TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA TOÁN KINH TẾ ¬CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VaR TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
¬CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VaR TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGÔ VĂN THỨ Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG HỒNG NHUNG
Hà Nội, 05-2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG 4
1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 4
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ 5
1.2.1 Khái niệm và cách phân loại tỷ giá 5
1.2.1.1 Khái niệm tỷ giá 5
1.2.1.2 Các loại tỷ giá quan trọng 5
1.2.1.3 Phương pháp niêm yết tỷ giá 6
1.2.2 Chênh lệch tỷ giá và hành vi kinh doanh chênh lệch giá 6
1.2.2.1 Chênh lệch tỷ giá 6
1.2.2.2 Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Nghiệp vụ ác-bít trên thị trường ngoại hối) 7
1.2.2.3 Những nhà kinh doanh chênh lệch giá 7
1.2.3 Các yếu tố tác động đến tỷ giá 8
1.3 RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG 9
1.3.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM 9
1.3.1.1 Rủi ro tỷ giá 9
1.3.1.2 Nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá 10
1.3.1.3 Tổn thất của Ngân hàng thương mại khi có rủi ro tỷ giá 11
1.3.2 Phương pháp VaR đo lường rủi ro tỷ giá 13
1.3.2.1 Khái niệm VaR: 14
1.3.2.2 Đặc điểm của VaR 14
1.3.2.3 Ý nghĩa của VaR 15
1.3.2.4 Một số phương pháp tính VaR 16
Trang 3CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI
TỆ 20
2.1 LÝ THUYẾT VỀ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ 20 2.1.1 Lý thuyết về danh mục đầu tư 20
2.1.1.1 Khái niệm danh mục đầu tư 20
2.1.2 Các lý thuyết cơ bản về xây dựng danh mục đầu tư 21
2.1.2.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả 21
2.1.2.2 Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư 22
2.1.3 Xác định danh mục đầu tư bằng phương pháp phân tích trung bình – phương sai (Mô hình Markowitz) 22
2.2 QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ 25
2.2.1 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ 25
2.2.2 Nội dung (chức năng) quản lý danh mục 25
2.2.2.1 Mục tiêu quản lý 25
2.2.2.2 Chức năng quản lý danh mục đầu tư 26
2.2.2.3 VaR trong quản lý danh mục 27
2.3 THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 27
2.3.1 Giới thiệu chung về Agribank 27
2.3.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 28
2.3.2.1 Các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng 28
2.3.2.2 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng 29
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VaR PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 30
3.1 PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÀ PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ 30
3.1.1 Mô tả và phân tích sơ lược về số liệu tỷ giá 30
3.1.2 Xác định lợi suất và ma trận hiệp phương sai lợi suất giữa các ngoại tệ 33
Trang 43.1.3 Danh mục đầu tư tối ưu 34
3.2 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ RỦI RO DANH MỤC THEO PHƯƠNG PHÁP VaR 41
3.2.1 Ước lượng mô hình và kiểm tra khuyết tật mô hình 41
3.2.2 Dự báo phương sai 47
3.2.3 Giá trị rủi ro của danh mục theo phương pháp VaR 50
3.2.3.1 Phương pháp phương sai - hiệp phương sai (Variance – covariance) 51
3.2.3.2 Phương pháp lịch sử 53
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 57
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng trong nềnkinh tế của mỗi quốc gia Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa USD với EUR, giữaUSD với JPY…cũng như sự biến động tỷ giá giữa VNĐ với các đồng ngoại tệ kháctrong năm 2011 vừa qua cho ta thấy tỷ giá luôn là vấn đề thời sự rất nhạy cảm Đặcbiệt là ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, cáncân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp mà còn ảnh hưởngkhông nhỏ đến niềm tin của dân chúng Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đãthực hiện nhiều biện pháp ổn định tỷ giá khi tỷ giá hối đoái biến động theo chiềuhướng không thuận như: hạ biên độ xuống +/-3% vào tháng 2/2010, hạ xuống +/-1% tháng 2/2011…nhưng rủi ro tỷ giá vẫn là vấn đề đáng lo ngại Trong khi đó,hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại (NHTM) là mộttrong những hoạt động đem lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuậnchung của Ngân hàng Các Ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam đã đầu tư khánhiều cho hoạt động này Bởi vậy nếu không có biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giáthì Ngân hàng có khả năng tổn thất rất lớn Việc nghiên cứu quản lý rủi ro tỷ giátrong hoạt động kinh doanh ngoại hối là một vấn đề có ý nghĩa thực tế lớn và cũng
là vấn đề đang được nhiều Ngân hàng quan tâm
Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, sự hình thành và phát triểncủa thị trường tài chính Việt Nam là một hệ quả tất yếu giúp đưa ra rất nhiều kênhhuy động cũng như những kênh đầu tư đa dạng Cùng với sự phát triển đó, cácNgân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng đã và đang trên đà phát triển kinhdoanh ngoại tệ, xem đây là một trong những hoạt động chiến lược Ngoài hoạt độngngoại hối đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ngân hàng còn đứng ở vị trí nhà đầu tư để
tự doanh thu lợi nhuận Những hoạt động này đã đưa Ngân hàng rơi vào tình trạngrủi ro tỷ giá Với nguyên tắc quan trọng trong đầu tư “không nên để tất cả trứng vàocùng một rổ”, Ngân hàng với tư cách là một nhà đầu tư cần đa dạng hóa vị thế củamình thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất Việc xây dựng một danh mục đầu tư quản
lý tốt rủi ro tỷ giá trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết để nâng caohiệu quả đầu tư Muốn đưa ra giải pháp cho Ngân hàng trong việc kinh doanh ngoại
Trang 6tệ em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Ứng dụng phương pháp VaR phân tích và
quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Agribank”.
Chương II: Phân tích và quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ
Chương hai nêu lên lý thuyết tổng quan nhất về xây dựng danh mục đầu tưtối ưu Bên cạnh đó là tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank
Chương III: Ứng dụng phương pháp VaR phân tích, quản lý danh mục
đầu tư ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank.
Đây là chương ứng dụng của chuyên đề Từ phần lý thuyết hai chương đầu,chương cuối trình bày một danh mục đầu tư ngoại tệ tối ưu cụ thể và ứng dụngphương pháp VaR xác định giá trị rủi ro của danh mục
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này nhằm tìm hiểu về rủi ro tỷ giá,phương pháp lập danh mục đầu tư tối ưu và quản lý danh mục đầu tư có hiệu quảnhất đảm bảo tính sinh lời với mức rủi ro nhỏ nhất Đồng thời chuyên đề còn sửdụng phương pháp VaR để xác định giá trị rủi ro của danh mục đầu tư, từ đó ngânhàng có thể kiểm soát được rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Em hivọng sau khi hoàn thành chuyên đề thực tập này, em sẽ hiểu biết hơn về rủi ro tỷ giá
mà các Ngân hàng hiện nay có nguy cơ đối mặt, từ đó có những biện pháp thích hợp
để phòng ngừa và hạn chế những tổn thất do rủi ro tỷ giá gây nên
Chuyên đề thực tập được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Ngô Văn Thứ và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng Kinh doanhngoại hối - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô Emxin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn bộ các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh
Tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phòng Kinh doanh ngoại hối và toàn thể cácbạn trong lớp đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Trang 7Mặc dù vậy, do kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nhất định, thờigian nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót vàkhiếm khuyết Em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô vàcác bạn đọc để em có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình và để bài viết đượchoàn thiện hơn.
