II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
1. Các giải pháp trước mắt nhằm đối phó với những tác động của khủng hoảng
Tập trung cao nhất mọi nỗ lực, chủ động sáng tạo vượt khó, duy trì ổn định và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, giữ vững thị trường xuất khẩu, kích cầu đầu tư, phát triển thị trường nội địa. Phấn đấu tăng trưởng những năm tới trung bình ở mức khoảng 20%.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công đóng mới và bàn giao các hợp đồng đã ký kết được trong thời gian qua. Hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm, các hạng mục đầu tư nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất như: triền đà, ụ, cầu tàu, nhà xưởng tại các nhà máy đóng tàu trong Tập đoàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU.
1. Các giải pháp trước mắt nhằm đối phó với những tác động của khủng hoảng hoảng
1.1. Xây dựng các chính sách Marketing phù hợp và hiệu quả
Trong thời gian trước mắt, thị trường đóng tàu sẽ cạnh tranh rất gay gắt do cung lớn hơn cầu về đóng mới, do đó Tập đoàn cần có các chính sách Marketing phù hợp, vừa đảm bảo về kinh phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Nhờ đó sẽ góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
tác nghiên cứu thị trường. Tập đoàn cần dự báo chính xác khả năng tiêu thụ của sản phẩm trong thời gian tới để có kế hoạch sản xuất, kế hoạch vốn, kế hoạch nhân lực…phù hợp, tránh dư thừa gây thất thoát, lãng phí hoặc thiếu hụt, gây chậm tiến độ sản xuất. Tập đoàn cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường kịp thời, chính xác, làm căn cứ cho những phân tích và dự báo. Không chỉ dự báo nhu cầu thị trường đối với từng loại sản phẩm, Tập đoàn cũng cần quan tâm đến tình hình biến động giá cả trên thị trường, tỷ giá hối đoái và giá vật tư, thiết bị.
Tiếp đến, Tập đoàn cần xây dựng Marketing thích hợp và hiệu quả. Các chính sách về giá cần phải linh hoạt, nhất là khi tình hình biến động giá tàu trên thị trường và giá vật tư, thiết bị không ngừng biến động. Các chính sách truyền thông và quảng cáo cũng cần được chú ý. Sản phẩm được giới thiệu đến khách hàng thông qua các Hội chợ triển lãm, các tạp chí và website chuyên ngành trong nước và quốc tế như: Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, tạp chí hàng hải, Lloyd ’s List, Fairplay, BRS… Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, người ta có xu hướng tăng tỷ trọng quảng cáo online, vừa đảm bảo tính hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí.
Đội ngũ hoạt động Marketing cần thu thập thông tin, dữ liệu về khách hàng, những mong muốn, nhu cầu của họ. Nó sẽ giúp Tập đoàn chủ động hơn trong đàm phán, ký kết hợp đồng.
Hoạt động chăm sóc khách hàng và hỗ trợ sau bán cũng cần được quan tâm, nó giúp nâng cao uy tín của Tập đoàn đồng thời tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với chủ tàu.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cần mở rộng mạng lưới các văn phòng đại diện trong nước và quốc tế, vừa làm chức năng quảng bá sản phẩm, kết nối kinh doanh vừa có nhiệm vụ thu thập thông tin về biến động thị trường. Riêng với thị trường nước ngoài, Tập đoàn cần chủ động liên hệ với các đại sứ quán
Việt Nam đặt tại quốc gia đó để nhận được sự giới thiệu đến các chủ tàu.
Tập đoàn cần xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm hiệu quả trên cơ sở phân tích xu thế phát triển của thị trường đóng tàu trong nước và trên thế giới. Trong thời gian tới đây, nhu cầu về thị trường tàu hàng và tàu container giảm mạnh do trong giai đoạn trước số lượng đặt đóng hai loại tàu này đã quá nhiều gây ra hiện tượng dư thừa khi nhu cầu sụt giảm. Tập đoàn nên tập trung vào các sản phẩm tàu chở dầu và khí hoá lỏng và các tàu, phương tiện cỡ vừa và nhỏ, tàu khô, tàu đẩy, tàu đánh cá, tàu hút bùn, tàu chở nhựa đường, tàu chở xi măng…Bởi theo dự báo, ngành dầu khí sẽ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, tạo ra mảng thị trường có thể khai thác. Đồng thời, nhu cầu về vận tải biển đối với xi măng, nhựa đường trong nước thời gian tới là rất lớn. Khi khủng hoảng kinh tế qua đi, nhu cầu thị trường bắt đầu hồi phục, Tập đoàn sẽ quay lại các sản phẩm đã có nhiều kinh nghiệm như: tàu hàng, tàu container, tàu chở ô tô…Khi đó, công nghiệp phụ trợ đã bắt đầu phát triển, tỷ lệ nội địa hoá tăng lên, Tập đoàn có thể chủ động hơn trong cung ứng vật tư, thiết bị. Tuy nhiên, Tập đoàn vẫn cần theo dõi nhu cầu của thị trường để tìm ra chiến lược sản phẩm hiệu quả.
