II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:
4. Mở rộng và phát triển thị trường, ngành nghề, mặt hàng mới:
Trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận lợi nhuận giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, nhưng để làm được điều đó quả thực không đơn giản, trong nền kinh tế thị trường sẽ loại trừ những doang nghiệp làm ăn không năng động hiệu quả, những doanh nghiệp có chiến lược đúng có thể giảm rủi ro cho mình, thoát khỏi khó khăn và phát triển kinh doanh của mình bằng cách mở rộng thị trường, mặt hàng , ngành nghề mới.
Để giảm rủi ro và phát triển kinh doanh của công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng, ngành nghề mới:
Về thị trường:
Mở rộng thị trường ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ưu tiên thị trường có tiềm năng tiêu thụ như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM…Đặc biệt các khu công nghiệp..
Mở rộng thị trường nước ngoài để tăng cường nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, É, SNG, Nam Á, Asian, Châu Phi…
Về ngành nghề và mặt hàng kinh doanh:
Duy trì phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: Máy móc thiết bị đồng bộ và bán lẻ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, gia công, chế biến, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng. Đặc biệt là mặt hàng ôtô nhập khẩu trong thời gian tới. Đồng thời đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đồng bộ kịp thời đầy đủ của khách hàng.
Tăng cường liên doanh liên kết để sản xuất và gia công và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đặc biệt là dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng… cho phương tiện máy móc, phụ tùng…công ty nhập khẩu về, để tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật nhân lực của hiện có của công ty.
Đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ khách hàng, đặc biệt là dịch vụ uỷ thác, đại lý, môi giới…