Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
4,02 MB
Nội dung
Ngày soạn: 12.08.2012 Ngày giảng: 7A1: 14.08.2012 7A2: 16.08.2012 7A3:15.08.2012 7A4: 15.08.2012 PHẦN 1 BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ Tiết 1 - Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập. - Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính. 2. Kĩ năng - Nhận biết được các đặc trưng cơ bản của chương trình bảng tính. 3. Thái độ - Học tập tích cực. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra bài cũ GV giới thiệu chương trình môn tin học lớp 7, quy định bộ môn. 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Khi thông báo kêt quả học tập của em cho gia đình em gv thường thông báo dưới dạng nào? Cách đó có dễ quan sát kết quả không? Có so sánh được ngay với các bạn khác trong lớp không? HS: (HS trả lời câu hỏi của GV) HS theo dõi vào hình 1 ví dụ 1 GV: em có thể lập được bảng theo dõi kết quả học tập của riêng mình như hình 2 ví dụ 2 HS theo dõi hình 2 ví dụ 2 GV: từ bảng số liệu đôi khi người ta còn có nhu cầu vẽ biểu đồ như ví dụ 3 dưới đây GV đưa hình minh họa cho ví dụ 3 1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. - Ví dụ 1 Thông tin được trình bày dưới dạng bảng - Ví dụ 2 Thông tin được trình bày dưới dạng bảng lên màn hình HS theo dõi ví dụ 3 ? Như vậy ngoài cách trình bày TT bằng bảng người ta còn có cách trình bày nào khác? HS: Vẽ các biểu đồ minh họa ? Vậy chương trình bảng tính là gì? HS đọc TT trong SGK/5 ? Em hãy nêu lại các thành phần cơ bản của màn hình làm việc của phần mềm soạn thảo Microsoft Word? HS: ? Trong hình 1 có các dạng dữ liệu nào? HS: GV: Lưu ý khi thay đổi dữ liệu thì kết quả tính toán được tự động cập nhật GV: sắp xếp và lọc dữ liệu giúp ta nhanh chóng tìm ra dữ liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau. GV: Microsoft Excel là một trong những CTBT được sử dụng rộng rãi. Chúng ta xẽ làm quen với CTBT Microsoft Excel - Ví dụ 3 Thông tin được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ * Bảng tính giúp ta ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các phép tính toán cũng như xây dựng biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng. * Chương trình bảng tính: SGK/5 2. Chương trình bảng tính a, Màn hình làm việc - Các bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh, cửa sổ làm việc. - các kết quả tính toán luôn được trình bày dưới dạng bảng trong cửa sổ làm việc. b, Dữ liệu - Có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều dạng dữ liệu khác nhau. c, Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn - Thực hiện nhiều công việc tính toán từ đơn giản đến phức tạp. d, Sắp xếp và lọc dữ liệu - Có thể sắp xếp và lọc dữ liệu theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. e, Tạo biểu đồ - có công cụ tạo biểu đồ 4. Củng cố ? Hãy tìm thêm hai ví dụ thông tin được trình bày dưới dạng bảng ? Nêu tính năng chung của chương trình bảng tính? 5. Hướng dẫn tự học - Về học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/9 - Đọc phần còn lại của bài, giờ sau học tiếp. IV. Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 13.08.2012 Ngày giảng: 7A1: 17.08.2012 7A2: 17.08.2012 7A3: 17.08.2012 7A4: 18.08.2012 Tiết 2 - Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được các thành phần cơ bản của màn hình làm việc của CTBT - Biết nhập sửa, xoá dữ liệu. Biết cách di chuyển trên bảng tính. 2. Kĩ năng - Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính. 3. Thái độ - Biết hợp tác trong việc học nhóm. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra bài cũ ? Chương trình bảng tính là gì? Hãy nêu tính năng chung của các CTBT? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ? Em hãy nêu lại các thành phần cơ bản của màn hình làm việc của phần mềm soạn thảo Microsoft Word? HS: thanh bảng chọn, thanh tiêu đề, thanh công cụ … GV: Tương tự vậy, ngoài các thanh công cụ, nút lệnh giao diện của CTBT còn có thêm: Thanh công thức, Bảng chọn Data, Trang tính … HS đọc TT về trang tính ? Trang tính là gì? HS: 3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính. - Thanh bảng chọn, thanh tiêu đề, thanh công cụ - Thanh công thức - Bảng chọn Data (dữ liệu) - Trang tính (SGK/7) + Các cột của trang tính Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS đọc TT trong SGK/8 ? Ta nhập dữ liệu vào trang tính bằng cách nào? HS: GV Nhắc lại cách nhập và sửa dữ liệu. ? Em biết