1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị kinh doanh quốc tế Môi trường pháp lý về tự vệ thương mại tại Việt Nam

22 971 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

Tiểu luận môn quản trị kinh doanh quốc tế đề tài môi trường pháp lý về tự vệ thương mại tại Việt Nam, dành cho các bạn nghiên cứu, tham khảo, cũng như làm tiểu luận của mình về môn học quản trị kinh doanh quốc tế của mình.

Trang 1

Danh sách thành viên:

Trang 2

MỤC LỤC

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm

1.2 Giá của biện pháp tự vệ

1.3 Các biện pháp tự vệ thương mại

1.4 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại

1.5 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO

1.6 Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ

2 Thực trạng hiện nay

2.1 Môi trường pháp lý về tự vệ thương mại tại Việt Nam

2.2 Tác động của việc ban hành Pháp lệnh và nghị định về tự vệ

3 Một số kiến nghị

3.1 Đối với Nhà nước

3.2 Đối với doanh nghiệp

3.3 Một số kiến nghị khác

PHỤ LỤC

Trang 3

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm:

Tự vệ thương mại (safeguard measures ) là hành động của chính phủ các nước nhập

khẩu dưới hình thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, cá khoản phụ thu hay cácbiện pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp những hànghoá này được nhập khẩu một cách quá mức, gây thiệt hại ngiêm trọng đến ngành sản xuất nộiđịa

“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công nghiệp trongnước Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như :lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhậpkhẩu của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sửdụng, công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất nội địa

Mỗi nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều có quyền áp dụngbiện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (vềđiều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ)

1.2 Giá của biện pháp tự vệ:

Được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng lại đi ngược lại mục tiêu “tự do hoáthương mại”, biện pháp tự vệ là một công cụ “phải trả tiền” Điều này có nghĩa là các nướcđược phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho nhữngthiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cânbằng cam kết thương mại với nước khác) Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồithường thương mại cho các nước có hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiệnnhất định Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụngbiện pháp trả đũa

1.3 Các biện pháp tự vệ thương mại:

Theo điều XIX và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một quốc gia có quyềnlựa chọn 1 trong các biện pháp tự vệ sau:

-Tăng mức thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần(biện pháp thuế quan)

-Áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch(biện pháp phi thuế quan)

1.3.1 Biện pháp thuế quan:

Đây là biện pháp mà WTO cho phép để bảo hộ thị trường trong nước và chủ yếu dướidạng tăng thuế nhập khẩu, vì đây là công cụ đảm bảo tính minh bạch và dễ dự doán, đượcthực hiện bằng những con số rõ ràng, do vậy người ta có thể thấy được mục đích bảo hộ dànhcho 1 ngành sản xuất của mỗi quốc gia Ngoài ra, do biện pháp thuế quan chỉ làm tăng giásản phẩm nên cũng không làm cho thương mại bị bóp méo và đảm bảo cho “bàn tay vôhình”của thị trường thực hiện được chức năng của mình Tuy nhiên khi tham gia vào quátrình hội nhập, các nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải cólịch trình cắt giảm cụ thể

1.3.2 Các biện pháp phi thuế quan:

Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tựnguyện(VERs- Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để qua đó

ép buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể hiện sự

Trang 4

phân biệt đối xử rất rõ Vì vậy trrong hiệp định về các biện pháp tự vệ, WTO đã cấm sử dụngVERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm:

a) Hạn ngạch:

Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu

từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Có 2 loạihạn ngạch:

- Hạn ngạch tuyệt đối : là hạn gạch mà khi áp dụng, nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quámôt khối lượng đã qui định thì không được cấp giấy phép XK

- Hạn ngạch thuế suất thuế quan : là hạn ngạch mag khi áp dụng, nếu khối lượng hànghoá nhập khẩu không vượt quá mức đọ qui định thì sẽ đánh thuế suất thông thường, ngượclại sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánhd thuế tăng lên theo phân tăng lên theo tưng phần tăngtương ứng của số lượng hàng hoá NK

b) Các công cụ khác:

