1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ

58 732 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nên em đã chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ” làm nội dung chuyên đề thực tập.. NHNo

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là: Nguyễn Thúy Nga

Lớp : Quản trị kinh doanh Quốc tế 49 B

Khoa : Thương mại và kinh tế quốc tế

Khóa : 49

Hệ : Chính quy

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là do em tự nghiên cứudưới sự hướng dẫn của TS Tạ Lợi cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo,cán bộ nhân viên phòng Thanh toán quốc tế - NHNo&PTNT Sở giao dịchLáng Hạ

Trong quá trình hoàn thiện Chuyên đề tốt nghiệp, em đã tham khảo một

số tài liệu, luận văn tốt nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng em khôngsao chép từ bất kỳ một luận văn tốt nghiệp nào Các số liệu và kết quả đượcnêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Sinh viên

Nguyễn Thúy Nga

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Nhà trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Sở giao dịch Láng Hạ, sau thời gian thực tập và nhậnđược sự chỉ bảo tận tình của TS Tạ Lợi cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn củacác cán bộ nhân viên Phòng thanh toán quốc tế - Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Sở giao dịch Láng Hạ, em đã có cơ hội quan sát, học hỏitại các phòng ban cũng như nghiên cứu các tài liệu cần thiết để hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà trường, thầy giáo TS TạLợi cùng các thầy cô giáo trong Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế -Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viênPhòng thanh toán quốc tế - NHNo&PTNT Sở giao dịch Láng Hạ đã tận tìnhgiúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK SỐ 2 LÁNG HẠ 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Agribank Láng Hạ 4

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.1.2 Địa vị pháp lý và chức năng 5

1.2 Cơ cấu tổ chức 6

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua 7

1.3.1 Công tác nguồn vốn 7

1.3.2 Hoạt động tín dụng 9

1.3.4 Hoạt động tài chính 14

1.4 Sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ 16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK SỐ 2 LÁNG HẠ GIAI ĐOẠN 2007- 2010 18

2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ 18

2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ 19

2.2.1 Các dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng 19

2.2.1.1 Thanh toán chuyển tiền: 20

2.2.1.2 Thanh toán nhờ thu: 22

2.2.1.3 Thanh toán tín dụng chứng từ 24

2.2.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế đã áp dụng ở ngân hàng 26

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế đã áp dụng ở ngân hàng 28

Trang 4

2.2.3.1 Chỉ tiêu định tính: 28

2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng: 31

2.3 Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ 33

2.3.1 Những mặt đạt được trong nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT 33

2.3.2 Những mặt hạn chế trong nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT 35

2.3.3 Nguyên nhân 36

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan: 36

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 37

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TTQT TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK LÁNG HẠ 39

3.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ 39

3.1.1 Thuận lợi: 39

3.1.2 Khó khăn: 39

3.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT ở một số ngân hàng nước ngoài 40

3.3 Phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ 41

3.3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới 41

3.3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng 43

3.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ 43

3.5 Một số kiến nghị 46

3.5.1 Đối với Ngân hàng Agribank Láng Hạ 46

3.5.2 Đối với chính phủ và các ngành có liên quan: 46

3.5.3 Đối với ngân hàng nhà nước: 47

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1 NHNo& PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6

Biểu đồ 1.1 Kết quả tài chính từ năm 2007- 8 tháng đầu năm 2010 15

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng thu từ dịch vụ TTQT so với tổng thu dịch vụ 33

Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2007-2009 7

Bảng 1.2 Kết quả hoạt động tín dụng từ 2007-2009 9

Bảng 1.3 Tình hình hoạt động tín dụng 8 tháng đầu năm 2010 11

Bảng 1.4 Tình hình Nợ quá hạn 12

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010 13

Bảng 1.6 Kết quả tài chính từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010 15

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động TTQT từ 2007-8 tháng đầu năm 2010 18

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động TTQT từ 2007-8 tháng đầu năm 2010 21

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu 23

Bảng 2.4 Doanh số thanh toán theo phương thức L/C 25

Bảng 2.5 Doanh thu dịch vụ qua các năm 31

Bảng 2.6 Lượng khách hàng qua các năm 32

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của thời đại.Theo đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào dòng chảy hộinhập hợp tác để cùng đạt mục tiêu chung là hòa bình, phát triển bền vững vàtiến bộ xã hội Nhờ có xu thế này, mọi mặt của quốc gia có sự liên kết chặtchẽ với quốc gia khác, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế Hoạt độngkinh doanh đối ngoại nói chung, hoạt động TTQT của các NHTM nói riêngnổi lên với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thếgiới

