III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
3. Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm:
3.3 Dòng tiều từ hoạt động tài trợ:
Tiếp theo, chúng ta xem xét dòng tiền hoạt động tài trợ của công ty.
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của công ty qua các năm
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
THU TỪ PHÁT
MUA LẠI CỔ PHIẾU ĐÃ PHÁT
HÀNH -154,222,000 -514,829,000 -1,852,743,000 -1,982,321,000 -525,442,959 TIỀN VAY NGÂN
HÀNG DÀI HẠN NHẬN ĐƯỢC 3,319,646,682 967,075,836,372 624,835,000,000 0 0 TIỀN CHI TRẢ NỢ GỐC VAY -188,221,936,000 -407,813,214,054 -1,209,835,000,000 0 0 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SỞ HỮU -351,280,620,000 -1,765,200,420,000 -741,428,260,000 -2,222,994,056,000 -3,167,235,049,800 DÒNG TIỀN TỪ HĐ TÀI TRỢ -532,690,731,318 -1,188,384,426,682 126,247,397,000 -2,224,976,377,000 -3,167,760,492,759
Dựa vào bảng số liệu ta thấy dòng tiền tài trợ của Vinamilk âm chủ yếu là do công ty chi trả cổ tức, với xu hướng ngày càng tăng. Đây có thể xem là bước đi phá cách của công ty, tạo sự khác biệt so với các công ty khác. Tuy vậy, bước đi phá cách này cần phải xem xét thêm các yếu tố như rủi ro trong kinh doanh, cấu trúc vốn hiện tại của công ty (tài trợ chủ yếu bằng nợ hay vốn chủ sở hữu) cũng như khả năng tiếp cận thị trường vốn khi có nhu cầu.
Phân tích trong cấu trúc vốn của công ty cho thấy, Vinamilk có tỷ lệ nợ vay tương đối thấp, nguồn vốn chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, chiếm khoảng 75%. Đây cũng là công ty có hoạt động kinh doanh tốt, có giá trị vốn hóa cao nên cũng dễ tiếp cận thị trường vốn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng công ty sẽ dễ rơi vào khó khăn khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho việc chi trả cổ tức, dẫn đến dòng tiền thuần cuối kỳ âm, sẽ ăn dần vào trong vốn. Vì vậy trong tương lai công ty nên xem xét cân đối tỷ lệ chi trả cổ tức của mình, dể đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Tóm lại, qua phân tích, ta thấy tình hình kinh doanh của Vinamilk khá tốt, dòng tiền kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty tốt. Dòng tiền thuần cuối kỳ năm 2012 âm chủ yếu do chi đầu tư và chi trả cổ tức, tuy nhiên, năm 2013, dòng tiền công ty khá tốt. Dòng tiền đầu tư âm chủ yếu do đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, trong khi dòng tiền tài trợ âm chủ yếu do chi trả cổ tức nhằm tránh các hoạt động đầu tư dưới mức do nắm giữ nhiều tiền mặt.
4. Phân tích tỷ số:
4.1. Tỷ số đảm bảo dòng tiền:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền là một thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và chia cổ tức tiền mặt.
Nếu tỷ số này ≥ 1 nghĩa là công ty có khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài. Ngược lại, nếu tỷ số này <1 nghĩa là nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay.
Sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk từ 2007 đến 2013 để tính tỷ số đảm bảo dòng tiền qua các năm như sau:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền
NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 313,482,000,000 1,269,759,000,000 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 CHI TIÊU VỐN (CHI MUA TSCĐ) 743,965,000,000 445,062,000,000 654,816,757,348 1,432,287,891,422 1,767,206,055,153 3,133,999,297,771 1,491,459,216,581 TĂNG HÀNG TỒN KHO 725,346,000,000 112,069,000,000 0 1,110,496,793,174 1,021,809,144,291 273,491,911,774 0 CỔ TỨC, LỢI NHUẬN TRẢ CHO CHỦ SỞ HỮU 538,181,000,000 680,733,000,000 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800 TỶ SỐ ĐẢM BẢO DÒNG TIỀN 1.1007 0.9745 0.8510 0.7220 1.0100
Hình 4: Tỷ số đảm bảo dòng tiền của Vinamilk qua các năm
Nhìn vào đồ thị ta thấy tỷ số đảm bảo dòng tiền của Vinamilk trong năm 2009 được đảm bảo khá tốt. Từ năm 2010 đến 2012, tỷ số này có sự sụt giảm mạnh, cho thấy dòng tiền hoạt động của Vinamilk không đủ để đáp ứng khả năng chi trả cố tức cũng như tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Điều này có thể được giải thích là do trong giai đoạn này, Vinamilk đẩy mạnh chi tiêu vốn, mở rộng sản xuất và vẫn duy trì chính sách chi trả cổ tức ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2013, tỷ số này đã tăng trở lại, cho thấy dù đẩy mạnh tăng trưởng nhưng Vinamilk vẫn đảm bảo được khả năng trang trải tiền mặt của mình.
