1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội

117 705 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 739,5 KB

Nội dung

Trang phụ bìa Mục lụcDanh mục các sơ đồ và biểu số liệu Danh mục các từ viết tắt trong đề tài PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ KIỂM SOÁT THANH T

Trang 1

Trang phụ bìa Mục lục

Danh mục các sơ đồ và biểu số liệu Danh mục các từ viết tắt trong đề tài PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN VÀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

nhà nước:

1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước:

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

1.1.4 Nhận diện thất thoát, lãng phí trong quá trình giải ngân vốn

đầu tư XDCB từ NSNN:

1.2 KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB

THUỘC NGUỒN VỐN NSNN QUA KHO BẠC NHÀNƯỚC:

1.2.1 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN:

1.2.2 Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc

nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước:

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn

đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhànước:

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH

TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

2.1

2.1.1

2.1.2

2.1.3

KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI:

Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hà Nội:

Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hà Nội:

Cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội giai đoạn 2000-2007:

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN

Trang 2

Áp dụng tin học vào công tác quản lý, kiểm soát TTVĐT:

Rà soát, đôn đốc lập và phê duyệt quyết toán dự án côngtrình hoàn thành, xử lý tài khoản tồn đọng do Cục Đầu tưphát triển Hà Nội bàn giao:

Thông qua công tác kiểm soát TTVĐT chống thất thoát lãngphí, tiết kiệm chi cho NSNN thông qua công tác kiểm soátTTVĐT

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội tronglĩnh vực đầu tư phát triển:

Thực hiện cải cách hành chính tiếp nhận và giải quyết thủtục TTVĐT theo Qui chế một cửa từ 01/09/2007:

Kết quả đạt được:

Hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán:

Nguyên nhân của những hạn chế:

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH

TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC THỰCHIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT TTVĐT

3.1.1 Định hướng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước3.1.2 Nâng cao vai trò của Kho bạc Nhà nước Tỉnh trong quản lý

đầu tư kiểm soát thanh toán vốn đầu tư3.2 GIẢI PHÁP :

3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát TTVĐT qua KBNN Hà Nội 3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Trang 3

3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ

3.2.4

3.2.5

Áp dụng công nghệ tin học

Các giải pháp hỗ trợ khác

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Tuân thủ theo đúng Luật NSNN:

3.3.2 Hướng dẫn cụ thể văn bản quy phạm pháp luật khi có sửa

đổi, bổ sung:

3.3.3 Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp khi thay đổi cơ chế quản lý:3.3.4 Giảm tải áp lực giải ngân vào những thời cuối năm, thời

điểm kết thúc niên độ ngân sách chi đầu tư

3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác tư vấn

3.3.6 Chế tài xử lý tài khoản tồn đọng

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU SỐ LIỆU

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của

Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Sơ đồ 3.1: Quy trình 1 cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

XDCB của Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

1 BQLDA Ban quản lý dự án

8 KLTH Khối lượng thực hiện

9 NSĐP Ngân sách địa phương

10 NSTW Ngân sách trung ương

11 NSNN Ngân sách Nhà nước

12 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

13 TTVĐT Thanh toán vốn đầu tư

14 UBND Uỷ ban nhân dân

15 XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hàng năm ngân sách nhà nước dành khoảng 30% để chi cho lĩnhvực đầu tư và xây dựng, nhưng thực tế việc quản lý sử dụng vốn đầu tư,đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã và đang bộc lộ hiện tượngthất thoát, lãng phí, tiêu cực Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồnvốn này Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy như: Luật, Nghịđịnh, Thông tư…nhưng đến nay việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từngân sách nhà nước vẫn còn nhiều bất cập từ việc quyết định cấp vốn, sửdụng vốn đến việc quyết toán vốn đầu tư, sự chồng chéo giữa các văn bảnhướng dẫn đã dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả…Lãng phí và thấtthoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB Trong sự lãng phí có thất thoát

vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đếnlãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chấtlượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư

KBNN Hà Nội với vai trò là cơ quan kiểm soát TTVĐT cần phảinhận biết những hiện tượng thất thoát, lãng phí để góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN Chính vì vậy, việchoàn thiện công tác kiểm soát TTVĐT qua hệ thống KBNN Hà Nội sẽgóp phần giảm thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB cũng sẽ là mộttrong những giải pháp quan trọng.Ý thức được điều đó, học viên muốn

đưa ra một số giải pháp để “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” góp phần

giảm thất thoát, lãng phí trong công đoạn giải ngân vốn đầu tư XDCBtrên địa bàn Thành phố do KBNN Hà Nội quản lý

2 Mục đích nghiên cứu:

Phân tích thực trạng công tác kiểm soát TTVĐT thuộc nguồn vốnNSNN đối với các dự án đầu tư do KBNN Hà Nội trực tiếp quản lý

Trang 7

Tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát TTVĐT tạiKBNN Hà Nội để góp phần giảm thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: là các dự án được cấp có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư từ nguồn vốn NSNN

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kiểm soát TTVĐT các

dự án trong nước do KBNN Hà Nội tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểmsoát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN từ ngày 01/01/2000 đến ngày31/12/2007 (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương)

4 Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, phương phápduy vật lịch sử, phương pháp thống kê kết hợp phương pháp khái quáthoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá, các kiến thức kinh tế thuộc lĩnh vực đầu

tư XDCB và các quy định hiện hành của Nhà nước, của các Bộ, ngành cóliên quan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng làm cơ sở phươngpháp luận cho việc nghiên cứu tổng hợp và phân tích

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Phân tích tổng hợp, khái quát, nêu ra được các khái niệm, phạm trùliên quan đến kinh tế đầu tư và kiểm soát TTVĐT từ nguồn vốn NSNN,nhận diện thất thoát, lãng phí trong XDCB thông qua kiểm soát TTVĐT

Phân tích đầy đủ rõ nét thực trạng, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế trong công tác kiểm soát TTVĐT tại KBNN Hà Nội thôngqua công tác kiểm soát TTVĐT

Đưa ra một số giải pháp, điều kiện liên quan trực tiếp tới Kho bạc

cơ sở có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát TTVĐT tạiKBNN Hà Nội để góp phần giảm thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB

Trang 8

6 Kết cấu của luận văn:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và

kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước;

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

của Kho bạc Nhà nước Hà Nội giai đoạn 2000 – 2007;

Chương 3: Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

XDCB tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội;

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA

1.1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước:

- Đầu tư: nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếnhành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tươnglai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực

đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ

Hoạt động đầu tư có nhiều loại khác nhau Theo nguồn vốn, có thểphân chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; theo đối tượngđầu tư, có thể phân biệt đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài sản lưu động;theo tính chất của đầu tư có thể phân định thành đầu tư phát triển, đầu tưchuyển dịch

- Đầu tư phát triển: là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinhdoanh của từng cơ sở nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm vànâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội

Đầu tư phát triển có một số đặc điểm như sau:

- Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư làm tăng năng lực sản xuất,tăng vốn thực tế Điều này khác với đầu tư chuyển dịch

- Đầu tư phát triển thường là các hoạt động đầu tư mang tính dàihạn, từ một năm trở lên Do đó, nó đòi hỏi phải có môi trường ổn định lâudài

