1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích dòng tiền & ứng dụng phân tích dòng tiền công ty vinamilk giai đoạn 2009-2013

56 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đó là dòng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệpsau những chi tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất bình thường và chi trả cổ tức cho cácnhà đầu tư, là dòng tiền phản ánh khả năng linh hoạt t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

-0o0 -BỘ MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bài thuyết trình:

PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CÔNG TY

VINAMILK GIAI ĐOẠN 2009-2013

GVHD : TS Nguyễn Thị Uyên Uyên NHÓM : 2 & 9

LỚP : Cao học Đêm 3 – K22

TP.HCM, tháng 04 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC



I CÁC THƯỚC ĐO VÀ TỶ SỐ CHUYÊN BIỆT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 4

1 Các thước đo trong phân tích dòng tiền: 4

1.1 Dòng tiền hoat động ( Dòng tiền thô – Operating cash flow - OCF): 4

1.2 Dòng tiền tự do (Free Cash Flow - FCF): 5

2 Các tỷ số chuyên biệt dùng trong phân tích dòng tiền: 6

2.1 Tỷ số đảm bảo dòng tiền: 6

2.2 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt: 7

2.2 Tỷ số dòng tiền hoạt động/ Doanh thu thuần (Operating Cash Flow/ Sales Ratio): 7

2.3 Tỷ số dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động (Free Cash Flow/ Operating Cash Flow Ratio – FCF/OCF): 7

2.4 Các tỷ số đảm bao tính thanh khoản và khả năng thanh toán của dòng tiền (Cash Flow Coverage Ratios): 8

2.5 Tỷ số đảm bảo khả năng duy trì và phát triển doanh nghiệp: 9

2.6 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay: 10

II MỤC TIÊU – Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 12

4 Phương pháp và nội dung phân tích dòng tiền 15

III ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 17

1 Phân tích khác biệt trong lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần cuối kỳ.17 2 Phân tích dòng tiền thô và các chiến lược đánh đổi của Vinamilk 18

2.1 Phân tích dòng tiền thô 18

2.2 Các chiến lược đánh đổi 19

3 Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm: 22

3.1 Dòng tiền hoạt động kinh doanh 23

24

3.2 Dòng tiền hoạt động đầu tư 24

3.3 Dòng tiều từ hoạt động tài trợ: 25

DỰA VÀO ĐỒ THỊ TA THẤY NĂM 2012, TỶ SỐ LÃI RÒNG/ TỔNG DÒNG TIỀN THUẦN THẤP NHẤT DO DÒNG TIỀN THUẦN ÂM LÃI RÒNG THÌ LIÊN TỤC TĂNG QUA CÁC NĂM, NHƯNG DÒNG TIỀN THUẦN THÌ LÚC TĂNG LÚC GIẢM 47

KẾT LUẬN 48

Trang 3

TUY NHIÊN, VỚI VIỆC GIẢM CÁC KHOẢN PHẢI THU NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CHO THẤY VINAMILK ĐÃ TỪ BỎ CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG TRẢ CHẬM VÀ ĐIỀU NÀY CÓ THỂ KHIẾN DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG NGẮN HẠN MẶT KHÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC MỚI VỚI SẢN PHẨM SỮA NƯỚC, CÓ THỂ XEM VINAMILK VÀ

FRIESLANDCAMPINA VN NHƯ NHỮNG CÔNG TY TIÊN PHONG TRONG LĨNH VỰC MỚI NÀY CÓ THỂ SẼ GẶP KHÓ KHĂN, BÊN CẠNH ĐÓ SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG CỦA

VINAMILK CŨNG GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN KHI CÁC ĐỐI THỦ NGOẠI ĐANG CẠNH TRANH RẤT GAY GẮT TRÊN THỊ TRƯỜNG VỚI NHỮNG SẢN PHẨM MỚI 48

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU



Dòng tiền ròng hoặc đơn giản hơn ta gọi là dòng tiền, là dòng tiền vào trừ chodòng tiền ra tại thời điểm hiện tại Phân tích dòng tiền là phân tích dòng tiền vào và dòngtiền ra trong một thời kỳ nhất định và là một trong những thước đo quan trọng khi phântích tài chính của một doanh nghiệp Phương pháp đo lường dòng tiền ghi nhận dòng tiềnvào khi doanh nghiệp nhận được tiền nhưng không nhất thiết đó là thu nhập và ghi nhậndòng tiền ra khi doanh nghiệp chi tiền nhưng không nhất thiết đó là chi phí Báo cáo lưuchuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền được tính từ hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp đó làhoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ Thông qua dòng tiền có thể giúp chúng ta đánhgiá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng chi trả cổ tức, gia tăng năng lực sản xuất

và tăng nguồn tài trợ

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào ba phần :

- Phần I: Các thước đo và tỷ số chuyên biệt dùng trong phân tích dòng tiền

- Phần II: Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích dòng tiền

- Phần III: Ứng dụng phân tích dòng tiền Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam –Vinamilk giai đoạn 2009 – 2013

