luận văn về một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing của công ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều năm gần đây, sau khi nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi từ tậptrung sang hệ thống thị trường có sự điều tiết và quản lý của nhà nước Điềunày đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp tư nhân có
cơ hội để sinh sôi và phát triển Mặt khác nó cũng đặt ra cho nhiều doanhnghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt trước thềm hội nhập kinh tế và tự do hóathương mại rằng phải làm sao để phát triển, phát triển mạnh trước sức ép củathị trường
Hơn nữa cần tạo ra cho mình những hướng đi mới chiến lược riêng chiến lược marketing thích hợp, linh hoạt phù hợp với mối công ty haydoanh nghiệp
-Thực tế hoạt động marketing trong kinh tế thị trường có rất nhiều mảng:marketing bán hàng, marketing sau bán hàng, Marketing Mix… với mỗi hoạtđộng đều có những chiến lược riêng như chiến lược định vị thị trường, xácđịnh cung cầu, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá nhằm giúp các doanhnghiệp thúc đẩy marketing Tuy nhiên trước tình hình thực tế hiện nay, khi
mà các mặt hàng đa dạng và phong phú từng ngày, giá cả không ổn định chonguyên liệu đầu vào đã làm cho các doanh nghiệp không khỏi lúng túng trongviệc vận dụng các hoạt động marketing vào doanh nghiệp mình Nhiều doanhnghiệp đã làm hoặc làm tốt phần xác định nhu cầu của khách hàng với chiếnlược định vị thị trường, nhưng lại lúng túng khi xử lý phần chăm sóc kháchhàng, hậu mãi bán hàng, hay khó khăn trong việc ra quyết định thay đổi sảnphẩm trước biến động không ngừng của thị trường
Nhận thấy rằng những vấn đề mắc mớ, khó khăn trong việc vận dụng và
xử lý các khâu trong hoạt động marketing trước diễn biến thị trường, em đã
chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của Công
ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu với mục đích thông qua
Trang 2việc nghiên cứu thực tế để nêu lên hạn chế xét từ góc độ marketing, từ đókiến nghị các giải pháp áp dụng marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của công ty.
Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS TS Phan KimChiến và các thầy cô trong Khoa Quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dâncùng với sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Công ty Sơn Rosa, sau thờigian thực tập tại Công ty, em đã hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Kim Chiến và Ban lãnh đạoCông ty Sơn Rosa Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này
Vì điều kiện và thời gian kiến thức có hạn hẳn còn thiếu sót Vậy em mong sựđóng góp và giúp đỡ của thầy cô và bạn bè
Cuối cùng em xin cam kết chuyên đề tốt nghiệp này không được saochép từ bất kỳ tài liệu nào
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Khái niệm marketing
Nhiều người thường lầm tưởng Marketing với việc bán hàng, và các hoạtđộng kích thích tiêu thụ Vì vậy họ quan niệm marketing chẳng qua là hệthống các biện pháp mà người bán hàng sử dụng để cốt làm sao bán đượchàng và thu được tiền về cho người bán
Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động marketingcủa doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó lại không phải là khâu quan trọng nhất.Một hàng hóa kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượngthấp, kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt thì dù cho người ta có tốn bao nhiêucông sức và tiền của để thuyết phục khách hàng thì việc mua chúng vẫn rấthạn chế Ngược lại nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu củakhách hàng, tạo ra những mặt hàng phù hợp với nó, quy định một mức giáthích hợp, có một phương thức phân phối hấp dẫn và kích thích tiêu thụ cóhiệu quả thì chắc chắn việc bán những hàng hóa đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.Cách làm như vậy thể hiện sự thực hành quan điểm marketing hiện đại.Người ta định nghĩa marketing hiện đại như sau:
Markting là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán,nhưng hiểu một cách đầy đủ cả người mua cũng phải làm marketing Trên thịtrường bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia, thìbên đó thuộc về phía làm marketing
Trang 41.1 Nhu cầu tự nhiên mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán
Từ thực tế cuộc sống, chúng ta hiểu rằng, nhiều người thích mua mộtloại hàng hóa đâu phải chỉ vì sự tài tình của người bán Mà chính vì hàng hóa
đó tạo ra sự hấp dẫn đối với người mua Vì sao hàng hóa của hãng này lại cókhả năng hấp dẫn người mua hơn hàng hóa cùng loại của hãng khác? Vìngười sản xuất tạo ra cho nó một khả năng thích ứng với nhu cầu lớn hơn Vìvậy nghiên cứu để nhận dạng và hiểu biết cặn kẽ nhu cầu của khách hàng trởthành vấn đề cốt lõi của hoạt động marketing Và hoạt động để tìm hiểu nhucầu trở thành hoạt động cơ bản đầu tiên của người làm marketing
Nhu cầu thường được người ta hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏicủa con người về một vật phẩm nào đó Nhưng thực ra thuật ngữ đó bao hàmmột nội dung rộng lớn hơn mà nếu nhà kinh doanh chỉ dừng ở đó thì khó cóthể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình lên được
Nhu cầu là một thuật ngữ mà nội dung của nó hàm chứa ba mức độ: Nhucầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán
+ Nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vậtphẩm Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta
về việc thấy thiếu một vật phẩm để phục vụ cho tiêu dùng Trạng thái ý thức
đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lý, của môi trường giao tiếp xã hộihoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện
Nhu cầu tự nhiên là vốn có, là một mặt bản thể của con người, nhà hoạtđộng marketing không tạo ra nó Việc cần có cơm ăn, áo mặc, nhà ở gắnliền với sự tồn tại của chính bản thân con người Hoạt động của các nhà quảntrị marketing sẽ góp phần phát hiện ra những nhu cầu tự nhiên mới, chứ hoàntoàn không sáng tạo ra nó Nhưng nếu hoạt động của các nhà quản trịmarketing chỉ dừng ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của con người, và sảnxuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa thoả mãn nhu cầu đó, thì trên