Một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm NK, cấpgiấp phép nhập khẩu hay phụ thu đối với hàng NK v v Cá biện pháp này thường mang tínhchủ quan của nước NK với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa nên WTO coi nhữn biệnpháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại và yêu cầu xoá bỏ thay vao đó làcác biện pháp hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan

1.4 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại:

WTO trong các văn bản của mình đã đề ra những điều kiện áp dụng các biện pháp tự

vệ thương mại mà theo đó, 1 quốc gia chỉ được quyền áp dụng biện pháp này nếu xét thấy đãhội dủ các điều kiện sau

1.4.1 Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội

địa

Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu dẫn đến áp dụng các biện pháp tự vệ thương mạiđược xác định dựa vào 1 số tiêu chí cụ thể : đó là sự gia tăng một cách một cách tương đốihay tuyệt đối về sản lượng số lượng hay giá trị củ loại hangf hoá đó so với số lượng, khốilượng hay giá trị của hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuấttrong nước Mục 1(a) điều XIX hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “sự thay đổi khônglường trước - unforeseen development” theo đó sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩuphải không lường trước được, nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán vàkhông có gì để khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra nhượng bộ thuếquan, có thể hay lẽ ra phải dự đoán được sự biến đổi đó Thực tiễn xét xử các vụ kiện liênquan đến tự vệ thương mại cho thấy sự gia tăng nhập khẩu để dẫn đến quyền áp dụng cácbiện pháp tự vệ thương mại phải đáp ứng được các tiêu chí cả về định lượng cũng như địnhtính Sự gia tăng này phải vừa mới diễn ra, phải mang tính bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn vàphải gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng

1.4.2 Việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa

Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng đánh giánhững yếu tố kinh tế có liên quan dến tình hình sản xuất của ngành này gồm:

Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm liên quan một cách tuyệt đốihay tương đối

Trang 5

Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu%thị phần trong nước.

Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỉ suất đầutư

Tác động đến thị trường lao động

Việc điều tra sẽ do 1 cơ quan chuyên trách ở mỗi quốc gia đảm nhiệm.Tuy nhiên, nếunhư xét thấy bất kì 1 sự trì hoãn nào có thể làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và khóphục hồi, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời mà chỉ dựa vào những dấuhiệu ban đầu cho thấy có thiệt hại nghiêm trọng bắt nguồn từ gia tăng nhập khẩu, không cầnđợi kết quả điều tra biện pháp này chỉ kéo dài tối đa 200 ngày và được áp dụng dưới hìnhthức tăng thuế suất Khoảng thời gian áp tự vệ tạm thời cũng sẽ được tính vào tổng thời gian

áp dụng tự vệ thương mại Nếu sau này kết quả cho thấy không đủ điều kiện áp dụng tự vệthương mại thì các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau ngay lập tức khoản thuế gia tăng đã thuđược

1.4.3 Sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại nói trên

Một quốc gia sẽ không thể áp dụng được các biện pháp tự vệ thương mại nếu nhưkhông chứng minh được rằng có tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữalượng nhập khẩu gia tăng đột biến của loại hàng hoá có liên quan với thiệt hại nghiêm trọnggây ra Việc chứng minh mối quan hệ này có thể dựa trên sự tương quan về thời gian xảy raviệc tăng lượng hàng hóa nhập khẩu tăng và thời gian xảy ra thiệt hại nghiêm trọng Tuynhiên, nếu có những yếu tố khác không phải là gia tăng nhập khẩu, cùng trong thời gian đógây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại thì không thể suy diễn là thiệt hại đó

là do việc hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh Điều này đồng nghĩa là các nhân tố gây thiệt hạicần phải được phân biệt và làm rõ, từ đó tạo nên giới hạn cho việc áp dụng tự vệ thương mại