Trang 10

- Đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đặcbiệt là giá vốn (lãi suất), giá cả của các đầu vào khác như đất đai, thuế…

và kỳ vọng của nhà đầu tư

- Vốn đầu tư:

Vốn là nhân tố quan trọng để tiến hành sản xuất, bảo đảm tăngtrưởng kinh tế của mọi hình thái kinh tế - xã hội; là một yếu tố đầu vàokhông thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào Vốnđược định nghĩa là các nguồn lực tài chính và phi tài chính có thể sử dụngđược trong quá trình sản xuất kinh doanh Bất kỳ một quá trình tăngtrưởng và phát triển kinh tế nào muốn tiến hành được đều phải có vốnđầu tư, vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính, vật chất, tài nguyên, chấtxám của các chủ thể kinh tế được đưa vào hoạt động đầu tư Chủ thể kinh

tế có thể là mỗi cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia Nói cáchkhác, vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lạihiệu quả trong tương lai

- Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiệntrong 1 năm để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ của nhànước

Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước là khoản vốn ngân sáchđược Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn và các khoản chi đầu tưkhác theo quy định của Luật Ngân sách Ngân sách Nhà nước được hìnhthành từ các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm : thu từ thuế, phí, lệphí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đónggóp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu kháctheo quy định của pháp luật

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước:

Vốn đầu tư là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố sản xuất kinh

Trang 11

doanh, có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư và cóvai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước

- Vốn đầu tư được gắn liền với nguồn vốn ngân sách nhà nướcđược cấp thẩm quyền quyết định đầu tư trong lĩnh vực XDCB của nềnkinh tế.Ở đây vốn đầu tư được Nhà nước cấp phát theo chương trình, dự

án từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào

sử dụng

- Mỗi đồng vốn đầu tư đều có người chủ sở hữu đích thực của nó,chủ sở hữu đồng vốn đầu tư là Nhà nước; vốn đầu tư được quản lý, điềuhành sử dụng theo các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, quy địnhcủa pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chi phí xây dựng dự án, côngtrình

- Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hóa đặc biệt; tức là

nó có giá trị sử dụng như mọi hàng hóa khác Giá trị sử dụng của vốn là

để sinh lời Bản thân vốn có chi phí cơ hội, tức là chi phí về vốn sử dụngvào dự án đầu tư đã chọn mà bỏ qua dự án khác vào những thời điểmnhất định Cho nên lợi ích tối thiểu mà người chủ đầu tư phải thu được làchi phí cơ hội của vốn đầu tư Hiệu quả đầu tư của vốn ngân sách Nhànước có thể là hiệu quả về kinh tế, xã hội… hoặc mang lại lợi ích chung,lâu dài cho một ngành, một tỉnh và cả nền kinh tế Đây là một đặc điểmquan trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tưsao cho đạt hiệu quả cao nhất

- Đồng vốn đầu tư có giá trị về mặt thời gian: Đây là đặc trưng vốn

có của vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường: ở các thời điểm khácnhau, thì giá trị của đồng vốn cũng khác nhau Do đó, trong đầu tư người

ta phải quy đổi các khoản thu, chi về cùng một mặt bằng thời giá (hoặc làhiện tại hoặc là tương lai) để so sánh, đánh giá kết quả quá trình đầu tư

1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước:

- Vốn đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: vừa là yếu

Trang 12

tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế của mọiquốc gia Do vậy, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cần điều hành saocho hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự

ổn định của toàn bộ nền kinh tế

- Vốn đầu tư tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội , tăng tích lũy cho nền kinh tế

- Vốn đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa

các ngành, giải quyết những vấn đề mất cân đối về phát triển giữa cácvùng lãnh thổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địathế, kinh tế, chính trị của từng vùng lãnh thổ Theo kinh nghiệm của cácnước trên thế giới, để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh (9  10%) cầnphải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực côngnghiệp và dịch vụ

- Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khảnăng công nghệ, trong khi công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa

Do vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam, chúng ta phải đề ra được một chiến lược đầu tư phát triểncông nghệ nhanh và vững chắc

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

Phân loại theo nguồn vốn:

- Vốn trong nước: Vốn ngân sách nhà nước dành để chi cho đầu tưphát triển, chủ yếu để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, chi cho các chương trình mụctiêu quốc gia, dự án nhà nước và các khoản chi đầu tư phát triển kháctheo quy định của pháp luật

- Vốn ngoài nước: chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thứcODA Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của chính phủ hoặccủa các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo 2phương thức : viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưuđãi)

Trang 13

Phân loại theo tính chất đầu tư kết hợp nguồn vốn đầu tư:

- Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung: Là vốn đầu tư từ nguồnngân sách tập trung là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu tưphát triển thuộc ngân sách nhà nước do các cơ quan trung ương và địaphương quản lý

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: là vốn ngân sách nhà nướcthuộc nhiệm vụ chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp kinh tếmang tính chất đầu tư như duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trìnhgiao thông, nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các chươngtrình quốc gia, dự án nhà nước

Phân loại theo cấp ngân sách:

- Ngân sách trung ương: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước docác Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghềnghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý

- Ngân sách địa phương: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước docác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh quản lý

1.1.4 Nhận diện thất thoát, lãng phí trong quá trình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB đang là vấn đề gâynhiều bức xúc trong xã hội, được Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chínhphủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tìm mọi biện pháp

để phòng chống Đây không phải là nhiệm vụ của riêng Bộ, ngành,Địa phương nào, mà đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ và rộng khắp

Tỷ lệ lãng phí và thất thoát vốn nhà nước chi cho XDCB là bao nhiêu

là một câu hỏi quan trọng Nhưng quan trọng hơn là hiểu rõ lãng phí, thấtthoát từ những khâu nào, các nguyên nhân để có cách giải quyết cơ bản

Trong Sơ đồ 1.1 dưới đây thể hiện mối quan hệ và nguyên nhân của

Trang 14

dàn trải, kéo dài, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí và tổn thất vốn nhà nướcđầu tư cho XDCB Bên dưới mỗi hiện tượng là các nguyên nhân trực tiếp.Như vậy, đối với mỗi hiện tượng có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và giántiếp

Điều cần nhấn mạnh là có những thất thoát trước mắt và còn cóhậu quả về sau mà chúng gây nên Những thất thoát trong xây dựngcông trình làm giảm sút chất lượng của công trình, ảnh hưởng đếntuổi thọ của công trình so với thiết kế Đây cũng là một thất thoát vốnnhà nước phải tính đến, bởi lẽ công trình chỉ phục vụ được trong một

số năm ít hơn số năm trong dự án được duyệt

Điều cần nhấn mạnh là có những thất thoát trước mắt và còn cóhậu quả về sau mà chúng gây nên Những thất thoát trong xây dựngcông trình làm giảm sút chất lượng của công trình, ảnh hưởng đếntuổi thọ của công trình so với thiết kế Đây cũng là một thất thoát vốnnhà nước phải tính đến, bởi lẽ công trình chỉ phục vụ được trong một

số năm ít hơn số năm trong dự án được duyệt

Thất thoát lại có phần thấy được và có phần không thấy được Khithời gian thực hiện một dự án công trình, vì nhiều lý do, bị kéo dài, hiệuquả của dự án công trình đó sẽ bị sụt giảm bởi lẽ khi đưa công trình vào

sử dụng, những điều kiện kinh tế-xã hội đã rất khác so với lúc xây dựng

dự án Tính năng kỹ thuật của các trang thiết bị trong dự án công trình bịlỗi thời trong khi giá thiết bị so với tính năng kỹ thuật trở nên quá đắt.Mặt khác, trong tình hình hiện nay, dự án công trình càng được kéo dàithì giá đất nhất là ở các đô thị càng tăng, kéo theo tiền giải phóng mặtbằng và tái định cư trong các dự án công trình đó và tổng dự toán cũngcàng tăng

Trang 15

Sơ đồ 1.1

TỔN THẤT NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC DÀNH TRONG XDCB

1 Quản lý vĩ mô vốn và ngân sách nhà nước

2 Chất lượng quy hoạch

3 Cơ chế xin /cho + quy hoạch kém, quy hoạch sai mục tiêu

4 Cập rập, hoàn thành vào giờ chót

5 Xuống cấp do thiếu dự trù vốn để bảo trì

1 Khi đưa công trình vào sử dụng, điều kiện

kinh tế - xã hội khác với dự án được duyệt.

