Các ngân hàng Việt Nam với rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 100)

Cơ chế lãi suất ở Việt Nam thời gian qua:

*Từ tháng 6/1992 đến 1995:

Từ tháng 6/1992 NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương và quản lý theo khung lãi suất: NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế ( trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất huy động) lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng NH; lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quy định trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung cầu ngoại tệ trong nước.

*Từ 1996 đến tháng7/2000:

+ áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay thay thế khung lãi suất trước đó. Có sự phân biệt trần lãi suất cho vay ngắn hạn với trung hạn, dài hạn; có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay khu vực thành thị với khu vực nông thôn.

+ Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 0,35%/tháng.

+ Trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp với biến động lãi suất trên thị trường quốc tế và cung cầu ngoại tệ trong nước

+ Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đối với các TCTD một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm

*Từ tháng 8/2000 đến tháng 6/2002:

+ Đối với đồng Việt Nam: NHNN công bố lãi suất cơ bản (là lãi suất cho vay của các NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất) và biên độ phần trăm thích hợp. Lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD phải gắn chặt với lãi suất cơ bản của NHNN.

+ Đối với ngoại tệ: NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng đôla Mỹ của các TCTD không vượt quá mức lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore ( SIBOR) kỳ hạn 3 tháng cộng biên độ tối đa 1%/năm.

*Cơ chế lãi suất hiện nay:

Ngày 30/5/2005, Thống đốc NHNN ban hành hai Quyết định về lãi suất: Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về “thực hiện lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng” và Quyết định 547/2002/QĐ-NHNN “Công bố lãi suất cơ bản”.

Theo quyết định này các TCTD được quyền chủ động xác định lãi suất cho vay nội tệ trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên hàng tháng NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD được lựa chọn, để các TCTD tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.

Nhận xét chung:

Trước đây, các TCTD bắt buộc phải tuân theo lãi suất cơ bản và chỉ được chủ động quy định trong khuôn khổ biên độ do NHNN quy định là không vượt quá 0,35%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 0,55%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Từ ngày 1/6/2002, lãi suất cơ bản chỉ hoàn toàn là tham khảo, biên độ quy định chính thức bị bãi bỏ. Có nghĩa là các TCTD được quyền chủ động hoàn toàn, linh hoạt đưa ra các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của mình với cả nội tệ và ngoại tệ, NHNN chỉ quy định lãi suất tiền gửi đối với các pháp nhân.

Theo cơ chế này các NHTM sẽ chủ động hơn trong việc quy định lãi suất đối với tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất khi thị trường có sự biến động về lãi suất nhằm tránh rủi ro lãi suất. Còn theo cơ chế lãi suất cũ, giả sử một NHTM cho vay với lãi suất kịch trần (hoặc hết biên độ dao động), khi lãi suất trên thị trường tăng buộc NH phải tăng lãi suất huy động mà lãi suất cho vay theo quy định không được tăng, dẫn đến thiệt hại về thu nhập của NH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w