Chủ đầu tư
Công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án phần lớn dựa vào các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Các thông tin và chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí để thu thập và xử lý thông tin, từ đó công tác đánh giá rủi ro được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro và ngân hàng tư vấn sẽ làm tăng tính hiệu quả của dự án, chính điều đó cũng góp phần làm cho công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng thực sự có hiệu quả.
Môi trường pháp lý
Việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng phải tuân theo các văn bản pháp luật và các quy phạm, sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước. Môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá rủi ro của dự án. Ngược lại nếu như các văn bản pháp luật, các quy phạm chồng chéo và mâu thuẫn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của dự án.
Môi trường kinh tế- xã hội
Sự ổn định của chính trị và kinh tế trong nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội ổn định, hệ thống pháp luật phát triển toàn diện và đồng bộ thì thông tin trên thị trường càng minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu thập và xử lý thông tin để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Trái lại, nếu nền kinh tế bất ổn định, sẽ gây ra hiện tượng các thông tin trên thị trường không chính xác phản ánh sai lệch mối quan hệ cung cầu, giá cả thị trường điều đó dẫn tới việc đánh giá rủi ro của dự án không chính xác.
Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định
dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
Quy trình đánh giá rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Hà Tây nói riêng bao gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.
- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình đánh giá rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động
- Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.
- Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi Ngân hàng vận dụng hay cụ thể hóa quy trình nói trên khác nhau.
Khi chấp nhận cho dự án vay vốn, ngân hàng đối mặt với hai loại rủi ro đó là: rủi ro đầu tư của dự án và rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay. Vì vậy khi thẩm định rủi ro, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng.
Rủi ro đầu tư chính là các rủi ro tiềm ẩn của dự án như rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhập thanh toán; rủi ro cung cấp; rủi ro kỹ thuật vận hành; rủi ro môi trường, xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô… Các rủi ro này ảnh
hưởng đến tính khả thi của dự án. Đánh giá rủi ro đầu tư nhằm xem xét dự án có an toàn hay không, có nên đầu tư vào dự án hay không.
Rủi ro tín dụng là rủi ro sau khi quyết định cho dự án vay vốn. Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro tín dụng làm mất mát nguồn vốn của Ngân hàng. Đánh giá rủi ro tín dụng nhằm xem xét khả năng trả nợ của dự án.
Các sơ đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây
Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây
Đánh giá chung về khách hàng
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng
Chấm điểm tín dụng khách hàng
Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định mức cấp tín dụng phù hợp
Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV
Như vậy, đánh giá rủi ro nằm trong giai đoạn cuối của quy trình thẩm định dự án.
Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây
Phòng quan hệ khách hàng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn
Hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn bao gồm: dự án đầu tư; các giấy phép, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án; năng lực pháp lý của khách hàng; ngành nghề kinh doanh; sản xuất của khách hàng; mô hình tổ chức; bố trí lao động, quản trị
Phòng quản lý rủi ro Phòng quan hệ khách hàng
tiếp nhận hồ sơ tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn
Tiếp nhận kết quả thẩm định rủi ro dự án từ phòng thẩm định
Thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án (chưa bao gồm thẩm định rủi ro của dự án)
Đánh giả rủi ro dự án đầu tư và rủi ro tín dụng
Quyết định cho vay Thẩm định và đánh giá rủi ro
của dự án dựa vào kết quả thẩm định ở bước trên
Kết quả thẩm định rủi ro dự án
điều hành; quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng; báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo kết quả kinh doanh (bắt buộc), bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác như: số lượng lao động, bảng thanh toán lương, nhân công… Ngoài ra cán bộ quan hệ khách hàng phải tiến hành thu thập các thông tin khác liên quan đến dự án như các quy định pháp luật về ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư, thị trường của dự án, máy móc, thiết bị, công nghệ của dự án… để có thể nhận diện được đầy đủ các rủi ro của dự án. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành tổng hợp hồ sơ, nếu thấy thiếu hồ sơ liên quan đến dự án và khách hàng, thì cán bộ quan hệ khách hàng sẽ nhanh chóng thông báo cho khách hàng biết để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án (chưa bao gồm rủi ro của dự án)
Sau khi có đầy đủ hồ sơ liên quan đến dự án và khách hàng vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng bao gồm: thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, ngành nghề kinh doanh của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.
