1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích Hoạt động Marketing của một doanh nghiệp Ứng dụng trong phân tích Chiến lược phân phối của Công ty TNHH Lixil Inax Việt Nam

53 4,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Phân tích Hoạt động Marketing của một doanh nghiệp - Ứng dụng trong phân tích Chiến lược phân phối của Công ty TNHH Lixil Inax Việt Nam GVHD: THS. QUÁCH THỊ BỬU CHÂU Nhóm thực hiện: 1. Trần Chí Bình 2. Hồ Ngọc Toàn 3. Trần Lê Uyên Linh 4. Nguyễn Quang Dũng 5. Lê Thị Hải Âu TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC STT Họ tên Mức độ hoàn thành công việc 1 Trần Chí Bình 100% 2 Hồ Ngọc Toàn 100% 3 Trần Lê Uyên Linh 100% 4 Nguyễn Quang Dũng 100% 5 Lê Thị Hải Âu 100% 2/53 MỤC LỤC 3/53 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ MARKETING 1.1. Khái niệm – Vai trò của marketing 1.1.1. Khái niệm Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc "market" có nghĩa là "cái chợ" hay "thị trường" và hậu tố "ing" diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường. Market với nghĩa hẹp là "cái chợ" là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường. Marketing với nghĩa rộng là "thị trường" là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung. Hậu tố "ing" vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, diễn đạt 2 ý nghĩa chính: - Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường - Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục. Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phái hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn. Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là "tiếp thị". Tuy nhiên, từ "tiếp thị" không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing. Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Khái niệm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Những khái niệm này được minh hoạ trong hình sau: 4/53 Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) định nghĩa marketing như sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động". Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như "nghệ thuật bán hàng", nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng" . 1.1.2. Chức năng – Vai trò 1.1.2.1. Chức năng - Thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng cùa xã hội: Đây là chức năng cơ bản nhất của hoạt động marketing, chức năng này đảm bảo cho xã hội một mức sản xuất và tiêu dùng cao nhất. - Tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường: Marketing tạo ra sự phân hoá của các giải pháp kinh doanh, đảm bảo sự thích ứng của các giải pháp với đặc điểm của thị trường và nhóm khách hàng, cho phép doanh nghiệp đón trước được những tình huống và cơ hội kinh doanh. - Chức năng tiêu thụ sản phẩm: Marketing xác định chiến lược giá cả, tổ chức hoàn thiện hệ thống phân phối, xây dựng và thực hiện các kỹ thuật, kích thích tiêu thụ như quảng cáo, xúc tiến bán hàng. - Chức năng tăng cường hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: Mọi hoạt động của marketing đều hướng đến mục tiêu hiệu quả của sản xuất kinh doanh trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên tham gia là xã hội, doanh nghiệp và thị trường. 1.1.2.2. Vai trò Được coi là triết học kinh doanh mới, là bí quyết dành thắng lợi, marketing có những vai trò chủ chốt sau: - Giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và nhu cầu thị trường. - Đảm bảo cho kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân mang tính hiện thực và khả thi. - Là công cụ quan trọng nhất giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển thị trường và chiến lược cạnh tranh. 5/53 1.2. Lý thuyết về hoạt động marketing Marketing hiện đại chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm hiểu tập trung vào thị trường và tập trung vào khách hàng. Công ty trước tiên phải quan tâm đến các nhu cầu của các khách hàng tiềm năng sau đó mới đi vào sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ. Lý thuyết và thực hành của marketing được thiết lập dựa trên cơ sở khách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầu hoặc bởi vì sản phẩm ấy/dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ. Hai mặt chính của marketing là tìm khách hàng mới, giữ liên lạc mật thiết với các khách hàng hiện có. Các phương pháp marketing được hấp thụ bởi nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Đặc biệt là từ môn tâm lý học, xã hội học, kinh tế học. Nhân loại học cũng có liên quan nhỏ và là một môn đang phát triển có ảnh hưởng đến marketing. Nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động này. Thông qua ngành quảng cáo (là một phân ban trong marketing), nó cũng có liên quan rất nhiều đến tố chất sáng tạo nghệ thuật. Một kế hoạch marketing để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) - Sản phẩm, Phân phối, Định giá và Khuyến mãi. Quản lý marketing là một ngành ứng dụng của tiến trình này. Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. Marketing được hiểu như là các khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, marketing có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mỏi của các nhóm khách hàng khác nhau, và ngay cả trong một vài trường hợp, chỉ một nhóm khách hàng chuyên biệt. E. Jerome McCarthy phân loại marketing vào 4 nhóm hoạt động cơ bản đã trở nên vô cùng phổ biến, bao gồm: - Product (Sản phẩm hàng hóa): Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó được (tangible) như là đèn, quạt, cửa hoặc vô hình không sờ được (intangible) như là dịch vụ. Diện mạo của sản phẩm marketing bao gồm các chi tiết đặc điểm của một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt và làm cách nào nó có liên quan đến nhu cầu và sự cần thiết đến người dùng cuối cùng. Phạm vi của một sản phẩm thường bao gồm cung cấp các thành phần cộng thêm như bảo hành, và các dịch vụ khác. - Pricing (Định giá): là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm, gồm cả việc bán giảm giá, hạ giá. Không nhất thiết phải là tiền mặt không thôi, nó có thể là bất kỳ thứ gì có thể đem ra trao đổi cho một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: thời gian hay sự quan tâm. 6/53 - Placement hay distribution (Vị trí - Phân phối): là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân). - Promotion (Khuyến mãi): Bao gồm cả quảng cáo, bán giá khuyến khích, làm cho mọi người chú ý đến, bán riêng cho khách và liên hệ đến nhiều phương pháp trong việc đánh bóng sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty. Một nhà tiếp thị có thể dùng những tính chất ấy để gây dựng nên một kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Mẫu 4Ps này có ứng dụng hiệu quả nhất khi marketing cho các giá trị tiêu thụ hàng hóa thấp. Đối với sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng giá trị cao cần có thêm các điều chỉnh cho mô hình này. Bởi vì mỗi môi trường marketing khác nhau, có các tố chất tự nhiên về giao dịch và sản phẩm khác nhau. Marketing dịch vụ thì cần phải có tạo ra một dịch vụ chuyên biệt. Marketing cho công nghiệp, hay B2B, thì cần phải có bản hợp đồng dài hạn mà cần rất nhiều yếu tố kỹ thuật và chuyên biệt cho nhóm sản phẩm này. Marketing mối quan hệ (relationship marketing) thì phải nhìn về hướng thiết lập mối liên kết lâu dài hơn là các bản hợp đồng cá nhân. 7/53 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 2.1. Phân khúc thị trường – Lựa chọn thị trường mục tiêu 2.1.1. Phân khúc thị trường 2.1.1.1. Khái niệm – Ý nghĩa a. Khái niệm Doanh nghiệp ngày nay nhận ra rằng họ không thể thu hút toàn bộ người mua hàng trên thị trường, hoặc ít ra là họ không thể cùng một cách mà có thể thu hút được toàn bộ người mua hàng. Người mua hàng thì quá lớn về số lượng, quá dàn trải về mặt địa lý, nhu cầu và cách mua sản phẩm của họ cũng quá đa dạng. Về phía doanh nghiệp thì khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của họ cũng rất khác nhau do họ khác nhau về năng lực, về chuyên môn. Như vậy thay vì dàn trải năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường, từng doanh nghiêp cần xác định cho mình một phần của thị trường (hay còn gọi là một phân khúc thị trường) mà họ có khả năng phục vụ tốt nhất, có lợi nhất. Phần thị trường mà một doanh nghiệp chọn để cạnh tranh được gọi là phân khúc mục tiêu. Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đã rời bỏ chiến lược thị trường chung, họ bắt đầu đi theo hướng thị trường tuyển chọn. Như thế, sẽ có thể có những phân khúc thị trường họ rút lui hoặc chỉ phục vụ cầm chừng, và có những phân khúc thị trường họ quyết tâm, dốc sức phục vụ. Như vậy, có thể nói mục tiêu của phân khúc thị trường nhằm để xác định phân khúc thị trường nào doanh nghiệp sẽ cạnh tranh và phân khúc nào doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh. b. Ý nghĩa - Quy trình phân khúc thị trường đòi hỏi người làm công tác thị trường phải hiểu động cơ của sự chọn lựa và yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị trường, thông qua đó phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh. - Phân khúc thị trường giúp cho marketer nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau v.v để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau. - Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Nếu marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường, qua đó xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn đến thành công vì chiến lược thị trường của doanh nghiệp dựa trên cơ sở năng lực và lợi thế thực sự của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngược lại, nếu marketer chọn sai thị trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng khó mà có thể thực 8/53 hiện thành