1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án Âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 5_CKTKN_HK2

185 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 5,82 MB

Nội dung

- HS biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài Em yêu trường em.Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân.. - Cho từng nhóm hát, kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo bài hát.. - Hát th

Trang 1

TUẦN 19

Thứ Hai – ngày 04- tháng 01 - năm 2010 Đến thứ Sáu - ngày 08 – tháng 01- năm 2010

Ngày

07,08/01 1 Học hát : Bài Bầu trời xanh Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ

Đàn,PháchB.Phụ

04,06/01 2 Học hát : Bài Trên con đường đến trường

Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu

Đàn,PháchB.Phụ06,07/01 3 Học hát : Bài Em yêu trường em Nhạc và lời : Hoàng Vân

Đàn,PháchB.Phụ04;06/01 4 Học hát : Bài Chúc mừng Một số hình thức trình bày bài hát

Đàn,PháchB.Phụ

06/01 5 Học hát : Bài Hát mừng Dân ca Hrê (Tây Nguyên)

Đặt lời : Lê Toàn Hùng

Đàn,PháchB.Phụ

Trang 2

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.

- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca

- Hs yêu thích môn học

II.CHUẨN BỊ :

*GV: - Hát chuẩn xác bài Bầu trời xanh

- Nhạc cụ quen dùng

- Nhạc cụ gõ

- Lá cờ hoà bình nhỏ (màu cờ nền xanh da trời, ở giữa có chim bồ câu trắng bay)

- Chép bài hát lên bảng phụ :

Bầu trời xanh

Nhạc và lời : Nguyễn Văn quỳ

Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng

Em yêu lá cờ xanh xanh, yêu đám mây trắng trắng

Em yêu màu cờ xanh xanh, yêu cánh chim hoà bình

Em cất tiếng ca vang vang, vui bước chân tới trường.

+GV cần biết :

Bài hát viết ở giọng Đô 5 âm : Đồ - Rê - Mi - Son - La Cấu trúc ở

hình thức một đoạn đơn gồm 2 câu cân phương, mỗi câu gồm 8 nhịp Giai điệu vui tươitrong sáng Tầm cử giọng hát phù hợp với tuổi HS lớp 1

(quãng 6 Đồ - La) Khi dạy chia bài thành 4 câu hát và lưu ý HS lấy hơi ở giữa câu

*HS: - Thanh phách;SGK Âm nhạc 1

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2 Kiểm tra bài cũ :

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài

Sắp đến tết rồi (2 lần).

3 Bài mới :

Hoạt động 1 : Dạy bài hát Bầu trời xanh

- Giới thiệu tên bài hát và tác giả

- GV hát mẫu

- Hướng dẫn cho HS đọc đồng thanh lời ca

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS theo dõi

- Cả lớp đọc lời ca

Trang 3

5’

2’

- Dạy hát từng câu (nhắc nhở HS lấy hơi ở giữa mỗi câu

hát)

- Cho HS tập theo nhóm, theo tổ và hát cá nhân

Hoạt động 2 : Gõ đệm

* Gõ đệm theo phách :

- GV làm mẫu :

Em yêu bầu trời xanh xanh,

X X X X

yêu đám mây hồng hồng

X X X X

* Gõ đệm theo tiết tấu :

Em yêu bầu trời xanh xanh,

X X X X X X

yêu đám mây hồng hồng

X X X X X

4 Củng cố :

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài Bầu trời

xanh.

- Cho từng nhóm hát và gõ đệm theo phách, theo tiết

tấu lời ca

5 Nhận xét – Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học Dặn HS về tập thuộc bài hát và 2 cách gõ đệm - HS tập hát theo hướng dẫn của GV - HS thực hiện - HS tập gõ đệm theo phách

- HS tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca

- Cả lớp hát

- HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ

IV.Rút kinh nghiệm : ………

………

………

Trang 4

I.MỤC TIÊU :

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca

- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca

- Hs yêu thích môn học

II.CHUẨN BỊ :

*GV: - Thuộc bài hát

- Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ gõ, tranh vẽ

- Chép lời ca vào bảng phụ

Trên con đường đến trường

Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu

Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát

Có gió gió mát từng cơn, có cơn mưa qua từng mùa

Trên con đường đến trường có con là con chim hót

Nó hót nó hót làm sao, bạn ơi bạn cùng đi thật mau.

*HS: - Thanh phách;SGK Âm nhạc 2

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

2 Kiểm tra bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại bài Chiến sĩ tí hon

(2 - 3 lần)

3 Bài mới :

*Hoạt động 1 : Dạy hát

- Giới thiệu bài hát Tên bài, tên tác giả

- GV hát mẫu, cho HS nghe giai điệu của bài hát

- Hướng dẫn cho HS đọc đồng thanh lời ca

- GV dạy hát từng câu Chú ý những chỗ lấy hơi

- Cho HS hát theo tổ, theo nhóm và cá nhân

*Hoạt động 2 : Tập gõ đệm

* Gõ đệm theo phách :

Trên con đường đến trường

X X X X

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

- Cả lớp đọc lời ca

- HS tập hát từng câu

- HS thực hiện

- HS tập hát và kết hợp gõ đệm theo

Trang 5

2’

có cây là cây xanh mát

X X X X

* Gõ đệm theo tiết tấu lời ca : Trên con đường đến trường X X X X X

có cây là cây xanh mát X X X X X X * Hướng dẫn cho HS đứng hát, kết hợp với nhún chân nhịp nhàng 4 Củng cố : - GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài Trên con đường đến trường - Cho từng nhóm hát và kết hợp gõ đệm theo 2 cách đã học - Cho 2 - 3 em hát cá nhân 5 Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về tập thuộc bài Trên con đường đến trường. - Tập hát và kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca phách

- Tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca

- HS thực hiên - Cả lớp hát

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ

IV.Rút kinh nghiệm : ………

………

………

Trang 6

- HS biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài Em yêu trường em.Biết tác giả bài hát là nhạc

sĩ Hoàng Vân

- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca

- Giáo dục các em yêu mến trường lớp, thầy giáo, cô giáo và bạn bè

II.CHUẨN BỊ:

*GV: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe

- Nhạc cụ gõ

- Chép lời ca vào bảng phụ :

Em yêu trường em

Nhạc và lời : Hoàng Vân

Lời 1 :

Em yêu trường em

Với bao bạn thân và cô giáo hiền

Như yêu quê hương

Cắp sách đến trường trong muôn vàng yêu trương

Nào bàn, nào ghế, nào sách, nào vở

Nào mực, nào bút, nào phấn, nào bảng

Cả tiếng chim vui trên cành cây cao

Cả lá cờ sao trong nắng thu vàng

Yêu sao yêu thế trường của chúng em.