Trang 5thực tế họ không cần phải động não nhiều Nhưng kinh doanh như vậy trongđiều kiện hiện nay sẽ mang lại hiệu quả rất thấp, trừ khi doanh nghiệp kinhdoanh loại sản phẩm ở vào vị thế độc quyền Và rốt cuộc họ chỉ cần làm như
họ đã từng làm hoặc doanh nghiệp khác từng làm, và rồi họ đón nhận lấy sựđào thải của cuộc cạnh tranh nghiệt ngã trên thị trường Bởi vì, khi xây dựngnhà máy luyện kim thì họ chỉ cần tạo cho sản phẩm của họ vẫn giữ nguyênđược tên gọi là sắt thép, khi thành lập doanh nghiệp sản xuất xe đạp thì họ chỉcần tạo ra một sản phẩm, chở được người và dùng chân để đạp Khi đó ý niệmcủa họ là tạo ra một phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của con người
Rõ ràng người làm marketing, nhận thức về nhu cầu thị trường kháchhàng, không thể chỉ dừng ở nhu cầu tự nhiên Để tạo ra được sản phẩm hànghóa thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệuquả kinh doanh của công ty, người ta phải hiểu một khía cạnh thứ hai của nhucầu thị trường đó là mong muốn
+ Mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòihỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóavàtính cách cá nhân của con người Ví dụ, đói là một cảm giác thiếu hụt lươngthực, thực phẩm trong dạ dày Sự đòi hỏi về lương thực và thực phẩm đểchống đói là nhu cầu tự nhiên của con người Nhưng người này thì đòi phải cócơm, người khác lại cần bánh mì, người này cần cơm chiên, người khác cầncơm nấu trong nồi đất, người này cần cơm bằng giống gạo này, người kháccần cơm thổi từ giống gạo khác Những sự khác biệt đó trong nhu cầu, đòi hỏiđược đáp lại bằng cùng một loại sản phẩm, nhưng có những đặc tính khácnhau phản ánh được ước muốn của con người
Như vậy, chỉ có phát hiện ra mong muốn của từng người hoặc tập hợpngười, người ta mới tạo ra những tính đặc thù của cùng một loại sản phẩm.Nhờ vậy mà tăng cường khả năng thích ứng và cạnh tranh trên thị trường vànâng cao được hiệu quả kinh doanh
Trang 6Dựa vào nhu cầu tự nhiên của con người nhà kinh doanh sẽ xác địnhđược loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó, nhưng dựa vào mong muốn củangười ta thì nhà kinh doanh mới có thể xác định được các thông số và đặc tínhcủa loại sản phẩm đó mà họ cần Nhờ vậy mới có thể tạo ra sự tiến bộ và khảnăng cạnh tranh của nhãn hiệu sản phẩm do công ty sản xuất ra với những sảnphẩm cùng loại.
Tuy nhiên phát hiện ra những nhu cầu tự nhiên thường dễ dàng, khámphá ra mong muốn về từng khía cạnh của nhu cầu là công việc khó khăn hơn,đòi hỏi phải nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn Và đôi khi mong muốn củacon người tồn tại dưới dạng tiềm ẩn mà chính họ cũng không nhận thức được.Nhưng hễ được nhà kinh doanh hoặc một yếu tố mt nào đó gợi mở thì nó lạibùng phát nhanh và biến thành sức mua mạnh mẽ Ví dụ như sự ra đi và hồiphục cảu bút máy Packe trong cuộc cạnh tranh với bút bị Pilot sau khi khôiphục và gợi mở cho người tiêu dùng thèm muốn địa vị cao sang gắn liền vớiviệc dùng bút máy Packe mới
Nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là vô hạn, nhà kinhdoanh không chỉ phát hiện và sản xuất ra sản phẩm để thích ứng với chúngnhư là những thứ cho không, mà phải thông qua trao đổi để vừa thỏa mãn lợiích của người tiêu dùng, vừa thỏa mãn mục đích của nhà kinh doanh Vì vậytrong khi đáp lại nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người nhà kinhdoanh phải tính đến một nội dung khác của nhu cầu thị trường - Nhu cầu cókhả năng thanh toán
+ Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốnphù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng Nhà kinh doanh có thể pháthiện ra nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người Họ có thể chế tạo ra đủhàng hoá với đặc tính cực kỳ hoàn mỹ, rút cục lại họ cũng chẳng bán được baonhiêu, nếu như chi phí sản xuất nó lại quá lớn, giá cao đến mức người ta khôngthể mua được, mặc dù người ta rất thích được dùng nó Nhu cầu tiềm năng
Trang 7không thể biến thành nhu cầu hiện thực, thành sức mua đối với hàng hóa.
Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hànghóa gì? Hàng hóa đó phải có những đặc điểm gì? Đâu là những đặc trưngquan trọng nhất? Để tạo ra nó người ta phải tốn phí bao nhiêu Tương ứngvới nó là mức giá nào? Thì người ta sẽ mua Khi đó họ mới thực sự hiểu đượcnhu cầu của người tiêu dùng, và kinh doanh mới hi vọng mang lại cái mà họchờ đợi - lợi nhuận Để hiểu được nhu cầu thị trường đòi hỏi nhà quản trịmarketing phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng về phươngdiện của nhu cầu
Muốn có thông tin về nhu cầu của khách hàng ngoài khả năng phánđoán, theo dõi, hình thành hệ thống thông tin marketing đôi khi người làmmarketing còn cần phải có những cuộc nghiên cứu bằng nhiều hình thức vàphương pháp khác nhau
Nội dung của các cuộc nghiên cứu có thể rất rộng, nhưng đôi khi cũngrất đẹp Chẳng hạn như, muốn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và do đó loạihàng hóa có khả năng hấp dẫn khách hàng nhất trong tương lai, người ta phảinghiên cứu dự kiến mua hàng của khách hàng cần những đặc tính nào và đánhgiá như thế nào đối với những đặc tính của hàng hoá, làm cơ sở cho việc đổimới và hoàn thiện sản phẩm, thì nội dung nghiên cứu lại chỉ xoay quanh cácđặc tính và thông số của hàng hóa Đôi khi cuộc nghiên cứu lại chỉ tập trungvào một đặc tính hoặc yếu tố nào đó của sản phẩm như: giá cả, bao bì Đó lànhững công việc đòi hỏi phải được đào tạo về chuyên môn và sẽ có một mônhọc riêng thuộc chuyên ngành marketing về vấn đề này Song một doanhnghiệp muốn thắng lợi trong cạnh tranh thương trường, muốn đi đầu một việclàm thỏa mãn và khai thác nhu cầu thị trường, muốn khỏi rơi vào thế đối phó
bị động, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu là một loạihoạt động tất yếu phải được thực hiện thường xuyên và chủ động bởi một bộphận chuyên môn
1.2 Sản phẩm.
Trang 8Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây
sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ.
