0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY THIẾT BỊ 1 (Trang 30 -34 )

II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty

1. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty

Để tìm hiểu tình hình NK của công ty ta đánh giá kim ngạch NK qua các năm thể hiện ở bảng sau:

Bảng1: Kim ngạch NK của công ty ( Đơn vị: Triệu USD) Chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Năm2005 Tông kim ngạch NK 17,25 13,8 17,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm và báo cáo kinh doanh hàng nhập khẩu về công ty.

Qua bảng 1 ta thấy tình hình tổng kim ngạch NK bình quân 3 năm 2003-2005 đạt 16,08333 triệu USD, riêng năm 2004 Tổng kim ngạch NK giảm còn 13,8 triệu USD tương ứng giảm 24,9% so với năm 2003, nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được 0,97% cao nhất trong 3 năm gần đây, năm 2003 chỉ đạt 0,3% . Qua đó cho thấy công ty có một chiến lược kinh doanh đúng khi nhập khẩu cơ cấu mặt hàng phù hợp với nhu cầu trong nước và bán được giá, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:

Công ty Thiết Bị là một kinh doanh chủ yếu NK hàng hoá từ nước ngoài về và bán trong nước, ta đi xem xét cơ cấu mặt hàng NK qua các năm để biết được mặt hàng chủ lực của công ty thể hiện qua bảng sau:

Bảng2: Cơ cấu, tỷ trọng giá trị các mặt hàng NK của công ty(Đơn vị: USD)

Măt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Phôi thép 12.295.071 60,08 9.860.000 71,5 13.570.027 79 Nguyên vật liệu 3.185.863 22,84 3.309.600 24 3.579.442 21 Máy móc thiết bị, phụ tùng, phươngtiện vẩn tải 1.732.224 16,81 620.550 4,5 0 0 Mặt hàng khác 45.277 0,27 0 0 0 0 Tổng KNNK 17.258.435 100% 13.790.000 100% 17.149.469 100%

Nguồn: Báo cáo mua bán nguồn hàng kinh doanh trong năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm.

Qua Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng NK của công ty ta thấy mặt hàng chủ lực NK chính của công ty là các sản phẩm thép, trong đó phôi thép là mặt hàng NK dứng vị trí số1 bình quân 3 năm: 2003, 2004, 2005 Nhập Khẩu được 11,88 triệu USD. Năm 2003 NK 12,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 60,08% trong

tổng kim nghạch NK , nhưng đến năm 2004 chỉ NK được 9,86 triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2003 là do Phôi thép trên thị trường thế giới biến động làm giá cả tăng lên, đồng thời nhu cầu thép ở một số nước mà công ty mua phôi thép (Nga và Trung Quốc) tăng lên dẫn đến giá thép NK tăng lên cao, làm cho nhu cầu mua thép cho xây dựng ở Việt Nam chững lại, đồng thời đầu vào của các nhà máy sản xuất rhếp cao nên họ giảm quy mô sản xuất tạm thời chờ đợi để qua cơn sốt giá, đến năm 2005 Tổng kim nghạch NK tăng lên 17,15 triệu USD là do mặt hàng Phôi thếp NK tăng lên đạt 13,57 triệu USD, tương ứng tăng trên 20% so với năm 2004 là do thị trường thế giới ổn định lại, giá phôi thép giảm nên nhu mua Phôi thép của các doanh nghiệp trong nước tăng.

Mặt hàng NK đứng vị trí thứ 2 là các nguyên vật liệu, trong đó các nguyên vật phục vụ cho sản xuất( các loại giấy, nhựa PVC, ….) và vật liệu xây dựng(nguyên vật liệu từ thép), NK bình quân qua 3 năm (2003-2005) đạt 3,37 triệu USD, tỷ trọng NK qua các năm đạt từ 21% đến 24% tổng kim nghạch NK.