công, bởi vì có thể marketer đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng của mình, hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất, quyết định nhất của khách hàng thì doanh nghiệp lại không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ khác. - Phân khúc thị trường là cơ sở để marketer nhận định, đánh giá thị trường, giúp theo dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị trường trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường. 2.1.1.2. Các yêu cầu về phân khúc thị trường Nhu cầu của con người rất đa dạng. Vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả, việc phân đoạn thị trường phải đảm bảo các điều kiện sau đây: - Có sự khác nhau về nhu cầu giữa các nhóm khách hàng khác nhau - Phải đo lường được về quy mô và hiệu quả kinh doanh của khúc thị trường - Doanh nghiệp có thể nhận biết được đoạn thị trường đó để phục vụ - Nhu cầu của khách hàng trong doạn thị trường phải đồng nhất, quy mô đủ lớn, có khải năng sinh lời khi cung cấp sản phẩm riêng cho đoạn thị trường đó - Doanh nghiệp phải đủ nguồn lực để thực hiện chương trình Marketing riên cho từng khúc thị trường. 2.1.1.3. Các tiêu thức phân khúc thị trường người tiêu dùng - Phân khúc theo tiêu thức địa lý: Các tiêu thức địa lý thường được dùng kết hợp với các tiêu thức nhân khẩu học để phân đoạn thị trường tiêu dùng. Lý do nhu cầu của người tiêu dùng thường lien quan chặt chẽ với các tiêu thức địa lý hay dân số. - Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu học: Các tiêu thức nhân khẩu học được dủng phổ biến để phân đoạn thị trường, lý do là nhu cầu cũng như cường độ tiêu dùng của dân chúng có lien quan chặt chẽ với các đặc điểm nhân khẩu. Theo các tiêu thức nhân khẩu học người ta chia thị trường thành các nhóm căn cứ vào các biến số như: Tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, giai đoạn của chu kỳ gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, hôn nhân, giai tầng xã hội… Tùy vào loại sản phẩm mà doanh nghiệp chọn các biến số để phân đoạn. Ngoài ra có thể kết hợp một vài biến số. - Phân khúc theo nguyên tắc tâm lý học: Dân chúng được chia thành các nhóm theo các đặc tính như: Thái độ, nhân cách, động cơ, lối sống… Các biến số này ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi mua sắm tiêu dùng của dân chúng - Phân khúc theo hành vi tiêu dùng: lợi ích theo đuổi, mức độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng, mức độ trung thành…. 9/53 - Phân khúc theo quy mô của khách hàng: Chúng ta có thể phân chia các khách hàng theo quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ. Cách quản lý này giúp cho ta đề ra các chính sách quản lý khách hàng lớn phù hợp. - Phân loại theo loại hình tổ chức: cơ quan nhà nước, cơ quan đào tạo, nghiên cứu. Doanh nghiệp lien doanh, doanh nghiệp tư nhân… - Phân đoạn theo lĩnh vực kinh doanh: thương mại, dịch vụ, sản xuất 2.1.1.4. Các chiến lược đáp ứng thị trường - Chiến lược Marketing không phân biệt là chiến lược trong d8o1 công ty tập trung vào những các đồng nhất trong nhu cầu, bỏ qua các điểm khách biệt nhỏ của các phần thị trường khác nhau. Do vậy sản phẩm của công ty cũng như các biến số Marketing nhằm vào nhu cầu của đông đảo khách hàng. Ưu điểm quan trọng của chiến lươc này là tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí Marketing do hiệu quả tăng theo quy mô. - Chiến lược Marketing phân biệt, công ty tham gia nhiều đoạn thị trường khác nhau với các chương trình Marketing cho từng đoạn thị trường. Như vậy, với mỗi đoạn thị trường, công ty xây dựng chiến lược Markeitng hỗn hợp riêng. - Chiến lược Marketing tập trung nhằm vào một đoạn thị trường nào đó phù hợp với khả năng tài chính, công nghệ, nhân lực còn hạn chế. Theo chiến lược này, công ty có thể tập trung được tiềm lực vào đoạn thị trường được chon, tức là thực hiện huyên môn hóa cao. Do vậy công ty nâng cao chất lượng, hạ giá bán, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Việc lựa chọn một trong số các chiến lược nêu trên được căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Khả năng tài chính của công ty - Nếu khả năng tài chính có hạn, thì tập trung nên chọn một đoạn thị trường thuận lợi nhất - Mức độ đồng nhất của sản phẩm - Mức độ dồng nhất của sản phẩm - Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh 2.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 2.1.2.1. Khái niệm Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường được DN lựa chọn và tập trung nỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu- ước muốn của KH trên đoạn thị trường đó, có khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược của DN Hai bước cơ bản chọn thị trường mục tiêu: - Đánh giá sức hấp dẫn của mỗi đoạn thị trường; 10/53 [...]