*HS: - Thanh phách;SGK Âm nhạc 3

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

2. Kiểm tra bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại bài Ngày mùa vui

2- 3 lần

3 Bài mới :

• Hoạt động 1 : Dạy hát bài Em yêu trường em

* Giới thiệu bài : Tên bài, tên tác giả.

Bài Em yêu trường em thể hiện tình cảm của các bạn

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS theo dõi và ghi nhớ

Trang 7

5’

2’

nhỏ với mái trường thân yêu của mình Nơi đó có thầy cô

và bạn bè yêu quý cùng sách vở, bàn ghế, bảng, phấn

thân quen, tiếng chim ca, những bông hoa phượng, những

bông cúc vàng, những bông huệ trắng,… tất cả đều yêu

thương, trìu mến

- Cho HS nghe băng nhạc, (GV hát mẫu)

- Cho HS đọc đồng thanh lời ca

- Dạy hát từng câu

- Chú ý những tiếng hát luyến 2 và 3 âm

• Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm

* Đệm theo phách :

Em yêu trường em với bao bạn thân …

X X X X X X X X

* Tập hát nối tiếp : Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm hát

1 câu, (câu cuối cùng cả lớp cùng hát)

* Đệm theo tiết tấu :

Em yêu trường em với bao bạn thân …

X X X X X X X X

4 Củng cố :

- GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát lại lời 1 của bài

hát

- Cho từng nhóm hát và kết hợp gõ đệm theo 2 cách

5 Nhận xét – Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về tập thuộc lời 1 của bài hát và tập hát kết hợp gõ đệm - HS lắng nghe - Cả lớp đọc - HS tập hát theo hướng dẫn của GV -

HS thực hiện

- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ IV.Rút kinh nghiệm : ………

………

………

Trang 8

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài.

- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và theo nhịp 3/4

- GDHS yêu thương gia đình và biết ngày Tết cổ truyền

II.CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên :

- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe , băng nhạc

- Tập hát và đàn thành thạo bài hát

- Chép bài hát ra bảng phụ :

Chúc mừng

Nhạc Nga - Lời Việt : Hoàng Lân

Cùng đàn cùng hát vang lừng Họp vào ngày Tết tưng bừng Nhịp nhàng cùng hát vui bên người thân.

Nhớ mãi phút giây êm đềm Sống bên nhau bao bạn hiền Hát lên tình thiết tha lâu bền.

- Động tác để kết hợp vận động :

+ Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái

+ Phách mạnh (ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải

+ Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái …

+ Vừa hát, toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài

2 Học sinh :

- SGK ÂM nhạc 4

- Nhạc cụ gõ như : Thanh phách, song loan, mõ

- Đọc trước lời ca tro ng SGK

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

• Ôn bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại bài hát Cò lả

• Giới thiệu bài mới :

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS theo dõi và ghi nhớ

Trang 9

10’

8’

5’

6’

- Chúc mừng là bài hát khá quen thuộc đối với người

dân Nga Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển

diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn

trong ngày vui gặp mặt

2 Phần hoạt động :

a) Nội dung 1 : Dạy bài hát Chúc mừng

Hoạt động 1 : Dạy hát.

- GV hát hoặc mở băng nhạc

- GV đàn giai điệu, dạy hát từng câu

- Luyện tập bài hát theo dãy bàn, theo nhóm

- Luyện tập cá nhân

Hoạt động 2 : Kết hợp gõ đệm

- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách

- Cho HS hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp 3

- GV chỉ huy cho HS hát, chú ý nhấn mạnh ở phách thứ

nhất

Hoạt động 3 : Kết hợp vận động

- GV hướng dẫn cho HS kết hợp vận động như đã chuẩn

bị

b) Nội dung 2 : Một số hình thức trình bày bài hát.

- Phần này GV cho HS biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ

hình thức biểu diễn như : Đơn ca, song ca …

3 Phần kết thúc :

Củng cố :

- GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần - Cho từng nhóm hát, kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo bài hát • Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về ôn luyện bài hát, hát thuộc lời và thể hiện tính chất nhịp nhàng, vui tươi - Tập cách gõ đệm theo nhịp 3 và kết hợp phụ hoạ - HS lắng nghe - HS thực hiện - HS tập hát, kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp 3

- HS tập các động tác vận động đơn giản

- HS theo dõi

- Cả lớp hát - HS thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ IV.Rút kinh nghiệm : ………

………

………

Trang 10

- Hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm thep nhịp và tiết tấu của bài.

- Giáo dục các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hoà bình, ấm no hạnh phúc

II CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên :

- Nhạc cu quen dùngï, băng, đĩa nhạc, máy nghe

- Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát

- Chép lời hát lên bảng phụ :

Hát mừng

Dân ca : Hrê (Tây Nguyên)

Đặt lời : Lê Toàn Hùng

Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca, Mừng đất nước ta sống vui hoà bình.

Mừng Tây Nguyên mình đời sống ấm no, Nổi tiếng trống chiêng đó đây chào mừng.

- Một số nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan, mõ …)

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

• Ôn bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại một vài bài hát đã học

- GV giới thiệu nội dung tiết học

2 Phần hoạt động :

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS theo dõi

Trang 11

13’

6’

• Nội dung : Dạy hát bài Hát mừng

* Hoạt động 1 : Dạy hát.

