1.2.2.1 / Hợp đồng chỉ số giá tương lai của cổ phiếu
Trái ngược với hầu hết các hợp đồng tương lai yêu cầu giao một mặt hàng quy định, hợp đồng chỉ số chứng khoán được thực hiện bằng một số tiền tương đương với giá trị của chỉ số chứng khoán trên ngày đáo hạn hợp đồng nhân với một số nhân tùy theo quy mô của hợp đồng. Tổng lợi nhuận đối với vị thế mua là St-F0, với St là giá trị của chỉ số chứng khoán vào ngày đáo hạn. Thanh toán bằng tiền tránh được những chi phí phát sinh nếu nhà đầu tư thế đoản vị đã mua các cổ phiếu trong chỉ số chỉ mục và phân phối chúng đến các người mua, hoặc nếu nhà đầu tư thế trường vị bán cổ phiếu để lấy tiền mặt. và nếu các nhà đầu tư thế trường vị này sau đó phải bán cổ phiếu để lấy tiền mặt. Thay vàoKhi đó, người mua sẽ lãi (hoặc lỗ) một khoản St-F0 và người bán sẽ lỗ (hoặc lãi) một khoản tiền đối ứng là F0 - St . Lợi nhuận cũng xảy ra tương tự đối với tình trạng giao cổ phiếu thực tế.
Hiện nay có nhiều hợp đồng tương lai về chỉ số giá cổ phiếu đang thực hiện giao dịch, trên thị trường Mỹ chủ yếu là hợp đồng S&P 500. Một thực tế nữa là tất cả chỉ số thị trường chứng khoán trên diện rộng đều có mối tương quan với nhau một cách chặt chẽ. Ví dụ mối tương quan giữa các chỉ số Dow Jones, chỉ số chứng khoán New York, và S&P 500 cao hơn 0,9. Chỉ số Nasdaq, chủ yếu là gồm các công ty công nghệ, và chỉ số Russell 2000 của các
công ty vốn nhỏ hơn sẽ có mối tương quan nhỏ hơn với các chỉ số có mức vốn hóa lớn và giữa chúng với nhau, nhưng hầu hết chúng đều đạt mối tương quan trên 0,8.
1.2.2.2 / Tạo các vị thế chứng khoán kết hợp: một công cụ phân bổ tài sản
Một lý do hợp đồng chỉ số chứng khoán tương lai trở nên phổ biến là vì chúng thay thế cho việc nắm giữ các cổ phiếu. Hợp đồng chỉ số tương lai cho phép các nhà đầu tư tham gia vào thị trường rộng lớn mà không thực sự phải mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nào.
Bởi vì điều này, chúng ta có thể nói hợp đồng tương lai đại diện nắm giữ "tổng hợp” kết hợp" các danh mục đầu tư thị trường. Thay vì mua cổ phiếu trực tiếp, nhà đầu tư có thể tham gia vào thế trường vị trong một hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán. Chiến lược như vậy khá là hấp dẫn vì chi phí giao dịch liên quan đến việc thiết lập và thanh lý hợp đồng đối với các vị thế trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều hơn so với quá trình mua hay bán trên thị trường giao ngay. Hầu hết các nhà đầu tư đều nhận ra điều này. Cũng vì lý do này mà “người định thời điểm mua/bán giờ trên thị trường” ( market timer) - người mà thường xuyên tham gia vào vị thế mua và bán trên thị trường chung thay vì đối với từng loại cổ phiếu riêng lẻ, là những nhà đầu tư lớn trên thị trường tương lai chỉ số.
