Thị trường tương lai về tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 48)

Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền thay đổi liên tục và thường rất lớn.Việc thay đổi này có thể là do của sự quan tâm của các thành phần tham gia kinh doanh quốc tế. Nhà xuất khẩu Mỹ, người bán hàng hóa tại Anh, sẽ được thanh toán bằng đồng bảng Anh và giá trị đồng đô la so với đồng bảng Anh phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm việc thanh toán được

thực hiện. Cho đến ngày đó, nhà xuất khẩu Mỹ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Rủi ro này có thể được phòng ngừa, chẳng hạn, nếu bạn biết sẽ nhận được 100.000£ trong 90 ngày, bạn có thể bán những đồng bảng Anh hôm nay tại thị trường kỳ hạn và chốt tỷ giá hối đối bằng với tỷ giá hôm nay.

Thị trường kỳ hạn trong ngoại hối là thị trường không chính thức. Nó đơn giản là kết nối giữa ngân hàng và người môi giới cho phép khách hàng tham gia hợp đồng kỳ hạn để mua hoặc bán tiền tệ trong tương lai với tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm hiện tại. Thị trường tiền tệ ngân hàng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, bao gồm hầu hết những doanh nhân lớn có khả năng thực hiện trả nợ đáng tin cậy hơn trên thị trường tương lai. Khác với thị trường tương lai, hợp đồng trên thị trường kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa. Thay vào đó, mỗi bên sẽ thương lượng riêng. Hơn thế nữa, thị trường kỳ hạn tại đó không tạo nên một thị trường như sẽ xảy ra trong thị trường tương lai. Hợp đồng kỳ hạn thực hiện vào ngày đáo hạn. Người tham gia cần xem xét rủi ro khi thực hiện hợp đồng, nói cách khác, chính là khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ của đối tác theo hợp đồng. Vì lý do này mà những người kinh doanh tham gia trên thị trường kỳ hạn phải có khả năng trả nợ vững chắc Vì lý do này mà trường hợp giá thay đổi ngược chiều kỳ vọng, những người kinh doanh hay người tham gia trên thị trường kỳ hạn phải có khả năng trả nợ vững chắc .

Hợp đồng tương lai, đó là một thị trường ngoại tệ chính thức, ví dụ như Sở giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange)... Những hợp đồng này được tiêu chuẩn hóa và được ghi nhận tình hình hàng ngày. Hơn thế nữa, đó là sự sắp xếp theo tiêu chuẩn thanh toán bù trừ, cho phép thương nhân thâm nhập thị trường và đảo ngược vị thế dễ dàng. Khi đó tiền ký quỹ được sử dụng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thông qua trung tâm thanh toán bù trừ ngân hàng hối đoái. Vì vậy, tên tuổi danh tính và khả năng thanh toán của các đối tác thương mại ít được quan tâm.

1.2.1.1 / Thuyết ngang giá lãi suất ( Interest rate parity theory):

Cũng như thị trường chứng khoán và cổ phiếu, mối quan hệ tỷ giá hối đoái giữa giá giao ngay và giá tương lai trong hợp đồng sẽ chiếm ưu thế trong thị trường thực hiện đầy đủ chức năng. Khi mối quan hệ ngang giá lãi suất xuất hiện, nhà kinh doanh ngoại tệ có thể tạo ra một lợi phi rủi ro trên thị trường ngoại hối với mức đầu tư bằng Giống như thị trường

chứng khoán, đó là mối quan hệ tỷ giá hối đoái giữa giá giao ngay và giá tương lai trong hợp đồng sẽ chiếm ưu thế trong thị trường thực hiện đầy đủ chức năng. Trong trường hợp điều này, còn gọi là mối quan hệ ngang giá lãi suất, bị bắt buộc, nhà kinh doanh ngoại tệ có thể tạo ra một lợi phi rủi ro trên thị trường ngoại hối với mức đầu tư bằng không. Hoạt động đó buộc hợp đồng tương lai và tỷ giá giao ngay liên kết lại với nhau Thuật ngữ khác cũng tương đương với thuyết ngang giá lãi suất là mối quan hệ mua bán chênh lệch giá bảo hộ lãi suất . Thuật ngữ khác cũng tương đương với thuyết ngang giá lãi suất là mối quan hệ mua bán ngoại tệ bảo hộ lãi suất (coverd interest arbitrage relationship).

Chúng ta có thể dùng công thức để mô tả thuyết ngang giá lãi suất qua 2 đồng tiền: đô la Mỹ và bảng Anh như sau :

Gọi: E0 (USD/ GBP) là tỷ giá hối đoái hiện tại giữa 2 đồng tiền, nghĩa là E0 là số tiền yêu cầu để mua một bảng Anh.

F0 (USD/GBP) là giá kỳ hạn của số đô la chấp nhận hôm nay để mua 1 pound tại thời điểm T trong tương lai.