Mặt hàng đứng ở vị trí thứ 3 là máy móc thiết bị phụ tùng và phương tiện vẩn tải là một trong các mặt hàng truyên thống của công ty từ thời bao cấp và kế cận sau này ,khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ,công ty phải hạch toán độc lập, thì mặt hàng này không còn khả năng cạnh tranh và không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp nên công ty đã chuyển hướng Nk sang các mặt hàng khác có hiệu quả kinh tế, thể hiện qua giá trị NK mặt hàng máy móc thiết bị liên tục giảm trong 3 năm gần đây năm 2003 đạt trên 1,7 triệu U SD chiếm tỷ trọng 16,8%, đến năm 2004 NK trên 600 nghìn USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch NK, nhưng đến năm 2005 thì không NK mặt hàng này

Qua Bảng 2 và phân tích ta thấy công ty đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, để giảm rủi do, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, đặc biệt công ty NK các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trương trong nước và đem lại lợi nhuận cao cho cao cho công ty

Cơ cấu thị trường nhập khẩu

: Công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 20 đối tác trên thế giới như: Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Tây Ban Nha, Singapo, Ấn Độ, Phần Lan, Hàn Quốc……..nhưng bạn hàng cung ứng truyến thống cung ứng khối lượng lớn là Nga và Trung Quốc, cung ứng các loại hàng phương tiện vẩn tải, máy móc thiết bị….và phôi thép chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty.

Bảng3: Cơ cấu giá trị NK theo thị trường

Chỉ tiêu

Năm2003 Năm2004 Năm 2005

Giátrị Tỷ trọng Giátrị Tỷ trọng Giátrị Tỷ trọng Nga 7.933.188 45,97% 6.515.775 47,25% 2.136.981,83 12,37% Trung Quốc 4.273.344 24,76% 3.326.148 24,12% 7.770.232,87 44,98% Đài Loan 1.268.824 7,35% 885.318 6,42% 332.005,23 2% TâyBan Nha 1.168.618 6,77% 1.137.675 8,25% 133.098 0,77% Belarut 1.356.930 7,86% 1.042.524 7.56% Nhật 2.421.077,16 14% Hồng Kông 1.919.249,4 11,11% Singapo 1.865.858 10,8% Thái lan 462.026,34 2,675% Cácnước khác 7,29% 10,96% 3,095 T ổng 17.258.435 100% 13.790.000 100% 17.149.649 100%

Nguồn: Báo cáo hàng nhập về trong năm –Phòng kinh doanh 2

Qua Bảng 3 ta thấy thị trường NK chính là Nga và Trung Quốc, hai thị thường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá tri NK của công ty. Năm 2003 chiếm trên 75% nhưng đến năm 2004 giảm đôi chút chiếm tên 71%, đến năm 2005 giảm suống còn trên 57% , trong khi đó một số thị trường mới có giá trị

NK tăng lên như Nhật Bản NK được gần 2 triệu USD tương ứng chiếm 14% tỷ trọng trong tổng Kim ngạch NK của công ty và vươn lê đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị NK, tiếp theo là 2 thị trường đứng vị trí thứ 3,4 là Hồng Kông và Singapo, tương ứng chiếm 11,11% và 10,8% (Bảng3).

Trong các năm qua giá trị NK của các thị trường biến đổi và công ty NK từ các nước mới điều đó chứng tỏ rằng công ty luôn tìm nguồn cung ứng mới, không phụ thuộc vào một số nhà cung ứng ở thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho công ty chủ động được nguồn hàng NK và mua được hàng hoá NK với giá thấp và cạnh tranh.

Đầu ra cho sản phẩm nhập khẩu

: Các mặt hàng nhập khẩu về đều bán ở nội địa trong nước cho các doanh nghiệp sản suất và xây dựng là bạn hàng quen thuộc như: Cty LD SX thép Việt-Úc, Cty SX thép UCSSE, Tổng Cty CTGT I, Tổng Cty CTGT II, Cty TNHH SaNa, Cty in và văn hoá phẩm, Cty sun co….đây là các bạn hàng truyền thống lâu năm, nên công ty phải dặc biệt quan tâm đến họ cho họ hưởng ưu đãi như giá cả, thanh toán, tín dụng… hợp lý để duy trì mối quan hệ bạn hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY THIẾT BỊ 1 (Trang 30 -34 )

×