1.5 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO

1.5.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản của WTO Tự vệ thương mạicũng cần tuân thủ nguyên tắc này; theo đó các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng với mọi sảnphẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Đối tượng điều tra để áp dụng

tự vệ thương mại cũng phải là toàn bộ hàng nhập khẩu chứ không phải hàng hóa từ một nước

cụ thể

Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO đưa ra một ngoại lệ yêu cầu:Nước nhập khẩukhi áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chế số lượng thì phải tham khảo ý kiến củacác nước thành viên khác có lợi ích đáng kể liên quan đến hàng hóa bị áp dụng tự vệ thươngmại để đưa ra tỷ lệ phân bổ hạn ngạch

1.5.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và mức

độ cần thiết:

Mục đích chính của TVTM là để giúp nền công nghiệp trong nước có thời gian đểđiều chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hànghóa nước ngoài Do vậy nước nhập khẩu chỉ được áp dụng tự vệ thương mại ở giới hạn cầnthiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại do lượng nhập khẩu tăng độtbiến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa chứ không phảinhằm bất kỳ mục đích nào khác

Trang 6

Áp dụng TVTM không phải để hạn chế cạnh tranh, do vậy nó chỉ được áp dụng trongmột thời gian nhất định Theo WTO, thời hạn áp dụng tối đa là 4 năm Trong trường hợp cầnthiết, có thể được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 4 năm tiếp theo Đối với các nướcđang phát triển, có thể được ưu đãi gia hạn với thời gian không quá 6 năm tiếp theo Tuynhiên, ngay cả trong thời hạn áp dụng, nếu những điều kiện cho sự tồn tại của nó không cònnữa thì nước áp dụng TVTM phải dỡ bỏ ngay hoặc đình chỉ biện pháp tự vệ đang được ápdụng với hàng hóa đó.

Trong thời gian áp dụng TVTM, nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát các biện pháp

tự vệ để đảm bảo quyền lợi cho nước bị áp dụng đồng thời cũng để cho việc luân chuyểnhàng hóa diễn ra bình thường

1.5.3 Nguyên tắc đảm bảo bồi thường tổn thất thương mại

Khác với các biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạh do hànhđộng bán phá giá hay trợ cấp của Chính phủ, một nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự

vệ phải đảm bảo đền bù thỏa đáng cho nước bị áp dụng TVTM Việc đền bù này thườngthông qua việc giảm thuế cho một số mặt hàng có lợi ích xuất khẩu cho nước bị áp dụngTVTM Mức độ đền bù phải tương đương đáng kể

Nếu các bên không thể thỏa thuận được mức độ bồi thường tương xứng thì các nước

bị áp dụng TVTM có thể áp dụng các biện pháp trả đũa Tuy nhiên, quyền thực hiện trả đũathương mại chỉ có thể tiến hành sau 3 năm kể từ khi biện pháp TVTM thực hiện

1.5.4 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển

WTO thừa nhận cần phải có sự cần thiết phải dành cho những nước đang và chậmphát triển những điều kiện thuật lợi hơn trong thương mại quốc tế, dành cho các nước nàynhững chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt trong thương mại quốc tế mà không yêu cầu có đi

có lại trong các cam kết

Điều 9 Hiệp định về TVTM của WTO quy định: Các biện pháp TVTM không được ápdụng với hàng hóa có nguồn gốc từ một nước thành viên đang phát triển nếu như thị phầnxuất khẩu hàng hóa của nước này tại nước nhập khẩu không vượt quá 3 % Hoặc nếu cónhiều nước thành viên đang phát triển có thị phần từng nước dưới 3% và tổng thị phần củacác nước này không lớn hơn 9 % thì không bị áp dụng TVTM

Về phần mình, một nước thành viên đang phát triển lại có quyền mở rộng thời hạn ápdụng TVTM với nước khác thêm 2 năm nữa so với thời hạn tối đa được áp dụng TVTMthông thường là 8 năm