Đối với nền kinh tế, TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyềnhoạt động kinh tế quốc dân TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch muabán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khácnhau TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liêntục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trênphạm vi quốc tế

Đối với NHTM, Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thểthiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Thựchiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT,NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bảnthân các ngân hàng

Không ngoại lệ, Sở giao dịch ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ luônnhận thức rõ vai trò của TTQT đối với bản thân ngân hàng và nền kinh tế đấtnước Trong những năm qua, chi nhánh đã gặt gái được những thành côngnhất định trong hoạt động TTQT tuy nhiên do thiếu kiến thức và kinh nghiệmnên quy mô và chất lượng còn hạn chế Xuất phát từ tính thiết thực của việc

Trang 8

nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nên em đã chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ” làm nội dung chuyên đề thực tập

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng

Hạ Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tạiNgân hàng Agribank số 2 Láng Hạ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứucủa đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau:

 Tìm hiểu rõ tình hình chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàngAgribank Láng Hạ Đồng thời luận giải tại sao phải nâng caochất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ

 Phân tích các kết quả đã đạt được từ dịch vụ TTQT tại Ngânhàng trong giai đoạn 2007- 8 tháng đầu năm 2010, qua đó đánhgiá thực trạng chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng

 Từ đó dự báo nhu cầu và định hướng nâng cao chất lượng dịch

vụ TTQT tại Ngân hàng, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại ngân hàng từnay đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toánquốc tế tại NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Agribank

số 2 Láng Hạ trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn năm 2020

Trang 9

4 Kết cấu của chuyên đề:

Chuyên đề thực tập em thực hiện ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mụcphụ bao gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ.

Chương 2: Phân tích thực trạng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân

hàng Agribank số 2 Láng Hạ giai đoạn 2007-2010

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế

tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK

Trang 10

NHNo do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng Giám đốc điều hành thựchiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ- tín dụng vàcác dịch vụ ngân hàng khác đối với khách hàng trong và ngoài nước, đầu tưcho các dự án phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời làm uỷ thác các nguồn vốndài hạn, trung hạn, ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức xã hội kinh tế, cánhân trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp

và nông thôn

NHNo đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trongnhững tháng cuối năm 1996 là: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn,tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành phố, pháttriển kinh doanh đa dạng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, góp phần thúcđẩy nền kinh tế đất nước

Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời của một số Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Sở giao dịch tại các thành phố lớn và trung tâm kinh tế trênmọi miền đất nước trong giai đoạn 1996-1997 Ngày 1/8/1996 tại Quyết định

số 334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng NHNo Việt Nam, chi

Trang 11

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ được thànhlập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Láng Hạ (hay là Sở

giao dịch Láng Hạ) là Sở giao dịch Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là mộttrọng những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thựchiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong vàngoài nước

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Sở giao dịch Láng Hạ đã

tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượtbậc của hệ thống điện tử hiện đại- an toàn- tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mựcquốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,tính đến nay Sở giao dịch Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấpcác sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phídịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng kháchhàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tíndụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thươnghiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế

1.1.2 Địa vị pháp lý và chức năng

Địa vị pháp lý: là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện hiện một số hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng Nông nghiệp

Chức năng:

 Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền củaNgân hàng Nông nghiệp

Trang 12

 Đầu mối thực hiện các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư củaNgân hàng Nông nghiệp khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản

 Trung tâm ngoại tệ mặt

 Trực tiếp kinh doanh đa năng

 Đầu mối chi trả kiều hối

1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức: đến 30/09/2010 ngoài Ban giám đốc có 4 người ( 1 giám đốc và 3 phó giám đốc), gồm 8 phòng chức năng và 6 phòng giao dịch trực thuộc

Tổng số CBVC Chi nhánh tính đến 30/09/2010 là 222 người Trong đó CBVC nữ là 165 người chiếm 69% CBVC liên tục được đào tạo để nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc

Xem sơ đồ sau để biết thêm về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng:

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Trang 13

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua.

