- GV gọi 1 HS đọc: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn trong SGK.
Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 16 tháng 03 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B 6C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tia nắng, hạt mưa". - HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 8.
- HS biết một số kí hiệu thường gặp trong bản nhạc.
2. Kĩ năng:
HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS sống vui vẻ, yêu đời và thêm yêu thích môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài " Tia nắng, hạt mưa". - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 8.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đan xen trong giờ học.
3. Nội dung bài mới:* Giới thiệu bài: ( 3 p) * Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở tiết học trước các em đã được học bài hát" Tia nắng, hạt mưa".Để các em có thể hát thuần thục hơn cũng như đọc nhạc tốt hơn. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau
ôn tập bài " Tia nắng, hạt mưa", cùng nhau học bài Tập đọc nhạc số 8, phần thứ ba chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
12p
15p
8p
* Ôn tập bài hát: " Tia nắng, hạt mưa".
- GV đệm đàn cho HS luyện thanh. - GV đệm đàn cho HS ôn tập.
- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện.
- GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. - Trình bày bài hát:
GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng.
- GV cho HS tự tìm một số động tác vận động theo nhạc.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 8.
- GV cho HS nhận xét về cao độ và trường độ bài TĐN số 8.
- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu
của bài.
- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.
* Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc.
- GV giới thiệu những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. Gồm: Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi.
- GV cho VD và nêu tác dụng các kí hiệu. - GV gọi một vài HS nêu các kí hiệu có trong bài ở một vài bài hát.
- HS luyện thanh. - HS ôn tập. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 8 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát:" Tia nắng, hạt mưa" và các kí hiêu âm nhạc.
Tuần 31:
Tiết 29:
Tập đọc nhạc: TĐN số 9
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Chungvà bài hát " Lượn tròn, lượn khéo" và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo"
Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 23 tháng 03 năm 2013
Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B 6C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:
- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 9.
- HS biết nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo".
2. Kĩ năng:
HS biết trình bày bài Tập đọc nhạc số 9 kết hợp với gõ đệm theo phách.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết tự hào, trân trọng thành quả các nhạc sĩ Việt Nam.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo". - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 9.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK Âm nhạc lớp 6.
- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 p)
GV gọi HS lên bảng trình bày bài Tập đọc nhạc số 8.
3. Nội dung bài mới:* Giới thiệu bài: ( 3 p) * Giới thiệu bài: ( 3 p)
Ở tiết học trước các em đã được học bài Tập đọc nhạc số 8. Để các em có thể đọc nhạc tốt hơn cũng như biết về các nhạc sĩ Việt Nam. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp bài Tập đọc nhạc số 9, phần thứ hai chúng ta cùng nhau tìm hiểu về
nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo".
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
20p
12p
* Tập đọc nhạc: TĐN số 9.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 9 cho HS nhận xét về cao độ và trường độ - GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.
- GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu của bài.
- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học.
- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca.
- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nhạc, tổ
2 đọc lời ca và ngược lại.
* Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn lượn khéo".
- GV gọi một HS đọc: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo" trong SGK.
- GV khái quát về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Văn Chung và bài hát " Lượn tròn, lượn khéo".
- GV đặt một vài câu hỏi trong nội dung bài học cho HS trả lời: Em hãy nêu một vài bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Chung? Nhạc sĩ Văn Chung sáng tác bài hát " Lượn tròn, lượn khéo" vào năm nào? ( Đếm sao, Lí và sáo, Trăng theo em rước đèn, ...; Sáng tác vào năm 1954).
- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe giai điệu bài hát " Lượn tròn, lượn khéo" của nhạc sĩ Văn Chung. - HS nhận xét. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe và HS cảm nhận 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)
GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 9 kết hợp với gõ đệm theo phách.
5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)
GV yêu cầu HS về nhà ôn tập các kí hiệu âm nhạc và đọc lại phần Âm nhạc thường thức.
Tuần 32:
Tiết 30:
Học hát: Bài" Hô- la- hê, Hô- la- hô"