2 Tính năng kỹ thuật các thiết bị lỗi thời.

1 Giá đất và GPMB tăng

2 Thất thoát vật tư

3 Giá thiết bị so với tính

năng kỹ thuật trở nên lạc hậu

1 Quy trình, thủ tục nặng nề

nhưng nhiều khe hở.

2 Không đủ vốn thực hiện

3 Giải ngân chậm

4 Tổng dự toán công trình tăng

1 Quy hoạch, kế hoạch không tính

đến hiệu quả, tư duy bao cấp nặng.

2 Cơ chế xin / cho công trình ngoài

quy hoạch, kế hoạch.

3 Bất cập giữa khả năng ngân sách

Nhà nước và số lượng công trình.

4 Giao cho các địa phương chỉ tiêu

tốc độ phát triển dẫn đến phát triển

theo chiều rộng.

1 Quy trình quy hoạch-kế hoạch-dự án khép kín

2 Chất lượng khảo sát, thiết kế

3 Tư vấn, thiết kế (khi có tiêu cực)

4 Thẩm định, trình phê duyệt

5 Cơ chế đấu thầu bị lợi dụng

6 Thi công (mua vật tư/giá/chủng loại/tiêu cực)

7 Giám sát thi công hình thức/thông đồng

8 Nghiệm thu hình thức/tiêu cực

9 Giải ngân chậm, có tiêu cực

10 Thanh quyết toán chậm, tiêu cực

11 Năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án

12 Ngân sách nhà nước phải trả lãi phần giải ngân chậm vốn ODA, trái phiếu chính phủ

TỔN THẤT NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CHO XDCB

E Lãng phí vốn Nhà nước trong xây dựng

C Kém hiệu quả

B Kéo dài thọ công trình giảm Chất lượng và tuổi

D Thất thoát vốn xây dựng công trình

A Dàn trải

Trang 16

Chất lượng của công tác quản lý vĩ mô nguồn vốn nhà nước dànhcho đầu tư phát triển, đặc biệt khi nguồn vốn này hạn hẹp so với yêu cầu;chất lượng của công tác quy hoạch ngành, địa phương, vùng kinh tế vàtổng thể, và sự gắn kết giữa các quy hoạch này với nhau có ý nghĩa quyếtđịnh đối với mức độ lãng phí và hiệu quả của việc sử dụng vốn nhà nướctrong XDCB.

Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gianlao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả Đối với lĩnh vực đã

có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà nước,lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiênnhiên vượt định mức tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định

Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm Trong đầu tư XDCB, mọiviệc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệuquả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí

Lãng phí diễn ra ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư chưathật sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suấtkhông phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật

và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm

và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dự án có chất lượngthấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chiphí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thựctế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm

Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB Trong

sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thấtthoát và thất thoát dẫn đến lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí khôngcần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệuquả vốn đầu tư

Kho bạc Nhà nước với vai trò là cơ quan kiểm soát TTVĐT cầnphải nhận biết những hiện tượng thất thoát, lãng phí để góp phần nâng

Trang 17

cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN Những hiện tượng

đó được nhận diện như sau:

1.1.4.1 Trong quá trình quy hoạch và chuẩn bị đầu tư:

Trong những năm qua, tình trạng phê duyệt quy hoạch các dự ánđầu tư xây dựng không hợp lý, kém phát huy hiệu quả hoặc phải di dời đinơi khác gây lãng phí vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó khôngthể không có việc chạy dự án quy hoạch, lợi dụng vị trí công tác để canthiệp vào quy hoạch dự án nhằm có được những đặc lợi về giá trị bấtđộng sản do dự án đem lại, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể

Đối với cấp có thẩm quyền, khi ra chủ trương đầu tư cần phải xuấtphát từ yêu cầu thực tế khách quan của hiện tại và trong tương lai, đồngthời phải dựa trên quy hoạch tổng thể chung đã được phê duyệt Điều đóđòi hỏi công tác chuẩn bị đầu tư phải thật tốt Nhưng trên thực tế rấtnhiều dự án bị lãng phí do sai lầm về chủ trương đầu tư, không đáp ứngđược nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch và có thể

bị phá bỏ Có dự án ngay sau khi quyết định đầu tư đã phải có quyết địnhđình, hoãn, giãn thi công mặc dù chi phí chuẩn bị đầu tư vẫn phải thanhtoán cho đơn vị tư vấn

1.1.4.2 Trong quá trình thực hiện đầu tư:

Hàng năm NSNN dành khoảng 30% chi cho lĩnh vực đầu tư vàxây dựng cơ bản Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thấtthoát thông qua kiểm soát TTVĐT là biện pháp hữu hiệu để nâng caohiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN

Trong kiểm soát TTVĐT hiện nay của hệ thống Kho bạc Nhànước, công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần loại

bỏ những chi phí bất hợp lý, sai định mức đơn giá, sai thiết kế dựtoán, ngoài dự toán trúng thầu…đã tiết kiệm chi cho NSNN, chốnglãng phí thất thoát vốn đầu tư

Trong thực tế, hầu hết các gói thầu tổ chức đấu thầu đều có khốilượng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau: thiết kế tính thiếu,

Trang 18

bóc tiên lượng dự toán thiếu so với bản vẽ thiết kế, chưa tiên lượng hếtkhối lượng công việc do công tác tư vấn còn nhiều bất cập và yếu kém

từ khâu thẩm định và phê duyệt dự án, thẩm tra và phê duyệt thiết kế kỹthuật tổng dự toán, lập và thẩm tra phê duyệt hồ sơ mời thầu, phân tíchđánh giá hố sơ dự thầu Đặc biệt có dự án Chủ đầu tư đã thuê cơ quankiểm toán độc lập kiểm tra quyết toán, nhưng khi cơ quan chức năngkhác kiểm tra lại giá trị quyết toán vẫn có giá trị chênh lệch do cơ quankiểm toán chỉ kiểm tra khối lượng thực hiện thực tế tại hiện trường theobản vẽ hoàn công đối chiếu với định mức đơn giá Nhà nước, mà chưađối chiếu với thiết kế tống dự toán, dự toán chi tiết được duyệt Việc xử

lý áp dụng giá thanh toán cho khối lượng phát sinh cũng còn nhiều lúngtúng Theo quy định, đối với khối lượng công việc chưa có trong đơngiá trúng thầu thì được áp dụng theo định mức đơn giá Nhà nước tại thờiđiểm thi công, còn khối lượng công việc đã có trong đơn giá trúng thầuthì áp dụng đơn giá trúng thầu Dự toán trúng thầu của Nhà thầu khôngbắt buộc khối lượng công việc phải hoàn toàn đúng với định mức đơngiá Nhà nước, do vậy với từng khối lượng công việc có thể thấp hơn,bằng hoặc cao hơn đơn giá Nhà nước mà đơn vị đó vẫn trúng thầu.Chính vì vậy, khối lượng phát sinh lại không phải ngẫu nhiên thường rơivào khối lượng bỏ thầu có đơn giá trúng thầu cao hơn đơn giá Nhà nướcquy định Cá biệt có dự án khối lượng phát sinh tới 30%