1.3.1 Công tác nguồn vốn.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch có sự tăng trưởngmạnh và ổn định, đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng Tuy nhiên, tỷtrọng cơ cấu vốn ngoại tệ thấp, tăng trưởng chậm so với vốn nội tệ và chưađáo ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tại Sở giao dịch ở một sốthời điểm trong năm

Tổng vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 10.990 tỷ đồng; tăng 2770 tỷđồng (33,7%) so với cùng kỳ năm ngoái; đạt 114,5% chỉ tiêu kế hoạch đượcgiao Nguồn vốn có sự tăng trưởng cao nhất so với thời kỳ 2001- 2006 nhưngvẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của hệ thống ngân hàng trên địabàn và chiếm 3,12% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn

Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2007-2009

Chỉ tiêu

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ lệ% (tỷ đồng) Số tiền Tỷ lệ %

Số tiền (tỷ đồng)

- Tiền gửi của

Trang 14

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt 15.035 tỷ đồng, tăng 4045 tỷ đồng(36,81%) so với 31/12/2007 Đạt 107,55% so với chỉ tiêu kế hoạch kinhdoanh năm 2008 TW giao Theo bảng số liệu ta thấy nguồn vốn nội tệ và tiềngửi của các TCKT tăng mạnh Cụ thể: Nguồn vốn huy động nội tệ đạt 12.089

tỷ đồng (tăng 34,14%) so với 31/12/2007; Tiền gửi của các TCKT đạt 11.124

tỷ đồng (tăng 2993 tỷ đồng) so với 31/12/2007

Việc thực hiện tốt điều chỉnh lãi suất bên cạnh đó là việc thực hiện tốtquảng cáo đến khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúngkhiến tổng nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2009 Cụ thể: tổng nguồn vốn đạt24.715 tỷ đồng tăng 9680 tỷ đồng (64%) so với 31/12/2008

Tám tháng đầu năm 2010: Tổng nguồn vốn đạt 20.969 tỷ đồng Trong đónguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 2013 tỷ đồng chiếm 9,6 % trong tổngnguồn vốn; Nguồn vốn ngoại tệ USD đạt 140,8 triệu USD, giảm 39 triệu USD

so với 31/12/2009, chiếm tỷ trọng 12% trong tổng nguồn vốn

Để đạt được kết quả trên, Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp đểtăng nguồn vốn huy động như:

- Điều hành tốt lãi suất huy động theo hướng kinh doanh chung của Sởgiao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiềngửi của tổ chức, tăng cường nguồn tiền gửi dân cư bằng chính sách lãi suất,phí giao dịch, khuyến mãi Đã điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD phùhợp với thị trường; Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyềnhình…

- Triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các doanhnghiệp trên địa bàn như: NH An Bình, NH CP Quốc tế, HSBC

- Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớnnhư VIETSOV PETRO, các dự án ODA, Viettel…

Trang 15

1.3.2 Hoạt động tín dụng.

Những năm vừa qua, thói quen sửa dụng các dịch vụ tiện ích của ngânhàng của Doanh nghiệp và của người daan ngày càng được nâng cao do sự giatăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại trên cơ sở côngnghệ tin học phát triển và sự thuận lợi trong việc tiếp cận với các ngân hàngtrên địa bàn Doanh nghiệp và người dân được tiếp xúc với các dịch vụ tíndụng đa dạng Vì vậy hoạt động tín dụng đã liên tục tăng trưởng trong thờigian qua

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007 – 2009 )

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 là 4290 tỷ đồng, tăng 1357 tỷ đồng(46,3%) so với cùng kì năm ngoái Đạt 112,4% so với chỉ tiêu kế hoạch đượcgiao năm 2007 Dư nợ tăng trưởng nhanh so với thời kì 2001- 2006 chủ yếu

do Sở giao dịch chủ động mở rộng danh mục khách hàng cho vay (17 DN,

Trang 16

1200 khách hàng cá nhân), các đối tượng cho vay theo quy định của ngânhàng No & PTNT VN, lựa chọn và thực hiện đầu tư vào các dự án có hiệuquả lớn (dư nợ tăng 234 tỷ đồng) Trong năm Sở giao dịch thực hiện thí điểmcho vay đầu tư chứng khoán bằng cầm cố chứng khoán niêm yết, dư nợ đạt