Trang 8CHƯƠNG I RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG
1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại tại Việt Nam được định nghĩa là tổ chức kinh doanhtiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng, vớitrách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếukhấu và làm phương tiện thanh toán Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng cóthể đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư tài sản cố định…Do hàng hóa kinhdoanh chủ yếu là tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt có tính nhạy cảm, sức hút lớnnên hoạt động kinh doanh Ngân hàng thường gắn liền với rủi ro Nền kinh tế thịtrường cũng là một nhân tố lớn gây ra rủi ro cho Ngân hàng Mọi biến động trongnền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động Ngân hàng, gây nênnhững xáo trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng bị giảm sútnhanh chóng…Thất bại trong quản lý thanh khoản và rủi ro đã khiến cho nhiều tổchức tín dụng, Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn thậm chí là phá sản
Khái niệm rủi ro: Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra dẫn
đến sự tổn thất về tài sản của Ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiếnhoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụtài chính nhất định
Rủi ro được gây ra bởi nhiều nguyên nhân: khách quan, chủ quan, có rủi robất khả kháng và rủi ro tự nhiên, nhưng là loại rủi ro nào cũng cần phải được nhậnthức và đề ra những biện pháp hạn chế thấp nhất rủi ro Đây cũng chính vấn đề cấpbách thường xuyên liên tục, tồn tại song song với hoạt động Ngân hàng
1.1.2 Rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho Ngânhàng do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận tronghợp đồng
Trang 9- Rủi ro lãi suất: là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suấtgiữa lãi suất cho vay của Ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đếnlàm giảm thu nhập của Ngân hàng.
- Rủi ro hối đoái: là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do
tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính
- Rủi ro thanh khoản: là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho Ngân hàngkhi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá (hoặc nhỏ hơn) khả năng thanh khoản dựkiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho Ngânhàng mất khả năng thanh toán
- Các rủi ro khác: là khả năng xảy ra cướp Ngân hàng, nhầm lẫn trong thanhtoán, hỏa hoạn, lỗi công nghệ…
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ
1.2.1 Khái niệm và cách phân loại tỷ giá
1.2.1.1 Khái niệm tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác Bởi tỷ giágiữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền kia nên sẽ có haicách biểu thị chúng:
- Số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ Thí dụ, coi đồng Việt Nam là đồngnội tệ, ngày 4/1/2012 người ta sẽ cần có khoảng 21000VNĐ để mua một đô la Mỹ
- Số đồng ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ Ta vẫn coi VNĐ là đồng nội tệ,ngày 4/1/2012 người ta sẽ cần có khoảng 0.00004762USD để mua một VNĐ
1.2.1.2 Các loại tỷ giá quan trọng
Tỷ giá mua vào và bán ra
- Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồngtiền yết giá
- Tỷ giá bán ra là tỷ giá mà tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiềnyết giá
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá kỳ hạn
- Tỷ giá giao ngay là tỷ giá yết giá giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lậptức Nói cách khác, tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau
- Tỷ giá kỳ hạn: ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức kinh tế còn có thể camkết với nhau ngày hôm nay để trao đổi đồng tiền với nhau vào một ngày nhất định
Trang 10trong tương lai, thông thường là sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hay 1 năm.
Tỷ giá trao đổi cho cuộc mua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản
- Tỷ giá tiền mặt: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy,séc du lịch và thẻ tín dụng
- Tỷ giá chuyển khoản: Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch muabán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại Ngân hàng
Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa
- Tỷ giá mở cửa: Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầutiên trong ngày
- Tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịchcuối cùng trong ngày
1.2.1.3 Phương pháp niêm yết tỷ giá
- Phương pháp yết giá trực tiếp
Phương pháp yết giá ngoại tệ bằng nội tệ là phương pháp yết tỷ giá sao chogiá của một đơn vị ngoại tệ được yết trực tiếp thông qua nội tệ Nghĩa là thông quaphương pháp yết tỷ giá trực tiếp thì giá của một đơn vị ngoại tệ được bộc lộ ra bênngoài Thí dụ, 1USD = 21000VNĐ
- Phương pháp yết giá gián tiếp
Phương pháp yết giá nội tệ bằng ngoại tệ là phương pháp yết tỷ giá sao chogiá của một đơn vị nội tệ được yết gián tiếp thông qua ngoại tệ Nghĩa là thông quaphương pháp yết tỷ giá gián tiếp thì giá của một đơn vị ngoại tệ chưa được bộc lộ rabên ngoài Thí dụ, 1000VNĐ = 0.04762USD
1.2.2 Chênh lệch tỷ giá và hành vi kinh doanh chênh lệch giá
1.2.2.1 Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread (phổ)
- Tính theo số tuyệt đối: spread = tỷ giá bán ra – tỷ giá mua vào (thí dụ:21055-21050 gọi là 5 điểm)
- Tính theo tỷ lệ 1 2
2.100%
e e spread
e
trong đó e1 là tỷ giá mua vào và e2 là
tỷ giá bán ra
Trang 111.2.2.2 Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Nghiệp vụ ác-bít trên thị
trường ngoại hối)
Việc thông tin liên lạc hết sức chặt chẽ giữa người mua và người bán trên thịtrường ngoại hối thể hiện bằng việc thường xuyên diễn ra nghiệp vụ ác-bit giữa cácđồng tiền và giữa các trung tâm tài chính Nghiệp vụ ác-bít là việc khai thác sự khácbiệt về giá cả để thu về một khoản lợi nhuận không có rủi ro Để làm sáng tỏ hailoại nghiệp vụ ác-bít, chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duynhất một loại tỷ giá yết giá thay vì hai tỷ giá mua – bán
Nghiệp vụ ác-bít giữa các trung tâm tài chính: Loại nghiệp vụ đảm bảo rằng
tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B yết giá ở bất cứ một trung tâm tài chính nào
đó phải như nhau
Nghiệp vụ ác-bít giữa các đồng tiền: Loại nghiệp vụ đảm bảo sự bằng nhau của tỷgiá chéo, theo nghĩa sau: Nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷgiá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá của đồng tiền C và B là x/y
1.2.2.3 Những nhà kinh doanh chênh lệch giá
Đây là những tổ chức (thường là Ngân hàng) có ý định kiếm lợi nhuận phirủi ro nhờ vào những khác biệt trong mức chênh lệch lãi suất với mức tăng giảm kỳhạn của tỷ giá Một đồng tiền được gọi là tăng giá kỳ hạn nếu tỷ giá yết giá kỳ hạncủa đồng tiền đó tăng giá so với tỷ giá giao ngay được yết giá Trong khi đó mộtđồng tiền được gọi là giảm giá kỳ hạn nếu tỷ giá yết giá kỳ hạn của đồng tiền đógiảm giá so với tỷ giá giao ngay được yết giá
Tăng giá hay giảm giá kỳ hạn thường được biểu diễn dưới dạng phần trămcủa tỷ giá giao ngay Tức là: F e100
e
, trong đó F là tỷ giá kỳ hạn được yết giá và e
là tỷ giá giao ngay được yết giá
Sự xuất hiện của ác-bít (cơ lợi) đảm bảo rằng điều kiện ngang giá lãi suấtđược liên tục thỏa mãn – điều kiện ngang giá lãi suất là công thức được các Ngânhàng sử dụng để tính tỷ giá kỳ hạn và được tính theo công thức sau :
Trang 12Công thức trên phải được điều chỉnh bằng cách chia lãi suất ba tháng đãđược chuẩn hóa thành năm cho 4 để tính ra tỷ giá kỳ hạn ba tháng, và chia lãi suấtsáu tháng đã được chuẩn hóa thành năm cho 2 để tính ra tỷ giá kỳ hạn sáu tháng.