Như vậy, khi nói đến sản phẩm thường hàm ý cả những hàng hóa hữuhình và hàng hóa vô hình hay là dịch vụ Ngay trong một hàng hóa hữu hìnhcũng bao hàm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình
Cần phải nhận thấy rằng, khi tiêu dùng mua một hàng hóa hay dịch vụđiều mấu chốt họ quan tâm chính là những lợi ích, mà do việc tiêu dùng hànghóa hay dịch vụ đó đem lại Như vậy những hàng hóa hay dịch vụ mà ngườikinh doanh đem bán chỉ là những phương tiện truyền tải những lợi ích màngười tiêu dùng chờ đợi Những lợi ích đó lại thuộc vào nhu cầu và ước muốncủa người tiêu dùng Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh doanh là phảixác định chính xác nhu cầu, mong muốn và do đó, lợi ích mà người tiêu dùngcần được thỏa mãn, đề từ đó sản xuất và cung cấp những hàng hóa và dịch vụ
có thể đảm bảo tốt những lợi ích cho người tiêu dùng
Nhiều nhà kinh doanh thường phạm phải sai lầm là: chỉ chú ý tới bảnthân sản phẩm, mà coi nhẹ những lợi ích do sản phẩm đó có thể mang lại Tráilại, các doanh nghiệp thực hành marketing thành công thường hành động theotriết lý "Hãy yêu quý khách hàng hơn là sp "hoặc" Hãy quan tâm tới lợi ích cóthể đem lại cho khách hàng hơn là sản phẩm"
1.3 Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn.
+ Khi khách hàng quyết định mua sắm một nhãn hiệu hàng hóa cụ thể họthường kỳ vọng vào những lợi ích do tiêu dùng nhãn hiệu hàng hóa đó manglại Cùng một nhu cầu có nhiều hàng hóa hoặc nhãn hiệu hàng hóa có thểhướng đến để thỏa mãn Nhưng theo cảm nhận của người tiêu dùng thì mức
độ cung cấp những lợi ích của các hàng hóa đó không giống nhau Hàng hóanày có ưu thế về cung cấp lợi ích này, nhưng lại có hạn chế trong việc cungcấp lợi ích khác Khi quyết định mua buộc người tiêu dùng phải lựa chọn Để
Trang 9lựa chọn người tiêu dùng phải căn cứ vào khả năng cung cấp các lợi ích và do
đó, khả năng thỏa mãn nhu cầu của từng hàng hóa và nhãn hiệu Cách làmnhư vậy hình thành khái niệm giá trị tiêu dùng
Giá trị tiêu dùng đối với một hàng hóa là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ.
Như vậy đối với cùng một hàng hóa mỗi người tiêu dùng có thể đánh giácho nó một giá trị tiêu dùng khác nhau Hàng hóa nào được nhiều người đánhgiá giá trị cao thì cơ hội thị trường đối với hàng hóa đó càng lớn
Cần lưu ý rằng giá trị tiêu dùng hàng hóa và giá trị theo nghĩa chi phí đểtạo ra nó có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng đó là hai phạm trù khácnhau:
+ Việc đánh giá giá trị dùng đối với các hàng hóa là suy nghĩ đầu tiêncủa người tiêu dùng hướng đến với hàng hóa Để tiến dẫn tới quyết định muahang khách hàng phải quan tâm tới chi phí đối với nó
Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích
do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại.
Như vậy để có được những lợi ích tiêu dùng khách hàng phải chi ra tiềncủa sức lực, thời gian và thậm trí cả các chi phí do khắc phục những hậu quảphát sinh bởi việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa Những chi phí này bao gồm
cả chi phí mua sắm, sử dụng và đào thải sản phẩm Đây cũng là cơ sở đểkhách hàng lựa chọn những hàng hóa khác nhau trong việc thoả mãn cùngmột nhu cầu
+ Khi đã đánh giá được giá trị tiêu dùng và chi phí đối với từng hàng hóakhách hàng đã có căn cứ để lựa chọn hàng hóa Tất nhiên, khách hàng sẽ lựachọn hàng hóa nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ tốt nhất
Sự thoả mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những
Trang 10- ít nhất phải có hai bên
- Mỗi bên cần phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia
- Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao thứ mình có;
- Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay từ chối đề nghị của bên kia;
- Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.Năm điều kiện trên chỉ tạo ra tiền đề cho trao đổi Một cuộc trao đổi thực
sự chỉ diễn ra khi hai bên đã thoả thuận được với nhau về các điều kiện củatrao đổi có lợi (hoặc chí ít cũng không có hại) cho cả hai bên
Vì vậy, trao đổi là một quá trình chứ không phải là một sự việc Hai bênđược xem là đang thực hiện trao đổi nếu họ đang thương lượng để đi đếnnhững thoả thuận Khi đã đạt được sự thoả thuận thì người ta nói rằng mộtgiao dịch đã hoàn thành Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi
Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên.
Như vậy các giao dịch thương mại chỉ có thể diễn ra thực sự khi hội đủcác điều kiện:
- ít nhất có hai vật có giá trị;
- Những điều kiện thực hiện giao dịch đã thoả thuận xong;
- Thời gian thực hiện đã thoả thuận xong;
- Địa điểm thực hiện đã thoả thuận xong
Trang 11Những thoả thuận này có thể được thể hiện trong cam kết hoặc hợp đồnggiữa hai bên, trên cơ sở một hệ thống luật pháp buộc mỗi bên phải thực hiệncam kết của mình.
Khi thực hiện các giao dịch hai bên rất dễ phát sinh mâu thuẫn do hiểulầm Vì vậy, việc giao dịch lần đầu hoặc với những khách hàng mới thườngrất khó khăn Những công ty thành công thường cố gắng thiết lập mối quan hệbền vững, lâu dài và tin cậy với tất cả các đối tượng giao dịch thương mại cóliên quan trên cơ sở triết lý về marketing quan hệ
1.5 Thị trường
Khái niệm trao đổi, giao dịch dẫn ta đến khái niệm thị trường Nhiềumôn học tiếp cận thị trường theo góc độ khác nhau Định nghĩa thị trườngtheo góc độ marketing phát biểu như sau:
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Như vậy theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc vào sốngười có cùng nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà
họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.Qui mô thị trường không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng khôngphụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau
Mặc dù tham gia thị trường phải có cả người mua và người bán, nhữngngười làm marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất - cung ứng,còn người mua mới hợp thành thị trường Bởi vậy, họ thường dùng thuật ngữthị trường để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhấtđịnh, do đó, được thoả mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể; họ có đặc điểmgiới tính hay tâm sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và sinh sống ở một vùng
cụ thể
Như vậy rõ ràng là không có sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm nhu cầu,sản phẩm, giá trị, chi phí, sự thoả mãn, trao đổi, giao dịch, thị trường thì
Trang 12chúng ta không thể hiểu đúng đắn và đầy đủ khái niệm marketing.
