Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 47)

7. Tổ chức nghiên cứu

3.1.3.Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận

động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.

Để hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật chúng tôi tiến hành nghiên cứu chương trình huấn luyện, nội dung huấn luyện thể lực, quan sát các buổi tập của vận động viên và thu được kết quả: Các bài tập được sử dụng để phát triển sức bật trong bóng chuyền cho VĐV trường THPT Nguyễn Văn Cừ được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5: Phân bố LVĐ các bài tập phát triển sức bật được sử dụng trong huấn luyện VĐV bóng chuyền tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Qua bảng 5 chúng ta có thể nhận xét như sau: + Về lượng vận động chưa đảm bảo.

+ Số lần lặp lại các bài tập quá ít.

+ Hình thức tập luyện còn tẻ nhạt, chưa phong phú, không tạo được hứng thú và phát huy tinh thần tự giác tập luyện của học sinh.

+ Cường độ bài tập chỉ với 60 – 70% sức. + Số lượng bài tập sử dụng quá ít.

TT TÊN BÀI TẬP LƯỢNG VẬN ĐỘNG Khối lượng (số lần) Quãng nghỉ(phút) 1 Bật cao tại chỗ. 3 lần 30s – 1p 2 Đứng lên ngồi xuống 20 lần

3 Bật cóc 2 lần x 20m 2p 4 Nhảy lò cò, đổi chân 2 lần x 20 cái 2p

+ Các bài tập phát triển sức bật chưa tận dụng hết điều kiện sân bãi sẵn có, khối lượng các bài tập được sử dụng để phát triển sức bật trong mỗi buổi tập quá ít. Tổng thời gian dành cho các bài tập thể lực chỉ được 5 - 7 phút trong 1 tiết học, mà trong 12 tiết chỉ có 1 – 2 tiết sử dụng bài tập bổ trợ thể lực trong đó bài tập sức bật cũng chiếm tỷ lệ rất ít.

+ Về đối tượng tập luyện sau khi thực hiện xong các bài tập thể trạng các VĐV vẫn bình thường, mồ hôi ra ít, nét mặt thoải mái.

Từ đó chúng tôi đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong bóng chuyền cho vam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ còn có những vấn đề bất cập như: Số bài tập phát triển sức bật cho VĐV còn hạn chế, mật độ vận động của VĐV trong một buổi tập thấp, dẫn đến ít có tác dụng trong việc hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển thể lực cho học sinh.

Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn tìm ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (sức bật) phù hợp với chương trình huấn luyện cho VĐV, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng tấn công cho nam VĐV bóng chuyền để đưa đội tuyển tiến sâu hơn trong các giải sắp tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông nguyễn văn cừ tỉnh quảng nam (Trang 47)