1.2.3 Các yếu tố tác động đến tỷ giá
Tỷ giá là một trong những vấn đề quan trọng của một nền kinh tế, đặc biệtđối với nền kinh tế của các nước đang phát triển, từng bước hòa nhập vào nền kinh
tế thế giới và tham gia vào phân công lao động giá rẻ Sự hình thành tỷ giá hối đoái
là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Nhưng nhìn chung
có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá Đó là mối quan hệ cung cầu ngoại tệ, độ lệch
về lãi suất và lạm phát giữa các nước Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhân tố quantrọng khác như yếu tố tâm lý, chính sách chính phủ, uy tín đồng tiền…
động của tỷ giá hối đoái Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theoquy luật cung cầu như đối với hàng hóa thông thường Khi cung ngoại tệ lớn hơncầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần muavào, khi đó một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn vàlàm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm, tức là tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khicầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá hối đoái tăng
tỷ giá hối đoái Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi củacác nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãitạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống
-Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động
của tỷ giá hối đoái Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giáhối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước trở nên đắt hơn so với nước ngoài.Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiềuhơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.Kéo theo đó, cư dân nước ngoài dùng ít hàng nhập khẩu hơn, xuất khẩu giảm sút,cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnhhưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộplàm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Quốc gia nào có mức độ lạm phát lớn hơn
Trang 13thì đồng tiền nước đó bị mất giá so với đồng tiền quốc gia còn lại Song yếu tốchênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn Sửdụng yếu tố này làm cơ sở dự đoán biến động tỷ giá trong ngắn hạn có thể đem lạikết quả không chính xác.
-Cán cân thanh toán quốc tế là một nhân tố lớn ảnh hưởng tới cung cầu ngoại
tệ và theo đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Nến cán cân thanh toán quốc tế dư thừa
có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại Sự cânbằng của cán cân thanh toán quốc tế phụ thuộc vào nguồn cung và cầu ngoại tệ cấuthành nên cán cân thanh toán quốc tế Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định,nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu tăng, do đó nhu cầu về ngoại tệ tăng lên.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuấtkinh doanh và xuất khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm Trong khinhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời điều chỉnh trong ngắn hạn, việc giảm cung ngoại
tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao
doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạtđộng mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Các hoạt động đólại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai.Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ
xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại Mặt khác, giá ngoại tệ rấtnhạy cảm với thông tin như chính sách chính phủ, thí dụ, nếu có tin đồn rằng Chínhphủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, ngoại tệ
sẽ đồng loạt bán ra và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng
- Chính sách chính phủ: Chính phủ mỗi nước có thể tác động đến tỷ giá qua nhiềucách khác nhau thông qua chính sách tiền tệ, hay tác động đến các biến vĩ mô
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiềuyếu tố khác nhau Nhưng đồng thời tỷ giá hối đoái cũng tác động tới nhiều mặt khácnhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu, đầu
tư, và tín dụng quốc tế
1.3 RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG
1.3.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Trang 141.3.1.1 Rủi ro tỷ giá
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm
tỷ lệ không nhỏ trong tổng lợi nhuận chung của Ngân hàng Đối tác là các tổ chứctín dụng, tổ chức tài chính, công ty ở nước ngoài có ký hợp đồng giao dịch ngoạihối với Ngân hàng hoặc có thỏa thuận bằng văn bản về hạn mức giao dịch ngoại hốivới Ngân hàng Khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác
và cá nhân ở trong nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân hàng Các hoạtđộng giao dịch ngoại hối của Ngân hàng bao gồm: Mua bán ngoại tệ với đối tác,khách hàng; mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằmthỏa mãn nhu cầu của các tác nhân tham gia giao dịch
Đồng hành với việc mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, hoạt động kinhdoanh ngoại tệ cũng chứa đựng rủi ro tiềm tàng có khả năng gây tổn thất lớn choNgân hàng Rủi ro tỷ giá chính là loại rủi ro xuất hiện trong hoạt động kinh doanhngoại tệ của Ngân hàng
Khái niệm rủi ro tỷ giá: Rủi ro là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân
hàng phải gánh chịu khi tỷ giá thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của mình
1.3.1.2 Nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tỷ giá của các Ngân hàng thương mạiViệt Nam là do trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là rủi ro tỷ giá xuất hiệnkhi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà Ngân hàng thương mại nắm giữdưới dạng tài sản “Có” và tài sản “Nợ” hoặc sự chênh lệch giữa doanh số mua vào
và bán ra của đồng tiền nước ngoài Rủi ro tỷ giá của NHTM có thể phát sinh quanhững hoạt động:
- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản “Có”, tài sản “Nợ”
và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ
- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản “Có”, tài sản
“Nợ” và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ
- Mua bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấpdịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng
Trang 15- Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của Ngân hàng thương mại, chẳnghạn như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế.
Cho dù bất kỳ giao dịch gì, phát sinh như thế nào, suy cho cùng các giao dịchnày cũng hình thành nên các khoản phải thu và trả bằng ngoại tệ đối với Ngân hàngthương mại, từ đó gây ra rủi ro tỷ giá
Nguyên nhân khách quan là do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợiđối với ngân hàng Nguyên nhân của sự biến động này là do cung – cầu ngoại tệtrên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ, tình hình kinh tế mỗi nước,chính sách thuế quan, năng suất lao động chính trị của mỗi nước
1.3.1.3 Tổn thất của Ngân hàng thương mại khi có rủi ro tỷ giá
Tổn thất ngoại hối trong giao dịch tại Ngân hàng có thể chia làm hai loại: tổnthất giao dịch (transaction exposure) và tổn thất kế toán (accounting exposure).Riêng tổn thất kế toán ít thấy phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng thương mại,đặc biệt là đối với các Ngân hàng Việt Nam, bởi hiện nay hầu hết các Ngân hàngchỉ hoạt động trong nước, chỉ có một số ít mở rộng hoạt động ra nước ngoài Do vậy
ta chỉ xét đến tổn thất giao dịch
Giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng thương mại thường liên quan đến nhiềuloại ngoại tệ khác nhau với kỳ hạn khác nhau Để quản lý được rủi ro tỷ giá và ngănngừa tổn thất, ta cần xem xét tổn thất ngoại hối của Ngân hàng thương mại theotừng loại kỳ hạn đối với từng loại ngoại tệ riêng biệt Tuy nhiên, trên thực tế, giaodịch của Ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều loại ngoại tệ với nhiều loại kỳhạn khác nhau Do vậy, tổn thất giao dịch có thể xem xét dưới hai góc độ : tổn thấtròng giao dịch cùng thời hạn và tổn thất ròng giao dịch gộp
đó được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản “Có” bằng ngoại tệ và tài sản
“Nợ” bằng ngoại tệ, cộng với trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùngmột thời hạn nhất định
Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn có thể xác định bằngcông thức:
NE A L CL CS , trong đó
Trang 16- Ai và Li lần lượt là tài sản “Có” bằng ngoại tệ i và tài sản “Nợ” bằngngoại tệ i.
- CLi và CSi lần lượt là doanh số ngoại tệ i mua vào và doanh số ngoại tệ
i bán ra
Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi
> 0 và, ngược lại, Ngân hàng có trạng thái dòng giao dịch cùng thời hạn âm khi NEi <
0 Nếu Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một loạingoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thấtròng giao dịch với ngoại tệ đó Ngược lại, nếu Ngân hàng có trạng thái ngoại rònggiao dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá
so với nội tệ thì Ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó
Thí dụ, vào ngày 12/04, Ngân hàng ABC có các giao dịch EUR cùng thời hạn
Tương tự, Ngân hàng ABC có các giao dịch kỳ hạn 1 tháng đối với USD nhưsau:
Trang 17lên giá so với nội tệ thì Ngân hàng ABC sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịchUSD trong cùng thời hạn 1 tháng.