1012 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng dự nợ cao hơn so với mức bình quân trungtrên địa bàn (38,5%), chiếm thị phần 2,6% thấp hơn so với 2006 (2,78%) Cơcấu dư nợ được điều chỉnh hợp lý hơn so với năm trước, tỷ trọng dư nợ trung

và dài hạn giảm từ 68,7% xuống còn 55,8% Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ31,3% lên 44,2% Giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN xuống còn 60%.Tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ chưa phù hợp với tốc độ tăng nguồnvốn ngoại tệ

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 là 3995 tỷ đồng, giảm 295 tỷ đồng

so với 31/12/2007 Cơ cấu dư nợ có thay đổi không đáng kể, tỷ trọng dư nợtrung và dài hạn tăng 0,7% Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm từ 44,2% xuốngcòn 43,5% Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNN tăng 9%, cơ cấu dư nợ vốn ngoại tệvẫn chênh lệch cao

Tổng dự nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 đạt 6065 tỷ đồng, tăng

2070 tỷ đồng so với 31/12/2008 Trong đó:

- Dư nợ nội tệ đạt 4163 tỷ đồng, tăng 1251 tỷ đồng (43%) so với31/12/2008; Dư nợ ngoại tệ đạt 160,14 triệu USD và 1,14 triệu EUR, tăng13,98 triệu USD và 0,73 triệu EUR so với năm 2008 Đạt 99,46% so với chỉtiêu kế hoạch quý IV/2009 được giao

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1968 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so vớinăm 2008 Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 4077 tỷ đồng, tăng 1820 tỷđồng so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 72%

Tính riêng 8 tháng đầu năm 2010:

Trang 17

Bảng 1.3 Tình hình hoạt động tín dụng 8 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 8 tháng đầu năm 2010)

- Dư nợ cho vay ngắn hạn là 1221 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17% tổng dư

nợ, giảm 747 tỷ đồng so với 31/12/2009; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt

5330 tỷ đồng, chiếm 83 % tỷ trọng và tăng 1253 tỷ đồng so với 31/12/2009.Qua phân tích trên ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng

đa dạng và linh hoạt Chi nhánh đã đạt được các mặt như chuyển đổi cơ cấu

từ cho vay DNNN sang cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay

hộ gia đình, cầm cố và chuyển đổi từ cho vay bằng đồng ngoại tệ sang chovay bằng đồng nội tệ nhằm đem lai lãi suất cao hơn Chi nhánh đã đi đúngđịnh hướng của Sở giao dịch về phát triển tín dụng gắn với đa dạng hóa kháchhàng, giảm rủi ro, nâng cao năng lực tài chính cũng như diễn biến nhu cầu

(tỷ đồng)

Tăng/ giảm (tỷ đồng)

Dư nợ theo đồng tiền

Trang 18

nguồn vốn ngoại tệ trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, vẫn còn các mặt tồntại như công tác đầu tư cho vay vẫn chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu.

Vì vậy cần ngày hoàn thiện và phát huy tốt xứng với tiềm năng của chi nhánh

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007– 8 tháng đầu năm 2010 )

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 20.3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,47%tổng dư nợ, so với 31/12/2006 tăng 14,24 tỷ đồng (0,27%) Trong đó nợ quáhạn DNNN là 17 tỷ đồng, DNNQD là 0,3 tỷ đồng, cá nhân là 3 tỷ đồng Tổng

nợ xấu đến thời điểm 31/12/2007 là 29,7 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ Chỉtiêu vào các năm 2008, 2009 đến 8 tháng đầu năm 2010 đều tăng Nguyênnhân chủ yếu do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên các khoản

nợ đều có tài sản đảm bảo nên hạn chế khả năng mất vốn có thể xảy ra Nhìnchung việc chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ được xử lý kịp thời phản ánhđúng chất lượng tín dụng

1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Trang 19

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh vì mọi hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tếđều phải thông qua các trao đổi mua bán ngoại tệ.