Ví dụ, một phương tiện định thời điểm giờ thị trường là ca chuyển đổi giữa trái phiếu kho bạc và việc nắm giữ cổ phiếu thị trường chung ( broad-based stock market) . “Người định thời điểm” cố gắng chuyển từ việc đang nắm giữ trái phiếu kho bạc sang nắm giữ cổ phiếu thường trên thị trường khi thị trường tăng và chuyển ngược lại khi thị trường có dấu hiệu giảm xuống, khi đó sẽ kiếm được lợi nhuận từ việc mua giá thấp và bán giá cao. Tuy nhiên, việc định giờ kiểu này có thể làm tốn nhiều chi phí môi giới cho mỗi lần chuyển đổi. Trong trường hợp này có một giải pháp thay thế là đầu tư vào trái phiếu chính phủ và giữ nhiều hợp đồng tương lai chỉ số khác nhau.
Chiến lược sẽ hoạt động như sau : Khi dự báo suy đoán thị trường có xu hướng tăng, họ
sẽ thiết lập nhiều hợp đồng tương lai ở thế trường vị để chúng có tính thanh khoản một cách nhanh chóng và ít tốn phí khi thị trường xuống. Không phải chuyển qua chuyển lại giữa trái phiếu chính phủ và cổ phiếu, nhà đầu tư lúc này chỉ mua và giữ trái phiếu chính phủ đồng thời chuyển đổi vị thế trên thị trường tương lai. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí chuyển đổi.
Một ưu điểm của phương thức này là nhà đầu tư có thể đưa ra chỉ định mua và bán hoàn toàn trên thị trường chỉ số.
Bạn có thể xây dựng một danh mục gồm trái phiếu chính phủ và một vị thế chỉ số chứng khoán để gia tăng thu nhập của bản thân chỉ số chứng khoán như sau:
- Tham gia vào một lượng hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán thị trường để thiết lập vị thế mong muốn. Ví dụ: một công ty muốn mua 1000 USD x S&P 500, thì phải mua bốn hợp đồng vì mỗi hợp đồng có giá trị là 250 USD x S&P 500
- Đầu tư đủ tiền vào trái phiếu chính phủ trang trải các khoản thanh toán của hợp đồng tương lai vào ngày đáo hạn hợp đồng. Khoản đầu tư này phải bằng giá trị hiện tại của các hợp đồng tương lai để đảm bảo việc thanh toán khi đến hạn. Lẽ dĩ nhiên là các trái phiếu chính phủ cũng sẽ tăng giá vào ngày đáo hạn với một mức tương ứng giá tương lai.
Ví dụ 2.5:
Một nhà đầu tư muốn đầu tư 140.000.000 USD trong 1 tháng. Để tiết kiệm các giao dịch phí, anh ta lựa chọn mua chỉ số đầu tư S&P 500 thay vì mua chứng khoán. Cho chỉ số S&P 500 là 1400, giá tương lai kỳ hạn một tháng là 1414, lợi nhuận của trái phiếu chính phủ là 1%/ tháng, số nhân hợp đồng của S&P 500 là 250 lần chỉ số S&P 500.
Trị giá mỗi hợp đồng S&P 500 theo quy định của CME là: 1400 x 250 = 350.000 USD Như vậy, số hợp đồng S&P 500 cần mua là: 140.000.000 : 350.000 = 400 ( hợp đồng)
Lúc này nhà đầu tư đang ở thế trường vị với trị giá $100.000 đơn vị S&P 500 ( 400 x 250 = số lượng hợp đồng nhân với số nhân chỉ số S&P 500 ).
Để đảm bảo thanh toán giá tương lai, họ phải đầu tư một giá trị tương đương vào trái phiếu chính phủ, tức là đầu tư 100.000 x ( 1414/1,01) = 140.000.000 giá trị thị trường của trái phiếu. Giá trị này chính là giá trị cổ phiếu cần mua thực tế (Giá trị thực tế của trái phiếu cũng là giá trị thu được sau 1 tháng bằng: 100.000 x 1414 = 141.400.000$)
Đây chính là một vị thế chứng khoán tổng hợp hoặc nhân tạo (artificial or synthetic stock position).