- Giới thiệu bài : GV giới thiệu như phần đã chuẩn bị

- GV hát mẫu và mở băng, đĩa

- Đọc lời ca theo tiết tấu

- GV đánh dấu những tiếng có luyến láy

- Dạy hát từng câu cho đến hết bài

* Hoạt động 2 : Luyện tập

- GV cho HS hát chung cả lớp, sau đó từng dãy bàn, cá

nhân hát (GV đệm đàn)

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu

Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca

X X X X X X X X

- Hát gõ đệm theo nhịp 2/4 :

Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca

X X X X

3 Phần kết thúc :

Củng cố :

- GV đệm đàn cho HS hát lại bài Hát mừng. - Cho HS nghe lại bài hát qua băng, đĩa • Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về học thuộc lời ca và tìm một vài động tác phụ hoạ cho bài Hát mừng. - HS theo dõi - Cả lớp lắng nghe - HS đọc đồng thanh - HS theo dõi - HS thực hiện - HS tập gõ đệm theo tiết tấu - HS tập gõ đệm theo nhịp - Cả lớp hát - HS lắng nghe - HS lắng nghe và ghi nhớ IV.Rút kinh nghiệm : ………

………

………

Trang 12

14;15/01 1 - Ôn tập bài hát : Bầu trời xanh PháchĐàn,11;13/01 2 - Ôn tập bài hát : Trên con đường đến trường PháchĐàn,

13;14/01 3 - Học hát : Bài Em yêu trường em (Lời 2) - Ôn tập tên nốt nhạc

Đàn,PháchB.Phụ11;13/01 4 - Ôn tập bài hát : Chúc mừng - Tập đọc nhạc : TĐN số 5 Đàn,.Phụ 13/01 5 - Ôn tập bài hát : Hát mừng - Tập đọc nhạc : TĐN số 5 PháchĐàn,

Trang 13

ÂM NHẠC : LỚP 1 Ngày soạn: 10/01/2010

TIẾT 20:

ÔN TẬP BÀI HÁT : BẦU TRỜI XANH

Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ

I.MỤC TIÊU :

- HS biết hát theo giai điệu và thuộc đúng lời bài hát

- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản

-Yêu hòa bình

II.CHUẨN BỊ :

1 Hát đúng và có diễn cảm bài hát

2 Nhạc cụ quen dùng, thanh phách, song loan, trống nhỏ

3 Các động tác vận động phụ hoạ :

* Câu hát 1 : “Em yêu bầu trời xanh, yêu đám mây hồng hồng”

+ Động tác 1 : Miệng hát “Em yêu bầu trời xanh xanh” thân người hơi nghiêng sang trái, mắt hướng theo ngón tay chỉ bầu trời và kết hợp nhún chân vào tiếng “xanh” thứ nhất + Động tác 2 : Miệng hát “yêu đám mây hồng hồng”, thân người hơi nghiêng sang phải, mắt hướng theo tay chỉ “đám mây” và kết hợp nhún chân vào tiếng “hồng” thứ hai.

* Câu hát 2 : “Em yêu lá cờ xanh xanh, yêu cánh chim trăng trắng”

- Cách thể hiện động tác tương tự như câu hát 1 thêm động tác giang 2 tay làm cánh chimbay

* Câu hát 3 : “Em yêu màu cờ xanh xanh, yêu cánh chim hoà bình”

* Câu hát 4 : “Em cất tiếng ca vang vang, vui bước chân tới trường”

- Động tác : Miệng hát, thân người đung đưa kết hợp vỗ tay theo nhịp, hai chân nhún nhẹ

4 Phân biệt âm thanh cao thấp : GV hát âm hoặc đánh đàn 3 âm : Mi (âm thấp)- Son (âmtrung)- Đố (âm cao) cho HS lắng nghe vài lần

- Khi nhận ra âm thấp, HS để tay lên đùi Khi nhận ra âm trung, HS chắp tay trước ngực vàkhi nhận ra âm cao, HS giơ 2 tay lên

- Trước khi cho HS tập nhận biết âm thanh cao thấp, GV làm mẫu một vài lần

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1’

3’

24’

1.Ổn định lớp :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài

Bầu trời xanh (2 lần).

- Cho HS xung phong lên hát (GV nhận xét và đánh

giá)

3.Bài mới :

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

Trang 14

2’

- GV hướng dẫn cho HS tập các động tác phụ hoạ như

đã chuẩn bị

4 Củng cố :

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài Bầu trời

xanh.

- Cho từng nhóm hát và gõ đệm theo phách, theo tiết

tấu lời ca và kết hợp các động tác phụ hoạ

6 Nhận xét – Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về tập nhuần nhuyễn bài hát và tập kết hợp các động tác phụ hoạ - HS thực hiện - Cả lớp hát

- HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ IV.Rút kinh nghiệm,bổ sung: ………

………

………

Trang 15

ÂM NHẠC: LỚP 2 Ngày soạn: 10/01/2010 TIẾT 20: ÔN TẬP BÀI HÁT :

TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu

I.MỤC TIÊU :

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp,phách bài hát Tập vận động phụ họa đơn giản

- Giáo dục HS yêu thích con đường hằng ngày đi học

II.CHUẨN BỊ :

*Gv: - Nhạc cụ quen dùng

- Các động tác phụ hoạ đơn giản như sau :

+ Khi hát : “Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát”.Tay trái đưa lên ngangtầm mắt nhìn

+ Khi hát : “Trên con đường đến trường có con là con chim hót” Hai tay đưa lên miệngtượng trưng hình ảnh chim hót

- GV chuẩn bị trò chơi “Rồng rắn lên mây” như sau : Chia lớp thành từng tổ, mỗi tổ một emlàm “thầy thuốc”, những em còn lại đứng thành hàng một, tay em sau nắm vạt áo hoặc đặttrên vai em trước Sau đó đi lượn qua lượn lại tượng trưng con rắn đang bò, vừa đi vừa nói :

Rồng rắn lên mây Có cây núc nác Có nhà điểm binh

- Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không ?