Có dự án khi nghiệm thu khối lượng quyết toán A-B thực hiện đãquyết toán nhầm lẫn, thậm trí không loại trừ những khối lượng lẽ ra phảiloại trừ do việc làm thiếu trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế, giámsát và sự buông lỏng kiểm tra của Chủ đầu tư Một nguyên nhân nữa làđơn vị tư vấn và thi công tự đưa khối lượng không được phép tính vàogiá trị xây lắp, tự xây dựng định mức công việc, tính sai khối lượng theoquy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, tính thừa khối lượng so với thực tế thicông, vận dụng sai định mức đơn giá và nhóm công trình theo quy địnhcủa Nhà nước

Trang 19

Khi lập dự toán có trường hợp đơn vị tư vấn thường sử dụng loạivật tư đặc biệt không có trong bảng giá quy định làm cho cơ quan chứcnăng gặp khó khăn trong việc thẩm tra dự toán, có vật tư được quyếttoán theo hoá đơn thực tế nhưng việc kiểm tra hoá đơn trong kinh tế thịtrường hiện tại còn nhiều nan giải.

Đặc biệt là trong thời điểm cuối năm kế hoạch, vẫn còn trườnghợp dự án mới được tổ chức đấu thầu hoặc mới ký hợp đồng thi côngnhưng đã được A-B nghiệm thu khối lượng mà lúc này cơ quan cấpphát, cho vay đang rất bận phải giải ngân cho kịp tiến độ không thể đikiểm tra khối lượng hiện trường được ngay, mặc dù khối lượng đó sẽđược thi công trả nợ ngay sau đó

Hiện nay một số định mức, đơn giá chuyên ngành chưa được xâydựng hoặc đã xây dựng nhưng chưa có thoả thuận của Bộ Xây dựngnhư: phát thanh, truyền hình, lâm nghiệp, phòng cháy chữa cháy, phòngchống mối, lắp đặt máy móc thiết bị chuyên dụng, hệ thống báo hiệuthông tin đường sông, đường sắt…

Trong công tác thiết kế quy hoạch đã ban hành tạm thời khunggiá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xãhội ngành, lãnh thổ Bộ đơn giá này cũng rất khó áp dụng để lập dự toáncho một số công tác quy hoạch tổng thể phát triển chuyên ngành, đặcbiệt là chưa có hướng dẫn áp dụng với khối lượng thực hiện dở dangchuyển tiếp của các năm trước

Đối với công tác tư vấn đã được áp dụng theo quy định của Bộxây dựng ở các thời kỳ, nhưng còn nhiều công việc tư vấn chưa đượcquy định cụ thể Theo quy định này thì những công việc tư vấn như:

- Nghiệm thu công trình do Hội đồng Nhà nước thực hiện;

- Thẩm định các dự án đầu tư do Hội đồng thẩm định Nhà nước về

dự án đầu tư thực hiện;

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật; lập tổng dự toán công trình do nước ngoài thiết kế;

Trang 20

- Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu đấu thầu quốc tế;

- Lập hồ sơ mời thầu tư vấn và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn;

- Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án ;

- Tư vấn về pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế;

- Công việc tư vấn khác;

Chi phí cho những công việc tư vấn trên được xác định bằng cáchlập dự toán chi phí trình cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán công trình phê duyệt dự toán chi phí này Kiểm tra những chi phínày là rất khó khăn đối với cơ quan kiểm soát TTVĐT bởi nó không cógiới hạn chặn trên và chặn dưới như những chi phí tư vấn được quy địnhtheo bảng định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng của Bộ xây dựng

1.1.4.3 Trong quá trình quyết toán vốn đầu tư:

Theo quy định tại Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15/05/2003 của

Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư thì trách nhiệm của cơquan cấp phát vốn, cho vay, TTVĐT: Kiểm tra, đối chiếu xác nhận vốnđầu tư đã cấp, cho vay và thanh toán đối với dự án đồng thời có nhận xét,đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu

tư về quá trình đầu tư của dự án theo mẫu số 08/QTDA

Việc làm này là hết sức cần thiết, phải được thực hiện nghiêm túc,

có trách nhiệm nhằm giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác địnhchính xác giá trị quyết toán dự án, công trình và hạng mục công trìnhhoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, loại bỏ những chi phí không cầnthiết và bất hợp lý ra khỏi giá thành công trình, tiết kiệm chi cho NSNN

Trang 21

Trong thực tế, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã làm tương đối tốttrách nhiệm đối chiếu xác nhận vốn đầu tư đã cấp, nhưng đa số khi nhậnxét đánh giá còn sơ sài và chưa gửi kèm theo kết quả kiểm tra dự toán,phiếu giá thanh toán lần cuối và việc áp dụng định mức, đơn giá tại địaphương theo thời điểm và chế độ quy định Do vậy đã dẫn đến giá trị phêduyệt quyết toán công trình hoàn thành của cấp có thẩm quyền so với sốliệu kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc còn có khoảng chênh lệch.

1.2 KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGUỒN VỐN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC:

1.2.1 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN:

Đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, nhiều yếu tố tácđộng, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, không ổn định, trình độnăng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế vàchưa đồng đều, nên việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộcnguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước giữ vai trò quan trọng Mặtkhác, sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sảnxuất dài, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sảnphẩm này, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ dễ gây ra lãngphí, thất thoát tiền vốn của nhà nước Do vậy, kiểm soát thanh toán vốnđầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước sẽ đảmbảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả, hạn chếtình trạng lãng phí, tiêu cực

Trong nền kinh tế thị trường, sự chi phối của quy luật cạnh tranh,các nhà thầu xây dựng luôn tìm cách hạ giá thành, tăng lợi nhuận Trong

vô số cách thức hạ giá thành có cả thủ đoạn cắt giảm định mức chi tiêu,thay đổi kết cấu công trình, chủng loại vật tư và hậu quả tất yếu là côngtrình kém chất lượng, tuổi thọ bị rút ngắn, công suất thực tế không nhưmục tiêu ban đầu Vì vậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước góp phần hạn chế

Trang 22

được tình trạng nêu trên, tăng cường kỷ luật tài chính đối với các đơn vị

sử dụng và thụ hưởng ngân sách nhà nước Mặt khác, thông qua công tácquản lý, Kho bạc Nhà nước cung cấp thông tin cho các cơ quan lập, phân

bổ dự toán ngân sách hàng năm cho đầu tư XDCB đảm bảo chính xác,phù hợp với tiến độ thực hiện dự án công trình và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn ngân sách nhà nước

