Giải pháp của Hàn Quốc cho ngành đóng tàu trước những tác động của khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 31 - 33)

IV. CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU

1. Trung Quốc

2.2. Giải pháp của Hàn Quốc cho ngành đóng tàu trước những tác động của khủng hoảng tài chính

của khủng hoảng tài chính

Hàn Quốc có ngành công nghiệp tàu thuỷ rất phát triển, tuy nhiên trước tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp “xương sống” này cũng không thoát khỏi những tác động. Tăng trưởng của ngành đóng tàu đã đi xuống trong những tháng gần đây. Những công ty sản xuất thép cắt giảm sản lượng và các mỏ khai thác cũng tung ra thị trường ít quặng hơn. Các công ty xuất khẩu mắc kẹt tại cảng do không còn nhận được hỗ trợ từ phía các ngân hàng. Tần xuất vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn như quặng sắt hay ngũ cốc giảm mạnh trong năm 2008. Hãng vận chuyển lớn nhất trên thế giới gần như ngừng đặt hàng đóng mới tàu hay huỷ hợp đồng cũ bởi không vay được vốn ngân hàng. Tháng 10/2008 là tháng thứ 3 liên tiếp số lượng tàu đặt đóng mới giảm. Con số tàu đặt đóng mới tháng 6/2008 là 69 tàu. Tổng giá trị hợp

đồng đóng tàu năm 2008 tính đến hết ngày 01/11/2008 là 129,6 tỷ USD, thấp hơn 38% so với năm trước. Tại Hàn Quốc, công ty chịu tác động đầu tiên là C & Heavy Industries. Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với tổng số 60 tàu, trị giá 2,3 tỷ USD. Sau đó, do tiềm lực tài chính không đủ công ty đã không thể hoàn thành số đơn hàng trên. Trưởng cơ quan giám sát của Hàn Quốc cho biết từ đầu tháng 1/2009, các ngân hàng sẽ điều tra về sổ sách của khoảng 26 hãng tàu quy mô trung bình để xem hãng nào nhận được hỗ trợ tài chính.

Năm 2008, Hàn quốc không mấy vui vẻ bởi ngành đóng tàu – vốn là niềm tự hào của Hàn Quốc và là lĩnh vực duy nhất Hàn Quốc thắng Nhật Bản – đang gặp rất nhiều khó khăn. 6/10 hãng tàu lớn nhất thuộc về Hàn Quốc , bốn hãng đóng tàu lớn nhất là Hyundai, Daewoo, Samsung và STX. Tại Tongyeong - một thành phố cảng nằm cách thủ đô Seoul 330 km về phía Nam, quê hương của 5 hãng tàu lớn, người ta dường như không thấy sự đi xuống của ngành. Các xưởng đóng tàu và công nhân vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự thật là công nhân ở đây đang hoàn thành những chiếc tàu được đặt hàng cách đây 2 – 3 năm khi ngành đóng tàu còn phát triển bùng nổ. Những công ty đóng tàu ở đây rất lo lắng về tương lai. Thông thường, phải mất nhiều tháng cho tới hàng năm người ta mới đóng xong một con tàu, vì thế các hãng đóng tàu phải luôn nhận được đơn hàng mà sản phẩm sẽ được xuất xưởng sau khoảng 3 năm nữa. Ông Lee Jong Sung, một chuyên gia phân tích tại ngân hàng Investment and Securities dự đoán các hãng đóng tàu Hàn Quốc sẽ phải trải qua tình trạng đơn đặt hàng suy giảm trong khoảng 2 năm tới.

Trước những tác động to lớn của khủng hoảng kinh tế gây ra cho ngành đóng tàu, Hàn Quốc cũng đã đưa ra một số biện pháp như:

được đóng mới. Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các chủ tàu, gia hạn các khoản tín dụng cho các nhà máy và chủ tàu.

 Tiến hành thành lập quỹ đối phó với khủng hoảng tài chính.

 Hiệp hội các ngân hàng Hàn Quốc đã hỗ trợ cung cấp các khoản vay bằng tiền mặt cho các công ty đóng tàu đến 2 tỷ won (1USD=W1.443). Ngân hàng Xuất nhập khẩu trung ương Hàn Quốc đã hỗ trợ 10 tỷ USD cho các nhà máy đóng tàu (bao gồm 440 triệu cho vay và 110 triệu bảo lãnh cho nhà máy đóng tàu Hyundai thực hiện hợp đồng).

 Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank) và Tổng công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (KEIC) mở rộng tài trợ và hạn mức tín dụng lên tới 2,6 tỷ won.

 Các Tập đoàn đóng tàu chuyển hướng sang sửa chữa, bù đắp thiếu hụt trong đóng mới, vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng lại gia tăng thu nhập. …

Các giải pháp trên của Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện cho chủ tàu và các nhà máy, từ đó kích cầu về đóng mới. Đến tháng 4 năm 2009, Hàn Quốc đã có thêm 12 đơn hàng đóng mới so với những tháng đầu năm, chiếm 35,6% tổng lượng các đơn hàng trên thế giới (chỉ kém đối thủ Trung Quốc 1%).1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w