- Thầy thuốc đi vắng không nhà

“Rồng rắn” lại tiết tục hát và hỏi cho đến khi thầy thuốc trả lời “có nhà” và cuộc đối thoạitiếp tục

- Rồng rắn đi đâu ?

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con

- Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay !

- Con lêm mười - Thuốc hay vậy !

* Sau đó thầy thuốc hỏi :

- Xin khúc đầu Những xương cùng xẩu

- Xin khúc đuôi Tha hồ mà đuổi …

* Thầy thuốc phải tìm cách làm sao bắt được người cuối cùng trong hàng Người đứng đầuphải dang tay ngăn cản không cho thầy thuốc bắt được

“đuôi mình” Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra tay làm thầythuốc

Trang 16

12’

13’

5’

2’

trường (2 - 3 lần).

- Cho HS xung phong lên hát ( GV nhận xét và đánh giá )

3 Bài mới :

• Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Trên con đường đến

trường.

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS ôn lại bài hát

- Hướng dẫn HS ôn tập theo từng nhóm, từng tổ và cá

nhân

- Cho từng nhóm hát kết hợp với gõ đệm

- GV hướng dẫn những động tác múa phụ hoạ đơn giản như

đã chuẩn bị

• Hoạt động 2 : Trò chơi “Rồng rắn lên mây”

- GV hướng dẫn trò chơi như phần đã chuẩn bị

4 Củng cố :

- GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát lại bài Trên con

đường đến trường

- Cho từng nhóm hát kết hợp múa phụ hoạ

5 Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về tập thuộc bài Trên con đường đến trường.

Kết hợp các động tác phụ hoạ

- HS thực hiện

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

- HS thực hiện kết hợp gõ đệm và múa phụ hoạ

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn

của GV

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ IV Rút kinh nghiệm ,bổ sung: ………

………

………

Trang 17

ÂM NHẠC: LỚP 3. Ngày soạn: 10/01/2010

TIẾT20: - HỌC HÁT : BÀI EM YÊU TRƯỜNG EM (tiếp theo)

- ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC

I.MỤC TIÊU :

- HS biết hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách,tiết tấu và tập biểu diễn bài hát

- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”

II.CHUẨN BỊ :

*GV: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe

- Nhạc cụ gõ

- Các động tác phụ hoạ cho bài hát

- Chép lời 2 vào bảng phụ :

Em yêu trường em

Nhạc và lời : Hoàng Vân

Lời 2 :

Em yêu trường em

Với bao bạn thân và cô giáo hiền

Như yêu quê hương

Mùa phượng, phượng thắm, mùa cúc vàng nở

Mùa huệ, huệ trắng, đào thắm, hồng đỏ

Trường chúng em đây như vườn hoa tươi

Người tốt, việc hay là cháu Bác Hồ

Yêu sao yêu thế trường của chúng em.

*HS: Thanh phách,SGK âm nhạc 3

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1’

3’

25’

1.Ổn định lớp :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại lời 1 bài Em yêu trường em

(2-3 lần)

- Cho HS xung phong hát cá nhân (GV nhận xét và đánh

giá)

3 Bài mới :

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

Trang 18

5’

1’

- Cho từng nhóm HS biểu diễn bài hát GV động viên HS tự

nghĩ các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ khác nhau

cho phong phú, sinh động thêm

• Hoạt động 2 : Ôn tập các tên nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên

“khuông nhạc bàn tay”

- Đọc tên các nốt nhạc (không yêu cầu đọc cao độ) Đô - Rê

- Mi - Pha - Son - La - Si - (Đô)

- GV dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng cho HS chỉ vị trí

các nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay”, (GV giới thiệu

thêm vị trí 2 nốt La - Si Nốt La ở khoảng trống giữa ngón

đeo nhẫn và ngón giữa ; nốt Si ở ngón tay giữa)

- Luyện tập ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc trên “khuông

nhạc bàn tay”

4 Củng cố : - GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát lại bài hát Em yêu trường em. - Cho từng nhóm hát và kết hợp gõ đệm và phụ hoạ 5 Nhận xét – Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về tập thuộc bài hát và phụ hoạ nhóm

- HS theo dõi và luyện tập (nhớ tên và vị trí các nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay” - Cả lớp hát - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ IV Rút kinh nghiệm ,bổ sung: ………

………

………

Trang 19

ÂM NHẠC: LỚP 4: Ngày soạn : 10/01/2010

TIẾT 20

- ÔN TẬP BÀI HÁT : CHÚC MỪNG

- TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5

I.MỤC TIÊU :

- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ

- HS đọc thang âm : Đô - Rê - Mi - Son - La và đọc đúng bài TĐN số 5

III.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên :

- Nhạc cụ quen dùng

- Các động tác phụ hoạ cho bài hát

- Chép bài TĐN lên bảng phụ :

TĐN số 5 : Hoa bé ngoan (trích)

Nhạc và lời : Hoàng Văn Yến

2.học sinh :

- SGK ÂM nhạc 4

- Nhạc cụ gõ như : Thanh phách, song loan, mõ

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

• Ôn bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại bài hát Chúc mừng.

- Cho HS xung phong lên hát bài Chúc mừng (GV

nhận xét và đánh giá)

• Giới thiệu bài mới :

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

- HS thực hiện

Trang 20

6’

mừng và đó các em đó là câu hát nào trong bài.

b) Nội dung 2 : TĐN số 5.

- GV đàn cho HS nghe cao độ của bài

- Hướng dẫn cho HS đọc từng câu

- Cho HS đọc kết hợp gõ đệm theo phách

- Chia lớp thành 2 nhóm Một nhóm đọc nhạc và

một nhóm đọc lời ca

3 Phần kết thúc :

Củng cố :

- GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài Chúc mừng - Cho từng nhóm hát, kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo bài hát • Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về ôn luyện bài hát, hát thuộc lời và thể hiện tính chất nhịp nhàng, vui tươi - Tập cách gõ đệm theo nhịp 3 và kết hợp phụ hoạ - HS lắng nghe và trả lời theo hiểu biết - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - Cả lớp hát - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ IV Rút kinh nghiệm ,bổ sung: ………

………

………

Trang 21

ÂM NHẠC: LỚP 5: Ngày soạn : 10/01/2010

TIẾT 20

- ÔN TẬP BÀI HÁT : HÁT MỪNG

- TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5

I.MỤC TIÊU :

- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài Hát mừng.

- Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc

- Tập đọc nhạc TĐN số 5, ghép lời kết hợp gõ phách

II.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên :

- Nhạc cụ quen dùng

- Đàn giai điệu, đệm và hát bài Hát mừng, bài TĐN số 5.

TĐN SỐ 5 : Năm cánh sao vui (Trích)

Nhạc : Hà Hải

Lời : Phong Thu - Hà Hải

Nhịp vừa - vui

* GV cần biết : Bài TĐN số 5 có 5 âm là : Đô, Rê, Mi, Son, La Cả bài xây dựng trên một

âm hình tiết tấu

2 Học sinh : - SGK Âm nhạc 5.

- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,…)

- Học thuộc lời ca và tự nghĩ vài động tác phụ hoạ theo nội dung bài hát

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ :

1’

3’

1 Phần mở đầu :

Ổn định lớp :

• Ôn bài cũ :

- GV bắt giọng cho HS hát lại bài Hát mừng.

- Hát tập thể

- Cả lớp hát

Trang 22

- GV đệm đàn cho HS ôn lại bài Hát mừng (2 - 3 lần).

- Chia lớp làm 2 dãy bàn, dãy 1 hát, dãy 2 gõ đệm theo

nhịp và ngược lại

- Cho HS xung phong hát cá nhân

* Hoạt động 2 : Kết hợp phụ hoạ

- GV hướng dẫn động tác phụ hoạ

+ Động tác 1 : Câu hát : Cùng múa hát … ca : Tay trái

giơ ngang tay trái, tay phải làm động tác đánh cồng

theo nhịp 2

+ Động tác 2 : Câu hát : Mừng … hoà bình ngược lại

động tác 1

+ Động tác 3 : Câu hát : Mừng Tây Nguyên … chào

mừng : 2 tay đưa tới, đưa lui.

• Nội dung 2 : Học bài TĐN số 5.

- Hướng dẫn HS luyện tập cao độ theo thang âm (Đô,

Rê, Mi, Son, La, Đô).

- Luyện tập tiết tấu của bài TĐN

+ Bước1 : Đọc chậm để luyện cao độ

+ Bước 2 : Ghép cao độ và trường độ với tốc độ

chậm vừa

+ Bước 3 : Đọc với tốc độ vừa phải

+ Bước 4 : Ghép lời ca (giải thích dấu luyến 2 nốt)

3 Phần kết thúc :

Củng cố :

- GV chỉ định đọc cá nhân (chọn 2 em khá), sau đó cho

HS nhận xét

- Cho cả lớp đọc lại bài TĐN số 5 và hát lời

• Nhận xét - Dặn dò :

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài Hát mừng và tập

hát diễn cảm

- Tập chép nhạc bài TĐN số 5

- HS ôn tập bài hát theo hướng dẫn của GV

- HS thực hiện

- HS thực hiện các động tác phụ hoạ theo hướng dẫn của GV

- HS luyện tập cao độ và tiết tấu

- HS thực hiện từng bước

- HS đọc cá nhân

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Trang 23

IV Rút kinh nghiệm ,bổsung:

………

………

TUẦN 21

Thứ Ba – ngày 18- tháng 01 - năm 2010 Đến thứ Bảy - ngày 22 – tháng 01- năm 2010

Ngày

21;22/01 1 - Học hát : Bài Tập tầm vông Nhạc : Lê Hữu Lộc

Lời : Theo đồng dao

Đàn,PháchB.Phụ18;20/01 2 - Học hát : Bài Hoa lá mùa xuân Nhạc và lời : Hoàng Hà

Đàn,PháchB.Phụ

20;21/01 3 - Học hát : Bài Cùng múa hát dưới trăng

Nhạc và lời : Hoàng Lân

Đàn,PháchB.Phụ

- Học hát : Bài Bàn tay mẹ Nhạc : Bùi Đình Thảo Lời : Tạ Hữu Yên

Đàn,PháchB.Phụ 20/01 5 - Học hát : Bài Tre ngà bên lăng Bác Nhạc và lời : Hàn Ngọc Bích PháchĐàn,

B.Phụ

Trang 24

Nhạc : Lê Hữu Lộc – Lời : Đồng dao

I.Mục tiêu :

-Học sinh biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca bài Tập tầm vông

-Học sinh được tham gia trò chơi như nội dung bài hát.Biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu

-Giáo dục HS yêu thích trò chơi dân gian theo đồng dao

II.Chuẩn bị :

* Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng.Hát chuẩn bài hát

- Chép sẵn lời ca vào bảng phụ.Chuẩn bị nội dung và dụng cụ cho trò chơi

Tập tầm vông

Tập tầm vông tay không tay có Tập tầm vó tay có tay không Mời các bạn đoán sao cho trúng Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không?

Có có, không không.

*Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1, thanh phách

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Ổn định tư thế ngồi

-GV kiểm tra ĐD của HS

1.HĐ1:Dạy hát bài Tập tầm vông.

-Trong dân gian,trẻ em thường nói câu : “Tập tầm vông tay

không tay có…tay có tay không và kết hợp với trò chơi.Tác

giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng dao đó để sáng tác nên

bài hát “Tập tầm vông”

HS ngồi ngay ngắn

HS lần lượt trình bày

HS lắng nghe

HS nắm yêu cầu

HS lắng nghe

Trang 25

4’

-GV hát mẫu qua 1 lần

-Cho HS đọc đồng thanh lời ca (đọc theo tiết tấu)

-Dạy cho HS hát từng câu

- Hát kết hợp gõ đệm tiết tấu

Lưu ý:

Tiết tấu câu cuối.( có đảo phách)

-Sau khi dạy xong toàn bài,GV chia lớp thành các nhóm

luyện hát đến khi thuộc lới ca

GV theo dõi,nhận xét,sửa sai

2.HĐ2 : Trò chơi.