... trực tiếp vào hình ảnh của sản phẩm.Như vậy chiến lược sản phẩm của một doanh nghiệp nằm trong cái khung rộng lớn hơn của chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó và đã trở thành yếu tố hàng đầu để thực hiện các mục tiêu MKT 2.2.2.2 Chiến lược sản phẩm Các chiến lược sản phẩm bao gồm: chiến lược tập hợp sản phẩm, chiến lược dòng sản phẩm và chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể Chiến lược tập hợp sản phẩm:... phẩm giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tập hợp sản phẩm như sau: 16/53 - Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm - Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm trong một tập hợp - Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm - Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm Chiến lược dòng sản phẩm: - Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm - Chiến lược phát triển dòng sản phẩm - Chiến lược hạn chế... 2.3.4.7 Chiến lược định giá theo nguyên tắc địa lý Khách hàng thường ở các địa phương khác nhau cho nên công ty cũng sẽ có những giá khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau 2.4 Chiến lược phân phối 2.4.1 Khái niệm về phân phối Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau Phân phối trong Marketing. .. của sản phẩm, nhờ đó giúp phân biệt sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau.Khi thiết kế thương hiệu có thể chọn trong 4 chiến lược: chọn một thương hiệu duy nhất cho tất cả sản phẩm, phân biệt hoá thương hiệu theo từng dòng sản phẩm, phân biệt hoá thương hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp và có thể kết hợp tên thương hiệu của DN với tên riêng của từng sản phẩm - Bao... sản phẩm - Chiến lược biến cải dòng sản phẩm - Chiến lược hiện đại hoá dòng sản phẩm Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể: - Chiến lược đổi mới sản phẩm - Chiến lược bắt chước sản phẩm - Chiến lược thích ứng sản phẩm - Chiến lược tái định vị sản phẩm 2.2.3 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó các giai đoạn trong lịch sử... công ty (quy mô, khả năng tài chính, chiến lược marketing Xác định những lựa chọn chủ yếu bao gồm Các kiểu trung gian marketing, số lượng trung gian (phân phối rộng rãi, tổng kinh tiêu, phân phối chọn lọc) và quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong kênh Đánh giá những lựa chọn kênh Giả sử một nhà sản xuất muốn cho ra một kênh thỏa mãn tốt nhất những mục tiêu dài hạn của công ty Nhà kinh doanh. .. cầu 27/53 2.4.2 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing mix Vai trò của phân phối trong Marketing mix là đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu Những quyết định phân phối có ảnh hưởng đến các quyết định khác của Marketing Sự thâm nhập thị trường của sản phẩm mới chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ liên minh giữa các thành viên phân phối Chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần... phẩm - Phân biệt hoá các nhãn hiệu cho tất cả các sản phẩm/ - Kết hợp nhãn hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm 15/53 Sau khi xác định nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải đặt biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu bởi vì chính thương hiệu sẽ mang lại một giá trị quan trọng trong giá trị vô hình của doanh nghiệp Thương hiệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản vô hình của doanh nghiệp, ... và nhu cầu của họ Một kế hoạch xúc tiến của doanh nghiệp thường nhấn mạnh đến sản phẩm và công ty nhằm dẫn khách hàng đến ý định mua hàng Tuy nhiên, công ty cũng có thể lồng thêm vào hình ảnh công ty, quan điểm phục vụ, hoạt động hỗ trợ cộng đồng, hay những hiệu quả mang đến cho xã hội Những lợi ích của xúc tiến: - Xây dựng hình ảnh cho công ty và sản phẩm - Thông tin về những đặc trưng của sản phẩm... một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu dùng, đó là người bán lẻ Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng - Kênh 2 cấp có 2 trung gian marketing Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bán sỉ và bán lẻ Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn 28/53 2.4.3.3 Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân phối Thí dụ: Trong . CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Phân tích Hoạt động Marketing của một doanh nghiệp - Ứng dụng trong phân tích Chiến lược phân phối của Công ty TNHH Lixil Inax Việt Nam GVHD: THS. QUÁCH THỊ BỬU. căn cứ trực tiếp vào hình ảnh của sản phẩm.Như vậy chiến lược sản phẩm của một doanh nghiệp nằm trong cái khung rộng lớn hơn của chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó và đã trở thành yếu tố. Các chiến lược đáp ứng thị trường - Chiến lược Marketing không phân biệt là chiến lược trong d8o1 công ty tập trung vào những các đồng nhất trong nhu cầu, bỏ qua các điểm khách biệt nhỏ của các

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w