Định hướng phát triển thị trường tương lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 82)

Như ta đã biết hầu hết các hàng hóa trên thị trường tương lai tại Việt Nam là những mặt hàng nông sản như cà phê, cao su, ca cao…Bên cạnh đó các sản phẩm đối với thị trường tài

chính lại đang có nhu cầu về phòng ngừa rủi ro đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế ngày một khó khăn như hiện nay.

Và việc thành lập thị trường phái sinh đối với thị trường tài chính để phát huy được vai trò của thị trường hợp đồng tương lai là một điều cần thiết trong thời buổi hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thị trường phái sinh hàng hóa (PSHH) trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ và ngày càng phát triển cùng với việc mở rộng giao thương và tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường PSHH chính thức xuất hiện từ giai đoạn 2005, 2006 với sản phẩm hợp đồng tương lai hàng hóa được cung cấp bởi những nhà môi giới là các ngân hàng thương mại như: Techcombank, BIDV, VCB,…và gần đây nhất Sàn giao dịch (SGD) hàng hóa Việt Nam ra đời vào tháng 10/2010.

Lợi ích và rủi ro song hành

Nhu cầu về một thị trường tương lai hàng hóa tài chính chắc chắn sẽ lên cao đi cùng với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước và khi đó việc thành lập một thị trường tập trung chính thức các công cụ này là tất yếu để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và hiệu quả của tổng thể thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình tương lai tài chính nào cho thị trường tương lai là rất quan trọng. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường tương lai nhiều nước cho thấy, những tiêu chí để sản phẩm hợp đồng tương lai là:

1. Có nhu cầu giao dịch cao đối với hợp đồng tương lai 2. Đơn giản, dễ áp dụng

3. Hàng hóa cơ sở phải có tính thanh khoản

4. Hệ thống thông tin kết nối với thị trường hàng hóa cơ sở 5. Phù hợp với năng lực quản lý

Trong những tiêu chí trên, tiêu chí trước nên được đáp ứng trước khi có tiêu chí sau. Do vậy, điều cần thiết phải có những nghiên cứu chi tiết về khả năng đáp ứng các tiêu chí này trên thị trường đối với hợp đồng tương lai dành cho loại hàng hóa cụ thể.

Đối với khả năng phát triển thị trường hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, trước hết có thể nhận thấy là hiện tại trên thị trường Việt Nam không có nhu cầu cao đối với công cụ này. Nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá chứng khoán giảm dường như còn cao hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng công cụ chỉ số, nghĩa là hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn cổ

phiếu có vẽ được đón nhận hơn. Hơn nữa, việc xây dựng thị trường hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại và cần thời gian xử lý.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 10 năm hình thành và phát triển, trong thời gian đó đã manh nha hình thành sản phẩm phái sinh dưới hình thức như: các dạng quyền mua cổ phiếu, hợp đồng kỳ hạn; một số sản phẩm đã được công ty chứng khoán tổ chức triển khai.

Theo bà Tạ Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu trong quá trình phát triển thị trường tài chính, phản ánh độ sâu, độ rộng của thị trường, Vn-Index từng có lúc lên tới 1.170 điểm nhưng cũng đã đã có thời điểm chỉ còn 235 điểm. Biên độ dao động rất lớn này cho thấy nhà đầu tư đang rất cần các công cụ để bảo hiểm rủi ro. Chính vì vậy, sản phẩm phái sinh giúp đa dạng hóa công cụ đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư phòng vệ rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cũng nằm trong định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Bên cạnh lợi ích mà chứng khoán phái sinh mang lại, thì một trong những nguyên nhân khiến cơ quan quản lý quan ngại và thận trọng, hạn chế những sản phẩm phái sinh trong lĩnh vực chứng khoán là mức độ rủi ro rất cao.

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, Dan Svensson, đến từ Dragon Capital cho hay: Trong một vài năm qua, người ta đã chứng kiến nhiều kinh nghiệm xấu về sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách hợp lý, sản phẩm phái sinh có thể giúp giảm rủi ro. Không chỉ riêng nhân viên giao dịch mà chính nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần phải ý thức được cách vận hành cũng như rủi ro cho từng giao dịch. Các doanh nghiệp cần chắc chắn rằng họ có công cụ và kiến thức để hiểu được rủi ro cũng như cách định giá. Những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong các năm qua thường do sự thiếu hiểu biết hoặc không hiểu biết về công cụ tài chính.

Theo đánh giá của Dan Svensson, thị trường chứng khoán Việt Nam mới được vài năm tuổi (kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO) vẫn còn quá non trẻ so với thị trường đã hơn 15 năm tuổi của Indonesia hay Philippines. Tại Việt Nam hầu như chưa có công cụ phái sinh, không có hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai trái

phiếu. Mặc dù hợp đồng hoán đổi lãi suất đã xuất hiện rải rác nhưng không có thị trường để

giao dịch do hoạt động phòng vệ hầu như không thể. Các sản phẩm ngoại lai có thể xuất hiện nhưng rất hiếm. Các chỉ số liên ngân hàng hiệu quả còn thiếu, không có trung tâm thanh toán bù trừ, khung pháp lý cho công cụ phái sinh chưa phát triển... Do đó, cơ quan

quản lý nên thận trọng nhưng cũng cần vạch ra lộ trình xây dựng thị trường phái sinh, vì đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến trên thế giới.