1.6 Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ

Khác với trường hợp các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không cónhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ Tuy nhiên, Hiệpđịnh về Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả cácthành viên phải tuân thủ, ví dụ:

Đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được thôngbáo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra…)

Đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm bảo cơ hội trìnhbày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương);

Trang 7

Đảm bảo bí mật thông tin (đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các bên trìnhvới tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không có sự đồng ý của bên đãtrình thông tin);

Các điều kiện về biện pháp tạm thời (phải là biện pháp tăng thuế, và nếu kết luận cuốicùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại chobên đã nộp; không được kéo dài quá 200 ngày…)

Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo trình tự sau đây:Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu;Khởi xướng điều tra;

Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu; tình hình thiệthại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại;

Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ

Chú ý rằng việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có nhiều yếu tố giống mộttrình tự tố tụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án) nhưng đây bản chất là một thủ tục hànhchính, do một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp thươngmại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩuhàng hóa liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhậpkhẩu Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nội địa nước nhập khẩu và vềnguyên tắc không phải là công việc giữa các Chính phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu vàChính phủ nước nhập khẩu)

Tuy nhiên, do vấn đề này đã được ràng buộc bởi các nguyên tắc bắt buộc có liên quantrong Hiệp định SG của WTO nên các thành viên có thể thông qua WTO để xử lý nhữngtrường hợp nước nhập khẩu tiến hành điều tra mà vi phạm WTO

2 Thực trạng hiện nay

Việt Nam đã và đang trở thành thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế vàkhu vực như ASEAN, AFTA, APEC và đặc biệt là WTO, có quan hệ kinh tế với trên 170nước Chương trình cát giảm thuế nhập khẩu và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan để thúcđẩy hoạt động thương mại và đầu tư là không thể tránh khỏi trong quá trình hội nhập Trongcam kết WTO về thuế quan , Việt Nam đã có kết quả dàm phán cho toàn bộ biểu thuế nhậpkhẩu (10.600 dòng thuế), và cam kết cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức hiện hành,thực hiện chủ yếu trong 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Trong số 10.600 dòng thuế nhậpkhẩu sẽ có 36% phải cắt giảm, lộ tình cắt giảm kéo dài bình quân 5-7 năm Mức thuế bìnhquân cho nông nghiệp là 21%, công nghiệp là 12.6%, so với mức bình quân hiện hành là23,5% và 16.6% … Ngoài ra trong các cơ chế hợp tác, tự do hoá ASEAN-Trung Quốc,ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Nhật, ASEAN-Hàn Quốc… mà Việt Nam tham gia cũng quy địnhtiến trình cụ thể về cắt giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan

Tất cả những điều này sẽ khiến cho môi trường kinh doanh ở nước ta ngày cành cạnhtranh do sức ép mạnh mẽ từ luồng hành hoá nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc vàASEAN, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phỉa nỗ lực để vượt qua thách thức

Trong bối cảnh ấy, việc đặt ra nhu cầu bảo hộ nói chung và tự vệ nói riêng nhằm giúp

đỡ các doanh nghiệp trong nước có điều kiện điều chỉnh cơ cầu và nâng cao sức cạnh tranh làcần thiết Đã đến lúc chúng ta đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, các doanhnghiệp Việt Nam cần kiện ngược lại chứ không chỉ loay hoay bị động với các vụ khởi kiện từnước ngoài Lâu nay, chúng ta chỉ lo lắng đối phó với việc nước ngoài kiện sản phẩm của

Trang 8

mình bán phá giá vào thị trường họ hoặc sản phẩm của mình đựơc nhập khẩu tràn lan đe doạđến ngành sản xuất trong nước họ Đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện hàng hoácủa nước ngoài được trợ cấp, bán phá giá hay nhập khẩu quá mức đang đe doạ nhiều ngànhcông nghiệp non yếu của mình