-GV nêu tên trò chơi “Có có không không” (Tập tầm vông)

-Giải thích cách chơi : Đưa 2 tay ra sau lưng,trong hai tay có

một tay giấu đồ vật,một tay không.Sau đó nắm chặt rồi giơ

ra phía trước,đố tay nào có,tay nào không?

-Gọi 1 HS trả lời,em nào đoán đúng sẽ lên trước lớp tổ chức

tiếp cuộc chơi.Bài hát vang lên đến chỗ “có có không

không” thì người “giải đáp” chỉ tay vào “người đố”nói tay

nào có

GV theo dõi,tuyên dương những cá nhân chơi tốt

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài 1 lần

-Gọi HS (1 em) nhắc lại tên trò chơi

Dặn học bài,tập biếu diễn bài hát,chơi trò chơi,chuẩn bị nội

dung bài sau (ôn tập bài hát này),kết hợp nhận xét lớp

HS lắng nghe

HS đọc

HS học hát Hát + gõ tiết tấu

HS lưu ý

HS luyện hát

HS sửa sai (nếu có)

HS nắm yêu cầu

Trang 26

HỌC HÁT : BÀI HOA LÁ MÙA XUÂN

Sáng tác : Hoàng Hà

I.Mục tiêu :

-Hs biết hát theo giai điệu và lời ca bài Hoa lá mùa xuân

-.Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu bài hát

-Giáo dục HS yêu thiên nhiên ,vui xuân lành mạnh

II.Chuẩn bị :

*GV: - Nhạc cụ quen dùng.Hát chuẩn bài hát.Vài động tác phụ hoạ

- Chép lời ca vào bảng phụ

* HS: - SGK Âm nhạc 2, thanh phách

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-Giới thiệu GV dự giờ

II.Kiểm tra :

-Gọi HS (2 em) lần lượt hát bài Trên con đường đến trường

-GV kết hợp hỏi tên tác giả

GV nhận xét,đánh giá kết quả

III.Bài mới:

1.HĐ1: Dạy hát bài Hoa lá mùa xuân.

-Mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm-Mùa xuân trăm

hoa đua nở,khoe sắc.Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác một bài

hát rất vui tươi,rộn ràng.Đó là bài Hoa lá mùa xuân

-GV hát mẫu qua 1 lần

-Cho HS đọc lời ca qua vài lượt

-Dạy hát từng câu (lưu ý có một số câu giống nhau về giai

điệu;3 tiếng ở cuối bài vang-nơi-nơi có cao độ như nhau).

-Sau khi HS hát xong,GV chia lớp thành các nhóm luyện hát

đến khi thuộc lới ca

GV nhận xét,uốn nắn

2.HĐ2 : -Hát kết hợp với gõ đệm theo :

Lớp hát

HS vỗ tay

HS lần lượt lên

…Ngô Mạnh Thu

HS nắm yêu cầu

HS lắng nghe

HS nắm yêu cầu

Trang 27

GV chia lớp tập hát + gõ đệm theo tổ , nhóm, cá nhân

IV.Củng cố-Dặn dò :

-Cho lớp hát đồng thanh lại bài Hoa lá mùa xuân

-H : Bài hát do ai sáng tác ?

-Dặn học bài,chuẩn bị bài sau (ôn bài hát này),kết hợp nhận

xét lớp

HS thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân

Trang 28

HỌC HÁT : BÀI CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

I.Mục tiêu :

-HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài Cùng múa hát dưới trăng

-HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp bài hát

-Giáo dục HS yêu thiên nhiên,có ý thức bảo vệ môi trường

II.Chuẩn bị :

*GV:-Nhạc cụ quen dùng.Hát chuẩn bài hát và thể hiện rõ tính chất nhịp nhàng của bài -Chép sẵn bài hát lên bảng phụ

*HS: - SGK Âm nhạc 3; thanh phách

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-GV kiểm tra ĐD của HS

II.Kiểm tra :

-Gọi HS (2em) lần lượt biểu diễn bài hát Em yêu trường em

-GV kết hợp hỏi tác giả bài hát?

GV nhận xét,đánh giá kết quả

III.Bài mới:

1.HĐ1:Dạy hát bài Cùng múa hát dưới trăng.

-Trong đêm trăng cảnh khu rừng rất đẹp,có Thỏ,Hươu,Nai,Sóc

nhảy múa thật là vui.Nhạc sĩ Hoàng Lân đã vẽ lên bức tranh

bằng lời ca qua ca khúc Cùng múa hát dưới trăng

-GV hát mẫu qua một lần

-Cho HS đọc lời ca

-Dạy hát từng câu trong bài.Chú ý:

+Các tiếng có luyến

+4 câu cuối,có 2 cặp câu có giai điệu giống nhau

-Sau khi dạy xong,GV chia lớp thành các nhóm luyện hát nhiều

lần để nắm giai điệu

GV nhận xét,uốn nắn

2 HĐ2 : Hát kết hợp với phụ hoạ:

Trang 29

-Vỗ tay theo nhịp :

x x x

-Sau cùng,GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng

-Tổ chức biểu diễn tốp ca trước lớp (sắm vai mẹ con

Tho,Hươu,Nai,Sóc) theo đội hình vòng tròn

GV bao quát lớp,uốn nắn kịp thời cho HS

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài Cùng múa hát dưới trăng

H :Bài hát do ai sáng tác?

-Dặn học bài và chuẩn bị nội dung bài sau (Ôn tập bài hát

này,Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son),kết hợp nhận xét lớp

………

………

Trang 30

HỌC HÁT : BÀI BÀN TAY MẸ.

