gian ngắn. + Khả năng dừng nhanh.
+ Khả năng quay nhanh.
+Tính nhịp điệu trong quá trình bật nhảy.
Trong bóng chuyền sức mạnh được biểu hiện chính ở các dạng sức mạnh của các nhóm cơ đùi và thân mình. Các dạng sức nhanh được biểu hiện như khả năng tổng hợp về tâm sinh lý để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ, các yếu tố kỹ thuật động tác một cách chính xác, nhanh và hợp lý. Bật nhảy là hình thức biểu hiện rõ nét nhất của dạng sức mạnh tốc độ.
Lực cơ co rút nhanh lớn hay nhỏ phải là phối hợp đúng giữa tốc độ và sức mạnh. Về lý luận nâng cao trị số sức mạnh và trị số tốc độ đều dẫn đến nâng cao trị số lực co rút nhanh. Bóng chuyền thuộc loại sức cản cần khắc phục trị số nhỏ nên cơ bản phải tăng cường huấn luyện co rút nhanh của cơ là chính càng co rút nhanh càng cần nhấn mạnh nhân tố sức mạnh.
Để nâng cao sức bật cho VĐV, căn cứ vào mục đích đề ra nhất thiết phải chú ý tác động đến nhân tố bên trong về tâm sinh lý cùng với các yếu tố tác động (tĩnh và động) về chuyên môn.
Thông thường việc kiểm tra đánh giá năng lực vận động được tiến hành theo định kỳ và không định kỳ (trước, trong và sau chu kỳ huấn luyện) nhằm mục đích thu thập nhiều thông tin phản hồi từ VĐV giúp xử lý, tổng hợp, lập mô hình, xây dựng kế hoạch, sắp xếp nội dung, chọn phương pháp huấn luyện phù hợp, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong dự báo thành tích, tránh dự báo sai lệch, tổ chức và điều khiển quá trình huấn luyện kịp thời, đạt hiệu quả cao. Muốn vậy phương pháp kiểm tra phải được tiến hành một cách hệ thống, trình tự và khoa học.
Phương pháp kiểm tra năng lực thể thao nói chung và sức bật nói riêng nhằm chỉ rõ được các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Vì vậy, đòi hỏi phải thu nhận được các thông tin có giá trị tốt nhất để thể hiện bằng các số đảm bảo đủ độ tin cậy, khách quan hiệu quả. Việc khống chế quá trình kiểm tra như: chuẩn hóa trình độ tự đo, tính dễ thực hiện, tiếp cận thực tế thi đấu, tính định lượng, đảm bảo độ chuẩn tối đa… Quá trình tiến hành kiểm tra có thể ít hoặc nhiều nội dung.