Thẩm định các nội dung liên quan đến dự án bao gồm: Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu của dự án
- Sự cần thiết phải tiến hành dự án - Quy mô sản xuất kinh doanh của dự án
- Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng - Cách thức tiến hành dự án
Phân tích tính khả thi của dự án
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu, sản phẩm và các yếu tố đầu vào của dự án.
+ Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng
cung ứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào (nếu có). Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
+ Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả như thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm, biến động về giá cả sản phẩm….
-Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án
+ Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến, tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
+ Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hóa của dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có nhu ưu thế cạnh tranh hơn. + Sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thay thế tại thời điểm hiện tại
+ ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội tại và khả năng xuất khẩu sản phẩm
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác nhau, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của dự án.
-Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
+ Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không?
+ Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường hay không?
+ Dự án sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả nợ ngay
+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không?
-Chính sách bán hàng, chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán trả ngay, trả chậm)
Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án
Bước 3:Thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào kết quả của bước 2 Dựa vào các kết quả thẩm định của bước trên, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án. Việc thẩm định rủi ro được tiến hành sau các nội dung thẩm định trên vì khi tiến hành thẩm định các nội dung trên, cán bộ quan hệ khách hàng có thể nhận diện được rủi ro tiềm ẩn trong từng nội dung từ đó tổng hợp được các rủi ro của dự án. Sau khi nhận diện được các loại rủi ro, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành phân tích rủi ro dựa vào phương pháp định tính và định lượng nhằm lượng hóa cụ thể và chính xác rủi ro của dự án
Sơ đồ 3.2: Đánh giá tổng hợp rủi ro của dự án tại BIDV Hà Tây
Rủi ro cơ chế, chính sách Thẩm định cơ sở pháp lý
Thẩm thị trường, sản phẩm
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro tổng hợp của dự án Thẩm định phương án tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Rủi ro kinh tế vĩ mô
Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án
Rủi ro thi công, xây dựng
Rủi ro về kỹ thuật, công nghệ Thẩm định các yếu tố
kinh tế vĩ mô
Bước 4: Kết quả thẩm định rủi ro dự án
Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tổng hợp rủi ro dự án trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư và chuyển qua phòng quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro tín dụng sau khi cho dự án vay vốn.
Phòng quản lý rủi ro
Bước 1: Tiếp nhận kết quả thẩm định rủi ro dự án từ phòng thẩm định
Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng quan hệ khách hàng và phòng giám đốc trực thuộc chi nhánh.
Bước 2: Đánh giá rủi ro tín dụng
Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro
Bước 3:Quyết định cho vay
Trên cơ sơ các rủi ro đã được lượng hóa, cán bộ quản lý rủi ro sẽ đề xuất cho vay với số lượng là bao nhiêu, thời hạn cho vay, cách thức và mức độ kiểm soát khoản vay…
Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát đề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
2.2. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây
2.2.1. Đối với rủi ro về chủ đầu tư
Việc đánh giá rủi ro của khách hàng vay vốn là rất cần thiết. Cần phải đánh giá khách hàng đó là ai và họ có những điều kiện cơ bản nào để trở thành khách hàng của Ngân hàng. Các loại rủi ro đối với chủ đầu tư đó là:
Rủi ro về năng lư c pháp lý của chủ đầu tư
Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra và đánh giá các nội dung:
- Khách hàng vay vốn có tư cách pháp nhân và năng lực pháp luật dân sự hay không.
- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng
- Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công nghệ
- Biên bản bầu thành viên hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng.
- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc ủy quyền cho người đại diện vay vốn Ngân hàng.
Rủi ro về năng lư c quản lý điều hành của chủ đầu tư.