1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Âm nhạc lớp 6 trọn bộ_CKTKN_Bộ 6

70 658 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 746 KB

Nội dung

Tuần 1: Tiết 1: Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS Tập hát: "Quốc ca Việt Nam" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 10 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc - HS nắm sơ lược về các môn học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. - Ôn tập lại bài hát: Quốc ca Việt Nam. 2. Kĩ năng: - HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết đoàn kết và yêu mến hoà bình, yêu tổ quốc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát" Quốc ca Việt Nam". 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Ở tiểu học các em đã được biết đến phân môn của môn âm nhạc đó là học hát, nhạc lý và tập đọc nhạc. Ở tiết học này thầy sẽ giới thiệu đến các em về các phân môn của môn âm nhạc ở THCS, phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại bài Quốc ca Việt Nam. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 13p 17p * Giới thiệu về âm nhạc. GV khái quát: âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh được chọn lọc dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người. * Giới thiệu về chương trình. - GV giới thiệu về phân môn âm nhạc ở THCS: Gồm 3 nội dung. + Học hát: Có 8 bài chính thức. + Nhạc lý và tập đọc nhạc: Có 10 bài tập đọc nhạc. Nhạc lý là viết tắt của lý thuyết âm nhạc. + Âm nhạc thường thức : Có 7 bài. Âm nhạc thường thức có nghĩa là những kiến thức âm nhạc phổ thông. VD: Ở tiết 7, trong bài âm nhạc thường thức, chúng ta sẽ được giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi của Ông. - GV cho HS nghe một đoạn trích từ 1 – 2 phút của bài “ Làng tôi”. * Tập hát bài Quốc ca Việt Nam. - GV: Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, các em đã được nghe bài hát này từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều hát đúng. Hôm nay một lần nữa, chúng ta ôn lại bài hát này để hát chính xác hơn và hay hơn. - GV cho HS nghe giai điệu bài hát - GV hướng dẫn HS tập hát. - GV sửa sai. - GV dạo nhạc bắt nhịp cho HS hát ghép với tiết tấu của đàn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS sửa sai. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Quốc ca Việt Nam" kết hợp với gõ đệm. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Quốc ca Việt Nam ". V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 2: Tiết 2: Học hát: Bài" Tiếng chuông và ngon cờ" Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ". - HS có hiểu biết thêm về thế giới âm nhạc qua bài đọc thêm. 2. Kĩ năng: - HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết đoàn kết và yêu mến hoà bình. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ". 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6. - Một số động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p) GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, ông là tác giả của nhiều ca khúc được phổ biến trong quần chúng, đặc biệt là bài hát" Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong sang, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc. Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế" Ngọn cờ hoà bình", năm 185 ông đã sáng tác bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ". TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p 10p * Học hát bài " Tiếng chuông và ngọn cờ". - GV hát mẫu. - GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui khoẻ, hào hùng; Tiết tấu: Hơi nhanh). - GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi, lặng đen). - GV chia câu: 4 câu. Câu 1: " Trái đất trời sao". Câu 2: " Trái đất của ta". Câu 3: " Bong bính bong sáng ngời". Câu 4: " Bong bính bong của ta". - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh. - Dạy từng câu: GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn. Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài: GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. * Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta. - GV gọi 1 HS đọc bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta. - GV khái quát một vài nét về bài đọc thêm. - GV hỏi HS 1 số câu hỏi về nội dung của bài. ( Âm nhạc là gì?; âm nhạc có tác dụng như thế nào đối với con người?; ). - GV cho HS nghe một đoạn trích không lời khoảng từ 1- 2 phút. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS luyện thanh. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS cảm nhận. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" kết hợp với gõ đệm. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Mái trường mến yêu" và học thuộc lời ca. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 3: Tiết 3: Ôn tập bài hát: " Tiếng chuông và ngọn cờ" Nhạc lí: - Những thuộc tính của âm thanh. - Các kí hiệu âm nhạc. Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát thuần thục bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. - HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ". - Bảng phụ chép sẵn khuông nhạc và khóa Son. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6. - Một số động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 1p) Như vậy chúng ta đã học xong bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. Để các em có thể hát thuần thục hơn, trình bày bài hát tốt hơn cũng như hiểu biết hơn về âm nhạc. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” và cùng nhau tìm hiểu về những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p 20p * Ôn tập bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ". - GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát. - GV đệm đàn cho HS ôn tập. - GV chú ý sửa sai. - GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện. - GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. - GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp với gõ đệm. - Trình bày bài hát: GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng. * Nhạc lí. a. Những thuộc tính của âm thanh. - GV khái quát cho HS biết âm thanh chia làm 2 loại và có 4 thuộc tính: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. - GV cho HS nêu khái niệm các thuộc tính và cho ví dụ. b. Các kí hiệu âm nhạc. - GV gọi 1 HS nhắc lại Khuông nhạc, khoá Son và tên 7 nốt nhạc. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn khuông nhạc và khoá Son giới thiệu cho HS biết và vị trí các nốt nhạc. - GV gọi một vài HS lên bảng tập viết khuông nhạc và khoá Son. - HS lắng nghe. - HS ôn tập. - HS sửa sai. - HS thực hiện. - HS ôn tập. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p) GV khái quát lại các thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" và các kí hiệu âm nhạc. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 4: Tiết 4: Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh. - HS đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 1. 2. Kĩ năng: HS biết đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 1. - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 1. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6. - Đọc trước phần nhạc lí. III. Phương pháp: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3p) GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 2p) Như vậy trong tiết trước chúng ta đã biết khuông nhạc, khóa Son, biết các kí hiệu ghi cao độ. Vậy về trường độ gồm các kí hiệu nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay, và phần thứ hai chúng ta sẽ cùng nhau học bài Tập đọc nhạc đầu tiên của chương trình âm nhạc lớp 6, bài TĐN số 1. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p 20p * Nhạc lí. a. Hình nốt - GV cho HS nhắc lại các hình nốt đã học. - GV nêu khái niệm và giới thiệu hình nốt ( Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép). - GV treo bảng phụ và trình bày mối quan hệ giữa các nốt. b. Cách viết các hình nốt trên khuông. - GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách viết các hình nốt trên khuông. - GV gọi một vài HS lên bảng tập viết các hình nốt nhạc. c. Dấu lặng. - GV cho HS nhắc lại trường độ của nốt đen và nốt trắng sau đó GV nhận xét và giới thiệu 2 dấu lặng tương ứng. - GV nêu một vài ví dụ cho HS theo dõi. * Tập đọc nhạc: TĐN số 1. - GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 1 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 1 gồm các nốt gi và hình nốt gì? Có những kí hiệu âm nhạc nào? ( Gồm các nốt: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La; Hình nốt đen, Lặng đen) - GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu của bài. - GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học. - GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p) GV khái quát lại các thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" và các nốt nhạc. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 5: Tiết 5: Học hát: Bài " Vui bước trên đường xa" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Vui bước trên đường xa". - HS biết bài hát " Vui bước trên đường xa" là dân ca Nam Bộ và đặt lời mới là Hoàng Lân. 2. Kĩ năng: - HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Vui bước trên đường xa". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát " Vui bước trên đường xa". 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Ở các miền quê Nam Bộ có nhiều làn điệu dân ca như: Các điệu Hò, các điệu Lí, nói thơ… Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Mỗi bài Lí thường được xây dựng từ những câu thơ lục bát. Bài “ Lí con sáo Gò Công” có nguồn gốc ở huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang. Bài hát thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, có tính chất giãi bày tâm sự. Dựa trên giai điệu này, Nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới thành bài hát “ Vui Bước trên đường xa”. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p 15p * Học hát bài " Vui bước trên đường xa". - GV hát mẫu. - GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui tươi, nhí nhảnh; Tiết tấu: Hơi nhanh). - GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nhắc lại, dấu chấm dôi, dấu luyến, lặng đen, khung thay đổi). - GV chia câu: 4 câu. Câu 1: " Đường dài bước chân". Câu 2: " Ta hát mùa xuân". Câu 3: " Vui hát thấy gần". Câu 4: " Muôn người quyết tâm". - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh. - Dạy từng câu: GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn. Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài: GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. * Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng dẫn cho HS thực hiện từng câu. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS luyện thanh. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Vui bước trên đường xa" kết hợp với gõ đệm theo phách. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p) GV yêu cầu HS về nhà ôn bài và học thuộc lời ca. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng [...]... Hoàng Văn Dưỡng Tuần 7: Tiết 7: Tập đọc nhạc: TĐN số 3 Cách đánh nhịp 2/4 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát " Làng tôi" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 3 - HS biết đánh nhịp 2/4 - HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát" Làng tôi" 2 Kĩ năng: HS biết... độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc và yêu mến các nhạc sĩ II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 3 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát" Làng tôi" 2 Chuẩn bị của HS: SGK Âm nhạc lớp 6 III Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành IV Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp. .. Hữu Phước - một tác giả âm nhạc có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam 2 Kĩ năng: HS biết đọc bài TĐN số 4 kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc và yêu mến các nhạc sĩ II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát" Lên đàng" - Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát" Lên đàng" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước 2... tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần : Tiết 11: Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát" Lên đàng" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS 6A 40 6B Vắng 38 I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS biết bài TĐN số 4 - nhạc của Mô-da Biết đọc chuẩn xác cao độ và trường độ bài TĐN - HS biết nhạc. .. độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục các bài ôn tập 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6 - Đọc trước bài Ôn tập - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình - Vấn đáp - GV hướng dẫn HS thực hành IV Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp. .. lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng 3 Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quí các làn điệu dân ca và thêm yêu thích môn âm nhạc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Tìm hiểu về các làn điệu dân ca - Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Hành khúc tới trường" 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6 - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình,... số 5 - HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến 2 Kĩ năng: HS biết trình bày bài TĐN số 5 kết hợp với gõ đệm theo phách 3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích các nhạc cụ dân tộc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 5 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6 - Đọc trước phần âm nhạc thường thức III Phương pháp giảng dạy: Thuyết... các nốt nhạc và tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước V Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần : Tiết 12: Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS 6A 40 6B Vắng... yêu lớp II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài hát" Hành khúc tới trường" - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Hành khúc tới trường" 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6 - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình, vấn đáp - GV hướng dẫn HS thực hành IV Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức lớp: ... của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục các bài ôn tập - Băng nhạc ghi sẵn 2 bài hát ôn tập 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 6 - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình - Vấn đáp - GV hướng dẫn HS thực hành IV Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ 2 Kiểm tra bài cũ: . về phân môn âm nhạc ở THCS: Gồm 3 nội dung. + Học hát: Có 8 bài chính thức. + Nhạc lý và tập đọc nhạc: Có 10 bài tập đọc nhạc. Nhạc lý là viết tắt của lý thuyết âm nhạc. + Âm nhạc thường thức. thường thức : Có 7 bài. Âm nhạc thường thức có nghĩa là những kiến thức âm nhạc phổ thông. VD: Ở tiết 7, trong bài âm nhạc thường thức, chúng ta sẽ được giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài. tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát thuần thục bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. - HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc. 2.

Ngày đăng: 23/05/2015, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w