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT từ 2007- 8

tháng đầu năm 2010

8 tháng đầu năm 2010 Thanh toán

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007– 8 tháng đầu năm 2010 )

Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chi nhánh Nókhông chỉ ảnh hưởng đến mọi hoạt động thanh toán quốc tế mà còn mang lạilợi nhuận lớn vào thu nhập của Chi nhánh

Năm 2007: Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 480 triệu USD giảm 358 triệu

USD (42,7%) Chênh lệch mua bán ngoại tệ đạt 3.9 tỷ đồng, tăng 1.3 tỷ đồng(50%) so cùng kỳ 2006, chiếm 19,5% tổng thu dịch vụ

Năm 2008: Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 750 triệu USD tăng 270 triệu

USD (56%) Chênh lệch mua bán ngoại tệ đạt 5,39 tỷ đồng tăng 1,49 tỷ đồng(38%) so với năm 2007

Trang 20

Năm 2009: Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 823 triệu USD tăng 73 triệu

USD so với năm 2008

Tám tháng đầu năm 2010: Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 498 triệu USD

giảm 79 triệu USD so với cùng kì năm 2009

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã áp dụng cơ chế mua bán ngoại tệ linhhoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên cũng có những thời điểmkhó khăn về nhu cầu ngoại tệ Nhưng Chi nhánh đã đẩy mạnh các hoạt độngkinh doanh đa dạng nhằm giúp cho ngân hàng có được sự tín nhiệm củakhách hàng và mở rộng quan hệ lâu dài trong tương lai

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, chi nhánh đã có nhiều cố gắng đểđáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách tốt nhất Doanh thuthanh toán hàng XNK còn bấp bênh, nguyên nhân chủ yếu do hạn chế chovay, tập trung thu hồi các khoản nợ cũ Tuy nhiên, chất lượng thanh toán vàthời gian thanh toán đang dần được cải thiện Chi nhánh đã tạo được uy tínđối với khách hàng tham gia thanh toán xuất nhập khẩu

Thực trạng của hoạt đông thanh toán quốc tế tại Chi nhánh sẽ được phântích ở chương 2 của chuyên đề

1.3.4 Hoạt động tài chính.

Tổng thu năm 2007 là 859,5 tỷ đồng tăng 218,9 tỷ đồng (34,16%) so vớinăm 2006 Trong đó thu lãi tín dụng đạt 301,49 tỷ đồng chiếm 35% tổng thu,thu từ hoạt động dịch vụ đạt 20 tỷ đồng chiếm 2,3% tổng thu Tổng chi năm

2007 đạt 576,18 tỷ đồng tăng 84,41 tỷ đồng (17,16%) so với năm 2006 Trong

đó chi phí huy động vốn đạt 431 tỷ đồng chiếm 74,8% tổng chi Chênh lệchthu chi năm 2007 đạt 283,3 tỷ đồng tăng 135,91 tỷ đồng (93,64%) so với năm

2006, so kế hoạch tăng 154,98 tỷ (126%)

Bảng 1.6 Kết quả tài chính từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010

Trang 21

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007– 8 tháng đầu năm 2010 )

Biểu đồ 1.1 Kết quả tài chính từ năm 2007- 8 tháng đầu năm 2010

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Tỷ đồng

2007 2008 2009 8 tháng

đầu năm 2010

Kết quả tài chính 2007- 2010

Tổng thu Tổng chi Chênh lệch thu chi

Tổng thu năm 2008 là 1593 tỷ đồng tăng 724 tỷ đồng (85%) so với năm

2007 Trong đó thu lãi tín dụng đạt 1521 tỷ đồng chiếm 95,5% tổng thu, thu

từ hoạt động dịch vụ đạt 48 tỷ chiếm 3% tổng thu Tổng chi năm 2008 đạt

1247 tỷ đồng tăng 677 tỷ đồng (118%) so với năm 2007 Trong đó chi phíhuy động vốn đạt 1026 tỷ đồng chiếm 82,3% tổng chi Quỹ thu nhập đạt 358

tỷ đồng Chênh lệch thu chi năm 2008 đạt 346,55 tỷ đồng tăng 56,75 tỷ đồng(19,58%) so với năm 2007, so kế hoạch tăng 147 tỷ, đạt 173% chỉ tiêu kếhoạch TW giao

Năm 2009 nhờ tích cực tìm hiểu thị trường, phát triển quan hệ với cácđối tác cũ cũng như tìm hiểu xây dựng quan hện với những đối tác mới có tàichính lành mạnh và uy tín trên thị trường liên ngân hàng, chủ động thực hiện