Trang 5

I CÁC THƯỚC ĐO VÀ TỶ SỐ CHUYÊN BIỆT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

1 Các thước đo trong phân tích dòng tiền:

1.1 Dòng tiền hoat động ( Dòng tiền thô – Operating cash flow - OCF):

Khi một nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán viên được phép lựa chọn các phươngthức kế toán khác nhau nên sẽ có những tác động khác nhau đến thu nhập của doanhnghiệp Do đó các nhà phân tích sử dụng một thước đo thay thế cho thu nhập ròng đểđánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – dòng tiền thô Đây là công cụ phântích hữu ích có thể cho chúng ta biết được sự thích hợp và nhận dạng các hạn chế củadoanh nghiệp

- Khái niệm về dòng tiền thô:

Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + (Khấu hao + Chi phí trừ dần)

Tương đương:

Dòng tiền thô = Dòng tiền thuần sau thuế của HĐKD + Các chi phí không bằng tiền

mặt (điển hình là khấu hao và chi phí trích trước phân bổ)

Ưu điểm: thước đo này giúp tránh các chênh lệch phát sinh từ các phương pháp kế

toán khác nhau và sự không nhất quán trong đánh giá về đời sống hữu ích (thờigian khấu hao)

Hạn chế: thước đo này không cho thấy được thành phần cấu tạo nên dòng tiền

cũng như không thay thế được chỉ tiêu “Thu nhập ròng” khi tính toán tỷ suất sinhlợi trên tài sản

Ví dụ : Giả định 2 công ty (A & B) mỗi công ty đầu tư $100.000 để mua máy móc

thiết bị tạo ra dòng tiền trước khấu hao $90.000 mỗi năm Giả định một đời sống hữu ích

5 năm và không có giá trị thanh lý, Công ty A khấu hao theo đường thẳng; Công ty Bkhấu hao theo tổng số năm

Trang 6

Năm Lãi ròng

trước khấu hao

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa thu nhập sau khấu hao hàng năm giữa 2 công ty.

Sự khác biệt này xuất hiện là do ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao.Thực tế thì dòng tiền thô (thu nhập trước khấu hao) đối với 2 công ty này giống hệt nhau

do đó hiệu quả hoạt động của hai công ty là tương đồng

1.2 Dòng tiền tự do (Free Cash Flow - FCF):

Dòng tiền tự do cũng là một trong những công cụ hữu ích trong phân tích dòngtiền Việc đánh giá dòng tiền tự do (FCF) cho nhà đầu tư một cách đánh giá toàn diệnhơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp Đó là dòng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệpsau những chi tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất bình thường và chi trả cổ tức cho cácnhà đầu tư, là dòng tiền phản ánh khả năng linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộngđầu tư mới, hay những thay đổi đột xuất trong doanh nghiệp Dòng tiền này càng cao thìkhả năng linh hoạt trong tài chính càng cao

Dòng tiền tự do = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Chi tiêu vốn ròng cần thiết

để duy trì HĐ SXKD – Chi cổ tức

Ưu điểm: thước đo này loại bỏ được những ảnh hưởng của việc sử dụng những

hình thức kế toán khác nhau trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanhnghiệp

Hạn chế: do tồn tại nhiều khái niệm về chi tiêu vốn nên có thể phát sinh nhiều kết

quả đánh giá về FCF khác nhau Để khắc phục hạn chế này cần thiết phải giảithích rõ quan điểm về Chi tiêu vốn (Capital Expenditure) khi tính toán dòng tiền

tự do

Hai phương pháp xác định dòng tiền tự do:

- Dòng tiền tự do của công ty (Free Cash Flow For The Firm - FCFF):

Trang 7

Dòng tiền tự do của công ty = EBIT (1-t) + Chi phí khấu hao – Chi tiêu vốn – Tăng/giảm trong vốn luân chuyển – Sự thay đổi trong tài sản khác

Ý nghĩa: Dòng tiền do hoạt động công ty tạo ra và sẵn sàng chi trả cho cả các nhà cung

cấp vốn cho công ty và cổ đông của công ty

- Dòng tiền tự do vốn cổ phần (Free Cash Flow To Equity - FCFE):

Dòng tiền tự do vốn cổ phần = Thu nhập ròng + Chi phí khấu hao – Vốn đầu tư vào TSCĐ – Chênh lệch trong trong vốn lưu động + Các khoản nợ mới – Các khoản trả

nợ gốc.