Thực tế giao dịch cho thấy rằng nhu cầu giao dịch tiền gửi và vay nợ cũngnhư mua bán ngoại tệ của khách hàng thường có kỳ hạn rất khác nhau Để xác địnhtổn thất ròng giao dịch trong trường hợp này, chúng ta có thêm chỉ tiêu đo lường gọi
là tổn thất ròng giao dịch gộp
xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnhtheo thời hạn (durations) của từng giao dịch
Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với loại ngoại tệ nào đóđược xác định bởi công thức:
- Pj là khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của Ngân hàng Các giao dịch phát sinhkhoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn Pj như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếuhay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ… và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn
- D là thời gian trung bình của tất cả các loại giao dịch
- Ni và Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phảitrả j, (i,j = 1,2,3…)
Tương tự như tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn, Ngân hàng cótrạng thái ngoại tệ gộp dương khi NTE > 0 và, ngược lại, Ngân hàng có trạng tháingoại tệ gộp âm khi NTE < 0
Nếu Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệnào đó, thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, Ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoạihối gộp đối với ngoại tệ đó Ngược lại, nếu Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âmđối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ, Ngân hàng
sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó
1.3.2 Phương pháp VaR đo lường rủi ro tỷ giá
Quản trị rủi ro tài chính là vấn đề đã được đề cập từ rất lâu trong các cơ quanquản lý và điều hành tài chính Nghiên cứu trong quá khứ đã chứng tỏ người ta đãmuốn tiếp cận giá trị tổn thất từ rất lâu, nhưng đến cuối thập niên 1980 nó mới được
Trang 18định nghĩa chính xác Thuật ngữ VaR (Giá trị rủi ro – Value at Rick) đã được sửdụng rộng rãi và thực sự trở thành một lĩnh vực quan trọng trong khoa học kinh tế
từ sau sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987
Năm 1993, phương pháp VaR đã phát triển và được các tổ chức tài chính trênthế giới áp dụng rộng rãi Năm 1996, sau “hiệp định Basel 1” công bố năm 1988 bởi
tổ chức “Ngân hàng thanh toán quốc tế” - BIS, “hiệp định Basel 2” được bổ sung quiđịnh các Ngân hàng và phi Ngân hàng phải lập quỹ dự phòng Để thiết lập được quỹ
dự phòng chính xác, các Ngân hàng và nhà đầu tư phải ước tính được tổn thất của tàisản hoặc danh mục đang nắm giữ do rủi ro thị trường Xác định được tầm quan trọngcủa VaR, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này
1.3.2.1 Khái niệm VaR:
Từ quan điểm của một định chế tài chính, VaR của một danh mục hoặc tàisản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định vớimức độ tin cậy nhất định
Dưới góc độ của một cơ quan quản lý, VaR có thể được xác định như phầnmất đi trong điều kiện bất thường của thị trường tài chính Cả hai cách định nghĩanày đều đưa ra cách tính VaR như nhau dù khái niệm đưa ra là khác nhau
Trong toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính, VaR là một giá trị được sử dụngrộng rãi để đo lường mức độ tổn thất của một danh mục đầu tư tài chính nhất định Haynói cách khác, cho một danh mục, xác suất và khoảng thời gian nhất định, VaR đượcđịnh nghĩa như một ngưỡng giá trị sao cho xác suất để tổn thất danh mục trong khoảngthời gian nhất định không vượt quá giá trị này là một xác suất cho trước
1.3.2.2 Đặc điểm của VaR
Phương pháp VaR sẽ xác định mức thua lỗ tối đa mà các nhà đầu tư sẽ phảiđối mặt trong một khoảng thời gian nhất định nào đó với độ tin cậy là cao nhất (cóthể là 95% hoặc 99%) Từ kết quả thu được, các nhà đầu tư sẽ tính toán và quyếtđịnh số vốn tối thiểu mà họ cần phải duy trì để có thể bù đắp được rủi ro Và đối vớinhà đầu tư thì độ chính xác của ước lượng VaR phụ thuộc vào ba thông quá quantrọng sau: mức độ tin cậy, khoảng thời gian đo lường VaR, và cách tiếp cận xácđịnh để mô hình hóa phân bố lãi lỗ
- Độ tin cậy:
Trang 19Xác suất được chọn thông thường là 0.05 hoặc 0.01 (tương đương với 95%hay 99% mức độ tin cậy) Sử dụng xác suất 0.01 dẫn đến một sự ước lượng VaRkhá thận trọng, vì nó định ra một con số mà tại mức chỉ có 1% xác xuất lỗ thì sẽ xấuhơn mức VaR 0.05 đã tính Tuy nhiên không có một quy luật nhất định nào có thểkết luận rằng nhà quản trị rủi ro nên chọn mức xác suất này thay vì mức kia Đốivới danh mục, với đặc điểm rủi ro tập trung lớn, hai mức xác suất này sẽ cung cấpthông tin chính xác cần thiết.
Quyết định quan trọng thứ hai trong việc tính toán VaR là chọn lựa đượckhoảng thời gian VaR thường đo lường trong một ngày, nhưng đặc biệt với khoảngthời gian dài thường thông dụng hơn Các định chế Ngân hàng thường tính với chu
kỳ thời gian hai tuần Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý và năm để thích hợp vớichu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, và nhữngnhà giao dịch thường đo lường VaR theo ngày, có thể vì vị thế của họ có mức luânchuyển vốn cao Nhưng bất kể khoảng thời gian nào được chọn, nếu thời gian càngdài, giá trị VaR sẽ càng lớn vì trọng số của mức lỗ mong đợi thay đổi trực tiếp vớithời gian dài mà nó đo lường Với một cá nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm quảntrị rủi ro sẽ chọn lựa khoảng thời gian riêng
-Đơn vị tiền tệ:
Phương pháp VaR đưa ra một cái nhìn tổng thể về rủi ro thông qua xác suất và
cả những tính toán định lượng Nói cách khác, VaR là một sự đo lường bằng tiền vềrủi ro Như vậy, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ là rất quan trọng để trả lời cho câu hỏi:
“Số tiền mà tôi có thể bị lỗ trong một khoảng thời gian là bao nhiêu tiền”
1.3.2.3 Ý nghĩa của VaR
- Căn cứ vào VaR, các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớn nhấtcủa một danh mục trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trước vàvới điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường
- Xác định VaR sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý tốthơn hoạt động thị trường, còn các nhà đầu tư và tổ chức tài chính ước lượng đượcnguy cơ tổn thất tài chính của họ
Trang 20Thí dụ: Theo ước tính của ngân hàng JP Morgan trong báo cáo tài chính năm
1994 có công bố VaR (1 ngày, 5%) là 15 triệu USD có nghĩa là với xác suất 5%trong một ngày hệ thống JP Morgan phải gánh chịu mức độ thua lỗ tối đa là 15 triệuUSD Từ việc xác định giá trị tổn thất như vậy thì JP Morgan có thể chuẩn bị trướcmột khoản tiền (có thể lớn hơn hoặc bằng 15 triệu USD) để chi trả và đối ứng khi córủi ro xảy ra Đây là thí dụ cho ta thấy ý nghĩa của phương pháp VaR đối với nhàđầu tư để ước lượng tổn thất lớn nhất của một danh mục trong một khoảng thờigian nhất định, với độ tin cậy cho trước và với điều kiện thị trường hoạt động bìnhthường
- Căn cứ vào VaR, nhà quản trị rủi ro có thể tìm hiểu nguồn gốc của rủi rothông qua giá trị cấu thành VaR Chính vì thế mà không chỉ có những người thamgia thị trường, những tổ chức hàng ngày phải đo lường mức độ rủi ro liên quan đếnhoạt động của mình mà các cơ quan quản lý về Ngân hàng hay chứng khoán ngàycàng quan tâm nhiều đến VaR hơn
1.3.2.4 Một số phương pháp tính VaR
Như những gì đã biết về VaR, chúng ta đều biết phương thức tính khá nặng nề
và thông tin thì không phải luôn dễ dàng có được Các công ty tài chính, ngân hànghiện nay chủ yếu tính VaR dựa trên 3 phương pháp: Phương pháp lịch sử, phươngpháp phân tích hay còn gọi là phương pháp phương sai – hiệp phương sai, vàphương pháp mô phỏng Monte Carlo Trong phạm vi chuyên đề thực tập lần này,
em chỉ đi vào tìm hiểu sâu hai phương pháp đầu tiên
Giả định phương pháp: tỷ suất sinh lợi của danh mục có phân phối chuẩn đượcbiểu hiện bằng giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Phương pháp này đưa ra cách tính VaR cho tài sản cũng như cho danh mụctheo cách tính như sau:
Xác định tham số của các yếu tố rủi ro: tỷ suất sinh lợi kỳ vọng x và độ lêchchuẩn sinh lợi σ của danh mục
Xây dựng công thức tính giá trị danh mục
- Tính toán rủi ro VaR x U 2P với là mức ý nghĩa
Ưu điểm: đơn giản trong việc tính toán.