Trang 22

giao dịch tự doanh, tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch lãi suất giữa các đối táctrên thị trường Chính vì vậy tổng thu tăng mạnh, đạt 3716 tỷ đồng tăng 2123

tỷ đồng so với năm 2008 Tuy nhiên, tổng chi giảm 726 tỷ đồng Chênh lệchthu chi năm 2009 đạt 3195 tỷ đồng

Tám tháng đầu năm 2010 đã thực hiện tốt công tác thu chi, đảm bảo antoàn tài sản, không để xảy ra mất mát trong thu chi tiền mặt và kho quỹ Tổngthu đạt 2435,162 tỷ đồng và tổng chi đạt 1658,862 tỷ đồng

 Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua:Thời gian qua, tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũngnhư những thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước, Chi nhánh vẫn tổ chứcthực hiện tốt hoạt động kinh doanh, hoàn thành nhanh các chỉ tiêu đã đề ratrong đề án kinh doanh 2006- 2010 Đã đạt được sự thay đổi mạnh về cơ cấunguồn vốn và dư nợ theo hướng tích cực, tạo tiền đề vững chắc cho việc thựchiện kế hoạch cạnh tranh ngày càng lớn từ khối ngân hàng

1.4 Sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ.

Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng củakhách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đógiúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựngniềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy môhoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong

cơ chế thị trường Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần màcòn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngânhàng Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụngXNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trongngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác

Trang 23

Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thựchiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thờinhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hìnhthức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngânhàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiệnnhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộngquy mô và mạng lưới ngân hàng

Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngânhàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín củamình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngânhàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứngnhu cầu về vốn của ngân hàng

Bên cạnh đó, hoạt động TTQT của Ngân hàng giúp quá trình thanh toántheo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn,tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí

Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của hệ thống liênngân hàng nói chung và Ngân hàng Agribank Láng Hạ nói riêng là thực sựcần thiết

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK SỐ 2 LÁNG

HẠ GIAI ĐOẠN 2007- 2010

2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank Láng Hạ.

Trang 24

Năm 2007: Doanh số thanh toán quốc tế đạt 567 triệu USD tăng 59 triệu

USD (23,6%) so với năm 2006 Trong đó thanh toán hàng XK tăng 37 triệuUSD (27,2%), thanh toán hàng NK tăng 22 triệu USD (22,9%) Thu dịch vụthanh toán quốc tế đạt 6,2 tỷ đồng tăng 1 tỷ so với cùng kì (19,2%), chiếm31% tổng thu dịch vụ

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động TTQT từ 2007-8 tháng đầu năm 2010

Đơn vị: triệu USD

NămChỉ tiêu

2007

8 tháng đầunăm 2010

Thựchiện

So với2007

Thựchiện

So với2008Doanh số thanh

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010)

Năm 2008: Doanh số thanh toán quốc tế đạt 826,05 triệu USD tăng

259,05 triệu USD so với năm 2007 Trong đó doanh số thanh toán hàng NKđạt 630,82 triệu USD tăng 137,42 triệu USD (27,85%); Doanh số thanh toánhàng XK đạt 195,23 triệu USD tăng 121,31 triệu USD (264%) so với năm

2007 Tổng thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 18,21 tỷ đồng và chiếm 38,8 %tổng thu dịch vụ

Năm 2009: Do nên kinh tế nước ta gặp khó khăn, kinh tế thế giới suy

thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất nhập khẩu, thị trường vốn…chính vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế trong nămgặp nhiều khó khăn Doanh số thanh toán quốc tế giảm mạnh và chỉ đạt 634,1triệu USD giảm 191,95 triệu USD so với năm 2008 Tổng thu dịch vụ thanhtoán quốc tế đạt 10,818 tỷ đồng và giảm 7,392 tỷ đồng

Trang 25

Tám tháng đầu năm 2010: Doanh số thanh toán quốc tế giảm so với cùng

kì năm 2009, nguyên nhân chủ yếu do hạn chế cho vay, thu hẹp quan hệ tíndụng, tập trung thu hồi các khoản nợ cũ và không mở rộng quan hệ tín dụngvới doanh nghiệp thanh toán XNK mới Vì thế khách hàng TTQT chủ yếu làcác công tỷ TNHH, công ty CP bằng thanh toán vốn tự có, bằng phương thứcthanh toán chuyển tiền, hoặc mở L/C kỹ quỹ 100% rất ít Doanh số thanh toánquốc tế đạt 423,18 triệu USD Trong đó doanh số thanh toán hàng XK tại Sởgiao dịch tăng so với cùng kì năm 2009 do trong quý II có sự đóng góp đáng

kể của XK vàng ( riêng công ty vàng bạc đá quý trong quý II xuất khẩu thanhtoán qua Sở giao dịch và 33,26 triệu USD, Cty CP XNK Vật tư Nông sản là7,5 triệu USD)

