0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nhạc lí: Nhịp 3/4 Cách đánh nhịp 3/

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 6 TRỌN BỘ_CKTKN_BỘ 6 (Trang 41 -41 )

- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ.

Nhạc lí: Nhịp 3/4 Cách đánh nhịp 3/

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 12 tháng 01 năm 2013

Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B 6C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- HS biết thế nào là nhịp 3/4, biết cách đánh nhịp 3/4.

- HS biết nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".

2. Kĩ năng:

HS biết cách đánh nhịp 1- 2 bài hát đơn giản.

3. Thái độ:

Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc và yêu mến các nhạc sĩ.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" của nhạc sĩ Phong Nhã.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK Âm nhạc lớp 6.

III. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đan xen trong giờ học.

3. Nội dung bài mới:* Giới thiệu bài: ( 3 p) * Giới thiệu bài: ( 3 p)

Ở học kì I các em đã biết thế nào là nhịp 2/4, được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4 cũng như biết về một số nhạc sĩ Việt Nam. Để các em hiểu biết hơn về Âm nhạc và hiểu biết hơn các nhạc sĩ của Việt Nam, tiết này thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu

về nhịp 3/4, cách đánh nhịp 3/4, phần thứ hai chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

20p

15p

* Nhạc lí: Nhịp 3/4- Cách đánh nhịp 3/4.

- GV gọi 1 HS nhắc lại thế nào là nhịp 2/4. - GV giới thiệu về nhịp 3/4 và giới thiệu

một số bài hát được viết ở nhịp 3/4. - GV giới thiệu cách đánh nhịp 3/4 và

hướng dẫn cho HS thực hành.

- GV cho HS thực hiện cách đánh nhịp 3/4 theo tổ, nhóm.

- GV thực hiện cách đánh nhịp 3/4 ở 1-2 bài hát đơn giản sau đó hướng dẫn HS thực hành.

- GV gọi 1- 2 HS lên bảng thực hiện. - GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

* Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".

- GV gọi một HS đọc: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".trong SGK.

- GV khái quát về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng". - GV đặt một vài câu hỏi trong nội dung bài

học cho HS trả lời: Em hãy nêu một vài bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Phong Nhã? Nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" vào năm nào? ( Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng...; Sáng tác vào năm 1945).

- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe giai điệu bài hát" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" của nhạc sĩ Phong Nhã. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS cảm nhận. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)

Tuần 24:

Tiết 22:

Học hát: Bài" Ngày đầu tiên đi học"

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 19 tháng 01 năm 2013

Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B 6C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Ngày đầu tiên đi học".

- HS biết bài hát" Ngày đầu tiên đi học " nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện, lời: Thơ Viễn Phương.

2. Kĩ năng:

- HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.

3. Thái độ:

Giáo dục HS yêu mến bạn bè, trường, lớp.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài hát" Ngày đầu tiên đi học".

- Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Ngày đầu tiên đi học".

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK Âm nhạc lớp 6.

- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.

III. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đan xen trong giờ học.

3. Nội dung bài mới:* Giới thiệu bài: ( 3 p) * Giới thiệu bài: ( 3 p)

Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951, hiện vừa là nhạc sĩ vừa là bác sĩ đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, ông là tác giả của một số ca khúc: Cuộc sống mến thương, Cô bé dỗi hờn, Ngôi sao của em, Những nốt nhạc xanh... Bằng nét nhạc nhẹ nhàng, cảm xúc Nguyễn Ngoc Thiện đã sáng tác bài " Ngày đầu tiên đi học", bài hát nhắc lại

những kỉ niệm ngây thơ, trong sáng của những em học sinh, khi lần đầu tiên được đến trường, đến lớp.

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

22p

13p

* Học hát bài " Ngày đầu tiên đi học".

- GV hát mẫu.

- GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" ( Bài hát có sắc thái: Trong sáng, nhẹ nhàng; Tiết tấu: Vừa phải).

- Tìm hiểu bài:

GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?"

- GV chia câu: 4 câu.

Câu 1: " Ngày đầu... yêu thương".

Câu 2: " Ngày đầu... thiết tha".

Câu 3: " Ngày đầu... cô tiên". Câu 4: " Ngày đầu... vỗ về". - Luyện thanh:

GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh.

- Dạy từng câu:

GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn.

Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài:

GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài.

- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.

* Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

- GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng dẫn cho HS thực hiện từng câu. dẫn cho HS thực hiện từng câu.

- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm.

- GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS luyện thanh. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)

GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Ngày đầu tiên đi học" kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)

GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Ngày đầu tiên đi học" và học thuộc lời ca.

Tuần 26:

Tiết 23:

Ôn tập bài hát: " Ngày đầu tiên đi học"Tập đọc nhạc: TĐN số 7

Tập đọc nhạc: TĐN số 7

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 02 năm 2013

Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 6A 6B 6C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Ngày đầu tiên đi học". - HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 7.

2. Kĩ năng:

- HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. - HS biết đọc bài TĐN 7 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

3. Thái độ:

Giáo dục HS yêu mến bạn bè, trường, lớp.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài " Ngày đầu tiên đi học". - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 7.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK Âm nhạc lớp 6.

- Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc.

III. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)

GV gọi HS lên bảng trình bày bài" Ngày đầu tiên đi học".

3. Nội dung bài mới:* Giới thiệu bài: ( 3 p) * Giới thiệu bài: ( 3 p)

Ở tiết học trước các em đã được học bài hát " Ngày đầu tiên đi học". Để các em có thể hát thuần thục hơn cũng như đọc nhạc tốt hơn. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập bài " Ngày đầu tiên đi học" và cùng nhau học bài Tập đọc nhạc số 7, bài Tập đọc nhạc có tên là " Chơi đu" nhạc và lời Mộng Lân.

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

15p

15p

* Ôn tập bài hát: " Ngày đầu tiên đi học".

- GV đệm đàn cho HS luyện thanh.

- GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát. - GV đệm đàn cho HS ôn tập.

- GV chú ý sửa sai.

- GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện.

- Trình bày bài hát:

GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng.

- GV cho HS tự tìm một số động tác vận động theo nhạc.

- GV gọi một vài HS lên bảng trình bày. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

* Tập đọc nhạc: TĐN số 7.

- GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 7 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 7 đư- ợc viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 3/4, 16 ô nhịp. dấu chấm dôi).

- GV cho HS nhận xét về cao độ và trường độ bài TĐN số 7.

- GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu

của bài.

- GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học.

- GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca.

- GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nhạc, tổ

2 ghép lời ca và ngược lại.

- HS luyện thanh. - HS lắng nghe. - HS ôn tập. - HS sửa sai. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS tìm hiểu bài. - HS nhận xét. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p)

GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 7 kết hợp với gõ đệm theo nhịp.

5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p)

GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát: " Ngày đầu tiên đi học" và các nốt nhạc.

Tuần 27:

Tiết 24:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 6 TRỌN BỘ_CKTKN_BỘ 6 (Trang 41 -41 )

×