II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
4. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty
Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty ở phẩn trên cho một đấnh giá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty giúp ta nhìn nhận được thành công, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, để từ đó cho ta một cái nhìn toàn diện về công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đẻ có những biện pháp khắc phục
Doanh thu bán hàng nhập khẩu(DT)
hạn chế, giảm rủi do, phát huy điểm mạnh hạn chế điểm yếu để nâng coa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
4.1 Những thành tựu và thuận lợi:
Qua phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị nói chung ta thấy công ty có nhưng thành công đạt được rất khả quan trong những năm qua:
Doanh thu bình quân kinh doanh hàng nhạp khẩu trong 3 năm 2003-2005 đạt trên 280 tỷ VNĐ đem về tổng lợi nhuận cho công ty trong 3 năm2003-2005 là trên 2,58 tỷ VNĐ. với doanh thu lớn như vậy ta thấy được tầm vốc của công ty có quy mô kinh doanh lớn và ổn định, đồng thời lợi nhuận từ kinh doanh hàng nhập khẩu rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 được 0,36%, tức là một đồng doanh thu bán hàng nhập khẩu thu về 0,36% đồng lợi nhuận. Năm 2003 được 0.106% , đến 2004 là 0,7418% tăng gấp trên 6 lần so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.2299% tăng 116.7% so với năm 2003.
Trong những năm qua công ty có mối quan hệ làm ăn Nk hàng hoá với trên 20 nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Singapo, Tây Ban Nha, Phần Lan….trong đó có những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nga, hai nước này cung ứng các mặt hàng truyền thồng như phôi thép, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (thể hiện ở bảng 3)
Có trên 30 mặt hàng nhập khẩu từ hơn 20 nước là: các nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá trong nước. Đặc biệt là các ngành sản xuất thép (Phôi thép), giao thông vẩn tải , xây dựng( các sản phẩm thép, các phương tiện máy móc)(Thể hiện ở bảng 2) . Các mặt hàng này đều nhập khẩu trực tiếp nên đem lại lợi nhuận cao cho công ty, và chứng tỏ rằng công ty có có một lợi thế trong Nk các các mặt hàng và đặc biệt công ty nghiên cứu
kỹ nhu cầu trong nước: cung, cầu trong nước, giá cả , cạnh tranh nên công ty đã tạo cho minhg một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty thiết bị là công ty thuộc Bộ Thương Mại hạch toán độc lập, với những thuận lợi là doanh nghiệp nhà nước nên công ty có thể vay vốn của ngân hàng để phục vụ kinh doanh rất thuận lợi so vói nhiều doanh nghiệp khác như các công ty TNHH, các công ty tư nhân…Trong khi đó thì đối với doanh nghiệp thương mại vốn lưu đông rất lớn , đặc biệt là công ty thiết bị nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như phôi thép, trang thiết bị vẩn tải, các nguyên vật liệu phục vụ xây dựng…nên vốn lưu động là rất lớn trong khi đó vốn CSH của công ty ít chỉ khoảng 17 đến 18 tỷ VNĐ. Để hàng năm nhập khẩu 17,25 triệu USĐ năm 2003, và 13.8 triệu USĐ năm 2004, và 17,2 triệu USĐ năm 2005 (Báo cáo kinh doanh cuói năm PKD2 ) thì công ty phải vay ngân hàng tiền để NK hàng hoá. Năm 2003 vay ngắn hạn trên 81 tỷ VNĐ, năm 2004 vay trên 73 tỷ VNĐ, năm 2005 ước 75 tỷ VNĐ(Phòng tài chính kế toán)
Với khả năng đa dạng về mặt hàng, về khách hàng điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có quy mô lớn trong kinh doanh Nk, có một bề dày kinh nhiệm lâu năm và uy tín trên thị trường kinh doanh NK, có các bạn hàng tin cậy.
Ngoài ra công ty tuân thủ các quy định kinh doanh nhập khẩu của nhà nước, trong các năm qua công ty không vi phạn các quy định như nộp thuế Nk, Gia trị gia tăng…và nộp đầy đủ đúng hạn, thể hiện qua các năm 2003-2004 nộp các khoản đối với nhà nước tương ứng được 36,142tỷ, 14,481 tỷ VNĐ.
Các thành tựu riêng kinh doanh nhập khẩu đạt được và thành tựu của công ty nói riêng là công ty tuân thủ nguyên tắc kinh doanh hai bên cùng có lơị, làm ăn lâu, dài tin tưởng lẫn nhau và tuân thủ quy định của nhà nước, của công ty, có sự phối hợp nhịp giữa các bộ phận chức năng và sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo.