2 Vai trò của Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Các quan điểm định hướng kinh doanh của doanh nghiệp - sự hình thành marketing hiện đại
Trong thời đại ngày nay, marketing hiện đại và do đó quản trị kinhdoanh theo triết lý marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trongquản trị kinh doanh của các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thịtrường Phương pháp quản trị kinh doanh này không chỉ giới hạn trong khuônkhổ của thị trường nội địa mà còn được ứng dụng cả trong kinh doanh trên thịtrường quốc tế; không chỉ trong kinh doanh các sản phẩm hữu hình mà cảkinh doanh dịch vụ Những triết lý của marketing hiện đại còn được ứngdụng vào cả những hoạt động chính trị, xã hội Tính phổ biến đó của việc ứngdụng marketing hiện đại, một mặt, phản ánh vai trò của nó trong đời sốngkinh tế xã hội, mặt khác, còn khẳng định tính không thể thay thế được củaphương pháp quản trị kinh doanh này đối với doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường
Marketing có vai trò to lớn như vậy nhưng không phải ngay từ đầu đãphát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh, và trong thực tiễn hiện nay khôngphải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng đúng lý thuyếtmarketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Xét về mặt lịch sử sự rađời lý thuyết marketing hiện đại và ứng dụng nó là một quá trình Quá trình
đó gắn liền với quá trình tìm kiếm các triết lý và phương pháp quản trị doanhnghiệp hướng ra thị trường Cho đến nay người ta đã tổng kết và thậm chítrong thực tiễn có thể tồn tại 5 triết lý hay 5 quan điểm định hướng cho kinhdoanh của doanh nghiệp
2.1.1 Quan điểm định hướng sản xuất
Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: Người tiêu dùng sẽ ưa thíchnhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ Vì vậy những nhà quản trị cácdoanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tăng qui mô sản xuất và mở rộng
Trang 13phạm vi tiêu thụ.
2.1.2 Quan điểm định hướng vào hoàn thiện sản phẩm
Không ít doanh nghiệp lại nhấn mạnh và tập trung vào việc hoàn thiệnsản phẩm hiện có
Bởi vì theo họ: Người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới Vì vậy, các nhà quản trị các doanh nghiệp muốn thành công phải luôn tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên cải tiến chúng.
Như vậy theo quan điểm này người ta cho rằng yếu tố quyết định sựthành công đối với một doanh nghiệp chính là vai trò dẫn đầu về chất lượng
2.1.3 Quan điểm tập trung vào bán hàng
Một quan điểm khác xuất hiện khá sớm, tồn tại dai dẳng và chi phốimạnh tới định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp Đó là quan điểm tậptrung vào bán hàng
Quan điểm này khẳng định rằng: Người tiêu dùng thường bảo thủ và do
đó có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần trừ trong việc mua sắm hàng hóa Vìvậy, để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắngvào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi
Như vậy, theo quan điểm này thì yếu tố quyết định sự thành công củamột doanh nghiệp là tìm mọi cách để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã
Trang 14được sản xuất ra Từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn,cho khâu tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấnluyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục kháchhàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất kỳ cách thức nào Đẩyđược nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn đểđánh giá chất lượng và hiệu quả công tác.
Đành rằng quan điểm này có thể giúp cho doanh nghiệp thành côngtrong những trường hợp kinh doanh các sản phẩm ít có khả năng biến đổi vềchất lượng và đặc tính hoặc những sản phẩm có nhu cầu thụ động, tức lànhững sản phẩm mà người mua ít nghĩ đến việc mua sắm chúng hoặc có nghĩđến cũng không thấy có gì bức bách Vì chúng chưa liên quan đến lợi ích trựctiếp của họ, ví dụ như: bảo hiểm, các vở tuồng cổ Nói chung bán hàng làhoạt động quan trọng của quá trình kinh doanh, nhưng dù sớm hay muộn hoạtđộng này sẽ gặp khó khăn, nếu như việc chế tạo ra sản phẩm của doanhnghiệp tách rời khỏi việc tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng
2.1.4 Quản điểm kinh doanh theo cách thức marketing
Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing khẳng định rằng: Chìakhóa để đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là doanhnghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường (kháchhàng) mục tiêu từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu và mongmuốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
Bảng 1.1 So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
Các chỉ tiêu
Các quan điểm
Điểm xuấtphát
Trung tâmchú ý
mục tiêu
Hiểu biếtnhu cầukhách hàng
Marketing hỗnhợp
Tăng lợi nhuận nhờthoả mãn tốt hơnnhu cầu
Trang 15Một là, marketing hiện đại bao giờ cũng tập trung vào những khách hàng
nhất định được gọi là thị trường mục tiêu Bởi vì xét về nguồn lực không mộtcông ty nào có thể kinh doanh trên mọi thị trường và thoả mãn một cách ưuthế hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn Do đó xét về hiệu quảthì không một công ty nào có thể kinh doanh một cách hiệu quả trên mọi thịtrường
Hai là, hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của
marketing hiện đại Bởi vì, không hiểu biết đúng nhu cầu và mong muốn củakhách hàng thì không thể thoả mãn một cách tối ưu nhu cầu đó Hơn thế nữa
để phát hiện chính xác nhu cầu khách hàng là một công việc khó, đòi hỏi phải
có chuyên môn Ngoài ra nếu không theo dõi để nhận biết sự thay đổi nhu cầucủa khách hàng thì không thể tạo ra sự trung thành của khách hàng
Ba là, để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing doanh nghiệp phải sử
dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp baohàm cả việc phối hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu cầu và biếnnhu cầu đó thành viện mua hàng hóa của doanh nghiệp; cũng như việc phốihợp giữa hoạt động marketing với các hoạt động của của doanh nghiệp để tạocho mọi hành vi thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đến hướngđến vì sự thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Như vậy doanh nghiệpkhông chỉ làm tốt marketing đối ngoại Marketing với khách hàng, mà phảilàm tốt cả marketing đối nội, tức là phải thông qua việc tuyển dụng, huấnluyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanhnghiệp để tất cả họ có chung một ý chí hành động sự thoả mãn nhu cầu kháchhàng tốt hơn Để tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp marketing đối nộiphải đi trước marketing đối ngoại
Bốn là, ứng dụng marketing hiện đại trong kinh doanh tất nhiên phải tính
đến khả năng sinh lời và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Nhưng điểm khác biệt mấu chốt liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuậncủa quan điểm marketing hiện đại là ở chỗ: Việc tăng lợi nhuận chỉ đặt ra trên
cơ sở tăng mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Trang 162.1.5 Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng, nhà kinh doanh và xã hội
Quan điểm này còn được gọi là quan điểm marketing đạo đức xã hội Nó
là quan điểm xuất hiện mới trong những năm gần đây Quan điểm này xuấthiện từ lập luận là: Nếu như trong kinh doanh các doanh nghiệp chỉ chú ý tớilợi ích của riêng mình và lợi ích khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hạiđến lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đilợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó dẫn đến hiện tượng như: huỷ hoại vàgây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên không chú ý đến các công typhải quan tâm đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội Đó cũng chính là thểhiện sự quan tâm tới bản thân lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng của họ.Xuất phát từ đó quan điểm marketing đạo đức - xã hội khẳng định rằng:
nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn
và lợi ích của các thị trường mục tiêu, trên cơ sở đó đảm bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung túc của người tiêu dùng và xã hội.