2.1 M ôi trường pháp lý về tự vệ thương mại tại Việt Nam

Cho đến thời điểm này, hai văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề tự vệ thươngmại là Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ quốc hội ngày 25 tháng

5 năm 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam và nghị định số150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nói trên.Trước đó, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định hay giải thích về các biệnpháp tự vệ; bởi vạy, sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến vấn đề này ngay trong các cơquan và công chức hoạch định chính sách thương mại còn rất hạn chế

Về cơ bản, nội dung của hai văn bản pháp luật này được xây dựng trên cơ sở tuân thủcác quy định của Điều XI GATT năm 1947 về tự vệ khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu vàhiệp định tự vệ của WTO nhưng được chuyển hoá, điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống phápluật của Việt Nam

Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoàivào Việt Nam gồm 8 chương, 33 điều quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục

áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây

ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất troaing nước Nghị định150/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành gồm 4 chương, 17 điều, quy định chi tiết hơn về cácbiện pháp tự vệ, thủ tục điều tra áp dụng các biện pháp này

Ngoài ra, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06năm 2005 và nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 nêu rõ nếu hàng hoánhập khẩu quá mức vào Việt Nam thì bị áp dụng biện pháp tăng mức thuế nhập khẩu theoquy định của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam Hainghị định 04/NĐ-CP và 06/NĐ-CP cùng ban hành ngày 09/01/2006 quy định cụ thể cácnhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Hội đồng xử lý vụ việc chống bạn phá giá, chống trợ cấp

- Là một bước chủ động chế định hoá các định chế của WTO vào luật pháp Việt Nam

và điều chỉnh luật pháp của ta phù hợp với các chuẩn mức của thế giới, tạo điều kiện cho việcgia nhập WTO

2.2.2 Những tác động tiêu cực

Trang 9

- Việc áp dụng các biện pháp tự vệ cũng có thể làm giảm cơ hội của các ngành sảnxuất sử dụng hàng hoá nhập khẩu đầu vào cho sản xuất với giá thấp hoặc chất lượng tốt hơn,hạn chế người tiêu dùng có được những hàng hoá tương tự với giá rẻ hơn.

- Trong một số trường hợp, việc áp dụng các biện pháp tự vệ có thể làm thay đổi đáng

kể các cơ hội thị trường mà các đối tác nước ngoài có được và do vậy có thể dẫn đến sựkhiếu nại từ phía chính phủ nước ngoài, thậm chí khi tham vấn liên chính phủ không thànhcông có thể bị trả đũa

- Nếu lạm dụng các biện pháp tự về sẽ làm nảy sinh sự ỷ lại của các doanh nghiệp vào

sự bảo hộ quá mức của Nhà nước

3 Một số kiến nghị

3.1 Đối với Nhà nư ớc (ở tầm vĩ mô)

3.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh thương mại đặc biệt là Pháp lệnh

về tự vệ thương mại

Đây là một kiến nghị không mới, mặc dù chúng ta đã hết sức cố gắng trong việc xâydựng và ban hành ra một khung pháp lý phù hợp với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ song như thế chưa đủ Hệ thống pháp luật điềuchỉnh thương mại của chúng ta còn chưa đầy đủ và cha đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo lênnhau gây khó hiểu và hoạt động còn chưa có hiệu quả rõ rệt Do đó, Nhà nước ta cần phảihoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp này thông qua quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung, thaythế, loại bỏ hay làm mới các quy định có liên quan Quá trình này phải được tiến hành mộtcách đồng bộ và thống nhất giữa các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan Ngoài ra để xây dựngmột môi trờng cạnh tranh lành mạnh cần nhanh chóng ban hành Luật về cạnh tranh và chốngđộc quyền, về chống gian lận thơng mại và các yếu tố pháp lý quan trọng khác của nền kinh

