Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 113 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
113
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI Sinh viên thực hiện :–Lớp Cao học Tài Chính Ngân hàng 2- đợt 1 1 LƯƠNG QUẾ CHI 2 PHẠM NGUYÊN DŨNG 3 NGUYỄN THANH HẢI 4 NGUYỄN QUỐC THỤY PHƯƠNG 5 HUỲNH THỊ THANH THỦY 6 CHIM THỊ TIỀN 7 ĐOÀN THỊ THU TRANG 8 NGUYỄN THỊ LÂM VÂN 9 TRƯƠNG HOÀNG VŨ Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ PHẠM HỮU HỒNG THÁI TPHCM, năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1/ Giới thiệu về thị trường tương lai 6 1.1.1/ Hợp đồng tương lai (The futures contracts) 6 1.1.2/ Cơ chế giao dịch của thị trường tương lai (Trading mechanics): 9 1.1.3/ Chiến lược thị trường tương lai (Futures market strategies) 17 1.1.4/ Giá tương lai và giá giao ngay kỳ vọng 31 1.1.5/ Tóm tắt cơ sở lý thuyết: 35 1.2/ Ứng dụng của hợp đồng tương lai và hợp đồng chuyển đổi: 48 1.2.1/ Thị trường tương lai về tỷ giá hối đoái: 48 1.2.2/ Chỉ số giá tương lai của cổ phiếu: 57 1.2.3/ Hợp đồng tương lai về lãi suất 62 1.2.4/ Định giá hợp đồng chuyển đổi: 64 1.2.5/ Hợp đồng tương lai về hàng hóa: 72 1.2.6/ Tóm tắt ứng dụng thị trường tương lai 76 Phần 2. : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM 78 2.1 Sự hình thành và phát triển thị trường tương lai ở Việt Nam 78 2.2 Một số trung tâm giao dịch chính ở Việt Nam 79 Sàn giao dịch điều của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM (HOSTC) phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (tháng 3/2010) 79 Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (tháng 5/2002) 79 Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC, tháng 12/ 2008) 80 Sàn giao dịch đường của Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (tháng 4/2010) 80 Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange - VNX), 80 Sàn giao dịch vàng kỳ hạn (còn gọi là giao dịch vàng tài khoản): 81 2.3 Các hàng hóa trong thị trường tương lai ở Việt Nam 82 2 2.4 Định hướng phát triển thị trường tương lai ở Việt Nam 82 Lợi ích và rủi ro song hành 83 Việt Nam sẽ có thị trường chứng khoán phái sinh vào năm 2014 85 Phần 3. : Ứng DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI tẠi THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 87 3.1 Ứng dụng hợp đồng tương lai để quản lý rủi ro tỷ giá tại Việt Nam 87 3.2 Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro thị trường 91 3.3 Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro lãi suất và quỹ đầu tư 95 Rủi ro lãi suất: 95 Rủi ro quỹ đầu tư : 97 3.3.1/ Tính chất của rủi ro lãi suất và quỹ đầu tư: 97 3.3.2/ Độ nhạy cảm với lãi suất trên bảng tổng kết tài sản: 98 3.3.3/ Sự không phù hợp về nguồn vốn và tài sản 99 3.3.4/ Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến: 100 3.3.5/ Các ngân hàng Việt Nam với rủi ro lãi suất 100 3.3.6/ Thực tế ngân hàng Việt Nam với rủi ro lãi suất: 102 3.3.7/ Phòng ngừa rủi ro lãi suất và quỹ đầu tư bằng hợp đồng tương lai và hợp đồng chuyển đổi 103 3.3.8/ Sử dụng hợp đồng chuyển đổi để quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam 106 Phần 4. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 109 4.1/ Đối với Ngân hàng nhà nước: 109 4.2/ Đối với Ngân hàng thương mại: 109 4.3/ Các ý kiếnkhác 112 KẾT LUẬN 3 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường tương lai, có nguồn gốc từ thị trường kỳ hạn nhưng xuất hiện sau thị trường này rất lâu, vào khoảng thế kỷ 19. Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán thế giới cho thấy thị trường giao dịch tương lai thường bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp, tiếp đến là năng lượng, nguyên vật liệu; sau đó là thị trường tương lai dành cho các sản phẩm tài chính như chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, tỷ giá, chỉ số, và thậm chí là thị trường tương lai của chính các sản phẩm phái sinh; ví dụ, cho đến tận đầu những năm 1970 mới xuất hiện hợp đồng tương lai ngoại hối, trong khi thị trường tương lai các sản phẩm bơ và trứng đã xuất hiện cả trăm năm trước. Như vậy, thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa thường xuất hiện trước thị trường hợp đồng tương lai sản phẩm tài chính.Cho đến nay, thị trường tương lai đã thay thế các hợp đồng kỳ hạn không chính thức bằng thị trường niêm yết chứng khoán tiêu chuẩn cao. Mặc dù các thị trường tương lai có nguồn gốc từ các sản phẩm nông nghiệp và các hàng hóa, nhưng hiện nay lại bị chi phối bởi kinh doanh tài chính tương lai. Bản thân các thị trường cũng đã tự thay đổi. Một tỷ lệ ngày càng lớn hơn của hoạt động kinh doanh trong thị trường tương lai được thực hiện bằng điện tử, và chắc chắn xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Tại Việt Nam thời gian qua đã có một loạt các sàn giao dịch tương lai dành cho các sản phẩm hàng hóa thông thường đã được xây dựng. Mặc dù vậy, một điểm chung dễ nhận thấy là hầu như tất cả các sàn giao dịch tương lai này đã phải đóng cửa một cách nhanh chóng sau một thời gian ngắn vì hiệu quả hoạt động không cao. Có thể thấy rằng hầu hết các sàn giao dịch này hoạt động một cách ảm đạm, chưa thu hút được nhiều đơn vị tham gia (trừ sàn giao dịch vàng kỳ hạn). Với một số kiến thức cơ bản về thị trường tương lai thế giới và Việt Nam, cũng như tính mới mẻ của thị trường hàng hóa tương lai tại Việt Nam, nhóm 6 – lớp Cao học Tài Chính 4 Ngân Hàng khóa 2- đợt 1 trường Đại học Tài chính Marketing được giao nghiên cứu đề tài “Phân tích và quản lý thị trường tương lai” dưới sự hướng dẫn và hiệu đính khoa học của thầy TS. Phạm Hữu Hồng Thái, giảng viên hướng dẫn bộ môn Đầu tư Tài Chính của lớp. Trong bài này chúng tôi mô tả các hoạt động của các thị trường tương lai và các cơ chế kinh doanh tại thị trường này để các nhà nghiên cứu và xây dựng cơ chế kinh tế có thêm cơ sở tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng thị trường tương lai cho Việt Nam. Các câu hỏi đặt ra là: 1/ Làm thế nào hợp đồng tương lai là phương tiện đầu tư hữu ích cho cả người đầu tư phòng hộ và các nhà đầu cơ? 2/ Làm thế nào cho giá hợp đồng tương lai liên quan đến giá giao ngay của một tài sản trong tương lai? 3/ Làm thế nào các hợp động tương lai có thể được sử dụng trong một số các ứng dụng quản lý rủi ro? Bài viết chia làm ba phần • Phần 1: Cơ sở lý thuyết về thị trường tương lai và hợp đồng tương lai: • Phần 2: Thực trạng về hoạt động của thị trường tương lai tại Việt Nam • Phần 3: Ứng dụng hợp đồng tương lai tại thị trường Việt Nam 5 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1/ Giới thiệu về thị trường tương lai 1.1.1/ Hợp đồng tương lai (The futures contracts) 1.1.1.1 / Nguồn gốc hình thành thị trường tương lai và hợp đồng tương lai: Để biết một sản phẩm hoạt động thế nào trong thị trường tương lai và kỳ hạn, làm thế nào để chúng có ích, chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề đa dạng hóa danh mục đầu tư phải đối mặt như vấn đề một nông dân trồng một loại cây trồng duy nhất là lúa mì. Toàn bộ doanh thu của mùa gặt phụ thuộc rất nhiều vào giá cây trồng biến động cao. Người nông dân không thể dễ dàng tăng thêm chủng loại hàng hóa bởi vì hầu như toàn bộ tài sản đã đầu tư cho mùa vụ lúa mì. Chủ thợ xay, người phải mua lúa mì để chế biến phải đối mặt với vấn đề danh mục đầu tư của người nông dân. Ông ta không chắc chắn được lợi nhuận vì không thể đoán