Theo quan điểm này các doanh nghiệp, mà trực tiếp là những người làmmarketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: lợi nhuận củadoanh nghiệp, sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và lợi íchcủa xã hội, trước khi thông qua các quyết định marketing
Marketing là một triết lý kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉnhững năm gần đây Trên thực tế còn có rất ít các doanh nghiệp thực thi mộtcách thành công triết lý kinh doanh này Điều đó, ngoài tính mới mẻ của lýthuyết còn có nhiều nguyên nhân, điển hình là: người ta nhận thức chưa đúng
và chưa đủ tầm quan trọng của lý thuyết này, người ta còn lẫn lộn giữa triết lýkinh doanh theo cách thức marketing hiện đại với triết lý kinh doanh khác,đặc biệt là quan điểm tập trung vào bán hàng Tính chất cạnh tranh của thịtrường ngày càng gay gắt chắc chắn sẽ là một trong những nguyên nhân trọngyếu góp phần khắc phục hiện tượng trên
Trang 172.2 Vai trò và vị trí của marketing trong hoạt động kinh doanh
2.2.1 Vai trò của marketing đối với kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại khongmuốn gắn kinh doanh của mình với thị trường Vì trong cơ chế thị trường chỉ
có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sốngkinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài - thịtrường Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, vớiquy mô càng lớn thì cơ thể đó khoẻ mạnh Ngược lại, sự trao đổi đó diễn rayếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt quẹo và chết yểu
Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năngnhư: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực… Nhưng trong nền ktt thị trườngchức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lýnhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và lại càng không có gìđảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏimột chức năng khác - chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp vớithị trường Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác - quản lýmarketing
Thật vậy, một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắngcủa mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực
kỳ hoàn mĩ với chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ ngườitiêu dùng Điều đó, trên thực tế, chẳng có gì là đảm bảo Bởi vì đằng sauphương châm hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn - hai câu hỏi lớn mànếu không phải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ làmột con số không
Một là, liệu thị trường có cần hết - mua hết số sản phẩm doanh nghiệp
tạo ra không?
Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền
Trang 18để mua hay không? Kết cục là cái mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thịtrường chưa được giải quyết thoả đáng.
Trái với cách thức kinh doanh trên, như đã chỉ ra marketing hướng cácnhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi nêu trên, trước khi giúp
họ phải lựa chọn phương châm hành động nào Có nghĩa là marketing đặt cơ
sở kết nối, cách thức và phạm vi kết nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệpvới thị trường ngay từ trước khi doanh nghiệp chính thức bắt tay vào sản xuấtmột sản phẩm cụ thể
Nhờ vậy marketing đã kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệpvới thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn củakhách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh
2.2.2 Mối quan hệ giữa marketing và các chức năng khác của doanh nghiệp
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống nhưchức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, kế toán, cung ứng vật tư…Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của mộtcông ty Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng chodoanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm
Từ đó xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý doanh nghiệp, thìmarketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất hữu cơ với các chứcnăng khác Nó là đầu mối quan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất, trongđiều kiện cảu kinh tế thị trường Nếu một doanh nghiệp nào bước vào kinhdoanh mà lại không thấu hiểu marketing thì chẳng khác nào một cơ thể sống
tự tách khỏi điều kiện tồn tại
Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối vừa bị chiphối bởi các chức năng khác Nói một cách khác, khi xác định chiến lượcmarketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như công ty quyết định
Trang 19vươn lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một sản phẩm nào đó, để thu hút nhữngkhách hàng có thu nhập bậc cao, khi đó để tránh rơi vào mơ tưởng, thì công tybuộc phải cân nhắc xem khả năng vốn liếng như thế nào, công nghệ và kỹthuật ra sao? trình độ tay nghề của công nhân có đáp ứng yêu cầu hay không?Nếu như tất cả, hoặc thậm chí một mặt nào đó không thể đáp ứng được thì dùchức năng hoạt động marketing có phát hiện ra một tập hợp khách hàng hấpdãn nào đó thì nó cũng trở nên vô nghĩa Nhưng nói chung chức năng hoạtđộng marketing của doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõnhững nội dung cơ bản sau đây:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đâu? Họ
là nam hay nữ? già hay trẻ? Họ mua bao nhiêu? Vì sao họ mua?
- Họ cần loại hàng hóa nào? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? baogói ra sao? vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tínhkhác, những đặc tính hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàngnữa không? So với hàng hóa của nhãn hiệu cạnh tranh, hàng hóa của công ty
có những ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi hàng hóa không? Thayđổi yếu tố và đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi thì sẽgặp những điều gì?
- Giá hàng của công ty nên quy định là bao nhiêu? Tại sao lại quy địnhmức giá như vậy mà không phải là mức giá khác? Mức giá trước đây cònthích hợp không? Nên tăng hay giảm giá? Khi nào tăng? Khi nào giảm? Tănggiảm bao nhiêu? ở đâu tăng? ở đâu giảm giá? Giảm giá và tăng giá đối với ai?
- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lựclượng khác? Nếu dựa vào lực lượng khác (buôn bán, bán lẻ, đại lý ) thì cụthể là ai? Dựa vào bao nhiêu người? Dựa vào lực lượng bán hàng trong hayngoài nước? Khi nào thì đưa hàng hóa ra tt, đưa khối lượng là bao nhiêu?
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa cảu doanhnghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác?
Trang 20Dùng truyền hình - ra đi ô hoặc báo chí để giới thiệu sản phẩm của công tycho khách hàng mục tiêu có ưu điểm và hạn chế gì? Tại sao lại dùng loạiphương tiện này mà không phải là phương tiện khác? Các hàng hóa cùng loạingười ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào? Tại sao người ta lại làmnhư vậy?
- Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loạidịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao? Vì sao doanhnghiệp lựa chọn loại dv này mà không phải là loại dịch vụ khác?