4.2. Nguyên nhân những khó khăn và hạn chế:
Trong những năm qua mặc dù công ty đạt được nhiều thành công những cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu như sau:
Trong hoạt động kinh doanh Nk thì công ty phải chú ý đến tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu, chi phí bỏ ra trong hoạt động kinh doanh quyết định đến lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nên trong kinh tế để nâng cao hiệu quả thì ta cần giảm chi phí trong hoạt động NK. Tổng chi phí nhập khẩu trong 2 năm 2004-2005 lần lượt là 213,45 tỷ và 262,09 tỷ VNĐ (trong đó có cả giá vốn hàng bán) chúng chiếm khoảng trên 99% doanh thu điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm suống. Tổng chi phí trong kinh doanh nhập khẩu cao làm giảm hiệu quả kinh tế ở công ty trong những năm qua là do công ty nhập khẩu trực tiếp mặc dù lợi nhuận trong nhập khẩu trực tiếp cao nhưng công ty phải vay ngân hàng vốn hàng năm nên đến trên 80tỷ VNĐ để nhập khẩu, năm 2005 công ty trả lãi vay nhân hàng trên 2,24 tỷ VNĐ, phí ngân hàng trong nghiệp vụ NK là 470,5 triệu VNĐ , môi giới giám định là 84,5 triệu, phí giao nhận vẩn chuyển 857,15 triệu VNĐ…
Trong mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty có cơ cấu mặt hàng máy móc thiết bị, phụ tùng và phương tiện vẩn tải như: Xe tải tự đổ 15 tấn HUYNDAI, Vật liệu cầu, lốp VF-B, Neo cầu, Máy khoan FURUKAWA, Máy xúc, xe 55514c, 65115…, phụ tùng …Các mặt hàng này đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu đồng bộ như bảo hành, sửa chữa, có phụ tùng thay thế, hướng dẫn kỹ thuật...thì công ty không đáp ứng được trong việc cung cấp các trang thiết bị linh kiện một cách thường xuyên liên tục, không có một dịch vụ sửa chứa bảo dưỡng cho khách hàng, nếu có thì chỉ đi thuê tạm thời hoặc chỉ giải
quyết được những hỏng hóc nhỏ. Nên các mặt hàng kinh doanh này liên tục giảm trong những năm, năm2003 nhập khẩu 1,732 triệu USD, chiếm 16,8%, đến năm 2004 chỉ còn 620.550 USD chiếm 4,5%(Bảng 2), nhưng đến năm 2005 hầu như không có, công ty mất hẳn thế mạnh của mình đối với mặt hàng này trên thị trường dang cạnh tranh mạnh ở Việt Nam.
Mặc dù công ty có một cơ sở hạ tầng nhà đất, các cửa hàng thuận lợi trong kinh doanh thương mại dịch vụ nhưng hiệu quả của các của hàng, kho tàng trong kinh doanh NK không hiệu quả bố trí không hợp lý.
Trong nghiên cứu thị trường nội địa công ty cũng chưa chú trọng, thậm chí không quan tâm trong việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường, hiện tại công ty chưa có phòng chuyên làm nhịêm vụ nghiên cứu thị trường độc lập như phòng Marketing để nghiên cứu nhận biết nhu cầu của khách hàng ở từng thời điểm, từng mùa vụ trong năm, nên công ty không lắm bắt được nhu của khách hàng, của thị trường ở hiện tại và tương lai như: giá cả, tính đồng bộ của sản phẩm, khối lượng mua, thời gian mua, địa điểm mua, khoảng cách mua để công ty xây dựng một kế hoạch mua hàng hoá hợp lý, đáp ứng nhu cầu liên tục thưòng xuyên cung ứng sản phẩm cho khách hàng . Chính những vấn đề này làm mất đi cơ hội kinh doanh trên thị trường, mất đi lợi thế của công ty trong kinh daonh mặt hàng kỹ thuật máy móc ôtô thiết bị, làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Do đặc điểm kinh doanh Nk nên công ty gặp phải những khó khăn tác động của môi trương vi mô, vĩ mô ở cả nước nhập khẩu và ở thị trường nội địa như : tỷ giá hối đoái, tình hình biến động của thị trường giá cả ở cả nước Nk và XK…, đặc biệt hơn do, làm ăn với nước ngoài nên đồi hỏi cán bộ nhân viên phải có nghiệp vụ, kỹ năng giỏi trong mua hàng NK, năng động trong nhận biết cơ hội kinh doanh và am hiểu sâu về kỹ thuật của từng mặt hàng, về mặt này công ty cần thu hút và giữ được những người có trình độ chuyên môn
cao, năng động dần dần thay thế những cán bộ, nhân viên chuẩn bị về hưu hoặc không đủ trình độ nghiệp vụ kinh doanh NK. Hiện tại doanh nghiệp chỉ có Phòng kinh doanh 2 đảm nhiệm kinh doanh và tìm nguồn hàng cho toàn bộ doanh nghiệp doanh thu từ phòng KD này chiếm trên 80% doanh thu toàn doanh nghiệp, PKD2 không có sự tách biệt giữa bán hàng NK với bán hàng nguồn cung trong nước, nên công việc nghiên cứu, đánh giá gặp khó khăn, đồng thời các nhân viên kinh doanh kiêm nhiệm nhiều chức năng như điều tra nghiên cứu thị trường, tổ chức nhập khẩu, tiêu thụ, chăm sóc khách hàng… và đây là nguyên nhân của những hạn chế cần phải được giải quyết nhanh.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhâp khẩu của Công Ty.