Nhạc : Bùi Đình Thảo

Lời : Tạ Hữu Yên

I.Mục tiêu :

-HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách bài hát

-Qua bài hát,nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ hơn

II.Chuẩn bị :

*.GV : Nhạc cụ quen dùng.Hát chuẩn và đệm được bài hátï.Chép sẵn bài hát vào bảng phụ

*.HS : Nhạc cụ gõ,SGK Âm nhạc 4

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-GV kiểm tra ĐDHT của HS

II.Kiểm tra :

-Gọi HS (2 em) lần lượt biểu diễn bài hát Chúc mừng

-Gọi HS (2 em) đọc bài TĐN số 5

GV nhận xét,đánh giá kết quả

III.Bài mới:

1.Phần mở đầu : Giới thiệu bài Bàn tay mẹ.

Mẹ là người nuôi nấng,chăm sóc,dạy bảo chúng ta thành

người.Biết bao bài thơ đẹp,bài hát hay đã ca ngợi công lao

của mẹ,như:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng……….đạo con

Thật vậy!Nghĩa mẹ không bao giờ cạn,tình mẹ không bao

giờ vơi Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo dựa vào bài thơ cùng tên

của nhà thơ Tạ Hữu Yên viết nên bài hát Bàn tay mẹ để

chúng ta cùng hát về mẹ

2.Phần hoạt động:

a.Nội dung: Dạy hát bài Bàn tay mẹ

Trang 31

4’

* HĐ1 : Dạy hát

-GV trình bày bài hát qua một lần

-Cho HS đọc lời ca dưới sự HD của GV

Dạy hát từng câu kết hợp với đàn giai điệu (chia bài hát

thành 5 câu)

Chú ý : +Dịch giọng cho phù hợp với giọng hát của HS.

+Bốn chỗ luyến xuống bằng 2 nốt nhạc

+Sau khi dạy hát xong,GV chia lớp thành các nhóm luyện

hát đến khi thuộc lời ca

* HĐ2 : Hát kết hợp gõ đệm :

HS hát kết hợp với vận động nhịp nhàng

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài, kết hợp hỏi nội dung, tác giả của bài

-Cho HS tham khảo một số bài thơ nói về mẹ:

VD: Bài Mẹ (Bằng Việt),….Giáo dục bổn phận làm con phải

biết hiếu thảo với cha mẹ,…

-Dặn:Về nhà học bài,tập biểu diễn bài hát.Xem trước bài

sau (ôn tập bài hát này và TĐN sôù 6),kết hợp nhận xét lớp

Trang 32

HỌC HÁT : BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC.

Sáng tác : Hàn Ngọc Bích

I.Mục tiêu :

-HS biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát.Biết tác giả bài hát là Hàn Ngọc Bích

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp bài hát

-Qua bài hát,cần giáo dục HS cố gắng học tốt để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ II.Chuẩn bị :

*.GV : Nhạc cụ quen dùng.Hát chuẩn và đệm được bài hátï.Chép sẵn bài hát vào bảng phụ.Tranh ảnh về lăng Bác

*.HS : Nhạc cụ gõ,SGK Âm nhạc 5

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-GV kiểm tra ĐDHT của HS

II.Kiểm tra :

-Gọi HS (2 em) lần lượt biểu diễn bài hát Hát mừng

-Gọi HS (2 em) đọc bài TĐN số 5

GV nhận xét,đánh giá kết quả

III.Bài mới:

1.Phần mở đầu : Giới thiệu bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.

2.Phần hoạt động :

-Nhà giáo Ưu tú-Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sáng tác nhiều bài

hát cho thiếu nhi.Những bài hát của ông đều có giai điệu

đẹp,ca từ trau chuốt,giàu hình ảnh được trẻ em yêu

thích.Một trong những bài hát hay nhất,đó là bài Tre ngà

bên Lăng Bác.Bài hát viết ở giọng Rê trưởng

-Giới thiệu hình ảnh về Lăng Bác

a HĐ1: Dạy hát bài Tre ngà bên Lăng Bác

-GV trình bày bài hát qua một lần

-Cho HS đọc lời ca dưới sự HD của GV

-GV đánh dấu những chỗ có luyến

Dạy hát từng câu kết hợp với đàn giai điệu

Trang 33

4’

HĐ2 : Luyện tập

-Tổ chức cho HS hát tập thể

-Tổ chức cho từng dãy bàn,cá nhân hát

-Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp:

+Nhịp : x x x x

GV nhận xét,uốn nắn

-T/c cho HS (2 em)đơn ca trước lớp

Nhận xét,tuyên dương

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài, kết hợp hỏi nội dung, tác giả của bài

H: Em có thích bài hát này không?Vì sao? (Cả lớp)

GV: Qua bài hát,chúng ta lại nhớ về Bác.Bác Hồ-Vị cha già

kính yêu của dân tộc.Càng yêu Bác,thầy muốn các em học

tốt hơn nữa để xứng đáng với niềm mong đợi của Bác “Non

sông Việt Nam….công học tập của các cháu”

-Dặn:Về nhà học bài,tập biểu diễn bài hát.Xem trước bài

sau (ôn tập bài hát này và TĐN sôù 6),kết hợp nhận xét lớp

HS nắm yêu cầu

Trang 34

- Ôn tập bài hát : Tập tầm vông

- Phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên,

đi xuống, đi ngang

Đàn,PháchB.Phụ

25;27/01 2 - Ôn tập bài hát : Hoa lá mùa xuân PháchĐàn,

B.Phụ

27;28/01 3 - Ôn tập bài hát : Cùng múa hát dưới trăng

- Giới thiệu khuông nhạc, khoá Son

Đàn,PháchB.Phụ25;27/01 4 - Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ - Tập đọc nhạc : TĐN số 6

Đàn,PháchB.Phụ 27/01 5 - Ôn tập bài hát : Tre ngà bên lăng Bác - Tập đọc nhạc : TĐN số 6

Đàn,PháchB.Phụ

Trang 35

ÂM NHẠC : Lớp : 1 Ngày soạn : 24/01/2010 Tiết 22:

- ÔN TẬP BÀI HÁT : TẬP TẦM VÔNG.

-PHÂN BIỆT CÁC CHUỖI ÂM THANH ĐI : LÊN-NGANG-XUỐNG.