Việt Nam sẽ có thị trường chứng khoán phái sinh vào năm 2014

Bà Bình cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang cân nhắc, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tập trung hay phi tập trung. Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến sẽ xây dựng một thị trường phái sinh tập trung, dựa trên các chứng khoán cơ sở đang được niêm yết tại 2 Sở giao dịch Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2 bảng điện tử như áp dụng với các loại chứng khoán cơ sở hiện nay bởi về lâu dài, mô hình này sẽ gây chia tách thị trường và tốn kém khi xây dựng. Hai phương án còn lại được tính đến là xây dựng một tập đoàn giao dịch chứng khoán - nơi các sở giao dịch là công ty thành viên hoạt động song song hoặc tiến hành hợp nhất 2 sở giao dịch hiện nay. Phương án xây dựng thị trường OTC cũng từng được tính đến nhưng không được ủng hộ do chứng khoán trên thị trường phi tập trung có độ rủi ro cao trong khi thanh khoản lại thấp, không thích hợp để tạo ra các sản phẩm phái sinh.

Tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh sẽ gắn với tái cấu trúc thị trường theo hướng thành lập một tập đoàn sở giao dịch chứng khoán với các công ty con là các sở giao dịch. Công cụ giao dịch ban đầu sẽ là sản phẩm phái sinh quyền chọn chỉ số chứng khoán niêm yết (cụ thể là Vn-Index) sẽ là chứng khoán phái sinh đầu tiên được dự kiến giao dịch trên thị trường vì đây là loại sản phẩm tương đối phổ biến trên thế giới và tương đối “dễ hiểu” đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, một khó khăn khi xây dựng sản phẩm phái sinh từ Vn-Index là chỉ số này, mặc dù mang tính đại diện cao cho thị trường, nhưng vẫn được tính theo công thức cũ. Do Vn-Index hiện được tính từ toàn bộ rổ cổ phiếu niêm yết tại sàn TP. Hồ Chí Minh nên có những cổ phiếu thanh khoản thấp, hoặc không có giao dịch vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn. Do vậy Vn-Index chưa thực sự phản ánh chính xác diễn biến của thị trường. Khắc phục khó khăn này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng bộ chỉ số rút gọn Vn-Index 30 hoặc Vn-Index 50, tương tự như thông lệ của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hiện nay. Bộ chỉ số sẽ được tính cố định từ 30 hoặc 50 mã chứng khoán có thanh khoản tốt và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên sàn chứng khoán (có thể thuộc hoặc không thuộc một nhóm ngành). Do đó, tránh được việc thường xuyên phải tính lại Vn-Index khi có thêm cổ phiếu mới lên sàn. Nếu thử nghiệm thành công hợp đồng tương lai của Vn-

chứng khoán khác (trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) và xa hơn là các hàng hóa khác như vàng, lãi suất, hối đoái, dầu mỏ, cà phê… Các giao dịch trên thị trường phái sinh sẽ được thanh toán bằng tiền, thay vì các loại hàng hóa cơ sở.

Đối với chứng khoán niêm yết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đề xuất chỉ sử dụng các loại chứng khoán có thanh khoản cao, chất lượng công bố thông tin tốt và được quản lý tài chính chặt chẽ… để tạo ra sản phẩm phái sinh. Cơ quan quản lý tiến hành một cuộc kiểm tra toàn diện về thanh khoản của các chứng khoán niêm yết trước khi cho phép tạo ra sản phẩm phái sinh.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong giai đoạn 2011 - 2012 đơn vị này sẽ xây dựng nghị định chính phủ, các quy chế, tổ chức bộ máy liên quan tới việc vận hành thị trường chứng khoán phái sinh và việc triển khai thực hiện sẽ bắt đầu từ 2013 – 2014.

PHẦN 3. : ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và khó khăn hiện nay, việc các doanh nghiệp phải linh động tìm ra cho mình các giải pháp và hướng đi mới tránh sụp đổ là một điều cần thiết và cấp bách. Hợp đồng tương lai là một trong những công cụ tài chính hữu hiệu và hiệu quả mà thị trường thế giới đã vận hành tốt từ thập niên 80 trở lại đây. Phải chăng các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần trở mình mạnh mẽ để tham gia vào thị trường này. Điều này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp nhưng để thực thi được điều đó các doanh nghiệp Việt Nam cần gì? Bài viết dưới đây xin đưa ra một số nguyên tắc khi vận hành thị trường tương lai ở Việt Nam, những thuận lợi cũng như khó khan trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 82)