1.2. Khai thác tối đa thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm các thị truờng mới truờng mới
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều quan trọng nhất là phải giữ chặt các khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Các khách hàng truyền thống đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài với Tập đoàn, do đó việc ký kết hợp đồng sẽ thuận lợi hơn. Với thị trường nội địa, Tập đoàn cần tiếp tục củng cố mối quan hệ với các khách hàng như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia và một số chủ tàu trong nước khác qua chính sách kích cầu của Chính phủ. Còn với thị trường xuất khẩu truyền thống như: Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Na Uy…Tập đoàn cần có các
biện pháp củng cố quan hệ sẵn có, giữ vững uy tín thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Đồng thời với các khách hàng truyền thống, Tập đoàn có thể có các chính sách ưu đãi về giá, giảm tiền đặt cọc…
Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, Tâp đoàn cũng cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các thị trường mới như: Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh (Mexico, Brazil, Colombia, Peru…), Úc…Đó là các thị trường không chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nền kinh tế tương đối ổn định và sức mua khá lớn. Hiện nay, VINASHIN đang có lợi thế về giá thành sản phẩm rẻ hơn, đây là điều kiện rất thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới, nhất là trong điều kiện tài chính hạn hẹp như hiện nay. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng cần phải quan tâm đến cả chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng…để bước đầu xây dựng uy tín, mối quan hệ lâu dài với thị trường này. Để có thâm thể thâm nhập vào những thị trường mới, Tập đoàn cần có các chiến lược, kế hoạch Marketing cụ thể như đã phân tích ở trên.
1.3. Chuyển hướng sang lĩnh vực sửa chữa
Trong giai đoạn trước, VINASHIN có năng lực sửa chữa tàu thuỷ khá tốt, được chủ tàu trong nước và quốc tế đánh giá cao. Nhưng với sự phát triển quá nóng của thị trường đóng mới nên một số cơ sở sửa chữa tàu thuỷ của Tập đoàn đã chuyển sang lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc chuyển hướng sang lĩnh vực sửa chữa tàu thuỷ không chỉ giúp Tập đoàn tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, không cần đầu tư quá nhiều mà còn có thêm nguồn thu nhập đáng kể phục vụ cho đóng mới. Việt Nam còn nằm gần đường hàng hải quốc tế chủ yếu trên Biển Đông, các con tàu chỉ cần chuyển hướng một chút là sẽ tới xưởng, tạo nên một điểm sửa chữa đầy hấp dẫn. Mặt khác, với nhu cầu đóng mới khan hiếm như hiện nay thì sửa chữa là giải pháp
khả thi đã được nhiều nước áp dụng như Trung Quốc (thu 5,83 tỷ USD), Châu Âu (13,9 tỷ USD)1...
Theo tổng kết của hãng Royal Hankoning, nhu cầu sửa chữa tàu thuỷ đang tăng mạnh. Có 3 nguyên nhân lý giải cho sự tăng trưởng này. Thứ nhất, tuổi tàu bình quân của Thế giới là 20 năm (trong khi những con tàu trên 15 năm phải có chu kỳ kiểm tra là 2,5 năm/lần). Thứ hai, các loại sơn bảo vệ tàu biển tuy có nhiều tiến bộ về chất lượng nhưng rất ít tàu có thể kéo dài hết chu kỳ 5 năm mà đều phải lên đà trước thời hạn. Thứ ba, hiện nay có nhiều công ước mới đòi hỏi phải kiểm tra nhiều.
Do vậy, Tập đoàn và các nhà máy cần thực hiện một số công việc sau: - Nâng cấp các nhà máy sửa chữa tàu biển. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy sửa chữa: Nhà máy sửa chữa Nosco – Vinalines được xây dựng tại Quảng Ninh…
- Tăng cường công tác quảng bá cho hoạt động sửa chữa tàu thuỷ của Tập đoàn bằng các giải pháp marketing hiệu quả như đã trình bày ở trên.
- Trang bị thêm kiến thức về sửa chữa cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn trong nước hoặc mở các cuộc tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số nước có lĩnh vực sửa chữa uy tín như: Trung Quốc, Singapore…
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sửa chữa để đem lại hiệu quả cao. - Phát triển công nghiệp phụ trợ góp phần chủ động trong cung ứng cho cả lĩnh vực đóng mới và sửa chữa.
1.4. Giải pháp khác
Nền kinh tế đang trong giai đoạn “đặc biệt” do vậy VINASHIN cần có các giải pháp “đặc biệt” để đương đầu với những thách thức của thị trường. Đây là lúc VINASHIN có thể áp dụng những giải pháp từ các nước có ngành
đóng tàu phát triển trong khu vực.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các chủ tàu của VINASHIN đề nghị trì hoãn hoặc huỷ bỏ hợp đồng là do việc thu xếp tài chính khó khăn. Do vậy, VINASHIN có thể hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm tiền đặt cọc. Giải pháp này đã được Trung Quốc áp dụng và mang lại kết quả khá khả quan. Việc giảm tiền đặt cọc cho khách hàng hoàn toàn có thể áp dụng trong giai đoạn hiện này, do tình hình giá nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ đóng mới đã giảm nhiều so với thời kỳ trước (như đã phân tích ở chương II). Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ nên áp dụng trong thời điểm hiện nay và với đối tượng khách hàng truyền thống, có thời gian làm ăn lâu dài với Tập đoàn để tránh rủi ro có thể xảy ra.