Tỷ lệ lãi suất phi rủi ro tại Mỹ và Anh là rus, ruk

Thuyết ngang giá lãi suất thể hiện mối quan hệ giữa E0 và F0 như sau:

F0 = E0 ( ( công thức 2.1)

Ví dụ 2.1: Nếu rus = 0,04 và ruk = 0,05, trong khi E0 = 2 USD/ GBP, giá hợp đồng tương lai

sau một năm sẽ là:

2 / GBP

Quan sát kết quả ta có: nếu rus thấp hơn ruk, tiền được đầu tư tại Mỹ sẽ tăng với tỷ lệ chậm hơn tiền đầu tư tại Anh.

Nếu điều đó là đúng thì tại sao tất cả các nhà đầu tư không quyết định đầu tư tiền vào Anh? Một lý do quan trọng là tại sao đồng đô la Mỹ không được đánh giá cân xứng với bảng Anh? Mặc dù đầu tư đô la trên thị trường Mỹ tăng chậm hơn đầu tư bảng Anh trên thị trường Anh, nhưng mỗi đồng đô la sẽ tăng dần giá trị hơn bảng Anh tại thời điểm nào đó. Hiệu ứng như thế sẽ bù đắp lợi thế lãi suất cao hơn của đồng bảng Anh.

Tiếp theo chúng ta chỉ cần xác định làm thế nào đánh giá đúng giá trị đồng đô la trong phương trình 2.1. Nếu đồng đô la đang được đánh giá cao, nghĩa là cần ít đô la hơn để mua một bảng Anh, tỷ giá kỳ hạn F0 phải thấp hơn tỷ giá giao ngay E0. Tóm lại, công thức 2.1 cho biết khi rus < ruk thì F0 < E0 ( với T = 1). Việc đánh giá đồng đô la được thể hiện qua tỷ lệ F0 và E0 chính xác là bù đắp cho sự khác biệt giữa hai giá trị lãi suất tại hai nước. Ngược lại : nếu rus > ruk thì F0 > E0

Ví dụ 2.2: Kinh doanh ngoại hối bù đắp lãi suất:

Ví dụ này sẽ trả lời câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu quan hệ ngang giá lãi suất được áp dụng, giả định rằng giá tương lai là 1,987 USD/GBP thay vì 1,981 USD/GBP. Bạn có thể áp dụng chiến lược sau để hưởng lợi nhuận chênh lệch tỷ giá,

E1 biểu thị tỷ giá hối đoái USD/ GBP trong thời gian. E1 là biến số ngẫu nhiên từ quan điểm của nhà đầu tư hôm nay.

Hoạt động Dòng tiền ($) CF1 ($)

Bước 1 : vay 1 bảng Anh tại London. Chuyển đổi sang USD, hoàn trả 1,05 bảng Anh vào cuối năm

2 -E1(£ 1,05)

Bước 2: cho vay $2 tại Mỹ -2 2$ (1,04)

Bước 3: tham gia hợp đồng tương lai mua 1,05£ với giá F0 = $1,97/£

0 £1,05 ( E1 - $1,97/£)

Trong bước 1 bạn trao đổi 1 bảng Anh vay tại Anh để lấy 2 đô theo tỷ giá hiện tại. Sau một năm bạn phải hoàn lại bảng Anh vay mượn cùng với một mức lãi suất. Vì khoản vay được thực hiện tại Anh, lãi suất mà bạn sẽ hoàn trả là 1,05 bảng Anh, nó sẽ có giá trị E1(1,05) đô la. Khoản vay trong bước 2 được thực hiện tại Mỹ với mức lãi suất là 4%. Kết quả hợp đồng tương lai trong bước 3 nhận 1,05 bảng Anh, mà bạn phải trả 1,97 đô. Và sau đó chuyển đổi sang đô la theo tỷ giá E1.

Chú ý rằng rủi ro tỷ giá ở đây là bù đắp giữa nghĩa vụ trả bảng Anh trong bước 1 và vị trí hợp đồng tương lai trong bước 3. Lợi nhuận từ chiến lược là phi rủi ro và không yêu cầu đầu tư ròng.

Tổng quát chiến lược trong ví dụ 2.2 như sau:

Hoạt động CF0 CF1

Bước 1 : vay 1 bảng Anh tại London. Chuyển đổi sang USD

E0$ -E1(1 + ruk)

Bước 2: Dùng số tiền vay được tại London cho vay tại Mỹ

-E0 E0$(1 + rus)

Bước 3: tham gia hợp đồng tương lai mua ( 1+ ruk) với giá F0 $

0 (1+ ruk) (E1 – F0)

Tổng 0 E0(1+rus)-F0(1+ruk)

Chúng ta hãy xem xét lại giai đoạn xảy ra kinh doanh chênh lệch giá.