Chiến lược chứng khoán kết hợp như trên (giữa chỉ số chứng khoán và trái phiếu chính phủ) cũng được xem như việc mua 100% cổ phiếu. Mặt khác, nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn không tham gia vào hợp đồng tương lai mà mua hết trái phiếu chính phủ. Và một vị thế đoản sẽ đem đến một danh mục đầu tư tương đương với việc bán cổ phiếu trên thị trường, cả hai vị thế này đều giúp thu được lợi nhuận nhờ giá giảm. Rõ ràng chiến lược kết hợp chứng khoán và trái phiếu giúp nhà đầu tư linh hoạt và giảm chi phí đồng thời có thể thay đổi vị trí nhanh chóng.
1.2.2.3 / Giao dịch song hành chỉ số chênh lệch giá ( index arbitrage)
Bất cứ khi nào giá thực tế vượt ra ngoài khung chênh lệch cho phép đều là cơ hội để kiếm lời. Vì điều này mà chúng ta thấy mối quan hệ ngang giá rất quan trọng, nó đưa ra hướng dẫn để có thể kiếm thêm lợi nhuận. Một trong những phương cách đó là giao dịch song hành khi chênh lệch chỉ số, tức là tận dụng sự chệnh lệch giữa giá tương lai thực tế và giá ngang bằng lý thuyết để mua hay bán chỉ số.
Về lý thuyết, giao dịch song hành chỉ số rất đơn giản. Nếu giá tương lai là quá cao, bán hợp đồng tương lai và mua các cổ phiếu trong chỉ số. Nếu nó quá thấp, mua hợp đồng tương lai và bán cổ phiếu. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa rủi ro và kiếm được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá trên hợp đồng.
Tuy nhiên trong thực tế, phương thức này khó thực hiện.Vấn đề này nằm trong việc mua hoặc bán các cổ phiếu trong chỉ số. Bán hoặc mua cổ phần trong tất cả 500 cổ phiếu trong S&P500 là khó vì hai lý do. Đầu tiên là chi phí giao dịch, có thể lớn hơn bất kỳ lợi nhuận nào được thực hiện từ chênh lệch giá. Thứ hai, nó là vô cùng khó khăn để mua hoặc bán cổ phiếu của 500 công ty khác nhau cùng một lúc, và bất kỳ độ trễ nào trong việc thực hiện của một chiến lược có thể làm mất đi tính hiệu quả của một kế hoạch kinh doanh dựa vào sự chênh lệch giá tạm thời tại một thời điểm nào đó hiệu quả của một kế hoạch khác biệt giá tạm thời.
Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur – hay còn gọi là nhà kinh doanh song hành) cần bán toàn bộ danh mục đầu tư một cách nhanh chóng và cùng lúc nếu muốn khai thác sự chênh lệch giữa giá kỳ hạn và chỉ số giá cổ phiếu. Người kinh doanh cổ phiếu cần bán toàn bộ danh mục đầu tư cổ phiếu một cách nhanh chóng và đồng thời nếu họ hy vọng sẽ khai thác sự khác biệt giữa giá kỳ hạn và chỉ số index. Khi đó họ cần một chương trình giao dịch liên kết, còn gọi là kinh doanh theo chương trình ( program trading), thể hiện việc mua hoặc bán toàn bộ danh mục tức là mua hoặc bán nhà đầu tư mua bán phối hợp trên thị trường chứng khoán cùng một lúc.
Sự thành công của các vị thế này cũng như của các chương trình giao dịch liên kết phụ thuộc vào hai điều sau: (1) thứ nhất là mức độ tương quan giữa giá giao ngay và giá tương lai và (2) thứ hai là kinh doanh đồng bộ tại hai thị trường. Bởi vì các nhà kinh doanh chứng khoán tập trung khai thác mối tương quan giữa giá tương lai và giá giao ngay, cho nên mức giá tuyệt đối là không quan trọng.
