III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN
2.1. Các nhân tố nội tại 1 Sản phẩm
2.1.1. Sản phẩm
* Chất lượng của sản phẩm
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, tính năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường. Các sản phẩm của Tập đoàn VINASHIN đều được giám sát và cấp giấy chứng nhận từ các hãng đăng kiểm có uy tín của Việt Nam và thế giới như: Cục đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register), đăng kiểm quốc tế Anh (LR), đăng kiểm quốc tế Nhật Bản (NK), đăng kiểm quốc tế Nauy (DNV), đăng kiểm quốc tế Mỹ (ABS), đăng kiểm quốc tế Đức (GL), đăng kiểm quốc tế Pháp (BV), đăng kiểm quốc tế Nga (MRS)… Các con tàu của VINASHIN đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật được công ước quốc tế quy định đối với ngành hàng hải (độ an toàn và ổn định trên biển, mức độ ô nhiễm môi trường…), được khách hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Thực tế đã chứng minh khi VINASHIN nhận được rất nhiều các đơn hàng có trọng tải lớn, đòi hỏi chất lượng cao từ các chủ tàu trong và ngoài nước. Phải kể đến trong số đó là đơn hàng các tàu trọng tải 53.000 DWT - loại tàu chở hàng tiên tiến đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng rất cao, đóng cho Tập đoàn Graig Shipping của Anh (một tập đoàn hàng đầu thề giới trong lĩnh vực quản lý tàu và dịch vụ hàng hải). Đầu năm 2009, VINASHIN đã hạ thuỷ thành công tàu 150.000 DWT (lớn gấp 2 lần tàu Titanic) đóng cho Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam được đăng kiểm quốc tế Mỹ (ABS) và đăng kiểm Việt Nam (VR) giám sát thi công và phân cấp. Ngoài ra, VINASHIN còn có
rất nhiều các đơn hàng lớn khác được các bạn hàng tín nhiệm ký kết, khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín của VINASHIN không ngừng được nâng cao.
Hiện nay, Tập đoàn đang từng bước không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm, củng cố uy tín của Tập đoàn trên thị trường đóng tàu trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong bối cảnh suy giảm kinh tế như hiện nay, nhu cầu đóng mới tàu thuỷ giảm mạnh dẫn tới cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc nâng cao chất lượng sẽ là yếu tố quyết định để tạo đầu ra cho sản phẩm của Tập đoàn.
* Giá cả
Lợi thế về lao động rẻ đã giúp thị trường đóng tàu thế giới dịch chuyển từ Châu Âu, Châu Mỹ về Châu Á. Giá thành sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN thường rẻ hơn so với các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chi phí nhân công đóng mới của VINASHIN chỉ bằng 1/15 đến 1/10 so với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc (nơi lao động chiếm tới 35% trong tổng chi phí)1. Tuy nhiên, nếu chỉ có lợi thế về giá lao động rẻ cũng khó có thể cạnh tranh được do tỷ lệ nội địa hoá của VINASHIN còn thấp, vật tư, thiết bị phục vụ đóng mới vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Do vậy, để có thể cạnh tranh về giá với các đối thủ khác trong khu vực, VINASHIN buộc phải tăng thời gian khấu hao máy móc thiết bị để bù đắp các chi phí. Giá thành cạnh tranh hơn sẽ là lợi thế cho sản phẩm của VINASHIN có khả năng tiêu thụ trên thị trường.
Bảng 2.8: Cơ cấu giá thành trong đóng mới tàu thuỷ của Tập đoàn VINASHIN
Đơn vị tính: %
Danh mục Tàu hàng Tàu dầu Tàu
container Thân vỏ 25,58 24,72 25,57 (Thép tấm) (21,00) (19,50) (21,00) Trang thiết bị 16,85 10,48 16,67 Nội thất 3,66 3,66 3,66 Máy móc và hệ thống ống 23,28 28,54 23,30 (Máy chính) (10,13) (10,05) (10,13) Điện và điện tử 5,65 8,35 6,35
Chi phí nhân công 24,98 24,98 24,26
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ tháng 11/2008)
Thị trường vận tải thế giới hiện nay có nhiều biến động tiêu cực: khối lượng vận tải giảm, giá cước vận tải giảm sâu… dẫn đến giá các hợp đồng đóng mới và mua bán tàu trên thị trường giảm nhiều. Tính đến thời điểm hiện tại thì giá tàu trên thế giới đã giảm ít nhất 30%1 so với thời kỳ giữa năm 2008. Không nằm ngoài xu thế chung của Thế giới, giá tàu đóng mới của VINASHIN cũng đã giảm từ 25% – 28% 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Sự giảm giá này là hợp lý do trong thời gian cuối năm 2008, giá cả nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ cho đóng mới đã giảm nhiều. Khi cầu thị trường đóng mới giảm như hiện nay, lợi thế giá cả thấp đang là điểm mạnh của VINASHIN để có thể nắm bắt được những đơn hàng.