4.2. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt:
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư trong công ty cho cả việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
Nếu tỷ số này trong khoảng từ 7% đến 11% nói chung là được đánh giá tốt.
Sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk từ 2009 đến 2013 để tính tỷ số tái đầu tư tiền mặt qua các năm như sau:
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 TỶ SỐ TÁI ĐẦU TƯ TM 0.4069 0.0331 0.1386 0.2234 0.1567 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800 TỔNG TSCĐ (NGUYÊN GIÁ) 3,135,506,309,723 4,113,300,629,871 5,301,826,836,260 6,512,875,316,427 11,147,267,493,199 BĐS ĐẦU TƯ (NGUYÊN GIÁ) 27,489,150,000 104,059,758,223 117,666,487,460 117,666,487,460 176,332,062,888 TS DH KHÁC 249,124,071,857 162,461,317,098 107,338,146,303 150,152,345,194 295,112,796,930 VỐN LUÂN CHUYỂN = TSNH - NỢ NH 3,334,287,314,32 0 3,274,790,538,058 6,521,145,980,595 6,965,619,885,673 8,062,532,533,330 * TS NGẮN HẠN 5,069,158,279,142 5,919,802,789,330 9,467,682,996,094 11,110,610,188,964 13,018,930,127,438 * NỢ NGẮN HẠN 1,734,870,964,822 2,645,012,251,272 2,946,537,015,499 4,144,990,303,291 4,956,397,594,108
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt của Vinamilk qua các năm
Nhìn vào đồ thị ta thấy có một sự sụt giảm mạnh trong năm 2010. Điều này có thể lý giải là do dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm (tăng dự trữ hàng tồn kho), trong khi tăng chi trả cổ tức lên gấp 5 lần. Những năm sau, tỷ số này được giữ ở mức tốt, trong khoảng 13 – 22%.
Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
DTIỀN HĐỘNG / DTHU THUẦN 0.2917 0.1282 0.1115 0.1993 0.2020 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 DOANH THU THUẦN 10,613,770,890,800 15,752,865,999,425 21,627,428,893,109 26,561,574,179,964 30,948,602,127,306
Dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần của Vinamilk qua các năm
Nhìn chung qua các năm tỷ số này có xu hướng giảm từ 0,29 còn 0,2. Năm 2009, tuy dòng tiền hoạt động thấp nhưng tỷ số này cao nhất là do công ty chưa mang lại doanh thu nhiều. Năm 2010 và 2011, tỷ số giảm là do dòng tiền hoạt động có xu hướng giảm và doanh thu lại tăng lên. Tuy nhiên, tới năm 2012 và 2013, doanh thu có xu hướng tăng và dòng tiền hoạt động cũng tăng lên đáng kể. Tóm lại, tỷ số này thể hiện khả năng tạo ra doanh thu (bán hàng thu được tiền về) tốt, cứ 100đ doanh thu thuần thì thu về được 20đ tiền mặt, Vinamilk đang phát triển khá ổn định và sức khỏe tài chính tốt.
4.4. Tỷ số dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động (Free Cash Flow/ Operating Cash Flow Ratio):
Tỷ số dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
DTIỀN TỰ DO/DTIỀN TỪ HĐKD 0.6751 (0.5839) (0.0404) (0.0118) 0.2548 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,60 4 2,018,774,046,74 4 2,411,168,612,240 5,294,567,838,31 9 6,251,743,363,451
CHI TIÊU VỐN (CHI
MUA TSCĐ) 654,816,757,348 1,432,287,891,422 1,767,206,055,153 3,133,999,297,771 1,491,459,216,581 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800 DÒNG TIỀN TỰ DO = DTIỀN TỪ HĐKD - CHI TIÊU VỐN RÒNG - CỔ TỨC (CPƯĐ VÀ CP THƯỜNG) 2,090,405,512,256 1,178,714,264,67- 8 -97,465,702,913 -62,425,515,452 1,593,049,097,070
Dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động của Vinamilk qua các năm
Năm 2009, tỷ số này cao ở mức 0,67 là do việc chi tiêu vốn và chi trả cổ tức thấp trong khi dòng tiền hoạt động ở mức trung bình. Năm 2010, tỷ số này giảm mạnh do
công ty chi tiêu vốn và chi trả cổ tức nhiều hơn trong khi dòng tiền hoạt động vẫn ở mức trung bình. Năm 2011-2012, tỷ số này tăng nhưng vẫn bị âm, điều này thể hiện tỷ trọng của dòng tiền hoạt động khi đã dùng cho việc chi tiêu vốn và chi trả cổ tức thấp. Năm 2013, tỷ số tăng ở mức 0,25, điều này thể hiện khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới khá tốt.