Ý nghĩa: Xác định dòng tiền này cho ta biết được dòng tiền của cổ đông sau khi đã thanh

toán các khoản nợ cho người cung cấp vốn và các chi tiêu vốn cần thiết để đáp ứng nhucầu tăng trưởng của công ty

2 Các tỷ số chuyên biệt dùng trong phân tích dòng tiền:

2.1 Tỷ số đảm bảo dòng tiền:

Tỉ số đảm bảo dòng tiền là một thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ đểthỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho, và chia cổ tức tiền mặt Để có thểloại trừ các tác động ngẫu nhiên và theo chu kỳ, tỷ số này thường được tính theo côngthức tổng 3 năm như sau:

 Một số lưu ý khi tính toán chỉ số này:

- Chỉ tính phần tăng thêm hàng tồn kho;

- Bỏ qua khoản đầu tư vào các khoản mục vốn lưu chuyển khác (Ví dụ Khoản phảithu vì nó thường được tài trợ bằng tín dụng ngắn hạn – phải trả)

 Đánh giá tỷ số:

- Tỷ số đảm bảo dòng tiền ≥ 1: cho thấy doanh nghiệp có khả năng trang trải tiềnmặt mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài;

Trang 8

- Tỷ số đảm bảo dòng tiền < 1: cho thấy nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổtức và mức độ tăng trưởng như hiện nay.

2.2 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt:

Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỉ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diệncho tiền mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư trong doanh nghiệp cho cả việc thay thế

và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh Tỷ số này được tính như sau:

 Đánh giá tỷ số: 7% ≤ Tỷ số tái đầu tư tiền mặt ≤ 11%: Được đánh giá tốt

2.2 Tỷ số dòng tiền hoạt động/ Doanh thu thuần (Operating Cash Flow/ Sales

Ratio):

Tỷ số này cho biết tỷ lệ tiền mặt thu về trên một đồng doanh thu thuần, cho phépđánh giá việc doanh nghiệp bán hàng thu được tiền về là cao hay thấp Từ đó, cho thấyđược sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

 Đánh giá tỷ số: Tỷ số này càng cao càng tốt Đối với các công ty đã phát triển ổnđịnh thì tỷ lệ này thông thường > 25%

2.3 Tỷ số dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động (Free Cash Flow/ Operating Cash

Flow Ratio – FCF/OCF):

Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động cho biết mối quan hệ giữa hai dòng tiềnnày, thể hiện tỷ trọng còn lại của dòng tiền hoạt động khi đã dùng cho việc chi tiêu vốn

 Đánh giá tỷ số: Tỷ số này càng cao thể hiện sức mạnh doanh nghiệp càng lớn

Trang 9

2.4 Các tỷ số đảm bao tính thanh khoản và khả năng thanh toán của dòng tiền

(Cash Flow Coverage Ratios):

Các tỷ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và chi phí hoạtđộng của doanh nghiệp từ dòng tiền hoạt động

a Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hay tỷ số dòng tiền hoạt động – Operating Cash Flow - OCF):

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ từ dòng tiền hoạt động củadoanh nghiệp

Tỷ số này càng lớn cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao

b Tỷ số đảm bảo dòng vốn (Funds flow coverage ratio – FFC):

Tỷ số này thể hiện khả năng chi trả các khoản chi tiêu bắt buộc như lãi vay, nợ và

cổ tức ưu đãi

EBITDA: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và chi phí trừ dần

c Tỷ số đảm bảo lãi vay (Cash Interest Coverage Ratio – CIC):

Tỷ số này tương đương tỷ số khả năng trả lãi vay, nhưng hữu ích hơn vì lãi vayphải được thanh toán bằng tiền, chứ không phải thu nhập được tính bằng phương pháp kếtoán phát sinh

d Tỷ số đảm bảo nợ vay ngắn hạn (Cash Current Debt Coverage Ratio – CDC):

Trang 10

Nợ vay ngắn hạn không nhất thiết là toàn bộ nơ vay ngắn hạn, mà chỉ là nợ vay có

kỳ đáo hạn trong vòng 1 năm

Tỷ số này thể hiện khả năng chi trả các khoản vay ngắn hạn, và ít nhất phải bằng1

e Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt:

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu trả cổ tức bằng tiền mặt từ dòngtiền hoạt động của doanh nghiệp

f Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt:

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vốn và trả cổ tức tiềnmặt từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp

2.5 Tỷ số đảm bảo khả năng duy trì và phát triển doanh nghiệp:

a Tỷ số dòng tiền hoạt động trên chi tiêu vốn (Operating Cash to Capital Expenditures Ratio – OC/CE):

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu đầu tư từ dòng tiền hoạt độngcủa doanh nghiệp

Trang 11

Tỷ số này càng lớn cho thấy khả năng đầu tư của doanh nghiệp càng cao, dồi dàotiền mặt cho việc mở rộng hoạt động sản xuất và ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

b Tỷ số dòng tiền hoạt động trên tổng nợ (Operating Cash to Total Debt Ratio – OC/TD):

Tỷ số này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp và càng cao càng tốt

2.6 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay:

Một số chỉ số tài chính phân tích khả năng trả lãi và trả nợ vay, xem xét những chỉ

số này để nhận thấy được mức độ thanh toán nợ vay và khả năng đảm bảo trả lãi vay và

nợ gốc khi đến hạn

a Tỷ số khả năng trả lãi vay

Tỷ số này đo lường khả năng trả lãi vay từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp

b Tỷ số khả năng trả nợ và lãi vay:

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu lãi vay, nợ dài hạn đến hạn trả,

cổ tức từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp

Trang 12

c Tỷ số thanh toán tài chính:

Tỷ số thanh toán tài chính thể hiện khả năng thanh toán nợ vay (nợ ngắn hạn và nợdài hạn đến hạn trả) và chi phí lãi vay từ dòng tiền hoạt động kinh doanh

d Số năm thanh toán nợ:

Số năm thanh toán nợ = Tổng nợ phải trả lãi/ Dòng tiền thuần HĐKD

Tỷ số này thể hiện số năm thanh toán nợ, khi doanh nghiệp dùng dòng tiền từ hoạtđộng kinh doanh để chi trả nợ, tức là với dòng tiền hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp

sẽ mất bao nhiêu thời gian để thanh toán tổng nợ phải trả lãi

e Số năm thanh toán nợ dài hạn

Số năm thanh toán nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn phải trả lãi/ Dòng tiền thuần HĐKD

Tỷ số thể hiện doanh nghiệp sẽ mất bao nhiêu năm khi dùng dòng tiền từ hoạtđộng kinh doanh để thanh toán hết tổng nợ dài hạn phải trả lãi

Trang 13

II MỤC TIÊU – Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

1 Sự cần thiết của phân tích dòng tiền

Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một công ty nhận đượchoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định, hoặc trong một dự án nhất định.Việc tính toán dòng tiền có thể được sử dụng vào các mục đích:

 Đánh giá tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp hay một dự án

 Đánh giá khả năng thanh khoản, bởi vì có lãi không có nghĩa là có khả năng thanhkhoản tốt Một công ty làm ăn có lãi nhưng thiếu tiền mặt thì hoàn toàn có thể phásản

 Tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Rate of Return - ROR) Các dòng doanh thu vàchi phí được sử dụng như đầu vào cho các mô hình phân tích tài chính như IRR(Internal Rate of Return - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) hay NPV (Net Present Value -Giá trị hiện tại thuần)

 Kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một doanh nghiệp khi người ta cho rằng sốliệu kế toán không phản ánh chính xác thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.Dòng tiền có thể được phân ra làm 3 loại chính:

 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến

việc sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp, tính toántrên kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp Đây cũng làdòng tiền được các nhà đầu tư quan tâm nhất

 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là các hoạt động mua và bán các tài sản dài hạn,

tính trên các hoạt động sử dụng vốn, như đầu tư hay mua lại doanh nghiệp khác

 Dòng tiền từ hoạt động tài trợ: là các phương tiện huy động, rút vốn và cung cấp

vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, tính trên các hoạtđộng tài chính như vay/trả nợ, phát hành hay mua lại cổ phiếu, thanh toán cổ tức

2 Mục tiêu phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền phải kịp thời phát hiện doanh nghiệp đang đối mặt với các bất

ổn trong tình hình tài chính mà nguyên nhân từ tiền:

Trang 14

 Tính thanh khoản, tính linh hoạt về mặt tài chính của doanh nghiệp như thế nào,tính thanh khoản tốt hay không, doanh nghiệp có linh hoạt tài chính không Doanhnghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn tài chính dẫn đến kiệt quệ phá sản,doanh nghiệp không có tiền mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân, trả nhữngkhoản nợ đến hạn…

 Doanh nghiệp đối mặt với những khoản nợ khó đòi, khoản nợ xấu, điều này cóảnh hưởng đến quan hệ tín dụng với các nhà cung cấp hay không, có phải do xuấtphát từ những chính sách bán chịu của doanh nghiệp hay không?

 Doanh nghiệp có rơi vào tình trạng tiền mặt thấp mà thu nhập tăng hay không?

 Doanh nghiệp có rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính mà vẫn duy trì sự ổnđịnh trong dòng cổ tức hay không?

Khi phân tích dòng tiền, người phân tích phải đánh giá tình hình luân chuyển tiềntrong kỳ của doanh nghiệp, sự luân chuyển là ổn định hay không ổn định, làm ảnh hưởngđến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như tiền mặt đang nắm giữ, thực hiện các quyếtđịnh tài chính, doanh nghiệp thừa tiền sẽ đầu tư dưới mức, doanh nghiệp thiếu tiền sẽ đầu

tư quá mức, sự luân chuyển này quyết định từ nguồn vào – ra, nguồn tiền đó có bền vữnghay không, doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền không, doanh nghiệp có sử dụng tiềnhợp lý, hiệu quả không?…

Phân tích dòng tiền là phân tích sự đánh đổi giữa tiền và các khoản khác: sự đánhđổi giữa tiền mặt và khoản phải thu, tiền mặt và hàng tồn kho, sự đánh đổi đó như thếnào?

