1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM

37 1,2K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

 Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xãhội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhấtđịnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM

GVHD: THS LÊ THANH TRÚC Nhóm thực hiện:

1 Trần Chí Bình

2 Hồ Hải Đăng

3 Hoàng Đình Nguyên Thảo

4 Nguyễn Văn Huy

5 Hồ Đình Thắng

6 Trương Hữu Nghĩa Khánh

7 Nguyễn Lý Lan Anh

8 Nguyễn Văn Tuấn

9 Đỗ Thị Thái Hằng

10 Nguyễn Thành Chung

11 Trịnh Văn Thuỷ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH) 4

1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 5

1.2.1 Khía cạnh kinh tế 6

1.2.2 Khía cạnh pháp lý 7

1.2.3 Khía cạnh đạo đức 8

1.2.4 Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái) 8

1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 10

1.3.1 Phân biệt giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” 10

1.3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 11

1.4 Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp 12

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 13

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 13

2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 16

2.3 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 17

2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH 17

2.5 LIXIL KÝ TÊN THAM GIA MẠNG LƯỚI HIỆP ƯỚC TOÀN CẦU LIÊN HỢP QUỐC (UNGC) 18

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 21

3.1 PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 21

3.1.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 21

3.1.2 HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TRÁI TIM CHO EM 21

Trang 3

3.1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÙA XUÂN NĂM 2015 CHO HỌC

SINH TIỂU HỌC VÀ ĐOÀN THANH NIÊN TẠI TỈNH HOÀ BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HUẾ 23

3.1.4 HỢP TÁC QUỐC TẾ CÙNG VỚI NPO ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 25

3.1.5 TRAO HỌC BỔNG CHO SINH VIÊN XUẤT SẮC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ & TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 32

3.2 Ý NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM 33

3.2.1 Ý nghĩa đối với DN 33

3.2.2 Ý nghĩa đối với XH (DN VN nói chung, và đưa ví dụ cụ thể của INAX) 34

3.2.3 Khó khăn của DN để thực hiện trách nhiệm XH 34

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 37

Trang 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH)

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”

(Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi ngườiquản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằmbồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội

Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiềucách khác nhau

 Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mứcphù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58– 64)

 Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xãhội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhấtđịnh” (Archie B Carroll, 1979), v.v

Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Quan điểm thứ nhất cho rằng: Doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ cótrách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có tráchnhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước

 Quan điểm thứ hai cho rằng: Với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tựnhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên Vìvậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộngđồng, người lao động, v.v

Trang 5

Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát

triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo đó,

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết củadoanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nângcao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xãhội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc

tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ

mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đacác tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội Là lựa chọn các hànhđộng nhằm bảo vệ và cải thiện lợi ích của xã hội trong quá trình tìm kiếm lợi ích cho mình

- Đạo đức kinh doanh là quy tắc ứng xử của doanh nghiệp trong kinh doanh

1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vàocác chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhàtình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dùcác hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty Quan trọng hơn, mộtdoanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạtđộng của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triểnkinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cảithiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển Nếudoanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cáchcải thiện nó Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó

Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái

Trang 6

*Tháp trách nhiệm xã hội

1.2.1 Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch

vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụcủa doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồntài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất nhưhàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội

Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợicho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

 Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mứcthù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởngthù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư,

cá nhân ở nơi làm việc

 Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch

vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sảnphẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh

Nghĩa vụ đạo đức

Nghĩa vụ pháp lí

Nghĩa vụ nhân văn

Nghĩa vụ kinh tế

Trang 7

 Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và pháttriển các giá trị và tài sản được ủy thác Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc

cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp – mà đại diện là người quản

lý, điều hành – với những điều kiện ràng buộc chính thức

 Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa vàcông bằng cho họ nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi íchnày cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu từ,…

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động củadoanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa

vụ pháp lý

1.2.2 Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiệnđầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này

sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn

và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiệntrong luật dân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấpnhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

1.2.3 Khía cạnh đạo đức

Trang 8

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động

mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, khôngđược thể chế hóa thành luật

Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả nhữngyêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộngđồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật Cáccông ty phải đối xử với các cổ đông và người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạođức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức

là vô cùng quan trọng Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cầnphải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổđông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giátrị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua cáccông bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗithành viên trong công ty và với các bên hữu quan

1.2.4 Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái)

Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thểhiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội Ví dụ như thành lập các tổchức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyệncủa công ty đó

Những đóng góp trên có thể kể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động

Khía cạnh này liên quan đến những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xãhội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quantới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm Người

ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội Các công ty đã đóng gópnhững khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật môi trương và cho những người khuyết tật Các

Trang 9

công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn tham gia gánhvác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khảnăng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.

Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệpphải bỏ tiền ra xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa hay lớp học tình thương ngoài những thôi thúccủa lương tâm Tuy nhiên thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời Nếu đạo lý đó ràngbuộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân Ngoài ra, một xãhội nhân bản là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽđược chấp nhận Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ

Dưới đây, chúng ta sẽ kiểm định 4 thành tố của trách nhiệm xã hội: Thông qua trách nhiệm pháp lý– cơ sở khởi đầu của hoạt động kinh doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi đượcchấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý củamình Bước tiếp theo mà các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức Các công ty phải quyết địnhnhững gì mình cho là đúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội.Nhiều người xem pháp luật chính là những đạo đức được hệ thống hoá Một sự quyết định tại thờiđiểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công dân của tổ chức.Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức cũng phải lưutâm đến những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông… Thông qua hành vi pháp lý và đạo đức thì

tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài Bước cuối cùng của trách nhiệm xã hội là trách nhiệmcủa lòng bác ái Bằng việc thực thi trách nhiệm về lòng bác ái, các công ty đóng góp nguồn lực về tàichính và nhân lực của cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống Khía cạnh lòng bác ái và kinh tếcủa trách nhiệm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức càng làm được nhiều lợinhuận bao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân dức càng lớn bấy nhiêu Mỗi khía cạnhcủa trách nhiệm xã hội được dịnh nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyết định biểu thịdưới dạng những hành vi cụ thể được xã hội đánh giá

Trang 10

1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

1.3.1 Phân biệt giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn Trên thực

tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinhdoanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau

Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xãhội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với

xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thếgiới kinh doanh Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinhdoanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chínhnhững phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy

Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cánhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xãhội Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì tráchnhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài

Trang 11

Tóm tắt thành bảng so sánh giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”

 Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ

đạo hành vi trong giới kinh doanh

 Các quy định phẩm chất đạo đức của tổ

chức kinh doanh, ảnh hưởng đến quá

trình ra quyết định của tổ chức

 Liên quan đến các nguyên tắc và quy

định chỉ đạo những quyết định của cá

 Xem như cam kết với xã hội

 Quan tâm đến hậu quả của các quyếtđịnh của tổ chức tới xã hội

 Mong muốn kỳ vọng xuất phòng từ bênngoài

1.3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.Đạođức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức củacác tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định Có nhiều bằng chứng cho thấy tráchnhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận

Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông quanhững hành động pháp lý dân sự Các ví dụ:

Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhàquản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”

Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã

bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăngtiến hơn so với những nhân viên da trắng

Trang 12

Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phảitìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội Khó khăn trong cácquyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối,hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận Chính vì vậy, khi vận dụng đạođức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và cáctrách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.

1.4 Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp.

- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởngđến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai

- Phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môitrường được bảo vệ, giữ gìn Để đạt dược điều này tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầmquyền, các tổ chức xã hội,… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vựcchính: kinh tế - xã hội – môi trường

Trang 13

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH

LIXIL INAX VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM

Tên công ty : Công ty TNHH LIXIL VIỆTNAM

Trụ sở chính : Xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Giấy CNĐT số : 011043001029 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 31/10/2014

(chứng nhận thay đổi lần thứ 5 )

Mã số thuế: 0100.113.381

Thị trường: Toàn Quốc & Quốc Tế

Chứng nhận ISO 9001:2008, ISO 14001:2004

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm sứ vệ sinh,

gạch ngoại thất, cửa nhôm, máy nước nóng

Tháng 1 năm 1998 nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (VINAX) bắt đầu hoạt động, cung cấp cácsản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện chất lượng cao mang nhãn hiệu INAX Đến nay tại Việt Nam,