Đó là những vấn đề mà người chức năng marketing ra thì không mộthoạt động chức năng nào khác của công ty phải có trách nhiệm trả lời Điều
đó phản ánh tính chất độc lập của chức năng marketing so với các chức năngquản lý khác của công ty và chỉ có chức năng marketing mới giải quyết kháchquan và thoả đáng những vấn đề nêu ra ở trên
Đương nhiên, khi đề cập đến những nội dung trên nhà quản trị marktingkhông thể thoát ly khỏi các khả năng về tài chính, về sản xuất và công nghệ,
về tay nghề của người lao động, khả năng cung ứng nguyên vật liệu
Mặc dù mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận Nhiệm vụ cơbản của hệ thống marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hànghấp dẫn có sức cạnh tranh cao cho các thị trường mục tiêu Nhưng sự thànhcông của chiến lược và sách lược marketing còn phụ thuộc vào sự vận hànhcủa các chức năng khác trong công ty Nhưng ngược lại các hoạt động chứcnăng khác nếu không vì những mục tiêu của hoạt động marketing, thông quacác chiến lược cụ thể, để nhằm vào những khách hàng - thị trường cụ thể thìnhững hoạt động đó sẽ trở nên mò mẫm và mất phương hướng
Đó là mối quan hệ hai mặt vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tínhđộc lập giữa chức năng marketing với các chức năng khác của một công tyhướng theo thị trường Giữa chúng có mối liên hệ với nhau, nhưng hoàn toànkhông thể thay thế cho nhau Điều mà lâu nay nhiều nhà quản trị doanh
Trang 21nghiệp thường lầm lẫn Họ lầm tưởng rằng chỉ cần giao một vài hoạt độngnhư: tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc giao việc làm bao bì đẹphơn cho phòng kế hoạch hay phòng kỹ thuật thực hiện, áp dụng những biệnpháp bán hàng mới bởi phòng tiêu thụ, giao cho phòng kinh doanh qui địnhgiá bán và quảng cáo sản phẩm là đã bao hàm đầy đủ nội dung của hoạt độngmarketing và là yếu tố đảm bảo cho công ty biết hướng theo thị trường Tấtnhiên so với thời kỳ trước đổi mới, sự thay đổi như vậy đã là bước tiến đáng
kể trong nội dung quản trị doanh nghiệp, nhưng nó chưa thể hiện một cáchhoàn chỉnh nội dung quản lý của doanh nghiệp biết hướng theo thị trường
3 Nội dung của marekting trong kinh doanh của doanh nghiệp
A Chiến lược sản phẩm hàng hóa
1 Sản phẩm - hàng hóa theo quan điểm marketing
1.1 Sản phẩm hàng hóa là gì?
Khi nói về sản phẩm - hàng hóa người ta thường quy nó về một hìnhthức tồn tại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặcyếu tố có thể quan sát được Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu sảnphẩm - hàng hóa ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều Cụ thể là:
Sản phẩm - hàng hóa là tất cả những ái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Theo quan niệm này sản phẩm - hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữuhình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vậtchất Ngay cả những hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vôhình Trong thực tế hàng hóa được xác định bằng các đơn vị hàng hóa
Đơn vị hàng hóa là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng cácthước đo khác nhau, có giá cả, hình thức bên ngoài và các đặc tính khác nữa
Trang 221.2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm - hàng hóa
Đơn vị sản phẩm - hàng hóa vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựngnhững yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về một sản phẩm hàng hóa.Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng marketingkhác nhau Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính
và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng marketing khác nhau
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm - hàng hóa theo ý tưởng Cấp sản phẩm
- hàng hóa theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất,sản phẩm - hàng hóa này thoả mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà kháchhàng sẽ bán cho khách hàng Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổituỳ những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của cáckhách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định Điều quan trọng sốngcòn đối với doanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểukhách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhautiềm ẩn trong nhu cầu của họ Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những hàng hóa
có khả năng thoả mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi Ví
dụ, khi mua thuốc đánh răng khách hàng không chỉ mua khả năng tẩy rửa cácthực phẩm dư đọng trong răng miệng, mà có thể cả khả năng bảo vệ men răng,tẩy các vết can xi hóa trên bề mặt của răng, có thể cả sự thơm tho lâu dài của hơithở Một nhóm khách hàng có thể đòi hỏi tất cả các khả năng trên của thuốcđánh răng, có thể nhấn mạnh khả năng này hay khả năng khác của nó
Cấp độ thứ hai cấu thành một sản phẩm - hàng hóa là hàng hóa hiện
thực Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hànghóa Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặctính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói.Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào nhữngyếu tố này, và cũng nhờ hàng loạt yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiệndiện cảu mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phânbiệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác
Trang 23Cuối cùng là hàng hóa bổ sung - đó là những yếu tố như: tính tiện lợi
cho việc lắp đặt, những dv bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành vàđiều kiện hình thức tín dụng Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánhgiá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, vềmặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể Khi mua những lợi ích cơ bản của một hànghóa bất kỳ khách hàng nào cũng thích mua nó ở mức độ hoàn chỉnh nhất Đếnlượt mình, chính mức độ hoàn chỉnh về lợi ích cơ bản mà khách hàng mongđợi lại phụ thuộc vào những yếu tố bổ sung mà nhà kinh doanh sẽ cung cấpcho họ Vì vậy, từ góc độ nhà kinh doanh, các yếu tố bổ sung thở thành mộttrong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa
1.3 Phân loại hàng hóa
Hoạt động và chiến lược marketing khác nhau vì nhiều lý do, trong đó có
lý do tuỳ thuộc vào loại hàng hóa Điều đó cũng có nghĩa là muốn có chiếnlược marekting thích hợp và hoạt động marketing có hiệu quả các nhà quản trịmarketing cần phải biết hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại nào.Trong hoạt động marekting các cách phân loại có ý nghĩa đáng chú ý là:
1.3.1 Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
Theo cách phân loại này thế giới hàng hóa có:
- Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: Là những vật phẩm được sử dụng một lầnhay một vài lần
- Dịch vụ là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, lợi ích hay
sự thoả mãn
1.3.2 Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quan mua hàng
Thói quan mua hàng là yếu tốt rất cơ bản ảnh hưởng đến cách thức hoạtđộng marketing Theo đặc điểm này hàng tiêu dùng được phân thành các loại sau:
- Hàng hóa sử dụng thường ngày: Đó là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt Đối với loại hàng hóa
này, vì được sử dụng và mua sắm thường xuyên nên nó là nhu cầu thiết yếu,khách hàng hiểu biết hàng hóa và thị trường của chúng
Trang 24- Hàng hóa mua ngẫu hứng: đó là những hàng hóa được mua không có
kế hoạch trước và khách hàng cũng không chú ý tìm mua Đối với nhữnghàng hóa này khi gặp cộng với khả năng thuyết phục của người bán kháchhàng mới nảy ra ý định mua
- Hàng hóa mua khẩn cấp: đó là những hàng hóa được mua khi xuất hiện
nhu cầu cấp bách vì một lý do bất thường nào đó Việc mua những hàng hóanày không suy tính nhiều
- Hàng hóa mua có lựa chọn: đó là những hàng hóa mà việc mua diễn ra
lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc vềcông dụng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả của chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: đó là những hàng hóa có những
tính chất đặc biệt hay hàng hóa đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏthêm sức lực, thời gian để tìm kiếm vừa lựa chọn chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: Đó là những hàng hóa mà người
tiêu dùng không hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng.Trường hợp này thường là những hàng hóa không có liên quan trực tiếp, tíchcực đến nhu cầu cuộc sống hàng ngày Ví dụ như bảo hiểm
1.3.3 Phân loại hàng tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là những hàng hóa được mua bởi các doanh nghiệp hay
tổ chức Chúng cũng bao gồm nhiều thứ, loại có vai trò và mức độ tham giakhác nhau vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đó Người tachia chúng thành các loại như:
- Vật tư và chi tiết: đó là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và
toàn bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất
Thuộc nhóm này có rất nhiều mặt hàng khác nhau: có loại có nguồn gốc
từ nông nghiệp, từ trong thiên nhiên hoặc vật liệu đã qua chế biến
- Tài sản cố định: đó là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào
quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển dần vào giá trị sảnphẩm do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra
Trang 25- Vật tư phụ và dịch vụ: đó là những hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá
trình kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp
2 Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa
2.1 Nhãn hiệu và cấp bộ phận cấu thành
Quyết định về nhãn hiệu cho những hàng hóa cụ thể là một trong nhữngquyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing cho chúng Quyếtđịnh đó có liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hóa của doanh nghiệp trênthị trường Vậy nhãn hiệu hàng hóa là gì? Nó được cấu thành bởi những yếu
tố nào?
- Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợpgiữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa dv của một người bán hay mộtnhóm người bán và để phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đốithủ cạnh tranh
Như vậy loại trừ chúng được tạo ra như thế nào, chức năng của nhãnhiệu thể hiện trên hai phương tiện: khẳng định ai là người bán gốc (xuất xứ)hàng hóa và hàng hóa của họ khác với hàng hóa của người khác như thế nào?Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được.
- Dấu hiệu của nhãn hiệu: (bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay
kiểu chữ đặc thù ) Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biếtđược, nhưng không thể đọc được
Ngoài các khái niệm cơ bản trên ta cần quan tâm tới hai khái niệm cóliên quan đến phương tiện quản lý nhãn hiệu Đó là dấu hiệu hàng hóa vàquyền tác giả
- Dấu hiệu hàng hóa: Là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó
được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặtpháp lý
- Quyền tác giả: Là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và
bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệthuật
Trang 262.2 Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phảiquyết định hoạt loạt vấn đề có liên quan đến những nhãn hiệu hàng hóa Cácvấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định là:
- Có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không? cùng với sự pháttriển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệuhàng hóa ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn Tuy nhiênđôi khi một số loại hàng hóa được bán trên thị trường cũng không có nhãnhiệu rõ ràng Việc gắn nhãn cho hàng hóa có ưu điểm là thể hiện được lòngtin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiệndiện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn căn cứ cho việc lựachọn của người mua, và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việcquản lý chống làm hàng giả
- Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hóa Thường thì nhà sản xuất nào cũngmuốn chính mình là chủ đích thực về nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra.Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu hàng hóa lại không phảinhãn hiệu của nhà sản xuất Có thể có ba hướng giải quyết vấn đề này:
* Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất
* Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của nhà trung gian
* Vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất vừa nhãn hiệu của nhà trung gian
3 Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm - hàng hóa
3.1 Quyết định về bao gói
Bao gói thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếpvới sản phẩm, lới bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và cácthông tin mô tả hàng hóa trên bao gói
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing,bởi vì: Một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngàycàng tăng; hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùngcàng tăng; ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu; bốn
là, tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm hàng hóa
Trang 27- Quyết định về các thông tin trên bao gói Tuỳ vào những điều kiện cụthể mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói vàđưa chúng như thế nào? Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiệnqua bao gói là:
* Thông tin về hàng hóa, chỉ rõ đó là hàng gì?
* Thông tin về phẩm chất hàng hóa
* Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của hàng hóa
* Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng
* Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kíchthích tiêu thụ
* Các thông tin do luật định
3.2 Quyết định về dịch vụ khách hàng
- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năngcông ty có thể cung cấp gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụđó
- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức
độ nào so với các đối thủ cạnh tranh
- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phíhay theo mức giá cả nào?
- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ
4 Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hóa
4.1 Định nghĩa về chủng loại hàng hóa
Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ vớinhau do giống nhau về chức năng hay do bán hàng cung do cùng một nhómkhách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trongkhuôn khổ cùng một dãy giá
4.2 Quyết định về bề rộng cảu chủng loại hàng hóa
Các công ty thiên về theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy đủhay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thị trườngthường có chủng loại hàng hóa rộng Trong trường hợp này họ sản xuất cả
Trang 28những hàng hóa sinh lời ít Ngược lại có những công ty quan tâm trước hếtđến sinh lời cao của hàng hóa Nhưng dù quyết định ban đầu của công ty nhưthế nào, thì hiện tại công ty cũng vẫn gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng vàduy trì bề rộng của chủng loại hàng hóa bằng cách nào? Giải quyết vấn đề nàycông ty có hai hướng lựa chọn.
Một là, phát triển chủng loại Phát triển chủng loại có thể được thực hiệnbằng cách thức như sau:
- Phát triển hướng xuống dưới
- Phát triển hướng lên trên
- Phát triển theo cả hai hướng trên
Hai là, bổ sung chủng loại hàng hóa Cách làm này có nghĩa là theo bề
rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắng đưa thêm những mặt hàng mớitrong khuôn khổ đó Việc bổ sung hàng hóa được đặt ra xuất phát từ các mụcđích sau:
- Mong muốn có thêm lợi nhuận
- Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
- Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
- Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
5 Thiết kế và marketing sản phẩm mới
5.1 Khái quát về sản phẩm mới
Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết, nhưng có thể
là mạo hiểm đối với doanh nghiệp Bởi vì chúng có thể thất bại do nhữngnguyên nhân khác nhau Để hạn chế bớt rủi ro, các chuyên gia - những ngườisáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trìnhtạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường
5.2 Các giai đoạn thiết kế và marketing của sản phẩm mới
- Hình thành ý tưởng
- Lựa chọn ý tưởng
Trang 29- Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
- Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về hàng hóa, còn dự án là sự thểhiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham
số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng
- Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới
- Thiết kế sản phẩm hàng hóa mới
- Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
- Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định trung hàng hóa mới ra thịtrường