1.2.2 Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước:

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNNqua Kho bạc Nhà nước thể hiện qua các nội dung như sau:

Thứ nhất, kiểm soát thanh toán các khoản chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Mọi khoản chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước đều được Kho bạc Nhà nước kiểm soát trước khi thanh toán chi trả.Việc kiểm soát của Kho bạc Nhà nước dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ,điều kiện chi sau đó thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước thanh toáncho đối tượng thụ hưởng

Nội dung kiểm soát thanh toán:

- Kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án vàchứng từ thanh toán thể hiện trên các nội dung về số lượng của hồ sơ,chứng từ; hình thức của chứng từ có đúng mẫu quy định không, có đầy

đủ nội dung, chữ ký, con dấu của tổ chức, cá nhân theo đúng phân cấpcủa pháp luật về công quản lý vốn đầu tư XDCB hay không; kiểm tra cácchủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, các nội dung chủ yếu của hợpđồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu có tuân thủ theo pháp luật vềhợp đồng kinh tế; kiểm tra sự lôgích về thời gian của hồ sơ dự án, chứng

từ thanh toán theo từng giai đoạn thực hiện dự án…

- Kiểm soát việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng, định mức,đơn giá và các chế độ chính sách do nhà nước quy định: các khoản khi cótuân thủ theo trình tự XDCB, có đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng;

Trang 23

các khoản chi ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải có dự toán chuẩn bị đầu tưđược duyệt, các khoản chi cho các gói thầu thi công xây dựng và muasắm thiết bị ở giai đoạn thực hiện dự án phải có quyết định phê duyệt dự

án, tổng dự toán được duyệt đã tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theoquy định của pháp luật đấu thầu… Kiểm soát từng khoản chi thông quachứng từ thanh toán về định mức, đơn giá của từng công việc đã thựchiện so với định mức, đơn giá của công việc đó được cấp có thẩm quyềnphê duyệt hoặc theo đơn giá trúng thầu; các khoản chi phát sinh trong quátrình thực hiện được duyệt bổ sung vào dự án, các trường hợp điều chỉnh

dự án, điều chỉnh thiết kế, thay đổi chế chính sách tiền lương của dự ánlàm tăng, giảm các khoản chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước…

- Thời gian để kiểm soát các khoản chi theo nội dung nêu ở trên củaKho bạc Nhà nước trong phạm vi thời gian quy định của pháp luật về đầu

tư XDCB (không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).Quá trình kiểm soát không gây ách tắc về thanh toán, không ảnh hưởngđến tiến độ thi công công trình và không gây phiền hà cho đơn vị thụhưởng ngân sách…

Về quy trình kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước quy định

rõ trình tự, nội dung, phạm vi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Xuất phát từ yêu cầu phương thức cấp phát vốn đầu tư XDCB phùhợp với đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng, đáp ứngđược yêu cầu đủ vốn cho quá trình thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng,khối lượng công trình phù hợp với thiết kế và dự toán được duyệt, vốnđầu tư xây dựng có thể được cấp phát theo các phương thức sau:

- Cấp phát vốn đầu tư bằng lệnh chi tiền: cơ quan tài chính căn cứvào kế hoạch chi hàng quý lập lệnh chi tiền yêu cầu cơ quan quản lý quỹngân sách nhà nước xuất quỹ ngân sách nhà nước chuyển tiền trực tiếpvào tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước mở riêng cho chi vốn đầu

tư XDCB Kho bạc Nhà nước căn cứ vào kế hoạch vốn của dự án và tiến

Trang 24

độ thực hiện của dự án công trình để làm thủ tục thanh toán cho đơn vịthụ hưởng Đối với phương thức cấp phát này thì thời điểm xuất quỹ ngânsách nhà nước và thời điểm thực chi ngân sách nhà nước có sự cách biệt

về thời gian tương đối lớn Mặt khác, việc xuất quỹ ngân sách cho chivốn đầu tư XDCB thường rất lớn, làm cho ngân sách thường xuyên bịcăng thẳng khi nhu cầu chi khác của ngân sách đòi hỏi nhưng tiền vốncủa ngân sách thì vẫn tồn đọng trên tài khoản chi vốn đầu tư XDCB

- Cấp phát bằng mức vốn đầu tư: hàng quý cơ quan tài chính lậpthông báo hạn mức vốn đầu tư (chi tiết theo nguồn vốn đầu tư) gửi Khobạc Nhà nước, đây là mức vốn tối đa Kho bạc Nhà nước được chi trongquý Kho bạc Nhà nước căn cứ vào kế hoạch vốn của dự án và tiến độthực hiện của dự án công trình để làm thủ tục thanh toán cho đơn vị thụhưởng Đối với phương thức cấp phát này thì thời điểm xuất quỹ ngânhàng nhà nước và thời điểm thực chi ngân sách nhà nước là trùng nhau vàkhắc phục được những hạn chế của phương thức cấp phát vốn đầu tưbằng lệnh chi tiền nhưng vẫn còn hạn chế đó là hạn mức vốn đầu tư phântheo nguồn vốn đầu tư, do đó không thể dùng hạn mức của nguồn vốnnày để thanh toán cho dự án sử dụng hạn mức của nguồn vốn khác dẫnđến tình trạng có thời điểm khối lượng thực hiện của dự án chờ tiền dothiếu hạn mức vốn đầu tư

- Cấp phát theo dự toán: Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chingân sách nhà nước phân bổ cho dự án công trình tiến hành thanh toáncho các đơn vị thụ hưởng theo tiến độ thực hiện của dự án Dự toán ngânsách năm của dự án được phân bổ có chia ra theo từng quý và chi tiếttheo từng khoản mục Đây là một phương thức cấp phát có tính chất ưuviệt hơn hẳn hai phương thức cấp phát nêu trên và khắc phục được cáchạn chế của các phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền và mưc vốn đầu

tư Nhưng để thực hiện được phương thức cấp phát theo dự toán thì việclập, phân bổ dự toán ngân sách năm cho dự án phải chính xác và mangtính chất ổn định dài hạn

Trang 25

- Cấp phát bằng hình thức ghi thu ghi chi vốn đầu tư: đây là phươngthức cấp phát mang tính đặc thù so với 3 phương thức trên được sử dụngcho các khoản chi bằng hiện vật, chi bằng hiện vật, chi bằng ngày cônglao động cho các công trình, chi vốn đầu tư bằng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) cho các dự án công trình Căn cứ vào số lượng vậtliệu, ngày công lao động đã sử dụng vào công trình và giá cả theo thịtrường được duyệt hoặc số vốn đầu tư bằng nguồn hỗ trợ phát triển chínhthức đã giải ngân cho dự án công trình, cơ quan tài chính lập lệnh ghi thu

và lệnh chi gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán ghi thu ngân sách, ghi chicấp phát thanh toán vốn đầu tư cho dự án công trình

Về thanh toán: Kho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp cho đơn vịthụ hưởng ngân sách nhà nước, các khoản chi vốn đầu tư XDCB thuộcnguồn vốn ngân sách nhà nước được Kho bạc Nhà nước thanh toán trựctiếp cho chủ nợ thực sự của chính phủ bằng chuyển khoản qua ngân hàng,giảm lượng tiền mặt trong lưu động