Trang 21- VaR thường thất bại trong việc xác định đo lường rủi ro liên quan đến nhữngkhoản lỗ lớn bất thường cho những sự kiện đặc biệt.
Một phương thức khác thường được dùng để tính toán VaR là phương pháplịch sử Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trongquá khứ có thể tái diễn trong tương lai
Phương pháp này đưa ra cách tính VaR cho tài sản cũng như cho danh mụctheo cách tính như sau:
- Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
- Căn cứ vào dãy số liệu trong quá khứ, tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quákhứ của danh mục đầu tư theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ
lệ lãi suất…)
- Sắp xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất
- Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi trong quá khứ Thí dụ,nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ và độ tin cậy là 95% thìVaR là giá trị thứ 70 trong dãy số liệu này (5%*1400 = 70) Nếu độ tin cậy là 99%thì giá trị VaR sẽ là giá trị thứ 14
Thí dụ: Sử dụng phương pháp lịch sử để tính VaR:
Để đơn giản ta giả sử một danh mục có duy nhất 1 chứng khoán của công tyABC Bảng sau thể hiện 20 tỷ suất sinh lời hàng ngày trong khoảng thời gian từ02/01/2007 đến ngày 28/12/2007, sắp xếp theo thứ tự giảm dần
Trang 22Ta đã có giá trị danh mục hiện tại là $100.000.
Trong khoảng thời gian trên có tất cả 247 tỷ suất sinh lợi theo ngày Bảngtrên thể hiện 20 tỷ suất sinh đầu tiên trong 247 tỷ suất sinh lợi sau khi đã được sắpxếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn Đồ thị biểu diễn tỷ suất sinh lời 247 tỷ suất sinh lợitheo ngày:
5% trường hợp xấu nhất trong 247 tỷ suất sinh lợi cho ta kết quả xuất nhấttại tỷ suất sinh lợi thứ 12 (5%*247 = 12.35)
Như vậy, trong bảng trên, giá trị VaR theo phương pháp lịch sử là giá trịtrung bình của tài sản sinh lợi thứ 12 (0.02582) và tỷ suất sinh lợi thứ 13 (-0.02516)
Vậy VaR trong tháng của tài sản tại xác suất 5% là:
(-0.02582+ -0.02516)/2*$100.000 = -$2.549
Tương tự với mức xác suất 1% Ta có 1% của những trường hợp xấu nhấttrong số 247 tỷ suất sinh lợi ngày cho kết quả 2.47 (1%*247 = 2.47) Giá trị VaR
Trang 23theo phương pháp lịch sử là giá trị trung bình của tài sản sinh lợi thứ 2 (-0.04317)
và giá trị tài sản sinh lợi thứ 3 (-0.03687)
Giá trị VaR theo ngày của tài sản với xác suất 1% là:
(-0.04317+ - 0.03687)/2*$100.000 = -$4.002
Từ kết quả trên ta có nhận xét:
VaR của tài sản bằng $2.549 trong một ngày với xác suất 5%, điều này cónghĩa là xác suất danh mục này chịu một khoản lỗ tối đa $2.549 trong 1 ngày là 5%.Tương tự như vậy, VaR của tài sản bằng $4.002 trong 1 ngày với xác suất 1% cónghĩa là xác suất tài sản này chịu một khoản lỗ tối đa $4.002 trong 1 ngày là 1%
Ưu điểm: Phương pháp lịch sử có thuận lợi là không có tham số (nghĩa là bao
gồm cả chấp nhận nhận phối xác suất nhỏ nhất) giúp cho người dùng tránh được tất
cả những giả định về loại phân phối xác suất để phân bố tỷ suất sinh lợi Đây làđiểm tiến bộ so với phương pháp variance – covariance
Nhược điểm:
Bất lợi của phương pháp này là dựa hoàn toàn vào sự kiện trong quá khứ, vàbất kể phân phối nào chiếm ưu thế trong quá khứ, sẽ không ảnh hưởng đến tươnglai Đặc biệt, thời kỳ của những tỷ suất sinh lời bất thường âm khá lớn như chỉ sốcông nghiệp trung bình Dow Jone ngày 19/10/1987 giảm 23% nội trong một ngày
sẽ khó có thể làm thông tin đánh giá được tương lai
Trên đây là hai phương pháp cơ bản được sử dụng thể tính VaR Từ đó, tathấy tuy còn một số nhược điểm nhất định song phương pháp VaR rất có ích chonhà quản trị rủi ro
Trang 24CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
NGOẠI TỆ
2.1 LÝ THUYẾT VỀ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ 2.1.1 Lý thuyết về danh mục đầu tư
2.1.1.1 Khái niệm danh mục đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách chọn vị thế đối với các tài sản Khiliệt kê các vị thế của nhà đầu tư đối với tài sản ta được một danh sách tập hợp gồm
ít nhất hai loại tài sản trở lên gọi là danh mục đầu tư của nhà đầu tư
Đầu tư vào mỗi đồng ngoại tệ coi như đầu tư vào một tài sản tài chính Mụcđích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư là đa dạng hóa rủi
ro nhằm tránh những khoản thua lỗ Danh mục đầu tư ngoại tệ chính là các khoảnđầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loạingoại tệ khác nhau Với nguyên tắc là “ không bỏ trứng vào một giỏ” các nhà đầu tưtạo ra một danh mục có độ rủi ro thấp nhất
Gọi X là khoản tiền ban đầu của nhà đầu tư, giả sử trong danh mục có N tàisản (được đánh số thứ tự từ 1 đến N)
Ký hiệu xi là khoản tiền đầu tư vào tài sản i; ki là số lượng tài sản; Si là giácủa tài sản i Tại thời điểm nhà đầu tư bắt đầu thực hiện đầu tư
khi đó wi là tỷ trọng giá trị tài sản i trong danh mục đầu tư.Khi nói đến danh mục đầu tư người ta chỉ quan tâm đến wi do đó danh mụcđầu tư gồm N tài sản có thể xem là véctơ N chiều P(w1,,w2,…, wi,…, wN) với
Trang 25và độ dao động của từng tài sản để xem xét các khả năng xảy ra có thể tác động tớidanh mục đầu tư để điều chỉnh danh mục một cách hợp lý.