* Hình thức, mẫu mã và sự đa dạng hoá của sản phẩm
Hiện nay, VINASHIN đã chủ động được một phần trong thiết kế sản phẩm, chủ yếu tập trung ở các loại tàu thông thường, trọng tải nhỏ. Tập đoàn vẫn phải phụ thuộc vào thuê thiết kế từ bên ngoài. Điều này gây tốn kém về chi phí và ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
Sản phẩm của VINASHIN khá đa dạng với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau như: tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở ô tô, tàu container, tàu chở hàng khô… đáp ứng nhu cầu của từng thị trường.
Bảng2.9: Tổng hợp đơn hàng của Tập đoàn VINASHIN theo loại tàu năm 2008
Loại tàu Trọng tải
(nghìn tấn) Cơ cấu
Giá trị
(triệu usd) Cơ cấu
Tàu chở hàng 2536,6 66,9% 1942,4 47,2%
Tàu chở container 257,8 6,8% 485,4 11,8% Tàu chở dầu và khí hoá lỏng 386,6 10,2% 561,7 13,6%
Tàu chở ô tô 209,6 5,5% 650,5 15,8%
Tàu khác 401,8 10,6% 476,6 11,6%
Tổng 3790,6 100% 4116,6 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN năm 2008)
Trước tình hình suy giảm kinh tế như hiện nay, cùng với sự sụt giảm nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nhu cầu về các loại tàu hàng, tàu chở ô tô… có xu hướng giảm đi, thay vào đó là nhu cầu về các loại tàu khác như: tàu kéo, tàu chở nhựa đường, tàu hút bùn, tàu chở xi măng… Chính vì vậy, VINASHIN đã và đang tiến hành khai thác thị trường mới này. Hiện tại, tỷ trọng của các loại tàu này đang chiếm hơn 10% tổng trọng tải và 11,6% tổng giá trị các đơn hàng của VINASHIN.
* Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Trong thời gian qua, VINASHIN đã nỗ lực rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng đây vẫn là một trong những mặt còn hạn chế của Tập đoàn. Các tàu được triển khai đóng mới xuất khẩu và sản phẩm trọng điểm còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu,
Nguyên nhân dẫn tới việc đóng mới không đảm bảo được tiến độ sản xuất đặt ra là do phần lớn các nguyên vật liệu, trang thiết bị của tàu đều được nhập từ nước ngoài, mà việc nhập khẩu các trang thiết bị vật tư thường không đúng theo kế hoạch. Thêm vào đó, công tác chuẩn bị tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công vẫn phải thuê từ nước ngoài, dẫn tới chậm trễ khi cần chỉnh sửa, thay đổi. Ngoài ra, một số các đơn vị của Tập đoàn còn chưa quan tâm đứng mức tới công tác đóng mới cũng dẫn tới thời gian thi công kéo dài, chất lượng sản phẩm còn thiếu sót. Các đơn vị vừa tiến hành đầu tư, xây dựng, vừa thực hiện kế hoạch đóng mới, công tác tổ chức sản xuất và chỉ huy sản xuất còn chưa khoa học. Thiếu vốn để đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ sản xuất của Tập đoàn.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, khi cầu về tàu thuỷ nhỏ hơn cung trên thị trường thì tiến độ sản xuất là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng tiêu thụ. Đảm bảo giao hàng đúng thời hạn sẽ giúp các chủ tàu giảm bớt các chi phí phát sinh như lãi suất vay ngân hàng, đặc biệt khi việc thu xếp tài chính khó khăn như hiện nay.