Về điều hành nguồn vốn: Kho bạc Nhà nước đảm bảo đáp ứng kịpthời mọi nhu cầu chi tiêu của các dự án đầu tư theo dự toán năm hoặc kếhoạch vốn đã phân bổ cho dự án hàng năm Trường hợp tồn quỹ ngânsách nhà nước không đáp ứng đủ khả năng thanh toán tạm thời, Kho bạcNhà nước thông báo ngay cho cơ quan tài chính để giải quyết Khi cầnthiết được phép tạm vay quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo chi trả cáckhảon chi, khi tập trung được nguồn thu phải hoàn trả quỹ dự trữ tàichính theo chế độ

Thứ hai, kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Công tác kế toán chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngấn sáchnhà nước là quá trình Kho bạc Nhà nước thực hiện ghi chép, hạch toánchính xác, kịp thời các khoản chi theo chế độ quy định, thực hiện hạchtoán theo tài khoản thanh toán tập trung và kế toán dồn tích

- Tài khoản thanh toán tập trung (TSA - Treasury Single Account):

Trang 26

Tài khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước là một hoặc nhiềutài khoản do Kho bạc Nhà nước nắm giữ mở tại Ngân hàng Nhà nước vàcác ngân hàng thương mại nhà nước dùng để tập trung các nguồn thu vàthanh toán các khoản chi của Chính phủ (chính quyền các cấp), chủ yếu

là các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước

- Kế toán dồn tích: Phản ánh tổng thể tình hình tài chính của nhànước, phản ánh đầy đủ tình trạng và sự biến động của các loại tài sản,nguồn vốn Kế toán dồn tích cho phép thông tin về hoạt động của mộtđơn vị được diễn đạt theo ngôn ngữ tài chính Những thông tin về hoạtđộng, về sử dụng tài sản và tình hình nợ luôn sẵn có để cung cấp chongười lãnh đạo theo những tiêu chí chuẩn hóa và có hệ thống Nhờ đó,khi có các hệ thống thích hợp thì người lãnh đạo có thể đánh giá đượcảnh hưởng của các hoạt động, dự tính được ảnh hưởng của những hoạtđộng trong tương lai, theo dõi và kiểm soát được những thay đổi và phátsinh trong hoạt động của đơn vị

Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sáchnhà nước là quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi ngânsách nhà nước đã được thực hiện trong niên độ kế hoạch vốn hoặc dựtoán năm, phục vụ cho cơ quan tài chính thực hiện quyết toán ngân sáchnăm

Thứ ba, tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước tổ chức các bộ phận có liên quan để thực hiệnnhiệm vụ quản lý và kiểm soát các khoản chi vốn đầu tư XDCB thuộcnguồn vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo cấp phát, thanh toán hiệu quả,đúng chế độ, theo tiến độ thực hiện dự án công trình

Yêu cầu của tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCBthuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước là gọn nhẹ, ít đầu mối,phù hợp với đề án và lộ trình cải cách hành chính của nhà nước Phânđịnh trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện

Trang 27

nhiệm vụ, đảm bảo tính công khai, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau và tránhtrùng lắp.

Tổ chức bộ máy là một nội dung quan trọng quyết định đến quátrình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNNqua Kho bạc Nhà nước

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước:

Hoạt động XDCB có liên quan đến nhiều tổ chức, đơn vị, nhiều cấp,nhiều ngành cùng tham gia quản lý, thực hiện dự án đầu tư XDCB Dovậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốnNSNN qua Kho bạc Nhà nước chịu tác động của nhiều nhân tố bao gồm

cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004; Năm 2005, Quốc hội ban hành LuậtĐấu thầu có hiệu lực từ ngày 01/4/2006, Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày01/7/2006 Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, nhưng các luật nàychỉ là luật khung, để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ banhành các Nghị định hướng dẫn và các bộ, ngành lại ban hành các thông

tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị định Nên phần nào đã giảmhiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều,khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫnvới các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực

Trang 28

tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn

bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư XDCB Đặc biệt là khichuyển đổi từ kinh tế kế toán hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì cơchế chính sách của nhà nước không theo kịp với sự biến động của kinh tếthị trường, các bộ định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành thường thấphơn nhiều so với giá thị trường, điển hình là việc đền bù giải phóng mặtbằng, việc xác định giá đất để đền bù thường thấp, dẫn đến nhiều dự ánvướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, làm cho tiến độ thựchiện dự án không đạt được so với mục tiêu đề ra, làm cho hiệu quả dự ánkhông đạt được, vốn đầu tư XDCB không giải ngân được gây lãng phívốn đầu tư

+ Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàngnăm của các cấp, các ngành và các địa phương và cơ quan tài chính cótác động lớn đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB quaKho bạc Nhà nước

Nếu việc lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàngnăm mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồnthu thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhànước gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát chi, kế toán, quyết toán vốnđầu tư hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lượng và đúng thờigian quy định

Ngược lại, nếu công tác này mà thiếu chính xác, nguồn vốn củangân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độgây lãng phí vốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lầnlàm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư Mặt khác, công táckiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước gặp nhiềukhó khăn, vốn ngân sách không quyết toán được theo đúng tiến độ vàthời hạn, Kho bạc Nhà nước phải tổ chức theo dõi, quản lý số vốn đã giảingân nhưng chưa quyết toán được do dự án bị đình hoãn thi công hoặcchậm tiến độ hoàn thành

Trang 29

+ Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩmđịnh, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư cũng có ảnhhưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCBthuộc nguồn vốn NSNN.

Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước về XDCBtrong lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu

tư thì việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước sẽthuận lợi, quá trình kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn sẽ nhanhchóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòngquay của vốn, kích thích kinh tế phát triển

Ngược lại, nếu quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án sơ sài,không tuân thủ đầy đủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện

dự án phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế của dự án, làm cho tổngvốn đầu tư cho dự an tăng lên, việc điều chỉnh, thay đổi dự án cũng mấtnhiều thời gian làm cho dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không cònphát huy được hiệu quả như mục tiêu ban đầu Điều này cũng làm chocông tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nướccũng gặp nhiều khó khăn về kiểm soát chi, theo dõi, điều chỉnh nguồnvốn cho phù hợp với điều chỉnh dự án… Hoặc, việc quản lý dự án trongquá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư không tốt, dẫn đến các nhà thầuthi công công trình không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, bớt xén,thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu, làm dối, làm ẩu, làm chất lượng côngtrình bị ảnh hưởng, nhanh xuống chấp và không đạt công suất thiết kếtrong quá trình sử dụng Điều này cũng làm cho công tác quản lý, kiểmsoát chi của Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn, nếu kiểm soát không tốt sẽdẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của ngân sách nhà nước

- Về nhân tố chủ quan: đây là nhân tố cơ bản, quyết định đến chấtlượng, hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB quaKho bạc Nhà nước

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy, trình độ năng lực của người lãnh đạo,

Trang 30

của cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng.

Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lýcủa từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhautrong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thìviệc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp,

dễ gây thất thoát, lãng phí

Trình độ, năng lực của người lãnh đạo, của cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB thuộc nguồn vốn NSNN Năng lực chuyên môn của cán bộ Kho bạcNhà nước thể hiện qua năng lực phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp

và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước và thể hiện ởphẩm chất đạo đức trong sáng của các cán bộ làm công tác này Nếu thiếu khảnăng và điều kiện này thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB quaKho bạc Nhà nước sẽ kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Thứ hai, về quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

qua Kho bạc Nhà nước là cây gậy chỉ đường là cẩm nang để các cán bộnghiệp vụ, các bộ phận tham gia quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán cáckhoản chi vốn đầu tư XDCB Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràngtừng công việc, từng bước thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát, cấp phátthanh toán vốn đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộnghiệp vụ Việc quy định cách thức xử lý các tình huống điển hình hay xảy ratrong thực tế quản lý ở quy trình nghiệp vụ làm cho cán bộ quản lý yên tâm, tintưởng trong quá trình thực hiện nghiệm vụ, hiệu quả và chất lượng quản lýđược nâng cao

Thứ ba, các trang thiết bị, phương tiện làm việc bao gồm cả các phần

mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng góp phần không nhỏtrong nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý Với trang thiết bị đầy đủ, ứngdụng nhiều phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý, thanh toán giúp chotiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền

tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy quản lý

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hà Nội:

Vào những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chếquản lý kinh tế đất nước đã diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện Để phùhợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có

sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụcủa ngành Tài chính và Ngân hàng Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lạithành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nướctrên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện chứcnăng kinh doanh tiền tệ tín dụng Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN đượcchuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính để hệ thống Tàichính trực tiếp thực hiện chức năng quản lý và điều hành quỹ NSNN

Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc BộTài chính để quản lý quỹ NSNN và tài sản Quốc gia đã được Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBTngày 15/10/1988 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tàichính

Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ được trong những năm hoạtđộng của Ngân khố Quốc gia, qua tham khảo kinh nghiệm tổ chức Khobạc, kế toán Nhà nước của Pháp và một số nước, đặc biệt là kết quả làmthí điểm Kho bạc Nhà nước ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, Bộ Tàichính đã trình Hội đồng Bộ trưởng đề án thành lập Kho bạc Nhà nướctrực thuộc Bộ Tài chính Ngày 04//01/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã kýQuyết định số 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước

Trang 32

trực thuộc Bộ Tài chính Ngày 21/3/1990 Bộ trưỏng Bộ Tài chính đã banhành quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Chi cục Kho bạcNhà nước trực thuộc Cục Kho bạc Nhà nước.

Từ thực tế 5 năm hoạt động và phát triển để tiếp tục khẳng định vaitrò vị trí của Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tạo môitrường pháp lý thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước hoạt động, ngày05/04/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm

vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tàichính Thực hiện Nghị định số 145/1999/ NĐ - CP ngày 20/9/1999 củaChính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính

và Quyết định số 145/1999/QĐ/TC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng BộTài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy TTVĐT thuộc hệ thống Khobạc Nhà nước Kể từ ngày 01/01/2000, hệ thống Kho bạc Nhà nước đượcgiao thêm nhiệm vụ: kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu

tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốnNSNN các cấp

Hiện nay, hệ thống Kho bạc Nhà nước Hà Nội hoạt động theoQuyết định 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khobạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thì Kho bạc nhà nước có nhiệm vụgiúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quỹNSNN, quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ,huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hà Nội:

Theo Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủtướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, và Quyết định số210/2003/QĐ-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhànước tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành

Trang 33

phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Kho bạc Nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau

đây gọi là Kho bạc Nhà nước tỉnh) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, cóchức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nuớc trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật

- Kho bạc Nhà nước tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng

và được mở tài khoản tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh và cácNgân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanhtoán

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Kho bạc Nhà nước huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Kho bạc Nhà nước quận, huyện)thực hiện các nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của Kho bạc Nhànước

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thucho các cấp ngân sách

- Kho bạc Nhà nước tỉnh có quyền trích các tài khoản tiền gửi của tổchức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác đểthu cho NSNN theo quy định của pháp luật

- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoảnchi NSNN trên địa theo quy định của pháp luật

- Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không

đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình

- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo hướng dẫn củaKho bạc Nhà nước

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn theo quyết định của

Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh,thành phố trong việc xây dựng và triển khai các đề án huy động vốn trênđịa bàn

Trang 34

- Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khácđược giao quản lý; quản lý các khuản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược,

ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Quản lý, điều hòa tồn ngân Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫncủa Kho bạc Nhà nước; thực hiện tạm ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nướccho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ Tài chính

- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơquan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ cógiá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nướctỉnh

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toànkho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và các Kho bạc Nhà nước huyện trựcthuộc

- Mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cácNgân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn để thực hiện thanh toán,giao dịch theo chế độ quy định

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạctại địa bàn tỉnh

- Tổ chức thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Khobạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tạiKho bạc Nhà nước tỉnh và trên toàn địa bàn

- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạcNhà nước tỉnh và các Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc

- Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát hoạt động Kho bạc Nhànước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo theo quy định

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao độnghợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng của Kho bạc Nhà nước tỉnh theophân cấp của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định

Trang 35

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ,XDCB nội bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định.

- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch theo quy định của Kho bạcNhà nước

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạcNhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nângcao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp

vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc Kho bạc Nhànước giao

Trang 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội giai đoạn 2000-2007:

KBNN Đống Đa

KBNN Thanh Xuân

KBNN Hoàn Kiếm

KBNN Tây Hồ

KBNN Đông Anh

KBNN Sóc Sơn

KBNN Gia Lâm

Phòng Tin học

Phòng Kiểm tra, kiểm soát

Phòng TTVĐ

T Địa Phươn g

Phòng TTVĐ

T TW1

Phòng TTVĐ T TW2

Phòng TTVĐ

T TW3

Phòng

Kế toán

Phòng Hành chính, Tài vụ, Quản trị

KBNN Long Biên

KBNN Hoàng Mai

KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Sơ đồ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC KBNN HÀNỘI

Trang 37

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TTVĐT CỦA KBNN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007:

Trong 8 năm qua, với khối lượng kế hoạch vốn đầu tư khôngngừng tăng lên, KBNN Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị củangành, góp phần không nhỏ vào mục tiêu quản lý đầu tư có hiệu quả,chống thất thoát lãng phí nguồn vốn NSNN Đảm bảo việc giải ngân vốnđầu tư nhanh chóng, kịp thời theo tiến độ khối lượng hoàn thành của kếhoạch hàng năm được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, kích cầuqua đầu tư theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Công tác kiểm soátTTVĐT đã đảm bảo các mục tiêu sau:

- Kiểm soát việc chấp hành đúng chính sách chế độ hiện hành vềquy chế quản lý đầu tư và xây dựng

- Tuân theo định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành

- Đảm bảo đúng thời gian quy định không gây ách tắc trong quátrình thanh toán, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình vàkhông gây phiền hà cho đơn vị kiểm tra

Ngay từ những ngày đầu khi nhận bàn giao nhiệm vụ kiểm soátTTVĐT từ Cục Đầu tư Hà Nội, KBNN Hà Nội đã tổ chức triển khai côngtác kiểm soát TTVĐT theo quy trình thanh toán do Kho bạc Nhà nướcTrung ương ban hành, quán triệt chức năng nhiệm vụ mới cho toàn thểcán bộ TTVĐT từ Thành phố đến quận, hụyện, thường xuyên tập huấnnghiệp vụ, nghiên cứu và trao đổi nghiệp vụ trong các buổi hội thảo, giaoban