Trong thời gian qua với sự biến động của tình hình trong nước cũng nhưnước ngoài, nhưng với sự cố gắng của tập thể phòng thanh toán quốc tế đãđóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng mang lại uy tínlớn đối với khách hàng

2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ.

2.2.1 Các dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Sở giáo dịch Láng Hạ là Sở giao dịch loại I trong hệ thống NHNo, thựchiện các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT củaNHNo&PTNT Việt Nam Hiện nay, với cấp độ của một chi nhánh, hoạt độngthanh toán quốc tế hầu như thông qua 3 phương thức: Chuyển tiền, nhờ thu vàtín dụng chứng từ

2.2.1.1 Thanh toán chuyển tiền:

2.2.1.1.1 Quy trình thanh toán:

Trang 26

Ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng SWIFT, telex hoặc bằng thư theoyêu cầu của khách hàng Trong trường hợp khách hàng không yêu cầu hìnhthức chuyển tiền thì NHNo thực hiện chuyển tiền bằng điện SWIFT

Chuyền tiền đi:

Thanh toán viên hướng dẫn khách hàng ghi đúng, đầy đủ nội dung yêucầu chuyển tiền của người hưởng và kí vào lệnh chuyển tiền gốc theo mẫu insẵn của NHNo Thanh toán viên kiểm tra, xác nhận số dư tài khoản của kháchhàng, so sánh chữ kí và mẫu dấu của tài khoản với chữ kí và mẫu giấu đăng kígiao dịch tại chi nhánh Thanh toán viên nhập hệ thống dựa trên chỉ dẫn thanhtoán trên lệnh chuyển tiền của khách hàng theo mẫu MT103, lựa chọn ngânhàng thanh toán dựa trên danh sách tài khoản NOSTRO

Chuyển tiền đến:

Khi nhận được điện chuyển tiền hoặc báo cáo có từ Phòng SWIFT, thanh toánviên gửi thông báo trong ngày làm việc cho khách hàng đến nhận tiền Cùngngày, Sở giao dịch xử lý hạch toán vào tài khoản của khách hàng hoặc tàikhoản trung gian chờ chi trả Bộ phận mật mã tiến hành kiểm tra mã hóa hoặctiến hành kiểm tra mẫu chữ ký, trình người có thẩm quyền phê duyệt vàchuyển kế toán hạch toán Nếu mọi thông tin đều đúng và đầy đủ thì chinhánh sẽ thông báo cho người hưởng lợi

2.2.1.1.2 Kết quả thanh toán theo phương thức chuyển tiền:

Phương thức thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh là một phương thứcthanh toán thường xuyên được khách hàng sử dụng và chiếm tỷ trọng khôngnhỏ tại ngân hàng

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động TTQT từ 2007-8 tháng đầu năm 2010

Đơn vị: triệu USD.

Trang 27

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010)

Hoạt động thanh toán chuyển tiền qua chi nhánh Láng Hạ trong giai đoạn2007- 8 tháng đầu năm 2010 không tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế Năm 2009 tổng doanh thu qua phương thức chuyển tiền đạt145,7 triệu USD chỉ tăng 0,25% so với năm 2008 (145,35 triệu USD) tức làtăng khoảng 1,002 lần Trên thực tế thì hoạt động chuyển tiền là hoạt độngthanh toán không được ưa chuộng Vì vậy các doanh nghiệp phần lớn đãchuyển sang hoạt động khác thuận tiện hơn Năm 2007 doanh số thanh toántheo phương thức chuyển tiền tại chi nhánh Láng Hạ chiếm 21,34% tổng sốthanh toán và năm 2008 và 2009 tỷ lệ này là 17,60% và 22,97% Chứng tỏ đã

có sự điều chỉnh về mặt cơ cấu các loại hình thanh toán quốc tế của chi nhánh.Tuy nhiên, không thể phủ nhận phí dịch vụ thu từ thanh toán theophương thức chuyển tiền đã đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của ngânhàng Tổng phí dịch vụ thu được trong thời gian qua là 12,178 tỷ đồng chiếm28,57% tổng phí dịch vụ từ TTQT