2.1.2 Các lý thuyết cơ bản về xây dựng danh mục đầu tư
2.1.2.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Thị trường hiệu quả theo truyền thống được định nghĩa là thị trường mà ở đógiá luôn “phản ánh đầy đủ” những thông tin hiện có Hay nói cách khác, thị trườngđược coi là hiệu quả khi nó hoàn toàn đồng thời đạt được ở ba khía cạnh: phân phốihiệu quả, hoạt động hiệu quả và thông tin hiệu quả
Trong trường hợp cụ thể đối với thị trường ngoại hối, điều đó hàm ý rằng cácthành viên tham gia thị trường sử dụng tất cả các thông tin hiện có một cách hợp lý
để hình thành nên giá trị tỷ giá hợp lý, để tạo ra một nhóm tỷ giá giao ngay và kỳhạn mà không ai biết chắc mình có cơ hội kiếm được những khoản lợi nhuận bấtthường Nói cách khác, các nhà đầu cơ với việc dự đoán tỷ giá dựa trên nhữngthông tin hiện có như vậy sẽ không thể kiếm được lợi nhuận bất thường
Có một số kiểm định đã được đưa ra để kiểm chứng xem thị trường ngoại hối
có hiệu quả hay không Một trong những kiểm định đó là xem liệu tỷ giá kỳ hạn cóquá cao hay quá thấp một cách có hệ thống so với tỷ giá giao ngay trong tương laihay không Nếu quả thực tỷ giá kỳ hạn khác xa một cách có hệ thống so với tỷ giágiao ngay trong tương lại thì đó là một tín hiệu cho thấy tính phi hiệu quả của thịtrường ngoại hối
Tuy nhiên có một khó khăn lớn mà các nhà kiểm định về tính hiệu quả củathị trường ngoại hối gặp phải Ngay cả nếu người ta phát hiện ra rằng tỷ giá kỳ hạnđịnh giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá giao ngay trong tương lai một cách có hệthống thì sự chênh lệch này cũng không nhất thiết là dấu hiệu thể hiện tính phi hiệuquả của thị trường ngoại hối; nó có thể là dấu hiệu của hiện tượng phần thưởng rủi
ro trong thị trường ngoại hối Do vậy, bất kỳ một khoản lợi nhuận tăng thêm nàokiếm được từ việc mua ngoại tệ kỳ hạn có thể đơn giản là khoản đền bù cần có màthị trường ngoại hối hiệu quả bù cho những rủi ro gắn với việc nắm giữ đồng ngoại
tệ kỳ hạn Ngược lại, nếu tỷ giá kỳ hạn của đồng ngoại tệ định giá quá cao so với tỷgiá giao ngay trong tương lai một cách có hệ thống thì đó có thể là dấu hiệu chothấy sự tồn tại của một phần thưởng rủi ro bất lợi gắn với đồng nội tệ Một phần
Trang 26thưởng rủi ro có lợi đối với đồng ngoại tệ tương ứng với phần thưởng rủi ro bất lợiđối với đồng nội tệ và ngược lại.
Nhưng cho dù thị trường có hiệu quả như thế nào đi nữa thì việc kinh doanhngoại tệ vẫn chứa đựng nhiều rủi ro Vì vậy chỉ còn cách nhà đầu tư phải giảm thiểurủi ro, đó chính là đa dạng hóa đầu tư để rủi ro đầu tư chỉ bằng rủi ro của toàn thịtrường – rủi ro mà nhà đầu tư kỳ vọng
2.1.2.2 Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư
Một trong những phương pháp được căn cứ để kiểm soát rủi ro là “đa dạnghóa đầu tư” Theo đó, việc đầu tư nên được thực hiện qua nhiều tài sản khác nhauthành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ đượcgiới hạn nhỏ lại Khi hai hay nhiều ngoại tệ tham gia cấu thành một danh mục thìmỗi cặp ngoại tệ sẽ có những tương tác với nhau tạo ra một kết quả chung cho cảdanh mục Đây chính là nền móng cho nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư
Rủi ro của mỗi đồng ngoại tệ trong danh mục đầu tư cần phải được đo lườngtrong hiệu quả tác động của chúng đối với danh mục đầu tư tổng thể Mỗi đồngngoại tệ ta có thể coi như một chứng khoán, vì vậy mỗi đồng ngoại tệ cũng có thểtiềm ẩn hai loại rủi ro: hệ thống và phi hệ thống Nếu như rủi ro hệ thống là yếu tốkhó có thể tránh được một khi nó đã xảy ra thì rủi ro phi hệ thống có nguyên từchính đồng ngoại tệ đó, do vậy có thể giảm thiểu rủi ro phi hệ thống bằng phươngpháp đa dạng hóa danh mục đầu tư Khi trong danh mục bổ sung thêm đồng ngoại
tệ thì các ngoại tệ càng có nhiều cơ hội tương tác với nhau làm giảm rủi ro phi hệthống cho danh mục Biện pháp này gọi là đa dạng hóa danh mục đầu tư
Về mặt lý thuyết, khi một danh mục được đa dạng hóa tới mức triệt tiêu đượcphần rủi ro phi hệ thống thì danh mục đó được coi là đa dạng hóa hoàn toàn Vìphần rủi ro hệ thống luôn tiềm ẩn nên bất kỳ một danh mục nào cũng đều chứa đựngrủi ro, ít nhất là phần rủi ro hệ thống
2.1.3 Xác định danh mục đầu tư bằng phương pháp phân tích trung bình – phương sai (Mô hình Markowitz)
Ý nghĩa của phương pháp
- Giúp nhà đầu tư lựa chọn được danh mục đầu tư tối ưu
- Từ kết quả phân tích có thể thực hiện nguyên lý đa dạng hóa rủi ro trongdanh mục
Trang 27- Là mô hình cơ sở, đặt nền móng cho nhiều mô hình khác được sử dụng trongphân tích tài chính.
Nội dung phương pháp
Xét mô hình xác định biên hiệu quả-Trường hợp xét nhóm tài sản rủi ro:
Mô hình Markowitz đã cung cấp một khái niệm quan trọng là danh mục đầu tưhiệu quả Đó là danh mục với mỗi lợi suất kỳ vọng cho trước ta lựa chọn được rủi ro
ít nhất hoặc với mỗi rủi ro ít nhất tương ứng với mức lợi suất kỳ vọng lớn nhất Từ
đó, ông đưa ra bài toán:
Xét thị trường gồm N tài sản rủi ro:
ri: lợi suất tài sản i (i = 1,2,…,N) Đặt R = (r r1, , 2 rn )
V: là ma trận hiệp phương sai lợi suất của các tài sản –ma trận vuông, đốixứng, xác định dương và không suy biến
V-1: là ma trận nghịch đảo của ma trận V – ma trận vuông, đối xứng, xác địnhdương
Trong đó lợi suất là các biến ngẫu nhiên: ri ~N r( ,i 2 ) và ri là các biến độc lậptuyến tính
Bài toán: Tìm danh mục tối ưu P với lợi suất kỳ vọng r P cho trước Véc tơ tỷ trọng lợi suất các tài sản trong danh mục P: P (w 1 , w 2 ,…, w N ) = W ’
Lợi suất của danh mục P: rP = (W.r)
Phương sai của danh mục P: 2 W W'V
Bài toán xác định W sao cho:
'
1
Trang 28Giải bài toán:
Cấu trúc của tập danh mục biên duyên:
Phương sai của danh mục biên duyên:
r r , với MPV là danh mục biên duyên có phương sai nhỏ nhất
Biên hiệu quả: Là tập hợp các danh mục hiệu quả và danh mục có phương
sai nhỏ nhất MPV Phương trình đường biên hiệu quả (biên hiệu dụng):
Trang 29Bảng 1: Biểu diễn đường cong biên hiệu quả.