So sánh lãi ròng với doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh để đánh giá chấtlượng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

3 Ý nghĩa của phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp Đặc biệtdòng tiền không bị tác động bởi nguyên tắc hoạch toán kế toán Khi phân tích doanhnghiệp, vấn đề quan trọng cần được chú ý là sự lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp.Đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả những khoản nợ đến hạn không? Xem xét khảnăng doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức không, nếu có, có chi trả đúng thời hạn không?Bên cạnh đó, phân tích dòng tiền còn có thể xem xét khả năng doanh nghiệp có thể giatăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới khi doanhnghiệp có cơ hội hay không? Phân tích dòng tiền cho các chủ thể quan tâm như: ban quản

Trang 15

trị, cổ đông, chủ nợ… thấy được nguồn gốc tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và trả lờicâu hỏi: Tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động nào, đó có phải là hoạt độngkinh doanh chính của doanh nghiệp không? Hoạt động đó có tạo ra tiền bền vững không?

Như vậy, có thể thấy, phân tích dòng tiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phântích doanh nghiệp Từ phân tích dòng tiền, những đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơnthông qua việc phân tích triển vọng doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp qua các phươngpháp phù hợp Với mỗi đối tượng, việc quan tâm đến phân tích dòng tiền đem đến các kếtquả khác nhau Phân tích dòng tiền cho nhiều đối tượng như sau:

a Đối với nhà đầu tư:

Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá đươc chất lượng thu nhập của doanhnghiệp, thu nhập đó có thật sự do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh haykhông? Từ đó giúp nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc doanh nghiệp sử dụngphương pháp hạch toán kế toán tạo ra thu nhập đó

Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trongtương lai của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư lấy căn cứ làm nền tảng xác định được giá trịthực của công ty Thêm vào đó, nó còn giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dướinhiều hình thức lợi nhuận mà công ty công bố để nhà đầu tư không rơi vào lợi nhuận cạmbẩy của công ty

b Đối với nhà quản lý:

Các nhà quản lý lại quan tâm đến phân tích dòng tiền với mục đích xem liệu doanhnghiệp có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không phải đi vay của người khác

để trả hay không? Các nhà quản lý cũng có thể đánh giá được việc quản lý các khoảnphải thu, phải trả của doanh nghiệp có hiệu quả không? Có cần điều chỉnh cho phù hợphơn hay không?

Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có

tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được màkhông phụ thuộc bên ngoài không?

c Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp:

Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiệnnhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tíchtài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanhnghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trang 16

Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xemxét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa

là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả Nếu là nhữngkhoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinhlời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này

d Đối với người lao động trong doanh nghiệp:

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người đượchưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanhnghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trựctiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Ngoài ra trong một sốdoanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định.Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắnvới doanh nghiệp

e Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nướcthực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ vàluật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiệnnghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng…

4 Phương pháp và nội dung phân tích dòng tiền

Thực hiện theo quy trình 4 bước:

Bước 1: dùng phương pháp phân tích tỷ trọng xác định:

Tỷ trọng dòng tiền thuần của từng hoat động trong tổng dòng tiền thuần của tất cảcác hoạt động

Tính tỷ trọng dòng tiền vào – dòng tiền ra của từng hoạt động trong tổng dòng tiềnvào – ra của tất cả các hoạt động Ví dụ dòng tiền vào thì tỷ trọng hoạt động kinh doanhlớn – thu nhập từ hoạt động kinh doanh lớn

Tính tỷ trọng của từng khoản mục trong dòng tiền của từng hoạt động Mục đíchcủa bước này là thấy được kết cấu dòng tiền để trên cơ sở đó phân tích nguồn tiền và cơ

sở tiền của doanh nghiệp

Bước 2: Dùng phương pháp so sánh

Trang 17

Đánh giá xu hướng biến động qua các năm theo thời gian trong dòng tiền củadoanh nghiệp Mục tiêu để thấy được xu hướng biến động của doanh nghiệp qua các năm

ổn định hay không ổn định, dương hay âm, tăng hay giảm…

Đánh giá có hay không sự khác biệt trong xu hướng biến động dòng tiền củadoanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong từng ngành

Bước 3: Đưa ra các nhận định, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân.

Ở bước này người phân tích có thể phải sử dụng các tỷ số chuyên biệt và cácthước đo dùng trong phân tích dòng tiền Ở bước này cần chú ý:

 Phải xác đinh giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp, chu kỳ sống, khởi sự tăngtrưởng, bão hòa hay suy thoái

 Tốc độ tăng trưởng, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tốc độtăng trưởng của nền kinh tế

 Khi đánh giá tổng quan tình hình luân chuyển tiền của doanh nghiệp, các câu hỏiphải trả lời như nguồn tiền tạo ra và sử dụng tiền chính của doanh nghiệp là gì,dòng tiền hoạt động kinh doanh có đủ bù đắp chi tiêu vốn? Đối với dòng tiền hoạtđộng kinh doanh phải chú ý đến nhân tố quan trọng nào, có hay không sự khácbiệt giữa lãi ròng và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Đối với dòng tiền từhoạt động đầu tư, tiền của doanh nghiệp phải đầu tư vào đâu, đầu tư vào tài sản cốđịnh hay đầu tư tài chính Đối với dòng tiền từ hoạt động tài trợ phải lưu ý đếnviệc doanh nghiệp huy động vốn từ đâu, bản chất của huy động vốn là gì

Bước 4: Đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo cho doanh nghiệp.

