Sử dụng hợp đồng chuyển đổi để quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 106)

Nam

Ví dụ: Công ty nước ngoài A tham gia một dự án 3 năm tại Việt Nam. Để có vốn hoạt động, công ty A thực hiện một hợp đồng hoán đổi lãi suất với ngân hàng B số tiền 1 triệu USD để lấy 20 tỷ đồng Việt Nam vào đầu kỳ, khi hết hạn ( 3 năm sau), công ty A thanh toán cho ngân hàng số tiền 21.5 tỷ để nhận lại số tiền 1 triệu USD.Khi đó Ngân hàng và công ty A đều có thể đảm bảo lợi nhuận đúng kế hoạch. Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn mức lãi suất trên, ngân hàng được lợi do cho vay được ở mức lãi suất cao hơn thông thường, doanh nghiệp chịu thiệt do phải trả ngân hàng ở mức lãi suất cao. Nhưng ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng lên cao hơn mức trên doanh nghiệp sẽ được lợi do vay lãi suất thấp, còn ngân hàng chịu thiệt do cho vay rẻ

NH bán Swap 2 NH mua Swap

1

Tổ chức Bảo hiểm hay định chế tài chính trung gian

đóng vai trò môi giới và hưởng phí

Trả lãi suất cố định

Trả lãi suất cho các khoản tín dụng ngắn hạn với lãi suất ngân hàng cơ bản

Chêch lệch được thanh toán qua trung gian

Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, tiến tới tự do hóa lãi suất, tự do hóa tài khoản vốn… Khi đó, thị trường sẽ cần sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu các bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh do sự biến động của lãi suất, tỷ giá gây ra. Phát triển các sản phẩm phái sinh nói chung, trong đó là sự hoán đổi lãi suất nói riêng, như là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp và cho chính ngân hàng.

Hoạt động tài chính - tiền tệ trên thị trường nói chung và hoạt động tín dụng trong các ngân hàng cũng như doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng ngày càng đa dạng hoá dưới nhiều hình thức huy động vốn, sử dụng nhiều loại ngoại tệ mạnh như : Đô la Mỹ, Nhân dân tệ (CNY), EURO, Yên Nhật... để huy động vốn cho đầu tư phát triển những năm tới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong hoạt động tài chính tiền tệ cộng với xu hướng ngày càng phổ biến trong việc thả nổi lãi suất vay vốn sẽ có những tác động không nhỏ dẫn đến khả năng rủi ro trong việc sử dụng các khoản vốn vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng cao.

Cuối năm 2004, HSBC đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất lần đầu tiên giữa USD và VND cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên đến 15 triệu USD trên thị trường Việt Nam. Trong giao dịch hoán đổi này, HSBC sẽ nhận được từ khách hàng đồng USD và đưa cho khách hàng VND. Giao dịch hoán đổi cuối cùng được dự kiến diễn ra vào tháng 12/2007, bao gồm việc HSBC đưa cho khách hàng đồng USD và nhận lại tiền VND từ phía khách hàng.

Ngày 05/06/2008 PV Trans và Ngân hàng ANZ đã kí kết hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS). Theo hợp đồng này, PV Trans sẽ nhận được khoản lãi suất cố định, rất cạnh tranh cho toàn bộ thời hạn còn lại của khoản vay dầu thô Hercules đã kí trước đây. Thời hạn 5,5 năm ( PV Trans là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải dầu thô lớn tại Việt Nam với thị phần lên tới 15% sản lượng xuất khẩu dầu thô). Việc kí kết này sẽ giúp cho PV Trans biết trước được chi phí vay nợ, từ đó quản lý được rủi ro về biến động lãi suất.

Như vậy cho thấy các giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện ở Việt Nam hầu như do các ngân hàng nước ngoài thực hiện với đồng ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất cho

khách hàng trong thời gian dài. Tuy vậy, số lượng giao dịch và doanh số giao dịch như vậy vẫn còn hạn chế.

Một trong những trở ngại lớn nhất là Việt Nam hiện chưa có lãi suất tham chiếu chuẩn cho cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn, căn cứ để xây dựng và đánh giá hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ở Việt Nam, các ngân hàng vẫn thường sử dụng Vnibor làm lãi suất tham chiếu, nhưng lãi suất này chưa phản ánh chính xác lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Khác với thị trường liên ngân hàng Anh có Libor, thị trường liên ngân hàng Singapore có Sibor hay thị trường liên ngân hàng Châu Âu có Euribor. Về mặt lãi suất dài hạn, đường cong lãi suất vẫn chưa có và dự án xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường Việt Nam do ngân hàng Nhà nước thực hiện vẫn đang trong quá trình triển khai. Thực tế cho thấy thị trường tiền tệ không phát triển so với một số nước như Thái Lan và Hàn Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh nói chung cũng như phát triển sản phẩm hoán đổi lãi suất nói riêng.

Hoán đổi lãi suất là một công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro lãi suất nên hầu hết các tổ chức tín dụng đều sử dụng công cụ này nhằm bảo hiểm cho các khoản vay hoặc đầu tư đã thực hiện với khách hàng của mình. Các doanh nghiệp cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng nghiệp vụ này, sở dĩ như vậy là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, nhiều doanh nghiệp thường liên quan đến các khoản vay ngoại tệ số lượng lớn theo lãi suất cố định hoặc thả nổi.

Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp chưa hiểu hết về bản chất nghiệp vụ và những tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiêp còn có tâm lý “chấp nhận rủi ro”, coi rủi ro từ phía thị trường là “thiên tai” nên không có biện pháp phòng ngừa. Tư duy sợ chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp cũng là một trở ngại lớn, khi thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất có lãi thì doanh nghiệp hưởng, lỗ thì quy trách nhiệm cho cá nhân đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp e ngại khi sử dụng nghiệp vụ này. Một phần lý do giải thích cho việc các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc phòng ngừa rủi ro lãi suất như vậy là do có ít ngân hàng chú trọng phát triển những sản phẩm này. Hiện chỉ có một số ngân hàng lớn như VCB, BIDV và ngân hàng

nước ngoài như HSBC, ANZ, áp dụng sản phẩm và tập trung mạnh vào đồng USD, chứ chưa mở rộng ra các ngoại tệ khác.

Theo cam kết đa phương khi gia nhập WTO, đến 31/12/2018 nền kinh tế Việt Nam phải hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường. Xu thế tất yếu là Việt Nam đang cần mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn được tự do di chuyển vào và di chuyển ra khỏi Việt Nam… Khi đó các biến số của thị trường như lãi suất, tỷ giá sẽ liên tục biến động biến động gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy cần phải phát triển các sản phẩm phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng như là một công cụ hữu hiện để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp và cho chính ngân hàng..

PHẦN 4. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Trang 106)