Bước 1 : yêu cầu vay 1 bảng Anh tại Anh,với tỷ giá hối đoái hiện tại của E0, một bảng Anh được chuyển đổi thành E0 đô la, đó là dòng tiền vào. Trong 1 năm khoản nợ tại Anh phải được hoàn trả với mức lãi suất, mức thanh toán yêu cầu trong bảng Anh là ( 1+ ruk ) hoặc theo đô la E0(1+ rus)$ trong 1 năm. Trong bước 2 thể hiện số tiền thu được từ các khoản cho vay của Anh được đầu tư tại Mỹ. Điều này liên quan đến số tiền bỏ ra ban đầu của E0. Cuối cùng, rủi ro tỷ giá liên quan đến khoản nợ tại Anh sẽ được bảo đảm trong bước 3. Ở đây, (1+ ruk) bảng Anh sẽ cần phải được cung cấp cho người vay nợ để mua trước trong hợp đồng tương lai.

Số tiền thu được từ danh mục đầu tư kinh doanh chênh lệch giá là phi rủi ro và nhận được E0(1+ rus) – F0(1+ ruk). Nếu giá trị này dương, sẽ thực hiện vay tại Anh, cho vay tại Mỹ và tham gia vào hợp đồng tương lai ở vị thế mua để loại bỏ rủi ro tỷ giá hối đoái. Nếu giá trị này âm, vay tại Mỹ, cho vay tại Anh và tham gia hợp đồng tương lai vị thế bán. Khi cơ hội kinh doanh chênh lệch giá không xảy ra, thì biểu thức sau phải bằng 0. Điều kiện kinh doanh không chênh lệch giá hàm ý sau (cũng chính là thuyết ngang giá lãi suất kỳ hạn 1 năm):

( công thức 2.2)

Ví dụ 2.3: Kinh doanh ngoại hối bù đắp chênh lệch lãi suất

Nhiều bằng chứng thực nghiệm rút ra từ quan hệ ngang giá tỷ giá, ví dụ, vào ngày 14 tháng 12 năm 2007, lãi suất LIBOR ( liên ngân hàng) của đô la kỳ hạn 6 tháng là 4,91%. Trong khi so sánh tại Anh, là 6,25%. Tỷ giá giao ngay là 2.0398$/£, bằng cách sử dụng các giá trị, chúng ta tìm tỷ giá cân bằng ngụ ý rằng tỷ giá kỳ hạn trong 6 tháng sẽ được 2.0398×(1,0491/1,0625)1/2 =2.0269$/£. Trên thực tế tỷ giá kỳ hạn là 2,2075$/£ gần với giá trị cân bằng, khi đó chi phí giao dịch sẽ cản trở việc kinh doanh chênh lệch giá đối với phần chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay , chi phí giao dịch sẽ cản trở thu nhập từ kinh doanh chênh lệch giá từ sự khác biệt.

1.2.1.2 / Định giá trực tiếp và gián tiếp:

Tỷ giá hối đoái trong ví dụ 2.2 và 2.3 đã thể hiện giá trị đô la trên mỗi bảng Anh. Đây là ví dụ về định giá trực tiếp. Trong hợp đồng tỷ giá hối đoái của những đồng tiền khác như Yên Nhật hoặc Franc Thụy Sỹ, những đồng này sẽ được định giá gián tiếp. Tức là đơn vị tiền tệ nước ngoài đổi sang đô la, ví dụ 120 Yên mỗi đô, sau đó từ đô la mới đổi sang đồng tiền yết

làm giảm tỷ giá hối đoái đã định (1 USD mua được ít đồng yên hơn). Ngược lại trường hợp giảm giá của đồng đô la trong tỉ giá hối đoái với đồng bảng Anh sẽ làm cho tỷ giá hối đoái GBP/ USD cao hơn (dùng nhiều đô la hơn khi có nhu cầu mua 1 bảng Anh Ngược lại trường hợp đồng đô la so với bảng Anh sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái cao hơn (dùng nhiều đô la hơn khi có nhu cầu mua 1 bảng Anh). Khi tỷ giá hối đoái được định giá là ngoại tệ trên mỗi đô la, tỷ giá nội tệ và ngoại tệ trong phương trình 2.2 phải được chuyển: trong trường hợp phương trình trở thành : ngoaite E r r ngoaite F us ngoaite ( /$) 1 1 $) / ( 0 0 + + =

Nếu lãi suất tại Mỹ cao hơn tại Nhật, đô la sẽ bán trên thị trường kỳ hạn với mức giá thấp hơn ( để mua ít yên Nhật hơn) trên thị trường giao ngay.