các cách nào để di chuyển trên trang tính. HS: HS đọc thông tin trong SGK GV: Để gõ các chữ đặc trưng của tiếng việt ta cần có chương trình hỗ trợ gõ + Các hàng của trang tính + Địa chỉ ô tính + Khối 4. Nhập dữ liệu vào trang tính a, Nhập và sửa dữ liệu - Nháy chuột chọn ô cần nhập dữ liệu và nhập dữ liệu. - Dữ liệu nhập vào được lưu trong ô đang được kích hoạt. - Để sửa dữ liệu của một ô cần nháy đúp chuột vào ô đó và sửa chữa nhưkhi soạn thảo văn bản. b, Di chuyển trên trang tính - Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím - Sử dụng chuột và các thanh cuốn c, Gõ chữ việt trên trang tính. - Cần có chương trình hỗ trợ gõ - Hai kiểu gõ phổ biến là: TELEX và VNI. 4. Củng cố GV: Tóm lại bảng tính có nhiều công dụng trong đời sống và học tập. ? Màn hình excel có những công cụ gì đặt trưng cho chương trình bảng tính? ? Giả sử ô A1 đang kích hoạt, hãy cho biết cách nhanh nhất chọn ô H50? Ô tính đang kích hoạt có gì khác ô tính khác? ? Dùng hệ soạn thảo văn bản ta cũng có thể tạo được các bảng. Vậy đâu là sự khác biệt giữa bảng tạo bằng CTBT và bảng tạo bằng hệ soạn thảo văn bản? 5. Hướng dẫn tự học - Về học bài, trả lời các câu hỏi 3, 4, 5 trong SGK/9 - Xem trước bài thực hành số 1, giờ sau thực hành. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 16.08.2012 Ngày giảng: 7A1: 21.08.2012 7A2: 23.08.2012 7A3: 22.08.2012 7A4: 22.08.2012 Tiết 3 - Bài Thực Hành 1. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Biết khởi động và kết thúc excel 2. Kĩ năng - Nhận biết được các ô, hàng, cột trên trang tính excel. Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ tài sản chung. II. Chuẩn bị - Giáo viên : Giáo án, SGK, Kiến thức có liên quan. - Học sinh: SGK, Học thuộc và ghi nhớ các kiến thức bài 1. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra trong giờ thực hành) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ? Trong chương trình Word đã học ở lớp 6. Em nào có thể nhắc lại cách khởi động và thoát của chương trình Microsoft word? HS trả lời có 2 cách khởi động: C1: Nháy nút Start Programs Microsoft Word. C2: Nháy chuột vào biểu tượng word trên màn hình Có 2 cách thoát khỏi chương trình word: C1: Nháy chuột vào bảng chọn File Exit C2: Nháy chuột vào nút close phía phải trên thanh tiêu đề GV nhắc lại cách khởi động và thoát trong word và khái quát trong Excel ta cũng thực hiện tương tự. Cụ thể: có 2 cách khởi động: … 1. khởi động và thoát khỏi Excel * Khởi động CTBT Microsoft Excel. Cách 1: Vào menu start chọn programs chọn Microsoft Excel. Cách 2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình Desktop. ? Nhắc lại cách khởi động excel. Giáo viên cho học sinh thực hành khởi động excel. GV: Để thoát khỏi Excel ta có 3 cách. Lưu ý trước khi thoát ta lưu bảng tính theo hai cách ? Nêu điểm giống nhau của màn hình word và excel. ? Nêu điểm khác nhau của màn hình word và excel ? Nhận xét hai câu trả lời trên? GV nêu nhận xét chung về những điểm giống nhau và khác nhau của màn hình word và excel ? Mở các bảng chọn và quan sát các bảng chọn đó HS thực hành ? Kích hoạt một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bàn phím, quan sát và nhận xét sự thay đổi các nút tên hàng và tên cột? HS thực hành - HS thực hành khởi động Excel * Lưu kết quả và thoát khỏi CTBT Microsoft Excel. + Lưu kết quả: Cách 1: Vào File chọn Save Cách 2: Chọn nút lệnh Save trên thanh công cụ + Thoát khỏi CTBT Cách 1: Vào File chọn Exit. Cách 2: Nháy vào nút x ở góc phải bên trên thanh công cụ. Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 2. Bài tập 1 * Điểm giống giữa màn hình word và excel: - Thanh bảng chọn, - Thanh tiêu đề, - Thanh công cụ * Điểm khác nhau giữa màn hình word và excel: - Thanh công thức - Bảng chọn Data (dữ liệu) - Trang tính (SGK/7) + Các cột của trang tính + Các hàng của trang tính + Địa chỉ ô tính + Khối * Quan sát bảng chọn * Di chuyển trên trang tính, quan sát sự thay đổi về tên hàng, cột 4. Củng cố ? Nêu các cách di chuyển trên trang tính, nhận xét về sự thay đổi tên hàng, tên cột? 5. Hướng dẫn tự học - Đọc trước bài tập 2, 3 giờ sau tiếp tục thực hành. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17.08.2012 Ngày giảng: 7A1: 24.08.2012 7A2: 24.08.2012 7A3: 24.08.2012 7A4: 25.08.2012 Tiết 4 - Bài Thực Hành 1. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL (tiếp theo) I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Biết khởi động và kết thúc Excel. Nhận biết được các ô, hàng, cột trên trang tính excel 2. Kĩ năng - Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính. - Chỉnh sửa dữ liệu nếu thấy sai. 3. Thái độ - Học tập tích cực. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, SGK, Kiến thức có liên quan. - Học sinh: SGK, Học thuộc và ghi nhớ các kiến thức bài 1. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra trong giờ thực hành) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Nhập dữ liệu tùy ý vào một ô trên trang tính - Dùng phím enter để kết thúc việc nhập dữ liệu quan sát ô kích hoạt kế tiếp là ô nào? - Dùng phím mũi tên để kết thúc việc nhập dữ liệu quan sát ô kích hoạt kết tiếp là ô nào? - Chọn ô vừa nhập dữ liệu nhấn phím delete quan sát và trả lời xem dữ liệu còn hay mất. - Chọn 1 ô có dữ liệu gõ nội dung mới vào rồi nhận xét? ? Nêu nhận xét về các kết quả GV: Thoát khỏi excel mà không lưu lại kết quả vừa nhập HS tiến hành theo yêu cầu của GV 1. Bài tập 2 - Nhập dữ liệu tùy ý vào một ô trên trang tính - Dùng phím enter để kết thúc việc nhập dữ liệu - Dùng phím mũi tên để kết thúc việc nhập dữ liệu - Dùng phím mũi tên để kết thúc việc nhập dữ liệu - Chọn 1 ô có dữ liệu gõ nội dung mới vào HS đọc bài tập 3 và tạo bảng tính mới theo nội dung bài tập 3 SGK trang 11. HS tiến hành làm bài tập ? Nêu các bước khởi động excel theo các cách khác nhau? HS: … ? Có mấy dạng dữ liệu? HS: … GV yêu cầu HS nhập dữ liệu và quan sát HS … GV yêu cầu HS lưu kết quả vừa làm GV: đi kiểm tra và uốn nắn những sai sót cho học sinh. 2. Bài tập 3 a) Khởi động excel start/programs/Microsoft Excel. b) Nhập dữ liệu c) Lưu kết quả, thoát khỏi Excel - Lưu kết quả: File/Save - Thoát khỏi Excel: File/Exit 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học 5. Hướng dẫn tự học - Về nhà xem lại nội dung bài 1, 2, 3. - Đọc bài đọc thêm SGK trang 12 - Đọc trước bài 2 trang 15 SGK IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17.08.2013 Ngày giảng: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: Tiết 5 - Bài 2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH I. Mục đích 1. Kiến thức - Học sinh biết được các thành phần chính của trang tính: hàng, cột, các ô, hộp tên, khối, thanh công thức. - Hiểu vai trò của thanh công thức. 2. Kĩ năng - Phân biệt được bảng tính và trang tính. - Chỉ được hộp tên và vai trò của hộp tên. 3. Thái độ - Học sinh nghiêm túc học tập, có lòng say mê học tập II. Chuẩn bị - Giáo viên: Hình 13; 14 SGK. Máy chiếu. - Học sinh: Xem lại cách khởi động, lưu kết quả, thoát khỏi Excel. Xem lại màn hình làm việc, những công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra bài cũ ? Lợi ích của CTBT là gì? Trang tính là gì? Khối là tập hợp các ô như thế nào? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: các em quan sát bảng tính sau và cho biết trang tính này có bao nhiêu trang? ? Trang tính nào đang được mở? ? Quan sát tên trang tính đang được chọn có gì khác so với tên trang tính còn lại trang tính còn lại? HS: GV: để kích hoạt trang tính nào em cần nháy chuột vào nhãn trang tính đó. GV hướng dẫn thực hành 1. Bảng tính - Một bảng tính mới thường có ba trang tính. - Trang đang được chọn có nhãn trang màu trắng, tên trang viết đậm hơn tên các trang còn lại. ? Em hãy nêu các thành phần chính của trang tính mà em đã biết? HS: hàng, cột, ô GV: Ngoài ra trang tính còn có một số thành phần khác như: hộp tên, khối, thanh công thức. ? Quan sát vào hình bên em hãy cho biết các hàng, cột, ô, khối đang được chọn? HS: … ? Hộp tên, khối đang chứa dữ liệu nào? Đọc tên và thành phần có trong công thức? HS quan sát trả lời câu hỏi 2. Các thành phần chính trên trang tính - Các hàng, các cột, các ô tính. - Hộp tên: - Khối: - Thanh công thức: 4. Củng cố ? Giả sử trên màn hình ta không nhìn thấy ô nào đang được kích hoạt. Em dựa vào đâu để biết được tên ô đang được kích hoạt? ? Thanh công thức của Excel có vai trò đặc biệt. Vai trò đó là gì? 5. Hướng dẫn tự học - Về nhà học thuộc bài theo SGK và vở ghi, đọc phần còn lại của bài. - Trả lời các câu hỏi trong SGK/18 và SBT/10, 11. IV. Rút kinh nghiệm [...]... thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính; 3 Thái độ - Tạo cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc II Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu - Học sinh: sách, vở ghi, đọc trước bài III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2 Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong giờ học) 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh GV: Khi trong ô tính có lỗi... Yêu thích môn học, muốn tính toán trên chương trình bảng tính II Chuẩn bị 1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu 2 Học sinh: sách, vở ghi, đọc trước nội dung III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2 Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách lưu một bảng tính mới và lưu bảng tính với tên khác? 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh ? Em hãy nêu các phép toán thường dùng?... theo các kí hiệu phép toán của bảng tính; 3 Thái độ - Thái độ học tập chăm chỉ II Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu - Học sinh: sách, vở ghi, đọc trước bài III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2 Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong giờ thực hành) 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh HS đọc bài tập 3 GV hướng dẫn học sinh giải bài tập 3... các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính; - Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức 2 Kĩ năng - Biết sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức 3 Thái độ - Học sinh học tập tích cực II Chuẩn bị 1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu 2 Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, đọc trước nội dung III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2 Kiểm tra bài cũ... Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi học phần mềm trò chơi cũng như các phần mềm khác II Chuẩn bị 1 Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, phòng máy 2 Học sinh: SGK, vở, bút, nội dung thực hành III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2 Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong giờ thực hành) 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh HS đọc thông tin trong SGK/100 GV giới thiệu màn... Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi học phần mềm trò chơi cũng như các phần mềm khác II Chuẩn bị 1 Giáo viên Giáo án, máy chiếu, phòng máy 2 Học sinh SGK, vở, bút, nội dung thực hành III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2 Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong giờ thực hành) 3 Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh HS đọc thông tin trong SGK/99 GV giới thiệu màn... độ - Học sinh nhận thức đước ưu điểm khi sử dụng hàm trong công thức, rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc II Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu - Học sinh: sách, vở ghi, đọc trước bài III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2 Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước sử dụng công thức trong ô tính và các kí hiệu toán học trong... khi học phần mềm trò chơi cũng như các phần mềm khác II Chuẩn bị * Giáo viên: Giáo án, phòng máy * Học sinh: SGK, vở, bút, nội dung thực hành III Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 2 Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách khởi động và kết thúc phần mềm luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test? Thực hành khởi động và vào giao diện trò chơi đám mây? 3 Bài mới Hoạt động của giáo. .. chuyển công thức toán Nội dung 1 Sử dụng công thức để tính toán - Các kí hiệu phép toán trong công thức Kí hiệu Phép toán Ví dụ + Cộng 12 + 7 Trừ 42 - 29 * Nhân 4*9 / Chia 82 / 4 ^ Lấy lũy thừa 4^3 % Lấy phần trăm 8% - Thứ tự thực hiện phép toán giống như trong toán học - Ví dụ: a, 3 .7 :2 Viết: 3 *7/ 2 học sang cách biểu diễn trong bảng tính GV: Chú ý dữ liệu trong ô tính khi thực hiện tính toán phải là dữ... nhận xét tiết học 5 Hướng dẫn tự học - Luyện gõ phím nhanh theo phần mềm Typing Test - Đọc trước bài 3 “thực hiện tính toán trên trang tính” IV Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17. 09.2013 Ngày giảng: 7A1 7A3 7A2 7A4 Tiết 13 - Bài 3 THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH I Mục tiêu 1 Kiến thức - Biết cách nhập công thức vào ô tính; - Viết đúng được các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính; . cực. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 2. Kiểm tra. bị - Giáo viên : Giáo án, SGK, Kiến thức có liên quan. - Học sinh: SGK, Học thuộc và ghi nhớ các kiến thức bài 1. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1 7A2 7A3 7A4. việc học nhóm. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 7A1