1.2.2.4 / Sử dụng các hợp đồng chỉ số tương lai để phòng vệ rủi ro thị trường
Làm thế nào một người quản lý danh mục đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro thị trường? Giả sử bạn quản lý một danh mục đầu tư trị giá 1 triệu USD với beta 0,8. Bạn đang lạc quan về thị trường trong dài hạn, nhưng bạn sợ rằng trong 2 tháng tới, thị trường sẽ giảm sút. Nếu việc kinh doanh là miễn phí, bạn có thể bán danh mục đầu tư của bạn, mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 tháng, và sau đó thiết lập lại vị thế của bạn sau khi bạn nhận thức rằng nguy cơ khó khăn kinh tế đã qua.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện chiến lược sẽ tốn rất nhiều chi phí, chưa kể đến thuế phát sinh khi có thu nhập từ danh mục đầu tư. Khi đó chúng ta phải sử dụng một giải pháp thay thế để phòng ngừa rủi ro thị trường.
Ví dụ 2.6: Phòng ngừa rủi ro thị trường
Một nhà đầu tư có một danh mục đầu tư trị giá 1 triệu đô với β = 0,8 , giả sử chỉ số VN Index là 400. Sau đó giảm còn 380, tức là giảm 20 điểm hay 5% . Với β = 0,8, ông ta kỳ vọng lỗ một khoản là 0,8 x 4% = 3,2%, hoặc tính theo giá trị bằng 1.000.000 x 3,2%=
Để phòng ngừa rủi ro, ông ta sẽ tham gia vị thế bán trên thị trường tương lai. Khi danh mục đầu tư giảm giá cùng với giá thị trường làm cho nhà đầu tư bị lỗ, thì lợi nhuận thu được trên thị trường tương lai sẽ bù đắp thiệt hại.
Chú ý rằng khi độ dốc của đường hồi quy giữa một vị thế không được bảo vệ với giá trị của một chứng khoán là dương, bạn sẽ tham gia thế đoản vị trong hợp đồng tương lai đối với tài sản đó. Tỉ lệ phòng ngừa rủi ro ngược với độ dốc đường hồi quy trên bởi vị thế phòng ngừa sẽ bù đắp các thiệt hại trong hoạt động mua bán cổ phiếu ban đầu của bạn. Nếu bạn phản ứng không tốt làm kém khi giá trị chứng khoán giảm, bạn cần một phương tiện phòng ngừa tốt. Lúc này tham gia vị thế bán trong hợp đồng tương lai là một chiến lược cần thiết.
Nhà quản lý đầu tư năng động đôi khi biết rằng một chứng khoán nào đó bị đánh giá thấp, nhưng đó là tình hình chung của thị trường. Ngay cả một chứng khoán được đánh giá tốt hơn khi đầu tư vào nó so với các chứng khoán khác trên thị trường, thì nó vẫn có thể bị đánh giá thấp trong lúc thị trường suy thoái. Để giải quyết vấn đề này, người quản lý cần tách bạch 2 phương thức: đặt cược vào công ty và đặt cược trên thị trường. Đặt cược vào công ty phải được bù đắp bằng một hợp đồng phòng vệ rủi ro thị trường mà và phải tương đồng với vịệc mua cổ phiếu. Nói cách khác, người quản lý tìm kiếm một vị thế phi rủi ro (market-neutral bet). một đặt cược trung lập trên thị trường cổ phiếu (market-neutral bet). Bằng cách cho phép các nhà đầu tư tự phòng vệ trên thị trường, hợp đồng tương lai chấp nhận người quản lý danh mục đầu tư có thể chọn cổ phiếu mà không cần quan tâm đến các yếu tố thị trường của các cổ phiếu được lựa chọn. Sau khi đã lựa chọn xong, rủi ro thị trường cuối cùng của danh mục đầu tư có thể được điều tiết điều chế với bất kỳ mức độ sử dụng các hợp đồng tương lai chứng khoán nào. Ở đây một lần nữa, giá trị beta của chứng khoán là chìa khóa để thực hiện chiến lược bảo hiểm rủi ro.