Trang 18

III ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT

NAM - VINAMILK GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

1 Phân tích khác biệt trong lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh, dòng tiền thuần cuối kỳ

Như chúng ta đã biết, lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo thu nhập cho biết kết quảkinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan Tuy nhiên, báo cáo thu

nhập ghi nhận doanh thu khi kiếm được và chi phí khi phát sinh, mà không cho chúng ta

thấy được chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, không thấy được dòng tiền vào và ra

cũng như hiệu ứng của hoạt động kinh doanh lên tính thanh khoản của doanh nghiệp

Muốn có thông tin này, ta phải sử dụng thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Khác biệt trong lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòngtiền thuần cuối kỳ của Vinamilk giai đoạn 2009 – 2013 được trình bày trong Bảng sau:

-6

1,494,193,637,187

Trang 19

Lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần cuối kỳ

của Vinamilk qua các năm

Nhìn vào đồ thị, ta thấy lợi nhuận sau thuế của Vinamilk có xu hướng tăng qua cácnăm, trong khi dòng tiền hoạt động kinh doanh giảm trong năm 2010 và 2011, sau đótăng trở lại vào năm 2012 và 2013 Đối với dòng tiền thuần cuối kỳ, ta thấy dòng tiền âmtrong năm 2012, đến năm 2013, dòng tiền dương và thấp hơn dòng tiền hoạt động

Lợi nhuận sau thuế được xác định dựa trên các giá trị ước tính, trả chậm, phân bổ

và định giá Dòng tiền hoạt động kinh doanh thì không tính đến các khoản doanh thu vàchí phí phi tiền mặt Do đó, thực tế có khả năng lợi nhuận sau thuế cao nhưng dòng tiềnhoạt động thấp và ngược lại Nếu như năm 2010 và 2011, dòng tiền hoạt động chỉ khoảng60% so với lợi nhuận, thì năm 2012, khoảng chênh lệch này đã thu hẹp lại Năm 2013, lợinhuận sau thuế của Vinamilk đạt trên 6.500 tỷ, dòng tiền hoạt động kinh doanh trên 6.200

tỷ, một sự gia tăng đáng kể so với các năm trước đó, cho thấy tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty khá tốt, có lời là có tiền

2 Phân tích dòng tiền thô và các chiến lược đánh đổi của Vinamilk

2.1 Phân tích dòng tiền thô

Vinamilk là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy chi phí cho máy móc thiết bị và cáctài sản cố định khác rất lớn Do đó, ta xem xét dòng tiền thô của Vinamilk để thấy đượctác động của khấu hao TSCĐ vào dòng tiền hoạt động của Vinamilk

Trang 20

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 KHẤU HAO 234.078.211.663 290.130.555.884 414.590.126.008 535.451.905.298 786.432.923.150

LÃI RÒNG 2.375.692.853.224 3.616.185.949.180 4.218.181.708.937 5.819.454.717.083 6.534.133.662.834

DÒNG TIÊN

THÔ 2.609.771.064.887 3.906.316.505.064 4.632.771.834.945 6.354.906.622.381 7.320.566.585.984

Dòng tiền hoạt động của Vinamilk dương và có xu hướng tăng từ 2010-2013

Nhìn vào đồ thị, qua các năm, khấu hao luôn đóng một phần không nhỏ trong dòng tiền

hoạt động của Vinamilk Đặc biệt năm 2013, ta có thể thấy dòng tiền hoạt động chủ yếu

do khấu hao mang lại Khấu hao mang lại một khoản + 786 tỷ cho dòng tiền hoạt động

Vinamilk thay đổi trong chính sách giữ hàng tồn kho (giảm giữ hàng tồn kho) và chính

sách chiếm dụng (giảm các khoản chiếm dụng của khách hàng) Tuy nhiên lượng giảm

hàng tồn kho và giảm tăng các khoản phải trả gần như nhau, bù trừ cho nhau trong khi

việc tăng cường chính sách bán chịu của Vinamilk không đáng kể

2.2 Các chiến lược đánh đổi

Dựa vào báo cáo dòng tiền, ta xem xét các thay đổi trong hàng tồn kho, khoảnphải thu, phải trả của công ty trong Bảng sau:

Thay đổi trong hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả của Vinamilk qua

các năm

Trang 21

(TĂNG)/GIẢM HÀNG

TỒN KHO (*) 453,952,130,175 -1,110,496,793,174 -1,021,809,144,291 -273,491,911,774 258,940,210,677(TĂNG)/ GIẢM KHOẢN

PHẢI THU (*) -68,041,422,411 -319,291,901,558 -1,105,678,269,247 -177,763,748,924 -38,409,421,579TĂNG/ (GIẢM) KHOẢN

Điều này có thể thấy rõ trong việc Vinamilk tăng liên tục hàng tồn kho trong banăm từ 2010 đến 2012 Do việc dữ trữ liên tục như vậy nên 2013, Vinamilk đã cắtgiảm bớt Hàng tồn kho để lấy tiền mặt đáp ứng các nhu cầu về tiền khác của côngty