4.5. Các tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán:
4.5.1. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hay tỷ số dòng tiền hoạt động – Operating Cash Flow - OCF):
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
OCF 1.7849 0.7632 0.8183 1.2773 1.2613
DÒNG TIỀN
TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451
NỢ NGẮN
OCF của Vinamilk qua các năm
Nhìn vào đồ thị ta thấy tỷ số đảm bảo dòng tiền của Vinamilk trong năm 2009 được đảm bảo khá tốt. Từ năm 2010 đến 2012, tỷ số này có sự sụt giảm mạnh, cho thấy dòng tiền hoạt động của Vinamilk không đủ để đáp ứng khả năng chi trả cố tức cũng như tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Điều này có thể được giải thích là do trong giai đoạn này, Vinamilk đẩy mạnh chi tiêu vốn, mở rộng sản xuất và vẫn duy trì chính sách chi trả cổ tức ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2013, tỷ số này đã tăng trở lại, cho thấy dù đẩy mạnh tăng trưởng nhưng Vinamilk vẫn đảm bảo được khả năng trang trải tiền mặt của mình. Tóm lại, tỷ số này tương đối tốt, trong ngắn hạn thì dòng tiền hoạt động đủ đáp ứng trả được nợ.
4.5.2. Tỷ số đảm bảo dòng vốn (Funds flow coverage ratio – FFC):
FFC 15.2511 10.9847 4.4187 2,397.6319 84,562.5631 LN TRƯỚC THUẾ 2,731,358,267,542 4,251,207,423,608 4,978,991,895,071 6,929,668,017,079 8,010,256,856,719 LÃI VAY 6,654,877,842 6,171,553,959 13,933,130,085 3,114,837,973 104,027,048 KHẤU HAO 234,078,211,663 290,130,555,884 414,590,126,008 535,451,905,298 786,432,923,150 EBITDA 2,972,091,357,047 4,547,509,533,451 5,407,515,151,164 7,468,234,760,350 8,796,793,806,917 TIỀN CHI TRẢ NỢ GỐC VAY 188,221,936,000 407,813,214,054 1,209,835,000,000 0 0
FFC của Vinamilk qua các năm
Tỷ số qua các năm có xu hướng tăng mạnh. Năm 2012 và 2013, tỷ số này rất cao. Lý do là do EBITDA cao (công ty hoạt động tốt), trong khi, nợ dài hạn đã trả hết và duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp. Tóm lại, tỷ số này cho thấy khả năng đảm bảo nghĩa vụ trong ngắn hạn tốt.
4.5.3 Tỷ số đảm bảo lãi vay (Cash Interest Coverage Ratio – CIC):
CIC 489.2868 510.9923 217.7404 2,045.3791 73,556.1551 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 LÃI VAY ĐÃ CHI TRẢ 6,942,303,051 5,034,090,508 14,785,659,974 3,114,837,973 104,027,048 THUẾ CHI TRẢ 293,332,380,687 548,573,466,173 793,480,641,563 1,073,341,754,164 1,399,982,286,806
CIC của Vinamilk qua các năm
Tỷ số qua các năm có xu hướng tăng mạnh. Năm 2013, tỷ số này rất cao. Lý do là do dòng tiền hoạt động có xu hướng tăng, trong khi, lãi vay đã chi trả ở mức thấp. Tóm lại, tỷ số này cho thấy khả năng đảm bảo nghĩa vụ chi trả lãi vay tốt.
4.5.4. Tỷ số đảm bảo nợ vay ngắn hạn (Cash Current Debt Coverage Ratio – CDC):
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
CDC 1.5824 0.0959 0.5667 0.7410 0.6223 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,74 4 2,411,168,612,240 5,294,567,838,31 9 6,251,743,363,451
CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ
SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800 NỢ NGẮN HẠN 1,734,870,964,822 2,645,012,251,272 2,946,537,015,499 4,144,990,303,291 4,956,397,594,108
CDC của Vinamilk qua các năm
Như phân tích ở trên đối với tỷ số OCF, ta thấy OCF của Vinamilk vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho chủ nợ. Nhưng khi phân tích sâu hơn ở tỷ số CDC, ta thấy chỉ trong năm 2009, tỷ số này đảm bảo trên 1, nghĩa là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trả cổ tức vẫn đủ để trả nợ vay, Các năm còn lại, tỷ số này dưới 1. Năm 2010, có một sự sụt giảm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, cộng với nợ đến hạn nhiều, nên tỷ số này chỉ còn khoảng 10%. Năm 2011, tỷ số được cải thiện nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng và cổ tức giảm. Năm 2012, cổ tức tang nhưng được bù đắp bởi dòng tiền lớn, tỷ số này tiếp tục được cải thiện. Có một sự sụt giảm trong năm 2013, dù dòng tiền kinh doanh tăng, nhưng mức tăng không đử bù đắp chi trả cổ tức. Tóm lại, chỉ số CDC của Vinamik không đảm bảo ở mức an toàn, công ty cần cải thiện dòng tiền kinh doanh, đồng thời nên chi trả cổ tức ở mức hợp lý, để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn.