Trang 14

LIXILVIET NAM đã và đang đầu tư 100% vốn và công nghệ tổng trị giá gần 170 triệu USD vớinhiều nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Nam, Vũng Tàu Với Quy trình sản xuất, chấtlượng sản phẩm của các nhà máy được tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản

lý chất lượng ISO-9001 và tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO-14001, tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm của Nhật Bản JIS (Japanese Industrial Standard) Mục tiêu của chúng tôi là tạo ramột ngôi nhà và một không gian sống toàn diện với thương hiệu INAX, từ vật liệu xây dựng, gạch

ốp trang trí đến các thiết bị cho phòng vệ sinh, nhà bếp, phòng tắm, bình nước nóng, cabinnet,tủbếp

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đến nay LIXILVIET NAM đã trở thành một thương hiệumạnh và phát triển vượt bậc Sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng đối với LIXILVIET NAM

là sự thành công của chúng tôi trong thời gian qua cũng như trong tương lai

PHƯƠNG CHÂM CỦA LIXILVIỆT NAM

o Tháng 05 năm 1996: Nhận giấy phép đầu tư, thành lập Công ty

o Tháng 09 năm 1996: Khởi công xây dựng nhà máy

o Tháng 11 năm 1997: Hoàn thành việc xây dựng nhà máy, chuẩn bị đưa vào sản xuất

o Tháng 01 năm 1998: Bắt đầu hoạt động sản xuất

o Tháng 04 năm 1998: Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật

o Tháng 09 năm 1999: Bắt đầu sản xuất nắp xí bệt tại Việt Nam

o Tháng 01 năm 2000: Nhận bằng khen “Công ty hoạt động hiệu quả năm 1999” từ Uỷ bannhân dân Thành phố Hà Nội

o Tháng 12 năm 2000: Tham gia dự án sân bay Nội Bài, Hà Nội

Trang 15

o Tháng 02 năm 2001: Nhận chứng chỉ ISO 9002.

o Tháng 09 năm 2001: Khánh thành đầu tư tăng sản xuất (tăng thêm lò nung lại), bắt đầu đưavào sản xuất

o Tháng 04 năm 2002: Quyết định xây dựng nhà máy số 2, bắt đầu các công tác chuẩn bị

o Tháng 08 năm 2002: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 2 và tiến hành công việc xâydựng

o Tháng 11 năm 2002: Nhận chứng chỉ ISO 14001

o Tháng 07 năm 2003: Khánh thành nhà máy số 2

o Tháng 08 năm 2003: Nhận chứng chỉ JIS

o Tháng 05 năm 2004: Quyết định xây dựng nhà máy số 3, bắt đầu các công tác chuẩn bị

o Tháng 12 năm 2004: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 3 và tiến hành công việc xây dựng

o Tháng 02 năm 2006: Khánh thành nhà máy số 3

o Tháng 02 năm 2006: Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập công ty tại Việt Nam

o Tháng 06 năm 2007: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 4 và tiến hành công việc xây dựng

o Tháng 09 năm 2008: Khánh thành nhà máy số 4

o Tháng 02 năm 2009: Lễ khởi công xây dựng nhà máy Sen vòi Đà Nẵng

o Tháng 09 năm 2009: Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 5 và tiến hành công việc xây dựng

o Tháng 02 năm 2010: Khánh thành nhà máy sen vòi tại Đà Nẵng

Trang 16

o Ngày 20 tháng 8 năm 2014 : Ký HĐ sát nhập công ty thành viên : Công ty TNHH sản xuấtLIXIL INAX Sài Gòn, Công ty TNHH sản xuất LIXIL INAX Đà Nẵng, đổi tên thành công tyTNHH LIXIL VIỆT NAM, hợp đồng sát nhập có hiệu lực chính thức từ ngày 31/10/2014.

2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL INAX VIỆT NAM.