trước chi phí tương lai của lúa mì. Cả hai bên có thể làm giảm nguồn rủi ro nếu họ lập một hợp đồng kỳ hạn yêu cầu nông dân cung cấp lúa mì khi thu hoạch ở một mức giá đã thoả thuận, bất kể giá thị trường tại thời điểm thu hoạch như thế nào. Khi đó sẽ không có sự thay đổi về giá trị tại thời điểm này. Như vậy một hợp đồng kỳ hạn là việc giao hàng sau trong tương lai mà đã thống nhất giá bán tại hiện tại, với việc làm duy nhất của mỗi bên là chốt giá cuối cùng phải trả hoặc nhận hàng hóa. Hợp đồng kỳ hạn (còn gọi là hợp đồng giao sau) bảo vệ quyền lợi mỗi bên khỏi sự biến động giá trong tương lai. Thị trường tương lai đã chính thức hóa và tiêu chuẩn hóa hợp đồng giao sau. Người mua và người bán trong các giao dịch được tập trung để thỏa thuận điều kiện giao dịch tương lai. Trung tâm này sẽ tiêu chuẩn hóa việc trao đổi của các loại hợp đồng một cách cụ thể như: thiết lập giá trị hợp đồng, thỏa thuận chủng loại hàng hóa, ngày giao hàng, …. Mặc dù việc tiêu chuẩn hóa có khả năng loại bỏ nhiều tính linh hoạt có thể thực hiện trong hợp đồng giao sau, nhưng nó có lợi thế thanh khoản bởi vì sẽ tập trung nhiều giao dịch quy mô nhỏ của 6 hợp đồng. Hợp đồng tương lai cũng khác với hợp đồng giao sau đó là ngày giải quyết về các khoản lãi hoặc lỗ trên hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng giao sau không phát sinh giao dịch thanh toán mãi đến ngày giao hàng. Thị trường tập trung, tiêu chuẩn hóa các hợp đồng, và năng lực thực hiện của giao dịch mỗi hợp đồng cho phép thị trường tương lai được thanh khoản một cách dễ dàng thông qua nhà môi giới chứ không phải là cá nhân đàm phán lại với bên kia. Bởi vì việc trao đổi để đảm bảo tính khả thi của mỗi bên trong hợp đồng, kiểm tra khả năng thanh toán của các bên giao dịch khác là không cần thiết. Thay vào đó, mỗi giao dịch đơn thuần ký gởi một khoản tiền làm tin, được gọi là tiền ký quỹ, để đảm bảo thực hiện hợp đồng. 1.1.1.2 / Khái niệm cơ bản về Hợp đồng tương lai (Basics of the futures contracts) Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai. Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Ví dụ 1.1: công ty A bán cho công ty B 100.000 tấn gạo giao tháng 10/2012 theo một hợp đồng tương lai với giá $105/tấn. Đến tháng 10/2012, giá gạo lên $115/tấn thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 tấn gạo với giá $105 hoặc A sẽ không phải giao gạo mà thanh toán cho B 10x100,000= 1.000.000 USD. Đối với hàng hóa hoặc nông sản cụ thể, việc trao đổi được thiết lập dựa trên chủng loại hàng hóa (ví dụ gạo trắng loại 1 hay loại 2), địa điểm và phương tiện giao hàng. Sau khi thu hoạch thì hàng được giao tận nơi theo yêu cầu. Đối với hợp đồng tài chính tương lai (financial future contract), việc giao hàng có thể được thực hiện bằng điện tín, trong trường hợp của hợp đồng chỉ số ( index future contract), việc giao hàng có thể được thanh toán 7 bằng tiền mặt như đã được chỉ định trước. Mặc dù hợp đồng tương lai về mặt kỹ thuật là sự giao nhận một tài sản, nhưng việc giao hàng hiếm khi xảy ra. Thay vào đó, các bên tham gia hợp đồng có thể xác định vị trí của họ trước khi đáo hạn hợp đồng, và chấp nhận thanh toán lãi hoặc lỗ bằng tiền mặt. Bởi vì thị trường giao dịch tương lai xác định tất cả các điều khoản của hợp đồng, nên các bên giao dịch chỉ cần mặc cả về giá tương lai (future price). Bên mua của hợp đồng, còn gọi là bên giữ thế trường vị (long position), đảm bảo cam kết mua hàng hóa vào ngày giao hàng. Bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (short potion) cam kết cung cấp hàng hóa khi đáo hạn hợp đồng. Bên giữ thế trường vị nói mua để "mua" một hợp đồng, trong giao dịch ngắn hạn lại để "bán" hợp