Cơ hội và thách thức của Tập đoàn VINASHIN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 78 - 80)

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT

2. Cơ hội và thách thức của Tập đoàn VINASHIN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Năm 2008, tăng trưởng của tàu hàng đã giảm xấp xỉ 9% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong thời gian trước, số lượng tàu hàng được đặt đóng chiếm tỷ lệ lớn trong các đơn hàng (hơn 60%) gây ra hiện tượng dư thừa khi nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh. Dự báo trong năm tới, số lượng đơn hàng cho loại tàu này sẽ còn giảm sút. Theo các chuyên gia, sau năm 2010, thị trường bắt đầu có sự khởi sắc, kéo theo đó là sự ấm lên của thị trường tàu hàng, tốc độ tăng trưởng của tàu này khi đó sẽ vào khoảng 5,4%3.

2. Cơ hội và thách thức của Tập đoàn VINASHIN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoảng kinh tế toàn cầu

2.1. Cơ hội

Việt Nam với hơn 3.000 km đường bờ biển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành đóng tàu nói chung và VINASHIN nói riêng. Ngành này luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ. Trong thời gian vừa qua, VINASHIN luôn nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về nhiều mặt như: thuế, vốn, nhân lực… Đặc biệt, sự giúp đỡ của chính phủ là cơ hội cho VINASHIN có thể phát huy

1Theo Maersk Broker (Công ty môi giới tàu biển quốc tế)

đuợc những điểm mạnh, khắc phục những điểm còn hạn chế của mình để có thể đối mặt với những thách thức đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh đó, tàu thuỷ luôn là phương tiện không thể thiếu trong vận tải hàng hoá. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tới 99% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cuẩ Việt Nam. Vận tải nội địa bằng đường biển cũng chiếm hơn 80% tỷ trọng.

Ngoài ra, ngành dầu khí trong nước đang dần hồi phục và có những bước phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các dự án trọng điểm trong năm 2009 sẽ tạo ra cơ hội cho ngành đóng tàu.

2.2. Thách thức

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế đang là thách thức lớn nhất của Tập đoàn VINASHIN hiện nay. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuống thấp làm giảm cầu về đóng mới. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, do chính sách bảo hộ, các công ty đóng tàu của Chính phủ chưa chịu nhiều biến động, nhưng khu vực đóng tàu tư nhân đã suy giảm, hoãn hợp đồng 5 - 10% và dự đoán khoảng 30-50% cho thời gian tới. Tại Hàn Quốc, các công ty đóng tàu nhỏ và vừa đã bị cắt giảm, hoãn hợp đồng tới 30% trong năm 2008; đã có những nhà máy rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất việc làm. Hiện trạng này cũng xảy ra không những ở châu Á mà hầu hết trên toàn thế giới. Việc sụt giảm nhu cầu đóng mới cũng làm cho cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ trở nên gay gắt hơn. VINASHIN phải đối diện với các đối thủ mạnh đến từ các cường quốc đóng tàu trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Không chỉ có vậy, VINASHIN còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có điều kiện tương tự Việt Nam như: Philippin, Ấn Độ...

Ngoài ra, việc giá cả nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho đóng mới thường xuyên thay đổi tăng giảm cũng là một trong những thách

thức đối với Tập đoàn. Bất kỳ sự biến động nào cũng sẽ gây ảnh huởng đến kế hoạch sản xuất, làm chậm tiến độ giao hàng khi mà VINASHIN vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w