Trong thời gian qua hoạt động chuyển tiền giảm cũng là do lượng ngoại

tệ qua ngân hàng giảm sút Song chi nhánh Láng Hạ đã liên tục tìm kiếm giảipháp đó là phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ

từ thị trường tự do

2.2.1.2 Thanh toán nhờ thu:

2.2.1.2.1 Nhờ thu hàng nhập:

Trang 28

Bước 1: Tiếp nhận thông báo chứng từ nhờ thu

Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra tên và địa chỉngân hàng được Ủy nhiệm nhờ thu trên Thư nhờ thu, đảm bảo chứng từ đượcgửi đúng địa chỉ Ngân hàng phải kiểm tra xem chứng từ có phù hợp haykhông, nếu chứng từ còn sai sót thì chuyển lại cho ngân hàng gửi nhờ thu.Nếu chứng từ đã phù hợp sở giao dịch sẽ chuyển lại cho chi nhánh Tại đâycác thanh toán viên sẽ kiểm tra lại chứng từ một lần nữa để đảm bảo khôngcòn sai sót

Bước 2: Giao chứng từ nhờ thu và thanh toán chấp nhận

- Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ: Khi khách

hàng có cam kết trả tiền bằng ký chấp hoặc văn bản nhận thanh toán hối phiếuvào ngày đáo hạn Chứng từ được giao lại cho khách hàng, sau đó thanh toánviên lập thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về việc chấp nhận trả tiền củangười mua, vào sổ theo dõi chi tiết các bộ chứng từ nhờ thu đã giao cho kháchhàng và gửi thông báo chấp nhận thanh toán

- Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ: Thanh toán viên giao

chứng từ cho khách hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng ký nhận Lập điện trảtiền MT202 theo chỉ thị nhờ thu, trình lãnh đạo và thu phí theo quy định củaNHNo Việt Nam Sau đó thanh toán viên thanh toán hối phiếu đồng thời hạchtoán xuất ngoại bảng số tiền trên chứng từ đã giao cho khách hàng

2.2.1.2.2 Nhờ thu hàng xuất:

Bước 1: Tiếp nhận,kiểm tra, chứng từ

Khi khách hàng xuất trình các giấy tờ kèm theo nhờ thu, ngân hàng tiếpnhận chứng từ và kiểm tra Các thanh toán viên kiểm tra về loại chứng từ, sốlượng của từng loại chứng từ, kiểm tra các chi tiết trên giấy yêu cầu chứng từnhờ thu của khách hàng

Bước 2: Gửi chứng từ và hạch toán nhờ thu

Trang 29

- Căn cứ vào giấy yêu cầu nhờ thu của khách hàng, thanh toán viên lậpthư nhờ thu kèm chứng từ gửi ngân hàng thu hộ Nếu khách hàng không chỉđịnh ngân hàng thu hộ thì NHNo sẽ chọn một ngân hàng thu hộ thích hợp

- Sau khi chi nhánh nhận được thông báo từ ngân hàng nước ngoài về chỉthị nhờ thu, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng và thực hiện thanhtoán cho khách hàng

2.2.1.2.2 Kết quả thanh toán theo phương thức nhờ thu:

Sở giao dịch Láng Hạ chủ yếu thực hiện hình thức nhờ thu làm chứng từ

Do còn nhiều khó khăn, và sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ này của kháchhàng còn hạn chế nên khách hàng hiếm khi tìm đến thanh toán theo phươngthức này Năm 2008, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán nhờ thu là189,7 triệu USD tăng 97,82% so với năm 2007 (101 triệu USD) nhưng năm

2009 lại giảm 36% so với năm 2008

Xem kết quả thanh toán theo phương thức nhờ thu của ngân hàng theobảng sau:

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu

Đơn vị: triệu USD

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2007- 8 tháng đầu năm 2010)

Nguyên nhân là từ phía ngân hàng, do không tạo được nhiều mối quan hệchặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ liên quan như: nghiệp vụ cho vay,nghiệp vụ huy động vốn, Marketing…chưa có được mối quan hệ với các ngân

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w