Những kết quả cơ bản đạt được trong công tác quản lý kiểm soátthanh toán vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội giai đoạn2000-2007 như sau:

2.2.1 KBNN Hà Nội thưc hiện phân cấp quản lý, kiểm soát TTVĐT đến KBNN quận huyện:

Tháng 04/2000, KBNN Hà Nội đã triển khai phân cấp cho cácKBNN quận huyện trực tiếp quản lý, kiểm soát TTVĐT các dự án thuộc

Trang 38

Ban quản lý dự án quận huyện làm Chủ đầu tư, các dự án nhỏ lẻ quy mônhóm C thuộc nguồn vốn NSTW và NSĐP Bố trí cán bộ kiểm tra hợp lýgiữa các Phòng TTVĐT và các Kho bạc quận huyện có khối lượng kiểmsoát vốn đầu tư lớn Tăng cường cán bộ TTVĐT có kinh nghiệm và trình

độ nghiệp vụ về Kho bạc quận huyện ngay từ những ngày đầu

Đến nay lực lượng cán bộ trực tiếp đảm nhiệm công tác kiểm tra,kiểm soát TTVĐT là 121 cán bộ (100% cán bộ có trình độ Đại học vàtrên Đại học), được bố trí tại Kho bạc Thành phố: 63 cán bộ, quận huyện

là 58 cán bộ (Số liệu chi tiết theo biểu số liệu 2.1, 2.2)

Số liệu tổng hợp 8 năm ( 2000- 2007) như sau:

đồng

(NSTW: 19.486.778 triệu đồng; NSĐP: 26.831.829 triệu đồng)Trong đó: -Văn phòng KBNN Hà Nội : 33.450.788 triệu đồng + NSTW: 19.486.778 triệu đồng + NSĐP: 13.964.010 triệu đồng -Kho bạc quận huyện: 12.867.819 triệu đồng + NSTW: 2.486.778 triệu đồng + NSĐP: 10.381.041 triệu đồng

đồng

(đạt 86,6% kế hoạch)Trong đó: - Văn phòng KBNN Hà Nội : 26.743.221 triệu đồng + NSTW: 14.763.339 triệu đồng + NSĐP: 11.979.882 triệu đồng

- Kho bạc quận huyện: 13.384.966 triệu đồng + NSTW: 2.138.629 triệu đồng

Trang 39

Số DA

Số liệu 2000 – 2007 Số tiết kiệm chi từ năm 2000 - 2007

KH vốn Số Thanh toán Tỷ lệ TT

Số hồ sơ kiển tra

Giá trị trước kiểm tra

Giá trị sau kiểm tra

Số từ chối thanh toán

Tỷ lệ

Phòng

TTVĐT TW1 14 14 1039 6.115.420 4.847.270 79,3 2.966 2.857.593 2.760.218 97.375 3,41Phòng

TTVĐT TW2 17 17 1083 5.391.837 5.019.282 93,1 1318 3.923.872 3.822.472 101.400 2,58Phòng

Phòng

TTVĐT ĐP 16 16 1261 13.964.010 11.979.882 85,8 3.555 2.646.330 2.578.078 68.252 2,58KBNN

Trang 40

Biểu số 2.2

SỐ TIẾT KIỆM CHI CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

KBNN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

Đơn vị: triệu đồng

TT Phòng, Kho bạc Số hồ sơ

Ktra

Giá trị trước KT

Giá trị sau KT

Chênh lệch Tỷ lệ

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Thái Bá Cẩn (2001), "Một số nét về chính sách, cơ chế tài chính đối với đầu tư 25 năm nhìn lại", Tạp chí Tài chính (02/436), trang 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét về chính sách, cơ chế tài chính đốivới đầu tư 25 năm nhìn lại
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Năm: 2001
4. Thái Bá Cẩn (2000), "Một số vấn đề bất cập về cơ chế Tài chính quản lý đầu tư và xây dựng", Tạp chí Tài chính (07/429), trang 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề bất cập về cơ chế Tài chính quảnlý đầu tư và xây dựng
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Năm: 2000
5. Lê Hùng Sơn (2004), “Chống thất thoát lãng phí thông qua kiểm soát TTVĐT”, Tạp chí Tài chính (6/476), trang 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống thất thoát lãng phí thông qua kiểm soátTTVĐT
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2004
6. Lê Hùng Sơn (2004), “Bàn về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (12/2004), trang 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2004
7. Lê Hùng Sơn (2005), “Chất lượng tư vấn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (5/2005), trang 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tư vấn và hiệu quả sử dụng vốn đầutư
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2005
8. Lê Hùng Sơn (2005), “Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng thông qua kiểm soát TTVĐT ”, Tạp chí Tài chính (8/490), trang 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xâydựng thông qua kiểm soát TTVĐT
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2005
9. Lê Hùng Sơn (2005), “Một số bất cập về quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (12/2005), trang 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bất cập về quản lý đầu tư và xây dựnghiện nay
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2005
10. Lê Hùng Sơn (2006), “Biện pháp góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ”, Tạp chí Kinh tế phát triển (03/2006), trang 11. Lê Hùng Sơn (2008) “Phương hướng hoàn thiện quy trình, thủ tục giải ngân, TTVĐT NSNN giai đoạn tới”…… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp góp phần chống thất thoát, lãng phítrong đầu tư xây dựng ”, Tạp chí Kinh tế phát triển (03/2006), trang 11. Lê Hùng Sơn (2008) “Phương hướng hoàn thiện quy trình, thủ tụcgiải ngân, TTVĐT NSNN giai đoạn tới
Tác giả: Lê Hùng Sơn
Năm: 2006
16. Trần Trịnh Tường (2001), "Quy chế đấu thầu - những vấn đề bức xúc", Tạp chí Xây dựng (07), trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế đấu thầu - những vấn đề bứcxúc
Tác giả: Trần Trịnh Tường
Năm: 2001
18. Tổng hội Xây dựng Việt Nam (2006), Công bố danh sách “đen”những dự án lãng phí đất đai Sách, tạp chí
Tiêu đề: đen
Tác giả: Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Năm: 2006
1. Tổng cục Đầu tư phát triển (1997), Báo cáo chuyên ngành tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư giai đoạn 1991- 1997, Hà Nội Khác
2. Kho bạc Nhà nước (2005), Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
12. Doãn Ngọc Thảo (2005), Cần công khai xử lý những thất thoát, lãng phí, Báo điện tử VietNam.Net ngày 27 tháng 10 năm 2005 Khác
13. Vũ Thanh Thu (1996), Quản trị dự án đầu tư trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
14. Lê Văn Tề (1996), Từ điển kinh tế Tài chính - Ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, TP. Hồ Chí Minh Khác
15. Nguyễn Ngọc Trân (2004), Lãng phí, thất thoát bắt nguồn từ đâu ?, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 2004 Khác
17. Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý (1994), Quản lý dự án, Nhà xuất bản Giáo dục và Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý, Hà Nội Khác
19. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội Khác
20. Viện Khoa học Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính - tín dụng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
21. Viện KHTC Bộ Tài chính (08/2008) – Kỷ yếu hội thảo khoa học 22. Một số văn bản Luật liên quan như: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w