tế thị trường Quan trọng nhất tạo ra sự thuận tiện và cũng phải đảm bảo tính minh bạchtrong nội dung các văn bản đó Cũng để có ưu thế về cạnh tranh trên bình diện quốc gia,chúng ta cũng phải tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, an toàn, ổn định, cần phải côngkhai minh bạch hoá chính sách pháp luật về hoạt động kinh doanh, nhất là các chính sách vềxuất nhập khẩu và tài chính Bên cạnh đó cần xây dựng và công bố lộ trình cụ thể các danhmục cắt giảm thuế quan và phi thuế quan hàng năm để thực hiện các cam kết quốc tế củachúng ta, xây dựng các phơng án giảm và ràng buộc thuế quan ở mức trần để đàm phán gianhập WTO, đồng thời cũng chú trọng xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo hộ phi thuếquan hữu hiệu phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện bảo hộ hợp lý cho các nhà sản xuấttrong nớc khi chúng ta buộc phải cắt giảm thuế quan

Đó là về hệ thống pháp luật điều chỉnh thơng mại nói chung còn đối với pháp luật về tự

vệ thương mại nói riêng mà cụ thể ở đây là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá ước ngoài vào Việt Nam thì tôi xin có một vài kiến nghị sau đây:

Thứ nhất, Pháp lệnh về tự vệ chỉ quy định về quyền tự vệ của Việt Nam mà chưa đềcập đến các quy định trong trờng hợp nào thì Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp trả đũa một n-ước nếu như nước đó đã áp dụng biện pháp tự vệ không có căn cứ hoặc điều kiện áp dụngtrái với nguyên tắc và quy định trong các Hiệp định song phương giữa nớc đó với Việt Nam.Mặc dù thực tiễn cho thấy Việt Nam chỉ là một đối tác nhỏ bé với lượng hàng hoá chiếm một

tỷ lệ rất khiêm tốn trong thơng mại quốc tế, trong các tranh chấp thơng mại thì bao giờ xuhướng bất lợi cũng nghiêng về phía Việt Nam song việc bổ sung quy định này vào Pháp lệnhtrong thời gian tới hoặc xây dựng riêng một văn bản về trả đũa trong thương mại là vô cùngcần thiết để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Trang 10

Thứ hai, Pháp lệnh của ta quy định rằng các biện pháp tự vệ sẽ đợc rút ngắn trên cơ sởkết quả rà soát của Bộ Thương mại Việc rà soát này chỉ đợc thực hiện sau một nửa thời gian

áp dụng biện pháp tự vệ đó là 3 năm Trong khi đó theo tinh thần của Hiệp định về các biệnpháp tự vệ thì biện pháp tự vệ sẽ đợc áp dụng nhng theo hướng giảm dần mức độ áp dụng màkhông cần dựa trên kết quả rà soát nếu nh biện pháp tự vệ có thời hạn áp dụng trên 1 năm vàdới 3 năm Còn trong trường hợp trên 3 năm thì phải tiến hành rà soát biện pháp tự vệ đó trớckhi nới lỏng theo như quy định trong Pháp lệnh Theo tôi, việc nới lỏng mức độ áp dụng biệnpháp tự vệ theo thời gian áp dụng là cần thiết cho phù hợp với luật pháp quốc tế chứ khôngnên quy định một cách cứng nhắc như ở trong Pháp lệnh của ta