I.Mục tiêu :

- HS biết hát theo giai điệu và thuộc đúng lời bài hát

- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách,nhịp Biết phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên,đi ngang,đi xuống

-Giáo dục học sinh yêu môn học,bước đầu có những khái niệm sơ giản về môn học

II.Chuẩn bị :

*GV:-Nhạc cụ quen dùng,vài động tác phụ hoạ

-Nhạc cụ gõ.Chuẩn bị những ví dụ cho bài học

*HS: SGK Aâm nhạc 1, nhạc cụ gõ

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho HS hát tập thể

-Ổn định tư thế ngồi học

II.Kiểm tra :

-Gọi HS( 4 em) lần lượt hát bài Tập tầm vông.(TB-Y)

-GV kết hợp hỏi tên trò chơi đã học hôm trước ,sau đó kết

hợp đánh giá kết quả cho HS

III.Bài mới:

1.HĐ1:Ôn bài hát Tập tầm vông.

-GV đánh đàn và cho HS nghe giai điệu qua một lần

-GV tổ chức cho HS hát kết hợp với trò chơi

-Tổ chức cho HS luyện hát theo tổ,nhóm (vừa hát vừa vỗ

tay theo nhịp hoặc phách )

Tập tầm vông tay không tay có …

- Phách: x x x x x x x x

- Nhịp x x x x

GV nhận xét,uốn nắn

2.HĐ2: Sự chuyển động của âm thanh :

HS hát

HS ngồi ngay ngắn

HS lần lượt lên

Lê Hữu lộc

HS nắm yêu cầu

Trang 36

+Âm thanh đi ngang :

*.Chú ý : Có thể xem nội dung này là là trò chơi trong tiết

học (tiết sau)

-Cuối cùng,GV cho HS tìm những câu hát có chuỗi âm

thanh đi lên,ngang và đi xuống

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài hát một lượt (đứng tại chỗ vận động)

-H :Em hiểu thế nào là chuỗi âm thanh đi lên,ngang và đi

xuống? (cả lớp)

GV nhận xét,bổ sung

-Dặn học bài,xem bài sau (Ôn 2 bài hát mới học),kết hợp

với nhận xét lớp

Trang 37

ÂM NHẠC : Lớp : 2 Ngày soạn : 24/01/2010 Tiết 22:

ÔN BÀI HÁT : HOA LÁ MÙA XUÂN.

Sáng tác : Hoàng Hà I.Mục tiêu :

-HS biết hát theo giai điệu, đúng lời ca bài Hoa lá mùa xuân

-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản và tập biểu diễn bài hát

-Giáo dục HS có tính mạnh dạn và tự nhiên-HS yêu cảnh sắc thiên nhiên

II.Chuẩn bị :

1.Giáo viên:Nhạc cụ quen dùng.Các động tác múa đỏn giản.Tranh ảnh về mùa xuân.Một số nhạc cụ gõ

2 Học sinh: SGK âm nhạc 2, thanh phách

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-GV kiểm tra ĐD của HS

II.Kiểm tra :

-Gọi HS (2 em)lần lượt hát bài Hoa lá mùa xuân.(TB-K)

-GV kết hợp hỏi tên tác giả của bài?

GV kết hợp nhận xét,đánh giá

III.Bài mới:

1.HĐ1: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân.

-GV bắt giọng và cho HS hát qua một lần

GV nhận xét và sửa sai cho HS

-Tổ chức cho HS luyện hát kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu

HS nắm yêu cầu

HS hát

HS nắm yêu cầu

HS thực hiện

HS thực hiện

Trang 38

-Phổ biến cách chơi

-GV gõ tiết tấu,yêu cầu HS trả lời

GV nhận xét,tuyên dương

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài 1 lần (dùng nhạc cụ đệm theo)

H : Bài hát Hoa lá mùa xuân có bao nhiêu câu hát? (K)

-Dặn về nhà học bài (Học thuộc bài hát,tập biểu diễn bài

hát ), xem trước bài sau (học hát bài Chú chim nhỏ dễ

thương),kết hợp nhận xét lớp

………

………

Trang 39

ÂM NHẠC : Lớp : 3 Ngày soạn : 24/01/2010 Tiết 22:

ÔN BÀI HÁT : CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHÓA SON

I.Mục tiêu :

-HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài Cùng múa hát dưới trăng.Biết không nhạc,khóa Son và các nốt trên khuông

-Biết hát kết hợp vận động phụ họa ,tập biểu diễn bài hát

-Giáo dục HS tinh thần học tập nghiêm túc

II.Chuẩn bị :

* GV: Nhạc cụ quen dùng,vài động tác múa đơn giản.Một số nhạc cụ gõ

* HS: Sách Aâm nhạc 3, nhạc cụ gõ

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

-Cho lớp hát tập thể

-Giới thiệu GV dự giờ (nếu có)

1.HĐ1: Ôn bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

-Cho HS nghe giai điệu qua một lần

-Tổ chức cho HS hát đúng với với sắc thái của bài,vừa hát

vừa gõ đệm theo :

-Tiếp theo,GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS

ôn tập

GV theo dõi,uốn nắn

-Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3

+Nhóm 1 : Gõ trống-Phách mạnh

+Nhóm 2 : Gõ thanh phách-Phách nhẹ

Trang 40

4’

GV nhận xét,uốn nắn

3.HĐ3:Giới thiệu khuông nhạc,khóa son:

- Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ ngang song song cách đều

nhau và có 4 khe

- Khóa son giống chữ T hoa và đặt nằm ở đầu khuông nhạc Nét đầu tiên của khóa son bắt đầu từ dòng số

2 từ dưới lên chỉ nốt son

- T/c cho hs tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son vào vở

chép nhạc

IV.Củng cố-Dặn dò:

-Cho lớp hát lại bài 1 lần (dùng nhạc cụ đệm theo)

-Dặn học bài,chuẩn bị nội dung bài sau (Giới thiệu một số

hình nốt nhạc), kết hợp nhận xét lớp

- HS quan sát và mô tả

Ngày đăng: 23/05/2015, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w