6 Chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa
6.1 Chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa là gì?
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh sốtiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút luikhỏi thị trường
6.2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
- Giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường
- Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn chín muồi
- Giai đoạn suy thoái
* Giai đoạn tung hàng hóa ra thị trường
Đây là giai đoạn mở đầu của việc đưa hàng hóa ra bán chính thức trên thịtrường Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọimặt Mặc dù vậy mức tiêu thụ trong giai đoạn này thường tăng chậm chạp vìcác lý do sau:
- Công ty chậm mở rộng năng lực sản xuất;
- Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật;
- Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả;
- Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây;
Trang 30- Kha năng mua sắm còn hạn chế
Trong giai đoạn này công ty thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, mặc dù gí bánthường được quy định cao Hướng chiến lược của hoạt động marekting tronggiai đoạn này là:
- Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng muanhất;
- Động viên khuyến khích các trung gian marketing;
- Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
* Giai đoạn phát triển
* Giai đoạn chín muồi
* Giai đoạn suy thoái
B Chiến lược phân phối
1 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá
Để có những quyết định đúng đắn về giá đòi hỏi những người làm giáphải hiểu biết sâu sắc về các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu thành và độngthái của giá bao gồm: các yếu tố bên trong, bên ngoài
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
1.1 Các yếu tố bên trong công ty
1.1.1 Các mục tiêu marketing
- Với mục tiêu "Tối đa hóa lợi nhuận hiện hành"
- Với mục tiêu dẫn đầu tỷ phần thị trường
Trang 31- Với mục tiêu dẫn đầu về chất lượng
- Với mục tiêu "đảm bảo sống sót"
- Các mục tiêu khác
1.1.2 Giá và các biến số khác của marketing - Mix
- Giá và các chiến lược khác của marketing - mix phải có sự hỗ trợ lẫnnhau để công ty thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn
- Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về cácbiến số khác của marketing đã được thông qua
- Khi xác định được chính xác và quản lý được chi phí, các nhà quản lý
có thể tìm ra các giải pháp thay đổi, hạ thấp chúng để gia tăng lợi nhuận, điềuchỉnh giá một cách chủ động tránh mạo hiểm
1.1.4 Các yếu tố khác
- Đối với những sản phẩm có tính dễ hỏng hoặc theo mùa (ví dụ: hàngnông sản, quần áo), trong nhiều trường hợp giá bán bất kể tới chi phí bỏ ra vàgiá thường xuyên phải được điều chỉnh cho phù hợp với thời gian tiêu dùng
và sản xuất
- Tính dễ phân biệt
- Chu kỳ sống sản phẩm.
1.2 Những yếu tố bên ngoài
1.2.1 Khách hàng và nhu cầu hàng hóa
ảnh hưởng của cầu đến giá chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề lớn:
Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu.
Thứ hai, sự nhạy cảm của giá hay độ co giãn của cầu theo giá
Thứ ba, các yếu tố tâm lý của khách hàng.
Trang 32+ Thị trường độc quyền thuần tuý, thường chỉ có 1 người bán Nhữngcông ty độc quyền luôn có "hàng rào" cản trở cho sự gia nhập của các công tykhác hoặc do quy định của Nhà nước hoặc do có những thế mạnh "độc nhất
vô nhị" trong khả năng cạnh tranh (ví dụ: điều kiện tự nhiên, bản quyền phátminh sáng chế )
+ Thị trường cạnh tranh có độc quyền bao gồm nhiều người mua và bángiao dịch với nhau qua một "khung giá" chứ không phải một giá thị trườngduy nhất Những công ty nào được cho sản phẩm của mình một sự khác biệt
về chất lượng, mẫu mã, hoặc những dịch vụ kèm theo và được khách hàngchấp nhận họ có thể đặt 1 giá riêng biệt
1.2.3 Các yếu tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế
- Thái độ (phản ứng) của Chính phủ
2 Tiến trình xác định mức giá ban đầu
- Xác định mục tiêu định giá
- Xác định cầu ở thị trường mục tiêu
- Xác định được tổng chi phí cho việc định giá
2.1 Có nhiều phương pháp về định giá trong đó:
- Phương pháp định giá theo cách cộng lãi vào chi phí
= +
2.2 Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Trang 33= +
3 Các kiểu chiến lược định giá
3.1 Xác định giá cho sản phẩm mới
Đây là chiến lược về giá được soạn thảo gắn với giai đoạn đầu của chu
kỳ sống sản phẩm Công ty có thể chọn một trong hai chiến lược về giá:
- Chiến lược "Hớt phần ngon"
- Chiến lược "Bám chắc thị trường"
3.2 Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hóa
Việc định giá cho danh mục hàng hóa được phân biệt theo nhiều tìnhhuống cụ thể Một trong những tình huống đó có định giá sản phẩm phụ củasản xuất, định giá cho những hàng hóa phụ thêm
+ Định giá hai phần
+ Định giá trọn gói
+ Định giá theo nguyên tắc địa lý
+ Chiết giá và bớt giá
+ Định giá khuyến mại
C Chiến lược phân phối
1.1 Định nghĩa về chiến lược phân phối
Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp
và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hànghóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác đây là một nhómcác tổ chức và cá nhân thực hiện các hd làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵnsàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua
và sử dụng Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sảnxuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng Nằm giữangười sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các trung gian
Có nhiều loại trung gian tham gia vào kênh phân phối và thực hiện cácchức năng khác nhau Dưới đây là một số loại trung gian chủ yếu:
Trang 34- Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ cho các
trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp
- Nhà bán lẻ: Là những người trung gian bán hàng hóa trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng
- Đại lý và môi giới: Là những nhà trung gian có quyền hành động hợp
pháp thay mặt cho nhà sản xuất
- Nhà phân phối: Dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng
phân phối trên thị trường công nghiệp Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhàbán buôn
1.2 Vai trò và chức năng của trung gian
Vai trò chính của các trung gian là làm cho cung và cầu phù hợp mộtcách trật tự và hiệu quả Trong một số trường hợp nhà phân phối có thể phânphối trực tiếp, còn lại các trung gian khác nhau thực hiện trung gianmarketing khác nhau
1.3 Chức năng của kênh marketing
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sảnxuất đến người tiêu dùng Tất cả các thành viên kênh phải thực hiện các chứcnăng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thị trường
- Xúc tiến khuếch trương
- Thương lượng phân phối
- Hoàn thiện hàng hóa
- Tài trợ
2 Các phương thức phân phối
2.1 Phân phối rộng rãi:
Có nghĩa là công ty cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tới nhiềungười bán lẻ càng tốt (ví dụ: kẹo cao su, thuốc lá…)
2.2 Phân phối duy nhất:
Là phương thức ngược với phân phối rộng rãi bởi vì chỉ có một người