Thứ ba theo quy định của Pháp lệnh tự vệ thì các biện pháp tự vệ được áp dụng khôngphân biệt đối xử và không phân biệt xuất xứ hàng hoá trừ trờng hợp ngoại lệ là các biện pháp

tự vệ có thể không áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ những nước kém phát triển Vềmặt lý luận, quy định này phù hợp với các quy tắc và thông lệ của các nước trên thế giớicũng như của WTO Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng quy định này lại nảy sinh ra một sốkhó khăn nhất định chẳng hạn như trong số các nước có lượng hàng hoá nhập khẩu vào ViệtNam thì chỉ có một số nước có lượng nhập khẩu tăng mạnh trong khi thị phần nhập khẩu củacác nước khác không tăng thậm chí còn giảm đi Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch dựa trên

tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu sẽ gây bất lợi đối với một số nớc có lợng nhập khẩu vaò Việt Namgiảm đi trong khi những nớc có lượng nhập khẩu tăng mạnh thì sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởiquyết định của nước áp dụng biện pháp tự vệ, Chúng ta cần thiết phải nghiên cứu bổ sungthêm ngoại lệ này bằng cách đa thêm vào Pháp lệnh quy định việc phân bổ hạn ngạch, thoảthuận áp dụng hạn ngạch chỉ đối với một số nước có thị phần nhập khẩu tăng lên một cáchtuyệt đối hay tương đối so với lượng nhập khẩu trung bình trong khoảng thời gian 3 năm tr-ước đó Hơn nữa chúng ta cũng nên quy định bổ sung thêm vào khoản 2 điều 21 Pháp lệnh

về tự vệ năm 2002 trường hợp nếu thị phần nhập khẩu từ các nớc kém phát triển vợt quá baonhiêu phần trăm thì có thể vẫn áp dụng một biện pháp tự vệ nhằm mục đích kiểm soát đượclượng hàng hoá nhập khẩu từ những nước này

3.1.2 Nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về công tác tự vệ thương mại

Vấn đề tự vệ thương mại là một vấn đề còn rất mới mẻ trong nhận thức của các cơquan từ cấp Nhà nước xuống cấp doanh nghiệp của Việt Nam Từ trước khi ban hành Pháplệnh về tự vệ năm 2002 trở về trớc, ở Việt Nam cha hề có một văn bản bản nào quy định haygiải thích về vấn đề này Sự hiểu biết về vấn đề liên quan đến các biện pháp tự vệ ngay trongcác cơ quan và công chức hoạch định chính sách thương mại cũng còn rất hạn chế huống chi

là cấp doanh nghiệp địa phương Kể từ khi ban hành Pháp lệnh tự vệ tháng 5 năm 2002 đếnnay thì tình hình đã đợc cải thiện đôi chút Chúng ta đã biết được những khái niệm cơ bảnnhất về các biện pháp tự vệ Tuy nhiên sự nhận thức về vấn đề này còn cha phổ biến và chathực sự có chiều sâu Việc nhầm lẫn hay đồng nhất giữa các biện pháp tự vệ với các biệnpháp bảo hộ khác như biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp…vẫn còn thường xuyên

và phổ biến Do đó trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay việc nâng cao nhận thứccủa các cơ quan nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói một cách cụ thể là hết sức cầnthiết Các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền của chúng ta như Bộ Thơng mại, Bộ Tài chính vàcác Bộ liên quan khác đã nhận thức được tầm quan trọng cũng nh là sự cần thiết phải xâydựng và ban hành một chính sách tự vệ thương mại của riêng Việt Nam để chuẩn bị cho tiếntrình hội nhập quốc tế một cách phù hợp và an toàn Song như thế cha đủ, thực tế thương mạirất phong phú đa dạng và luôn luôn biến động, các vấn đề mới phát sinh ngày càng tinh vi vàphức tạp hơn Những gì chúng ta đã có sẽ sớm trở nên lạc hậu cứng nhắc Do vậy cùng với

Trang 11

việc nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước để góp phần làm cho hệ thống chính sáchthơng mại nói chung và tự vệ nói riêng của chúng ta trở nên linh hoạt, hiệu quả và ngày cànghoàn thiện hơn, thì việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp cũng cần phải đợc chútrọng nhằm làm cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, hiểu toàn diện hơn bản chất của vấn đềtrên cơ sở đó có thể tự hoạch định ra cho mình hớng đi và cách làm phù hợp nhất để vừakhông trái với nguyên tắc luật lệ chung vừa tận dụng đợc nhiều cơ hội và thuận lợi nhất.