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 DTIỀN TỪ HĐ KD / CỔ TỨC TM) 8.8149 1.1437 3.2521 2.3817 1.9739 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800
Khả năng thanh toán cổ tức của Vinamilk qua các năm
Nhìn vào đồ thị, ta thấy năm 2013 khả năng chi trả cổ tức của Vinamilk tuy giảm hơn so với năm 2009, năm 2011 và năm 2012 nhưng đa số đều lớn hơn 1. Điều này thể hiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo khả năng chi trả cổ tức tốt. Với tốc độ tăng trưởng đều đặn, giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao, khả năng chi trả cổ tức tốt công ty thích hợp đầu tư trung và dài hạn.
Ta xét thêm tỷ số đảm bảo nợ vay ngắn hạn của công ty (thể hiện khả năng chi trả các khoản vay ngắn hạn) năm 2013 có xu hướng giảm so với các năm trước. Mặc dù, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhưng mức tăng không đủ bù đắp chi trả cổ tức. Nhìn chung, 2 tỷ số này có xu hướng biến động và giảm, thể hiện dòng tiền
hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty có khả năng không đủ đáp ứng được nợ ngắn hạn nếu vẫn duy trì mức trả cổ tức cao và ổn định, đánh đổi giữa việc duy trì chi trả cổ tức mà vẫn trả được nợ ngắn hạn. Khuyến nghị cảnh báo công ty trong tương lai nên giảm chi trả cổ tức để đảm bảo trả được nợ ngắn hạn.
4.5.6. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt:
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
DTIỀN TỪ HĐ KD / (CHI TIÊU VỐN + CỔ TỨC TM) 3.0777 0.6314 0.9611 0.9883 1.3420 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 CHI TIÊU VỐN (CHI MUA TSCĐ) 654,816,757,348 1,432,287,891,422 1,767,206,055,153 3,133,999,297,77 1 1,491,459,216,581 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800
Tỷ số đảm bảo khả năng chi tiêu vốn và cổ tức TM của Vinamilk qua các năm
Nhìn vào đồ thị, ta thấy năm khả năng chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt của Vinamilk năm 2013 tuy giảm hơn so với năm 2009 nhưng cao hơn so với các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 và hầu hết đều xấp xỉ 1. Điều này thể hiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo khả năng chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt khá tốt.
Ta xét thêm tỷ số:
[DTIỀN TỪ HĐ KD - CỔ TỨC TM - CHI TIÊU VỐN (CHI MUA TSCĐ)] / NỢ VAY NGẮN HẠN
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
TỶ SỐ 1.2049 (0.4456) (0.0331) (0.0151) 0.3214 DÒNG TIỀN TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 CỔ TỨC, LN TRẢ CHO CHỦ SH 351,280,620,000 1,765,200,420,000 741,428,260,000 2,222,994,056,000 3,167,235,049,800 CHI TIÊU VỐN (CHI MUA TSCĐ) 654,816,757,348 1,432,287,891,422 1,767,206,055,153 3,133,999,297,771 1,491,459,216,581 NỢ NGẮN HẠN 1,734,870,964,822 2,645,012,251,272 2,946,537,015,499 4,144,990,303,291 4,956,397,594,108
Tỷ số này trong năm 2013 có xu hướng tăng so với các năm trước nhưng hầu hết đều nhỏ hơn 0,5. Nguyên nhân là do công ty chi tiêu đầu tư TSCĐ lớn và trang thiết bị để nâng công suất sản xuất các nhà máy hiện tại. Mặc dù, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhưng mức tăng không đủ khả năng vừa chi trả cổ tức cao vừa đáp ứng mở rộng đầu tư mới. Như vậy, trong tương lai công ty có xu hướng cần vốn từ bên ngoài để đáp ứng chi tiêu TSCĐ. Nhìn chung, 2 tỷ số này có xu hướng biến động và giảm, thể hiện dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty có khả năng không đủ đáp ứng được nợ ngắn hạn và nhu cầu chi tiêu vốn nếu vẫn duy trì mức trả cổ tức cao và