1.2.1.3 / Sử dụng hợp đồng tương lai để quản lý rủi ro tỷ giá

Xem xét một công ty của Mỹ xuất khẩu hầu hết các sản phẩm sang Anh. Công ty dễ bị ảnh hưởng do biến động tỷ giá hối đoái giữa đô la/bảng Anh vì nhiều lý do. Trước tiên, giá trị đô la so với bảng Anh thu được từ khách hàng của mình sẽ biến động theo tỷ giá hối đoái. Thứ hai, chính giá đồng bảng Anh tại các công ty đó có thể cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.

Ví dụ, nếu đồng bảng Anh sụt giá 10% so với đô la, công ty cần phải tăng giá hàng hóa bằng đồng bảng Anh lên 10% để duy trì mức giá tương đương so với đô la. Tuy nhiên công ty không thể tăng giá bằng 10% vì công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm của Anh hoặc nếu công ty tin rằng mệnh giá đồng bảng Anh cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm.

Để bù đắp tình trạng ngoại hối của mình, công ty có thể tham gia vào các giao dịch mang lại lợi nhuận khi đồng bảng Anh sụt giảm. Lợi nhuận mất đi từ kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm sẽ được bù đắp bởi lợi ích về giao dịch tài chính. Giả sử, công ty tham gia hợp đồng tương lai để chuyển bảng Anh sang đô la với một tỷ giá chấp nhận hôm nay. Khi đó nếu đồng bảng Anh sụt giá, thì hợp đồng tương lai sẽ mang lại lợi nhuận.

Ví dụ 2.4: Giả sử rằng giá trị hợp đồng tương lai tại thời điểm hiện tại là 2$ cho mỗi bảng Anh trong vòng 3 tháng. Nếu công ty tham gia hợp đồng tương lai với giá của hợp đồng tương lai 2$ mỗi pound và tỷ giá hối đối trong 3 tháng là 1,9$ mỗi pound, thì lợi nhuận giao dịch là 0,1$ mỗi pound. Giá hợp đồng tương lai sẽ tập trung vào ngày đáo hạn với tỷ giá giao ngay là 1,9$ và lợi nhuận thu được là F0 – Ft= 2$ - 1,9$ =0,1$ mỗi pound.

Bao nhiêu bảng Anh nên được bán trong thị trường tương lai để bù đắp việc biến động tỷ giá? Giả sự lợi nhuận tính bằng đô la trong quý tiếp theo sẽ giảm một khoản là 200.000$ cho mỗi mức giảm 0,1USD của bảng Anh. Để phòng ngừa rủi ro, chúng ta cần tham gia hợp đồng tương lai mang lại 200.000 USD lợi nhuận cho mỗi 0,1$ mà đồng bảng Anh mất giá, tương đương 2 triệu bảng Anh. Như chúng ta thấy, lợi nhuận mỗi bảng Anh trong hợp đồng tương lai bằng sự khác biệt trong giá tương lai tại thời điểm hiện tại và tỷ giá hối đoái tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Do đó, kết quả lợi nhuận từ ngoại hối do sụt giảm 0,1$ của bảng Anh sẽ bằng 0,1$× 2.000.000 = 200.000$.

Vị thế phòng ngừa thích hợp cho tương lai của đồng bảng Anh là độc lập với việc giảm giá trị thực của bảng Anh cũng như quan hệ giữa lợi nhuận và tỷ giá hối đoái là tuyến xấp xỉ tuyến tính. Lấy ví dụ 2.4, nếu đồng bảng Anh sụt giảm một nửa 0,05$, công ty sẽ chỉ mất 100.000$ trong lợi nhuận hoạt động. Hợp đồng tương lai sẽ mang lại sẽ trở lại một nửa lợi nhuận: 0,05$×2.000.000$= 100.000$. Nếu bảng Anh được đánh giá cao, việc bảo đảm vẫn được diễn ra; nếu bảng Anh tăng đánh giá bằng 0,05$, công ty sẽ lời 100.000$ từ việc tăng giá của bảng Anh; tuy nhiên, nó sẽ mất khoản tiền từ nghĩa vụ chuyển đồng bảng Anh sang giá gốc ban đầu của hợp đồng tương lai.

Tỉ lệ phòng ngừa rủi ro là số lượng các vị thế trong hợp đồng tương lai cần thiết để đảm bảo rủi ro của danh mục đầu tư không được bảo vệ ( ví dụ danh mục đầu tư trong trường hợp này là hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty) , trong trường hợp này là hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.

Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro H được xác định như sau:

d c

=

Trong đó, c là khoản thay đổi của vị thế không được đảm bảo so với mức thay đổi nhất định của tỉ giá hối đoái (ở ví dụ 2.4 con số này là 200.000 USD trên 0,1 USD thay đổi của tỉ giá hối đoái USD/ GBP).

d là lợi nhuận hướng tới của một vị thế trong hợp đồng tương lai đối với sự thay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w