1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

207 3,9K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6 4. Giả thuyết khoa học 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 6. Phạm vi nghiên cứu 7 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 8. Những luận điểm cần bảo vệ 9 9. Đóng góp mới của luận án 9 10. Cấu trúc của luận án 10 Chương 1 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước 11 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước 14 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 18 1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 19 1.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 20 1.2.4. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 26 1.3.2. Vai trò của người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 28 1.3.3. Đặc trưng lao động của người cán bộ quản lý trường THCS 30 1.3.4. Mô hình nhân cách người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 34 1.3.5. Những thách thức đối với người cán bộ quản lý trường THCS 39 1.4.2. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 48 1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 49 1.4.4. Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 51 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 53 Kết luận chương 1 57 Chương 2 60 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 60 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 60 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 60 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THCS ở các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 60 2.1.1.1. Vị trí địa lý 60 2.1.1.2. Nguồn nhân lực Vùng KTTĐPN 61 2.1.1.3 . Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo 62 2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 63 2.2. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN 65 Các tỉnh Vùng KTTĐPN chúng tôi khảo sát có 547 trường THCS, số cán bộ quản lý là 1340 được cơ cấu như sau: (chỉ tính riêng địa bàn chọn mẫu khảo sát) 65 2.3. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN 105 2.3.1. Mặt mạnh 105 2.3.3.Nguyên nhân 107 2.3.3.1. Nguyên nhân thành công 107 2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế 107 Kết luận chương 2 108 Chương 3 109 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ 109 TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 109 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 109 3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu 109 3.1.2. Nguyên tắc toàn diện 109 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả 109 3.1.4. Nguyên tắc thực tiễn 109 3.1.5. Nguyên tắc khả thi 109 3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 110 3.2.1. Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lý 110 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 126 3.2.4. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS 132 3.2.5. Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông 138 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 142 2 3.3.1. Mục đích khảo sát 142 3.3.2. Nội dung khảo sát 142 3.3.3. Phương pháp khảo sát 142 3.3.4. Đối tượng khảo sát 142 3.3.5. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 142 3.4. Tổ chức thực nghiệm giải pháp 144 3.4.1. Mục đích thực nghiệm 144 3.4.3. Nội dung, đối tượng và thời gian thực nghiệm 145 3.4.3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm 145 3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 146 Kết luận chương 3 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149 1. KẾT LUẬN 149 2. KIẾN NGHỊ 150 8. Trần Thế Lưu (2015), Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lý trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 116, tháng 5/2015 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 Tiếng Việt 153 Tiếng Anh 158 PHỤ LỤC 160 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục (GD) nước ta đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển GD. Muốn GD thực hiện tốt sứ mệnh của mình, bên cạnh việc đổi mới toàn diện tất cả các khâu từ quản lý, đào tạo (ĐT) đến cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, một trong những điều quan trọng cần phải làm chính là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) đủ về số lượng, đồng bộ, hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. Chính vì vậy, cùng với đội ngũ GV, phát triển đội ngũ CBQL là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X của Đảng khẳng định: “Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục - đào tạo” [25]. Điều này một lần nữa lại được nhấn mạnh ở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020: “Đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [13]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đề ra phương hướng phát triển GD&ĐT từ nay đến năm 2020 là: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi” [26]. 1.2. Trong hệ thống GD quốc dân ở nước ta, cấp THCS có vai trò rất quan trọng. Điều 27, Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có hiểu biết ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [68]. Trong bối cảnh mới, GD THCS phải có trách nhiệm cùng với nền GD quốc dân đổi mới toàn diện nền GD Việt Nam, đưa GD nước ta hội nhập cùng thế giới. Để thực hiện được những nhiệm vụ GD quan trọng đó, bên cạnh yêu cầu 4 về xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất, sử dụng đội ngũ GV có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, công tác quản lý trường học cũng phải được đặc biệt coi trọng. Một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý trường học chính là chất lượng của đội ngũ CBQL. CBQL trường THCS vừa là nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội nên đòi hỏi họ phải đạt những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực để quản lý nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 1.3. Tuy đội ngũ CBQL GD nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng GD của nhà trường nhưng hiện nay, đội ngũ CBQL GD chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất, năng lực trong bối cảnh GD đang đổi mới và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu phát triển GD và những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế - xã hội, đội ngũ CBQL các trường THCS còn nhiều bất cập về trình độ ĐT, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là khả năng thích ứng với việc đổi mới GD,… Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Chính phủ cũng đã chỉ rõ: “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp”. “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy về giáo dục chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận mới về phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao” [6], [13]. 5 Điều này bắt nguồn từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, chính sách đãi ngộ đối với CBQL các trường THCS chưa được nghiên cứu, áp dụng một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” [1]. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trường THCS như hiện nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết. Nghiên cứu đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần tháo gỡ những tồn tại hiện nay của đội ngũ CBQL trường THCS, góp phần để GD THCS ở Việt Nam đạt mục tiêu đã đặt ra trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế về GD hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng GD THCS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Đổi mới GD phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới đối với CBQL trường THCS. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp tác động đến các thành tố cấu trúc của quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, tập trung vào công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THCS; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù 6 hợp với đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) thì có thể phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở các tỉnh Vùng KTTĐPN. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông . 5.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Thực nghiệm một số giải pháp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - Khảo sát đánh giá thực trạng và thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS ở các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang thuộc Vùng KTTĐPN, từ năm 2010 đến nay. Thực nghiệm một số giải pháp đề xuất ở thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Các trường THCS là cấp học trong GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân. Những vấn đề về GD THCS đều được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa GD THCS với các cấp học GD tiểu học và THPT cũng như với hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân. Đội ngũ CBQL trường THCS là chủ thể của quá trình quản lý trường THCS, vì vậy phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu GD THCS, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường THCS hiện nay. Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng là một hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện 7 chứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GD THCS nói riêng và GD - ĐT nói chung, trước yêu cầu đổi mới GD phổ thông và hội nhập quốc tế. 7.1.2. Tiếp cập theo chuẩn Việc tiếp cận theo chuẩn để thấy được phẩm chất năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS đã đạt được ở mức độ nào so với chuẩn hiệu trưởng, từ đó có giải pháp cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS. 7.1.3. Tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực Trong cách tiếp cận này phân tích thực tế là thực hiện thống kê và phân tích tình hình đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN, từ đó có đánh giá đúng về thực trạng đội ngũ. Từ đánh giá này, xem xét mức độ đáp ứng của đội ngũ hiện tại với yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần được tính đến những đặc điểm kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển GD phổ thông của các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN; đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà trường phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển GD, xây dựng đội ngũ CBQL GD các cấp nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy được bức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đội ngũ CBQL các trường THCS của các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN, từ năm 2010 đến nay; đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. - Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, qua hỏi ý kiến các chuyên gia 8 GD, CBQL GD các cấp có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình đội ngũ CBQL các trường THCS Vùng KTTĐPN và các giải pháp đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xuất phát từ thực tiễn sinh động của GD THCS, từ người thật, việc thật của CBQL trường THCS để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho việc đề xuất của tác giả về các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN. - Phương pháp thực nghiệm Áp dụng thử vào thực tiễn một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của.giải pháp trên thực tế. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý các kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm cần bảo vệ 8.1. Đội ngũ CBQL GD giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng GD. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu khách quan và cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng GD THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, hội nhập quốc tế. 8.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phát triển nguồn nhân lực QLGD. Vì vậy, nội dung, cách thức phát triển đội ngũ này phải dựa trên nội dung, cách thức phát triển nguồn nhân lực nói chung, mặt khác phải dựa trên đặc trưng lao động quản lý và mô hình nhân cách CBQL trường THCS. 8.3. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS Vùng KTTĐPN đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cần thiết phải đổi mới công tác phát triển đội ngũ này, chú trọng vào các khâu quy hoạch, ĐT, bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng và ban hành chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với Vùng KTTĐPN, áp dụng chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THCS, tăng cường giao quyền tự chủ và phân cấp quản lý. Đây là những giải pháp cơ bản để phát triển một cách hiệu quả đội ngũ này. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Luận án đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ CBQL GD nói chung, đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng trước yêu 9 cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông; làm rõ vai trò, đặc trưng lao động, mô hình nhân cách của người CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay. 9.2. Đưa ra được bức tranh khá toàn diện, xác thực về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS và thực trạng phát triển đội ngũ này ở các tỉnh Vùng KTTĐPN. 9.3. Xây dựng được hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 9.4. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng KTTĐPN; đề xuất chương trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của CBQL trường THCS. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 10 [...]... pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ CBQL trường THCS Như vậy, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu. .. có năng lực quản lý, lãnh đạo nhà trường) , đủ sức khỏe thực hiện tốt các yêu cầu quản lý và phát triển trường học Phát triển đội ngũ CBQL bao gồm hai mặt là phát triển người CBQL với tư cách là “thành viên” và phát triển đội ngũ CBQL với tư cách là “nguồn nhân lực” quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là quá trình xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo thực... thực sự phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông Và chưa có công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS với quy mô phù hợp với Vùng KTTĐPN trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là hết sức cấp 17 thiết, vừa có ý nghĩa lý luận cao, vừa có ý nghĩa thực... các cơ quan quản lý nhà nước về GD, với một chuyên môn nhất định là quản lý trường học, quản lý cơ quan GD, với một số lượng giới hạn nhất định theo quy định của Nhà nước Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực QLGD nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng phải dựa trên lý luận về phát triển nguồn nhân lực 1.2.3.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Phát triển đội ngũ CBQL là... và mục tiêu quản lý trường học Để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần tiến hành đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ GBQL trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng và thái độ nghề nghiệp tốt Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng là quá trình làm cho đội ngũ này thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ... một phần của phát triển nguồn nhân lực Bản chất của công tác này là tạo ra những tác động khiến đội ngũ CBQL biến đổi 22 theo chiều hướng đi lên, tức là xây dựng đội ngũ CBQL phát triển cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ sở GD, thực hiện có kết quả mục đích quản lý trong bối cảnh mới Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phát triển đội ngũ này đủ... công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 1.3 Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đối với CBQL trường THCS 1.3.1 Đổi mới giáo dục phổ thông Đổi mới GD là làm cho hệ thống GD tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu, rộng, đòi hỏi ngành GD phải tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD sâu sắc, triệt để và toàn diện hơn... trường THCS phát triển và đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS một cách khoa học, chính xác, khách quan Quá trình phát triện đội ngũ CBQL trường THCS thực chất là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường THCS cho hoàn thiện hơn, làm cho đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trường THCS trong điều kiện CNH, HĐH và hội... phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương Điều đó đòi hỏi CBQL trường THCS phải đổi mới cách tổ chức, quản lý; tư duy, từ nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động GD và phải có năng lực quản lý mới 1.3.2 Vai trò của người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu. .. quản lý của cấp trên Từ sự phân tích trên, cho phép rút ra kết luận: CBQL Trường THCS là những người ứng đầu nhà trường, là chủ thể quản lý nhà trường, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ ĐT, GD và rèn luyện học sinh nhà trường, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục THCS 1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Đội ngũ . 18 1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 19 1.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 20 1.2.4. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 26 1.3.2. Vai trò của người cán bộ. đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT. phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 4. Giả

Ngày đăng: 23/05/2015, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w