đồng. Những từ “mua” và “bán” chỉ là tượng trưng, vì hợp đồng không thực sự mua hay bán như một cổ phiếu hay trái phiếu; mà chỉ là thỏa thuận đã được ký kết bởi hai bên. Vào thời điểm hợp đồng được ký, không phát sinh việc thanh toán giữa các bên. Người mua là người giữ thế trường vị, sẽ thu được lợi nhuận từ việc tăng giá. Người bán giữ thế đoản vị, thu được lợi nhuận từ việc giảm giá. Ví dụ 1.2: Giả sử rằng khi hợp đồng đáo hạn tháng 3, giá gạo là 450 USD mỗi tấn. Người giữ vị thế trường vị sẽ chấp nhận ký hợp đồng với mức giá tương lai là 445 USD để kiếm được lợi nhuận là 5 xu cho mỗi tấn. Giả sử một hợp đồng kêu gọi giao hàng là 5.000 tấn, lợi nhuận đến với thế trường vị là bằng 5.000 x 5 = 25.000 USD cho hợp đồng đó. Ngược lại, người ở vị thế đoản vị mất 5 cent cho mỗi dạ. Khi đến hạn thanh toán, lợi nhuận được tóm tắt như sau: • Trường hợp 1: Trường hợp giá giao ngay vào ngày đáo hạn (giá thực tế trên thị trường của mặt hàng này tại thời điểm giao hàng) > giá tương lai trong hợp đồng: Lợi nhuận đối với thế trường vị = Giá giao ngay vào ngày đáo hạn - Giá tương lai trong hợp đồng • Trường hợp 2: Trường hợp giá giao ngay vào ngày đáo hạn (giá thực tế trên thị trường của mặt hàng này tại thời điểm giao hàng) < giá tương lai trong hợp đồng: 8 Lợi nhuận đối với thế đoản vị = Giá tương lai trong hợp đồng - Giá giao ngay vào ngày đáo hạn Qua đó ta thấy hợp đồng tương lai là một trò chơi có tổng bằng không. Người ở thế trường vị bù đắp cho người ở thế đoản vị hoặc ngược lại. Tổng hợp lợi nhuận cho tương lai kinh doanh, tổng hợp trên tất cả các nhà đầu tư, cũng phải bằng không. Vì lý do này, việc thiết lập thị trường tương lai cho một hàng hóa nào đó sẽ không tác động lớn đến giá trong thị trường giao ngay của hàng hóa đó. 1.1.1.3 / Sự tồn tại của hợp đồng tương lai (Existing contracts) Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn được giao dịch rộng rãi trong các lĩnh vực: nông nghiệp, kim loại và khoáng sản (bao gồm cả hàng hóa năng lượng), ngoại tệ, và tài chính trong tương lai (chứng khoán có thu nhập cố định và các chỉ số thị trường cổ phiếu). Ngoài các chỉ số chung của thị trường chứng khoán, người ta có thể giao dịch trên mô hình chỉ số chứng khoán đơn đối với các cổ phiếu cá nhân và một ít các chứng khoán khác được giới hạn. OneChicago (một liên doanh của Chicago Board Options Exchange và Chicago Mercantile Exchange) đã hoạt động mô hình này trên hệ thống giao dịch điện tử từ năm 2002. Sự trao đổi này được duy trì trên sàn đối với số ít cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong thị trường cho đến nay vẫn còn thấp. Bên ngoài thị trường tương lai, một mạng lưới rộng lớn các ngân hàng và nhà môi giới đã thành lập thị trường kỳ hạn đối với ngoại hối. Thị trường kỳ hạn này là thị trường giao dịch không chính thức, tức là việc trao đổi trên thị trường này không được tiêu chuẩn hóa trên các hợp đồng giao dịch. Thay vào đó, những người tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn có thể thương lượng để giao bất kỳ một lượng hàng hóa nào, trong khi đối với hợp đồng tương lai thì số lượng hàng hóa và ngày giao hàng được quy định cụ thể bởi sàn giao dịch. Trong các thỏa thuận trên thị trường kỳ hạn (forward arrangement), ngân hàng và nhà môi giới chỉ đại diện khách hàng (hoặc bản thân họ) tham gia thương lượng khi cần thiết. 