Bộ phận Tài Chính

B.P Xuất- Nhập Khẩu

Bộ phận Kế Toán

Phòng Sản Xuất

Bộ phận Đúc

Bộ phận Phun Men

Bộ phận Lò Nung

Bộ phận Kiểm Tra

Ban Quản Lý Chất Lượng

Phòng Bán Hàng

Chi Nhánh

Hà Nội

Chi Nhánh HCM

Chi Nhánh

Đà Nẵng

Chi Nhánh Nha Trang

Chi Nhánh Cần Thơ

Trang 17

 Mục tiêu của Lixil: tạo ra một lối sống bền vững hài hoà với trái đất.

 Giá trị Lixil mang tới: chất lượng đáng tin cậy, kỹ thuật tiên tiến, vẽ đẹp môi trường, tácđộng cảm xúc

 Tầm nhìn Lixil: Lixil sẽ nổ lực trở thành tập đoàn hàng đầu về nguyên vật xây dựng vàthiết bị nhà ở, đồng thời sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ khắng khít với tất cả với tất cảcác đối tác bao gồm các khách hàng và các cổ đông Mục tiêu của Lixil là trở thành ngườidẫn đầu trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và thiết bị nhà ở trên toàn cầu

 Sứ mệnh của Lixil: xây dựng những mối liên kết hướng tới cuộc sống tốt đẹp

 Giá trị của Lixil: khát vọng đạt được mục tiêu, sẵn sàng cho những thử thách và thay đổi,nhanh tay hành động, tiến bộ và hoàn thiện, một tổ chức rộng mở, chân thành và tinh tế,đỉnh cao của chất lượng, loại bỏ sự không hiệu quả, tận trung vào công việc tập thể và sựphát triển cá nhân

 Phần cốt yếu của Lixil: những sản phẩm và dịch vụ, chất lượng cao của tập đoàn góp phầnnâng cao sự thoải mái và nâng cao chất lượng sống của mọi người

2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH

Chúng tôi nổ lực cống hiến để đem đến cuộc sống tương lai tiện nghi và đầy đủ cho mọi ngườitrên khắp thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ ưu việt của chúng tôi

GIÁ TRỊ CHUNG - LIXIL VALUE

1 Quyết tâm đạt được mục tiêu

2 Mang ý chí quyết tâm và sẵn sàng hành động một cách triệt để để đạt được mục tiêu

3 Đương đầu với thách thức và sẵn sàng thay đổi

4 Không thỏa mãn với những gì đang có, luôn tìm kiếm sự thay đổi và chấp nhận tháchthức mới Không ngừng vươn lên, chấp nhật rủi ro, không ngại thử thách

Trang 18

8 Luôn luôn học hỏi, thu nhận kiến thức và năng lực mới để nâng cao thành tựu của công

ty cũng như tự hoàn thiện bản thân Không giữ mãi cái cũ mà luôn tìm cách cải tiếnbằng những ý tưởng sáng tạo linh hoạt

14 Hiểu được “Chất Lượng” là nguồn gốc của việc đạt được sự tin cậy của khách hàng và

xã hội, cũng như lợi nhuận của công ty và luôn vươn tới chất lượng thượng hạng trongsản xuất, dịch vụ và trong mọi công việc kinh doanh

15 Loại bỏ lãng phí hoàn toàn

16 Xem xét một cách triệt để mọi sự lãng phí hay dư thừa và luôn hành động hợp lý, đemlại hiệu quả kinh tế

17 Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác làm việc theo nhóm

18 Phát huy năng lực tối đa của nhóm nhờ vào sự tôn trọng và truyền cảm hứng cho nhau.Nhận thức được con người chính là tài sản quan trọng nhất của công ty và luôn nổ lực

để đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai

2.5 LIXIL ký tên tham gia Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC)

Tập đoàn LIXIL thể hiện cam kết của mình để trở thành Nhà lãnhđạo toàn cầu thực sự bằng cách ký tên tham gia Mạng lưới Hiệpước toàn cầu Liên hợp quốc (United Nations Global Compact –UNGC)

UNGC được Liên hợp quốc phát triển từ năm 2000, và đến tháng06/2013 đã có gần 11.500 công ty và các tổ chức thuộc 145 quốc

Ngày đăng: 16/05/2015, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w