Trang 22

Đánh đổi giữa việc giữ tiền hay tăng khoản phải thu, giữ tiền hay giảm khoản

phải trả

Đánh đổi giữa việc giữ tiền hay khoản phải thu: Đánh đổi này liên quan tới chínhsách bán chịu của công ty Để hiểu rõ thêm, ta đi vào phân tích các tỷ số hoạt độngcủa Vinamilk:

2011

NĂM 2012

NĂM 2013 VÒNG QUAY

Nhìn vào bảng trên ta thấy, kỳ thu tiền bình quân nằm trong khoảng 30-37 ngày

và có xu hướng tăng Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng chính sách bán chịu đểthu hút khách hàng và bán được nhiều hàng hơn Vòng quay khoản phải thu củaVinamilk ổn định trong khoảng trên dưới 10 vòng một năm Con số này cho thấy mộtnăm các khoản phải thu của Vinamilk luân chuyển được 10 lần So với các công ty kháctrong cùng ngành, tỷ số này của Vinamilk thấp hơn nhưng điều đó không nói lên rằng

Trang 23

chính sách bán chịu của Vinamilk kém hiệu quả Do doanh thu của Vinamilk lớn gấp

nhiều lần các công ty khác trong cùng ngành nên con số này là hợp lý và có thể đánh giá

được hiệu quả quản lý trong chính sách bán chịu của Vinamilk

Đánh đổi giữa việc giữ tiền hay khoản phải trả: Các khoản phải trả tăng mạnh

trong năm 2011 (dòng tiền vào) để bù đắp cho chính sách bán chịu trong khoản

phải thu Đến 2013, Vinamilk đã giảm dần nợ phải trả xuống

3 Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân tích dòng tiền của một doanh nghiệp ra làm ba

hoạt động chính: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ, trong đó,

hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch

vụ của một doanh nghiệp

Trong phần trước, chúng ta đã thấy lợi nhuận của Vinamilk tăng, dòng tiền hoạt

động kinh doanh cũng có xu hướng tăng qua các năm Tuy nhiên, dòng tiền thuần cuối kỳ

giảm mạnh trong năm 2012 (giảm 1.900 tỷ), dù năm 2013 dòng tiền thuần đã tăng trở lại

Vậy tại sao lại có sự giảm mạnh như vậy trong năm 2012, và sự gia tăng trở lại trong năm

2013 là do đâu? Dòng tiền hoạt động có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh

của Vinamilk? Phần này sẽ xem xét cơ cấu dòng tiền của Vinamilk để làm rõ thêm vấn

đề này

Cơ cấu dòng tiền của Vinamilk giai đoạn 2009 - 2013

DÒNG TIỀN TỪ

HĐ K.DOANH 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 DÒNG TIỀN TỪ

HĐ ĐẦU TƯ -2,476,274,339,280 -643,051,302,184 6,006,821,372 -4,973,661,178,425 -1,589,789,233,505 DÒNG TIỀN TỪ

HĐ TÀI TRỢ -532,690,731,318 -1,188,384,426,682 126,247,397,000 -2,224,976,377,000 -3,167,760,492,759 DÒNG TIỀN

THUẦN 87,537,819,006 187,338,317,878 2,543,422,830,612 -1,904,069,717,106 1,494,193,637,187

Trang 24

Nhìn vào số liệu và biểu đồ có thể cho chúng ta thấy rằng một cách khái quát dòngtiền của Vinamilk chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh Liên tục qua các năm, dòng tiềnhoạt động luôn dương và tăng mạnh trong năm 2012 và 2013, cho thấy hoạt động kinhdoanh của công ty tốt, tạo được thu nhập bền vững, bù đắp các khoản chi đầu tư và tàitrợ Năm 2012, lợi nhuận tăng, dòng tiền hoạt động cũng tăng cao nhưng do công ty tiếptục chi đầu tư nhiều, đồng thời trả cổ tức cao nên dòng tiền thuần âm Năm 2013, tìnhhình công ty khá tốt, dòng tiền kinh doanh tăng, dòng tiền thuần cuối kỳ dương Cụ thể,năm 2013, dù dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài trợ âm, lần lượt là 1.500 tỷ và 3.000 tỷ,nhưng dòng tiền thuần cuối kỳ vẫn dương 1.500 tỷ là do dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh cao, trên 6.000 tỷ đồng Hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ của công ty cũng có

sự thay đổi Nếu năm 2012, dòng tiền hoạt động đầu tư của công ty âm gần 5.000 tỷ, hoạtđộng tài trợ âm hơn 2.000 tỷ, thì năm 2013, lần lượt là 1.500 tỷ và 3.000 tỷ