Để nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp về công tác tự

vệ thương mại thì chúng ta phải xúc tiến tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình, hội thảobàn về công tác này, học tập và nghiên cứu các kinh nghiệm áp dụng và tiến hành tự vệ củacác nớc bạn, tổ chức các khoá đào tạo cho các quan chức chính phủ và cho các cá nhân trongngành thơng mại và công nghiệp để giúp họ làm quen hoàn toàn với yêu cầu về điều kiện,trình tự, thủ tục điều tra và các trình tự tiến hành tự vệ…vv

3.1.3 Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tự vệ ương mại

th-Để có thể áp dụng các biện pháp tự vệ cần có một cơ quan chuyên trách chịu tráchnhiệm các khâu từ khâu nhận hồ sơ, tiến hành các công việc điều tra, ra quyết định liên quanđến việc áp dụng các biện pháp tự vệ và các công tác khác như thu thập thông tin, tổ chứccác buổi tham vấn, nghiên cứu…vv Theo quy định của Pháp lệnh về tự vệ thì Bộ Thơng mại

là cơ quan đầu mối thực hiện các công việc trên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Bộ Thương mại đã đợc Chính phủ giao Trên thực tế đa số các nước đều theo môhình này nhưng cũng có nớc chọn mô hình cơ quan chịu trách nhiệm là một cơ quan liênngành Nếu theo mô hình cơ quan liên ngành thì tổ chức bộ máy sẽ cồng kềnh dẫn đến việcđiều phối sẽ khó khăn hơn Còn ở Việt Nam, tuy Bộ Thương mại là cơ quan đầu mối chuyêntrách có thẩm quyền điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ song Bộ này cũng cần phải phối hợpchặt chẽ với một số Bộ ngành hữu quan khác đặc biệt là Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngànhphụ trách các ngành sản xuất, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê… Trên cơ sở đó, BộThương mại sẽ phải lập ra một Nhóm chuyên trách hoặc Nhóm đặc trách theo vụ việc gồmcác thành viên đại diện của các Bộ ngành nói trên Nhóm này sẽ thực hiện chức năng điềutra, đề xuất biện pháp áp dụng và thực thi các công việc liên quan đến việc áp dụng các biệnpháp tự vệ

Vấn đề thành lập cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại chuyên quản lý và điều tra, giámsát việc thực hiện các biện pháp tự vệ cần phải đợc xúc tiến nhanh và phải đảm bảo hoạtđộng của các cơ quan này không bị chi phối từ phía Chính phủ cũng như các doanh nghiệp,không bị chồng chéo về thẩm quyền với các cơ quan khác và quan trọng là phải đảm bảo đư-

ợc tình hình nhân sự trong hoàn cảnh hiện nay khi chúng ta đang cải cách bộ máy nhà nướcsao cho gọn nhẹ mà hoạt động vẫn có hiệu quả Nh vậy vấn đề này cần được Chính phủ sớmquy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này

3.1.4 Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về tự vệ thương mại

Vấn đề thông tin trong thời đại hiện nay không còn là một vấn đề nan giải như trớcđây Ngày nay nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như truyền thanh,truyền hình, mạng Internet…chúng ta có thể có được bất kỳ thông tin cần thiết vào bất kỳ lúcnào và bất cứ ở đâu Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có đợc những thông tin chuẩn xác,

cụ thể, thiết thực và hữu ích cho vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu Cụ thể ở đây là vấn đề

tự vệ thương mại Vì đây là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Namnên thông tin về vấn đề này ở Việt Nam còn rất hạn chế và sơ sài Do đó các cơ quan nhà nư -

ớc có thẩm quyền cần sớm ban hành những văn bản thông tin có liên quan đến vấn đề tự vệ

Ngày đăng: 31/08/2014, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w