2.2 QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ
2.2.1 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ
Quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ là việc xây dựng một danh mục các loạingoại tệ mà đáp ứng tốt nhất cho nhà đầu tư Từ đó thực hiện theo dõi, điều chỉnhdanh mục theo diễn biến thị trường nhằm tái tối ưu hóa danh mục, định kỳ đánh giáviệc thực hiện danh mục Việc thực hiện quản lý danh mục có thể do một tổ chứchoặc cá nhân và được gọi chung là “nhà quản lý danh mục” tiến hành Với cácphương án đầu tư lớn, nhà đầu tư thường chọn các công ty chuyên nghiệp, có uy tín
để thuê thực hiện quản lý danh mục Công ty được hưởng phí quản lý danh mục và
có quyền tự quyết định việc lập danh mục đầu tư cho khách hàng trong khuôn khổhợp đồng thỏa thuận với khách hàng
Rủi ro, lợi nhuận cũng như thua lỗ của danh mục đầu tư hoàn toàn do kháchhàng được hưởng hoặc phải gánh chịu trong phạm vi đã thỏa thuận với công ty quản
lý danh mục đầu tư Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ là quátrình quản lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư baogồm từ việc định giá, phân tích đồng ngoại tệ, lựa chọn phân bổ vốn đầu tư, theodõi và đánh giá kết quả đầu tư
2.2.2 Nội dung (chức năng) quản lý danh mục
2.2.2.1 Mục tiêu quản lý
Có hai loại nhà đầu tư trên thị trường và tương ứng là hai mục tiêu đầu tư:
Trang 30- Nhà đầu tư thô (Gross): họ quan tâm đến lợi suất đầu tư nên sẽ lựa chọndanh mục đạt được lợi suất kì vọng cao nhất với mức rủi ro chấp nhận được.
trả trong tương lai nên cần có sự ăn khớp giữa các khoản nợ và có trong bảng cânđối tài chính (nhằm tránh tình trạng vỡ nợ) Nguyên tắc của nhà đầu tư ròng là “antoàn là trên hết”, mục tiêu phòng hộ
Người quản lý phải xác định mục tiêu đầu tư của khách hàng và phải xem xétkhách hàng thuộc dạng nhà đầu tư nào: phòng hộ rủi ro, đầu cơ hay cơ lợi Trên cơ
sở thỏa thuận với khách hàng, nhà quản lý có thể cụ thể hóa mục tiêu đầu tư thànhmột số tiêu chí Các tiêu chí liên quan chủ yếu tới việc quản lý lợi nhuận kỳ vọng vàrủi ro dự kiến
2.2.2.2 Chức năng quản lý danh mục đầu tư
-Tìm hiểu thị trường: Việc tìm hiểu thị trường giúp cho nhà quản lý đầu tư có
được cái nhìn toàn cục về thị trường ngoại hối – nơi họ đặt kỳ vọng khai thác lợinhuận đáp ứng yêu cầu khách hàng Khi tìm hiểu thị trường, nhà quản lý đầu tư nêntập trung vào các thông tin sau: quá trình phát triển của thị trường (ổn định haykhông), các biến cố lịch sử của thị trường và lý giải các biến cố đó, các nhân tố cóthể gây ảnh hưởng tới thị trường và cuối cùng là hiện trạng của thị trường Với cácthông tin đó, nhà quản lý có thể chủ động nhận biết các đặc điểm về qui luật vậnđộng của thị trường cũng như xác định được xuất phát điểm của mình trong chutrình vận động đó
sơ bộ dựa trên những thông tin đại chúng hoặc thông tin riêng, nhà quản lý danhmục đầu tư tiến hành sơ bộ lọc ra các đồng ngoại tệ có khả năng đầu tư dựa trênnhững hiểu biết, phán đoán và mục tiêu của khách hàng
-Lựa chọn danh mục đầu tư: Với nhóm ngoại tệ tiềm năng đã được lựa chọn
như trên, nhà quản lý có thể tập trung thu thập và phân tích thông tin chi tiết hơn và
sử dụng các mô hình phù hợp để lựa chọn danh mục tối ưu cho khách hàng Trongquá trình lọc các đồng ngoại tệ thành phần, nhà quản lý cũng nên chú trọng phân tán
Trang 31rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục Việc đa dạng hóa danh mục giúp cho nhàđầu tư tránh được rủi ro hệ thống khi trong danh mục xuất hiện quá nhiều ngoại tệ
có cùng một tập tính vận động
-Điều chỉnh danh mục: Khi các điều kiện trên thị trường thay đổi hoặc khi
mục tiêu nhà đầu tư thay đổi thị cần phải điều chỉnh danh mục cho phù hợp với điềukiện mới Việc điều chỉnh danh mục thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đầu tư đã đề
ra Trong quá trình theo dõi diễn biến thị trường, thông tin thường xuyên được cậpnhật và phân tích để đảm bảo phát hiện kịp thời được những biến động bất thườngcủa thị trường và của các ngoại tệ thành phần trong danh mục Trong trường hợpcác tiêu chí đầu tư đạt mức hoặc bị vi phạm, nhà quản lý cần tìm hiểu xác địnhnguyên nhân của biến động và thông báo kịp thời cho khách hàng nhằm tiến hànhchỉnh sửa tiêu chí đầu tư, thanh lý danh mục hoặc cắt lỗ Tuy nhiên, việc chỉnh sửatiêu chí đầu tư chỉ biến động lớn và bất thường, nhà quản lý nên theo dõi sát saodiễn biến thị trường thay vì chỉnh sửa những tiêu chí đặt ra
hàng, kết quả thực thi danh mục sẽ được đánh giá định kỳ hoặc đột xuất Đánh giáviệc thực thi danh mục bằng cách so sánh việc thực hiện danh mục đầu tư tối ưu đãlập với một danh mục đối chứng theo các chỉ tiêu Nếu các chỉ tiêu đạt mức lớn hơnchỉ tiêu của danh mục đối chứng thì việc lập và thực hiện danh mục đó là tốt Đểđảm bảo tính khách quan thì quá trình đánh giá sẽ do một tổ chức hoặc cá nhânkhác với nhà quản lý danh mục thực hiện
2.2.2.3 VaR trong quản lý danh mục
Đứng trên vị thế của một nhà đầu tư và nắm giữ trong tay một số ngoại tệ trên
cơ sở kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro mạo hiểm của nhà đầu tư, nhàquản lý danh mục đầu tư sẽ giúp khách hàng phân tích và điều chỉnh danh mục hiệuquả nhất VaR với ý nghĩa là giá trị rủi ro có thể sử dụng là một trong các tiêu chí đểnhà quản lý danh mục điều chỉnh danh mục phù hợp với diễn biến thị trường
Khi VaR thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra lớn hơn một mức rủi ro nhấtđịnh mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được, mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro hay tối đahóa lợi nhuận của nhà đầu tư đã bị vi phạm Nhà quản lý danh mục đầu tư có thểđiều chỉnh tái cơ cấu lại tỷ trọng của các ngoại tệ thành phần trong danh mục đầu
tư Như vậy nhà quản lý danh mục có thể sử dụng phương pháp VaR như một công
Trang 32cụ để theo dõi diễn biến của danh mục đầu tư để từ đó đưa ra cách điều chỉnh danhmục hợp lý nhất.