3.1 Dòng tiền hoạt động kinh doanh

Sự biến động trong Dòng tiền hoạt động kinh doanh chủ yếu từ việc thay đổi trong

dự trữ hàng tồn kho, thay đổi trong chính sách bán chịu và mua chịu của công ty (khoảnphải thu và phài trả) Phần này sẽ xem xét biến động trong hàng tồn kho, khoản phải thu,phải trả của công ty trong 2 năm 2012 – 2013 để thấy được sự gia tăng trong dòng tiềnkinh doanh là từ đâu

Trang 25

Nhìn vào hình ta thấy Vinamilk đã có sự điều chỉnh trong hàng tồn kho, khoảnphải thu, phải trả của mình Nếu như năm 2012, dòng tiền ra của công ty là do tăng trong

dự trữ hàng tồn kho, tăng khoản phải thu (bán chịu), trong khi dòng tiền vào là từ khoảnphải trả, thì năm 2013, dòng tiền vào là do công ty giảm bớt hàng tồn kho, dòng tiền ra là

do giảm bớt các khoản phải trả (chi trả nợ) Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, giá cả bất ổn,công ty tăng dự trữ hàng, nới lỏng chính sách bán chịu (năm 2010, 2011) để gia tăngdoanh số bán, khi nền kinh tế ổn định, công ty đã giảm bớt lượng hàng tồn kho, kiểm soátcác khoản tín dụng cho khách hàng, đồng thời tăng trả nợ cho nhà cung cấp Điều nàycho thấy sự linh động trong chính sách bán hàng của công ty trong các điều kiện khácnhau

3.2 Dòng tiền hoạt động đầu tư

Trong hoạt động đầu tư của mình, công ty chủ yếu chi cho đầu tư mua sắm tài sản

cố định và xây dựng cơ bản, chiếm 55% các khoản chi trong năm 2012 và 65% năm

2013 Có thể thấy công ty đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư, nắm bắt các cơ hội để ngàycàng gia tăng vị thế của mình Tuy nhiên, cũng chú ý là trong dòng tiền đầu tư năm 2012,ngoài khoản chi mua sắm TSCĐ và XDCB, lượng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của công

ty trong năm này cũng tăng mạnh, chiếm 45%, dù tỷ trọng này chỉ còn 27% năm 2013

Tỷ trọng các khoản mục trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư năm 2012 - 2013

Trang 26

623,100,000,000 27.00%

-DÒNG TIỀN RA

5,700,899,297,77

2,307,958,791,64

DÒNG TIỀN TỪ HĐ

3.3 Dòng tiều từ hoạt động tài trợ:

Tiếp theo, chúng ta xem xét dòng tiền hoạt động tài trợ của công ty

Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của công ty qua các năm

THU TỪ PHÁT

Trang 27

Dựa vào bảng số liệu ta thấy dòng tiền tài trợ của Vinamilk âm chủ yếu là do công

ty chi trả cổ tức, với xu hướng ngày càng tăng Đây có thể xem là bước đi phá cách của

công ty, tạo sự khác biệt so với các công ty khác Tuy vậy, bước đi phá cách này cần phải

xem xét thêm các yếu tố như rủi ro trong kinh doanh, cấu trúc vốn hiện tại của công ty

(tài trợ chủ yếu bằng nợ hay vốn chủ sở hữu) cũng như khả năng tiếp cận thị trường vốn

khi có nhu cầu

Phân tích trong cấu trúc vốn của công ty cho thấy, Vinamilk có tỷ lệ nợ vay tương

đối thấp, nguồn vốn chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, chiếm khoảng 75% Đây cũng là công ty

có hoạt động kinh doanh tốt, có giá trị vốn hóa cao nên cũng dễ tiếp cận thị trường vốn

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng công ty sẽ dễ rơi vào khó khăn khi dòng tiền từ hoạt động

kinh doanh không đủ bù đắp cho việc chi trả cổ tức, dẫn đến dòng tiền thuần cuối kỳ âm,

sẽ ăn dần vào trong vốn Vì vậy trong tương lai công ty nên xem xét cân đối tỷ lệ chi trả

cổ tức của mình, dể đảm bảo tăng trưởng bền vững

Tóm lại, qua phân tích, ta thấy tình hình kinh doanh của Vinamilk khá tốt, dòng

tiền kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của công

ty tốt Dòng tiền thuần cuối kỳ năm 2012 âm chủ yếu do chi đầu tư và chi trả cổ tức, tuy

nhiên, năm 2013, dòng tiền công ty khá tốt Dòng tiền đầu tư âm chủ yếu do đầu tư mua

sắm máy móc, thiết bị, trong khi dòng tiền tài trợ âm chủ yếu do chi trả cổ tức nhằm

tránh các hoạt động đầu tư dưới mức do nắm giữ nhiều tiền mặt

Trang 28

đủ để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay.

Sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk từ 2007 đến 2013 để tính

tỷ số đảm bảo dòng tiền qua các năm như sau:

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w