1.1.2/ Cơ chế giao dịch của thị trường tương lai (Trading mechanics): 9 1.1.2.1 / Trung tâm thanh toán bù trừ (The clearing house) và cột đang giao dịch (open interest): Từ khi mới hình thành cho đến gần đây, hầu hết giao dịch hợp đồng tương lai ở Mỹ xảy ra giữa những thương gia ngay tại “ sàn giao dịch” (trading pit). Họ dùng các ký hiệu hay ngôn ngữ riêng để biểu thị các hành động tham gia trả giá mua hay bán hoặc xác nhận giao dịch. Tuy nhiên ngày nay các giao dịch được tiến hành chủ yếu qua mạng điện tử, và điều này cũng không ngoại lệ đối với thị trường tài chính tương lai. Sự thay đổi này bắt nguồn từ Châu Âu, nơi mà giao dịch điện tử là một quy chuẩn bắt buộc. Eurex, sở hữu bởi Deutshe Borse và Swiss exchange đồng thời là thị trường ngoại hối tương lai và quyền chọn lớn nhất thế giới, đã và đang hoạt động hoàn toàn trên nền giao dịch điện tử và trung tâm thanh toán bù trừ. Vào năm 2004, sàn này đã nhận được giấy phép hoạt động thanh toán bù trừ từ nhà quản lý đối với các hợp đồng đã niêm yết ở Mỹ. Để đáp lại việc này, Hội đồng thương mại Chicago ( CBOT) đã sử dụng một hệ thống điện tử được cung cấp bởi đối thủ của Eurex là Euronext.lifffe 1 , và phần lớn các hợp đồng về ngân khố của CBOT được giao dịch điện tử. Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) cũng duy trì một hệ thống giao dịch điện tử khác là Globex. Năm 2007, CBOT và CME sát nhập thành tập đoàn CME và dự định chuyển tất cả các giao dịch điện tử từ cả hai thị trường ngoại hối lên CME Globex. Điều đó cho thấy xu hướng như không tránh khỏi rằng giao dịch điện tử sẽ tiếp tục thế chỗ sàn giao dịch. Theo đó, công ty mới này sẽ trở thành thị trường ngoại hối phái sinh lớn nhất thế giới cũng như là một đối thủ mạnh trong thị trường OTC phái sinh. Một khi giao dịch được thỏa thuận, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ vào cuộc. Thay vì người mua (người giữ thế trường vị) và người bán (người giữ thế đoản vị) ký kết hợp đồng với nhau, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tham gia với tư cách người bán bán cho người giữ thế trường vị và là người mua mua hàng của người giữ thế đoản vị trong hợp đồng tương lai. Trung tâm thanh toán bù trừ có nghĩa vụ phân phối hàng hóa cho vị thế trường và trả tiền 1 Euronext.lifffe là thị trường phái sinh hoạt động trên phạm vi quốc tế của Euronext. Thị trường này hình thành từ việc Euronext mua lại LIFFE (Sàn giao dịch Quyền chọn và Tương lai Tài chính quốc tế Luân Đôn - the London International Financial Futures and Options Exchange) và sát nhập với sàn giao dịch Lisbon năm 2002. Riêng bản thân Euronext là kết quả của việc sát nhập khoảng hơn 2000 sàn giao dịch ở Amsterdam, Brussels and Paris. 10 [...]... giá tương lai trên hợp đồng mua tăng lên nhiều (hoặc giảm xuống ít hơn) so với giá tương lai trên hợp đồng bán nếu giá tương lai trên hợp đồng mua tăng lên nhiều (hoặc giảm xuống ít hơn) so với giá tương lai trên hợp đồng bán Ví dụ 1.8: một nhà đầu tư mua hợp đồng 1000 tấn gạo đến hạn tháng 9 và bán hợp đồng 1000 tấn gạo đến hạn tháng 6 Nếu giá tương lai trong tháng 9 tăng lên 10 USD và giá tương lai. .. bán quản lý rủi ro giao dầu trong tương lai Nếu hàng hóa và hợp đồng tương lai được giữ đến khi đáo hạn thì người phòng hộ rủi ro sẽ không gặp rủi ro theo nguyên tắc đồng nhất giá Tuy nhiên, nếu hợp đồng và hàng hóa thanh lý sớm trước khi đáo hạn của hợp đồng thì nhà phòng hộ có thể gặp rủi ro, vì giá tương lai trên hợp 19 đồng và giá giao ngay tại thời điểm bán hàng có thể khác nhau và như vậy lãi và. .. giá kỳ hạn và giá tương lai 1.1.4/ Giá tương lai và giá giao ngay kỳ vọng Trong các phần trước chúng ta đã xem xét mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay hiện hành Một trong những tranh luận cổ điển về giá tương lai có liên quan đến mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay kỳ vọng vào một thời điểm nào đó trong tương lai Và một trong những tranh luận cổ điển của giá tương lai liên quan... đảm bảo rằng, một khi giá cả tương lai thay đổi thì tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư cũng thay đổi ngay tức khắc Đây cũng là phương pháp để phân biệt hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn Bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa hợp đồng, hợp đồng tương lai còn tuân thủ theo phương pháp trả (hay nhận) tiền ngay khi bạn mua bán Ngược lại, hợp đồng kỳ hạn chỉ nắm giữ cho đến ngày đáo hạn, và không một khoản tiền nào... dựa vào mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay, tương tự như vậy chúng ta sẽ xác định được mối quan hệ giữa giá tương lai trong các hợp đồng khác nhau với các ngày đáo hạn của hợp đồng khác nhau Công thức 1.1 và 1.2 cho thấy rằng giá tương lai được quyết định một phần bởi thời gian đáo hạn của hợp đồng Nếu lãi suất phi rủi ro lớn hơn so với tỷ suất cổ tức (tức là r f > d), khi đó giá tương lai. .. thời điểm bán hàng có thể khác nhau và như vậy lãi và lỗ của hợp đồng tương lai và hàng hóa sẽ không thể bù đắp cho nhau Trong trường hợp này, một số nhà đầu cơ sẽ vào cuộc Thay vì đặt cược vào việc bù đắp lợi nhuận và lỗ từ hợp đồng tương lai và hàng hóa khi đến hạn, họ sẽ lựa chọn khoản chênh lệch phát sinh giữa giá giao ngay và giá tương lai vào các thời điểm khác nhau sao cho khoản lợi nhuận thu được... lợi nhuận vào cuối kỳ của bên mua là PT – F 0 (với PT là giá giao ngay thời điểm T và F0 là giá hợp đồng tương lai) Ngược lại, lời hay lỗ của bên bán là F0-PT • Hợp đồng tương lai được dùng để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ Nhà đầu cơ dùng hợp đồng tương lai để đạt được một khoản lợi nhuận nhất định dựa vào giá cuối cùng Người phòng ngừa rủi ro bán có thể tham gia vào vị thế đoản trên hợp đồng để bù... hàng ngày cho các bên trong hợp đồng tương lai Ngược lại, hợp đồng kỳ hạn không đòi hỏi bất kỳ sự thanh toán nào cho đến ngày hợp đồng đáo hạn • Hợp đồng tương lai hoạt động trên sàn giao dịch được tổ chức chặt chẽ, các sàn này sẽ quy định các tiêu chuẩn của hợp đồng, chủng loại sản phẩm, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng Các thương gia chỉ việc thương lượng giá hợp đồng Việc tiêu chuẩn hóa này... hàng trong tương lai một hàng hóa nào đó với giá đã định trước Bên mua buộc phải mua hàng và bên bán buộc phải bán hàng Nếu giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn vượt quá giá hợp đồng kỳ hạn, bên mua sẽ nhận được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá trên hợp đồng • Hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn, chỉ khác là nó được tiêu chuẩn hóa và ghi nhận thị trường, tức là quá trình mà ghi lãi và lỗ hàng... ứng nghĩa vụ của hợp đồng tương lai Bởi vì cả hai bên trong hợp đồng tương lai không được bảo vệ trước sự thua lỗ, cả hai phải kí quỹ Thông thường các khoản ký quỹ ban 12 đầu dao động từ 5% đến 15% tổng giá trị hợp đồng Những hợp đồng ký kết về các loại tài sản mà giá của những tài sản này càng dễ thay đổi thì khoản ký quỹ yêu cầu càng nhiều Ví dụ 1.3: hợp đồng mua bán 100 tấn gạo tương lai trị giá 50000 . sinh vào năm 2014 85 Phần 3. : Ứng DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI tẠi THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 87 3.1 Ứng dụng hợp đồng tương lai để quản lý rủi ro tỷ giá tại Việt Nam 87 3.2 Sử dụng hợp đồng tương lai. trường tương lai về tỷ giá hối đoái: 48 1.2.2/ Chỉ số giá tương lai của cổ phiếu: 57 1.2.3/ Hợp đồng tương lai về lãi suất 62 1.2.4/ Định giá hợp đồng chuyển đổi: 64 1.2.5/ Hợp đồng tương lai về. thị trường tương lai (Futures market strategies) 17 1.1.4/ Giá tương lai và giá giao ngay kỳ vọng 31 1.1.5/ Tóm tắt cơ sở lý thuyết: 35 1.2/ Ứng dụng của hợp đồng tương lai và hợp đồng chuyển