2.3 THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
2.3.1 Giới thiệu chung về Agribank
Ngày 26/03/1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam– Agribank chính thức đi vào hoạt động Agribank là Ngân hàng thương mại hàngđầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu
tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn Agribank có mạng lưới rộng khắp trêntoàn quốc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến trảidài hình chữ S
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức mạnh tới thăm
và làm việc vào đúng kỉ niệm 21 năm ngày thành lập; vinh dự được Đảng, Nhànước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng cácbằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: Top 10 giải Sao vàng đất Việt, Top 10Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, doanh nghiệp “Doanh nghiệp phát triển bềnvững” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếphạng VNR500 Tổng số vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ) đến 31/12/2011của Agribank đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng (tăng 6.5%) so với cuối năm
2010, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra năm 2011 Bám sát và thực hiện nghiêm túc chủtrương, chính sách của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hôi Agribank đề ra hànghoạt các nhiệm vụ kinh doanh năm 2012 như: tăng trưởng tài sản, vốn huy động vàcho vay phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, đảm bảo kinhdoanh hiệu quả, an toàn, bền vững…Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Địnhchế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã và đang nỗ lực hết mình, đạt đượcnhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và phát triển kinh tế của đất nước
2.3.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
2.3.2.1 Các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng
- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay: mua bán ngoại tệ giao ngao ngay làgiao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tạithời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo
Trang 33- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn: mua bán ngoại tệ kỳ hạn là giao dịchhai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giáxác định tại ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực điểm xác định trongtương lai.
- Giao dịch ngoại tệ quyền chọn: là một loại giao dịch giữa bên mua quyền vàbên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ muahoặc bán một lương ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảngthời gian thỏa thuận trước Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình,bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá
đã thỏa thuận trước
2.3.2.2 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
và mất giá mạnh vào cuối năm, thị trường luôn có biểu hiện căng thẳng Những biếnđộng đó chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanhngoại tệ của Ngân hàng
Trang 34CHƯƠNG III ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VaR PHÂN TÍCH VÀ QUẢN
LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG
AGRIBANK
3.1 PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÀ PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ
3.1.1 Mô tả và phân tích sơ lược về số liệu tỷ giá
Sử dụng số liệu về 5 loại ngoại tệ: USD, EURO, GBP, JPY, CNY củaAgribank từ ngày 1/3/2010 đến ngày 31/12/2011 ứng với 480 quan sát Dưới đây làmột số mô tả và phân tích sơ lược về số liệu:
Tỷ giá EUR/VNĐ:
Bảng 2: Sự biến động tỷ giá USD theo thời gian.
Quan sát quỹ đạo chuỗi tỷ giá USD ta thấy tỷ giá biến động tăng giảm vớibiên độ lớn và phức tạp Vào thời điểm đầu năm 2011, tỷ giá USD của Ngân hàngnhảy vọt từ khoảng 19500VNĐ lên khoảng 21000VNĐ do ảnh hưởng bởi việc điềuchỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Tiếp theo đó là sựgiảm xuống liên tục trong những tháng sau đó, tăng nhẹ trở lại vào tháng 8, tăng caotrở lại vào những tháng cuối năm
Trang 35 Tỷ giá EUR:
Bảng 3: Sự biến động tỷ giá EUR theo thời gian.
Khoảng tháng 5/2010 tỷ giá đồng EUR xuống thấp nhất trong vòng 4 năm kể
từ năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu Tỷ giá trongthời điểm này chỉ đạt khoảng 23000VNĐ Tuy đã có xu hướng tăng trở lại vàonhững tháng tiếp theo, đặc biệt là những tháng đầu năm 2011 tỷ giá tăng khoảng30000VNĐ Song những tháng cuối năm tỷ giá đồng ngoại tệ này lại có những dấuhiệu đi xuống nhưng vẫn giao động quanh mức giá 27000VNĐ
Tỷ giá GBP:
Bảng 4: Sự biến động chuỗi tỷ giá GBP theo thời gian.
Sự biến động của chuỗi tỷ giá GBP ty không phức tạp nhưng cũng tương tựnhư chuỗi tỷ giá EUR, tỷ giá giảm vào những tháng đầu năm 2010, tăng dần trong
Trang 36những tháng tiếp theo Đầu năm 2011, tỷ giá tăng cao dao động quanh ngưỡng34000GBP/USD sau đó có xu hướng giảm nhẹ.
Tỷ giá JPY:
Bảng 5 : Sự biến động chuỗi tỷ giá JPY theo thời gian
Đầu năm 2010, tỷ giá JPY có xu hướng giảm giá, thời điểm thấp nhất tỷ giáJPY giảm xuống dưới 202VNĐ.Trong những tháng tiếp theo tỷ giá có xu hướngtăng nhanh theo thời gian, những tháng giữa năm 2011 tăng chậm lại, cuối năm
2011 tỷ giá có xu hướng ổn định
Tỷ giá CNY:
Bảng 6: Sự biến động chuỗi tỷ giá CNY theo thời gian.
Trang 37Tỷ giá CNY ổn định vào những tháng đầu năm 2010, tăng nhẹ trong nhữngtháng tiếp theo Đặc biệt là vào đầu năm 2011, tỷ giá đã tăng lên khoảng 3200VNĐ.Sau đó tỷ giá vẫn có xu hướng tăng nhẹ trong những tháng cuối năm 2011.
3.1.2 Xác định lợi suất và ma trận hiệp phương sai lợi suất giữa các ngoại tệ
Ta gọi tỷ giá của các đồng USD, EUR, GBP, JPY, CNY lầ lượt là e1, e2, e3,
e4, e5
Gọi P là danh mục bao gồm các ngoại tệ: USD, EUR, GBP, JPY, CNY
et : là tỷ giá ngoại tệ tài thời điểm t
et+1i : là tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm t+1
rt : là lợi suất của ngoại tệ i tại thời điểm t Với i = 1, 2, 3, 4 ,5
Khi đó lợi suất của ngoại tệ i được xác định như sau:
rUSD = 0.000201, rEUR = 0.000139, rGBP = 0.000277, rJPY = 0.000491, rCNY =0.000350
Véc tơ lợi suất trung bình của các ngoại tệ trong danh mục được biểu diễn:
r = (0.000201, 0.000139, 0.000277, 0.000491, 0.000350)
Ma trận hiệp phương sai V của các ngoại tệ trong danh mục:
Trang 38R_USD R_EUR R_GBP R_JPY R_CNYR_USD 2.79E-05 2.54E-05 2.67E-05 2.57E-05 2.76E-05R_EUR 2.54E-05 6.06E-05 4.37E-05 3.00E-05 2.83E-05R_GBP 2.67E-05 4.37E-05 4.80E-05 2.75E-05 2.97E-05R_JPY 2.57E-05 3.00E-05 2.75E-05 5.10E-05 2.77E-05R_CNY 2.76E-05 2.83E-05 2.97E-05 2.77E-05 3.21E-05
189396.107R_EUR
-2696.461 49799.51 -41999.992
7718.296 -664.927R_GBP
15238.946
41999.992 85313.24 4062.529 -32410.039R_JPY -17380.621 -7718.296 4062.528 39533.25 -16148.982R_CNY
189396.107 -664.927 -32410.04
16148.98 238510.329
-3.1.3 Danh mục đầu tư tối ưu
định chiến lược đầu tư với mức lợi suất cho trước, sao cho phương sai nhỏ nhất
Bài toán trên tương đương với việc giải bài toán sau:
Trang 39Giải bài toán:
p
p
A r B D
C B r D
Trang 40Sử dụng Excel ta tính được các tham số trên như sau: